Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Skkn một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường mầm non ea tung ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường mầm non ea tung

.DOC
23
2250
100

Mô tả:

Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung MỤC LỤC Nội dung Trang I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………….………. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.......................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 4. Giới hạn của đề tài 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 4 II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng 3. Nội dung và hình thức của giải pháp.............................................................. 7 a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện Giải pháp 2: Xây dựng thực đơn nâng ................................................................8 Giải pháp 3: Làm tốt công tác tuyên truyền................................................ .......10 Giải pháp 4: Bồi dưỡng công tác nuôi dưỡng.................................... .............. 12 Giải pháp 5: Đánh giá trẻ qua biểu đồ tăng trưởng........................... ................ 15 Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra.............................................. .........16 c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ....................................................17 d.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu....................... 17 III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận........................................................................................ ........ .........18 2. Kiến nghị.........................................................................................................19 Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 1 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai trụ cột của đất nước. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát triển thì sự quan tâm chăm sóc của cả gia đình, và xã hội cũng càng ngày càng được nâng cao. Vì tương lai tươi sáng, vì trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi mầm non trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, toàn diện về mọi mặt. Trong các mặt giáo dục thì chăm sóc và giáo dục thể chất cho trẻ được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất, vì sức khỏe là vốn quý giá nhất. Sức khỏe đóng vai trò rườn cột trong quá trình phát triển và tồn tại của đời sống con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần, trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng một cách hợp lý. Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non có thể thông qua các biện pháp như: Tổ chức cho trẻ vận động phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ và cân bằng. Vậy một trong những biện pháp phát triển thể chất tốt là tổ chức ăn bán trú tốt cho trẻ tại trường mầm non. Việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thì bậc học Mầm non cũng đã và đang đổi mới nhiều hình thức, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trường Mầm Non là nơi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ, phát triển tình cảm - xã hội, thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Bậc học Mầm non đã có nhiều chế độ ưu đai đối với giáo viên, học sinh. Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số; 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011. Quy định một số chính sách phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2011- 2015. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ tài chính, Bộ nội vụ đã có công văn số: 09/2013 TTLT Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 2 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung BGDĐT - BNV ngày 11 tháng 3 năm 2013. Hướng dẫn thực hiện chế độ ăn trưa và chính sách đối với Bậc học mầm non. Là một trường Mầm non đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I, nhưng trường còn buôn nằm trên địa bàn đặc biệt khó khăn thường xuyên được nhận sự hổ trợ từ nhà nước trẻ là người đồng bào dân tộc thiểu số Ê đê, cha mẹ trẻ phần lớn chưa có kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học. Còn trẻ nằm trong diện suy dinh dưỡng, trẻ thường vắng học với nhiều lý do: Ốm đau, ngủ quên, theo ba mẹ đi rẫy… Vì thế tôi đã suy nghĩ làm thế nào để trẻ tham gia học tập chuyên cần hơn, được chăm sóc ăn, ngủ, nghỉ ngơi điều độ theo khoa học và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung” làm bài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn mọi trẻ em đều được chăm sóc, nuôi dưỡng và học tập đầy đủ để trẻ phát triển tốt hơn trong tương lai. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Mục tiêu : Xác định thực trạng trẻ ăn bán trú, theo dõi sức khỏe, đánh giá tình hình thực tế của đơn vị, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phù hợp. Xây dựng và tổ chức các biện pháp thực hiện nhằm tăng khẩu phần ăn, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng tại trường Mầm Non EaTung. Hướng tới mục tiêu chung, phát triển giáo dục mầm non, mở rộng phạm vi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi. Nhiệm vụ: Nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Tổ chức bữa ăn, ngủ đảm bảo vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và an toàn phù hợp, lập kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp với tình hình hình thực tế của địa phương từ đó giảm được tỉ lệ suy dinh dưỡng 1-2 %, trẻ có điều kiện đi học chuyên cần, được chăm sóc giáo dục theo chế độ chăm sóc và giáo dục trẻ hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung. Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 3 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung 4. Giới hạn của đề tài. Huy động, tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ từ 0-6 tuổi tại trường mầm non Ea Tung – Ea Na – Krông Ana. 5. Phương pháp nghiên cứu. a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu; Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập; b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm; c) Phương pháp thống kê toán học. II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận. Dựa trên những hiểu biết chế độ sinh hoạt của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non và tài liệu Giáo trình dinh dưỡng trẻ em của thạc sĩ Đào Minh Tâm (Khoa giáo dục Mầm non trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh) tôi rút ra cơ sở lý luận để thực hiện đề tài. Dinh dưỡng có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống và phát triển của trẻ em. Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ phát triển khỏe mạnh, có sức chống đỡ đối với bệnh tật và phát triển trí thông minh. Ngược lại nếu trẻ em không được nuôi dưỡng tốt sẽ dẫn đến bệnh tật như suy dinh dưỡng, giảm sức đề khán đối với các bệnh tật, để lại những di chứng về sau, về cả thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ. Tuy nhiên nếu chúng ta cho trẻ ăn quá nhiều sẽ bị bệnh béo phì Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 4 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung và các bệnh có liên quan tới béo phì như cao huyết áp, tiểu đường… Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để cho trẻ ăn uống một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu tồn tại và phát triển của từng lứa tuổi, giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ, sau này là những công dân có ích cho gia đình và xã hội. Trong trường Mầm non, cần phải đẩy mạnh công tác dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho phụ huynh thông qua các hình thức như bảng tin, hội thi… Phổ biến kiến thức về dinh dưỡng. Có như vậy chúng ta mới đạt được hiệu quả phòng chống các bệnh do dinh dưỡng không hợp lý gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe trẻ em. Tổ chức tốt cho trẻ ăn bán trú ở trường Mầm non là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ mũi nhọn mà nhà trường chúng tôi đặt ra hiện nay. Với nhiệm vụ là Phó hiệu trưởng, chỉ đạo công tác bán trú, việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo thực hiện bán trú, khảo sát, kiểm tra, đánh giá, chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực hiện giáo dục một cách khoa học, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. 2. Thực trạng Ưu điểm: Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường, đã cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Trường mầm non Ea Tung là một trường Mầm non đã đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I, Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề, yêu trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó, kiên trì trong công việc. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng tương đối đầy đủ, để tổ chức cho trẻ ăn bán trú. Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 5 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung Hạn chế: Tại điểm buôn Drai, trẻ tham gia lớp bán trú chưa thường xuyên, mức đóng góp quá thấp chưa đảm bảo được chế độ ăn cho trẻ tại điểm này. Trẻ thường xuyên ốm đau do bệnh dịch theo mùa thể trọng thấp, dẫn đến sức khỏe kém. Qua điều tra tôi nhận thấy phụ huynh chưa có kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ theo khoa học mà chỉ đáp ứng theo nhu cầu ( tức là đòi hỏi của trẻ như lúc đón trẻ vào cuối buổi phụ huynh sẵn sàng đáp úng cho trẻ bằng các loại đồ ăn ngọt như bánh, chè, nước ngọt… làm cho trẻ ngang dạ không ăn được bữa chính) của trẻ dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân, và vẫn còn trẻ nằm ở tình trạng thấp còi. Trong những năm qua, việc huy động trẻ ăn bán trú ở trường Mầm non EaTung còn nhiều bất cập. Trường có ba phân hiệu thì có hai phân hiệu tổ chức ăn bán trú tốt ( Phân hiệu thôn EaTung và phân hiệu thôn Tân Thắng) phân hiệu Buôn Drai 100% là người đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức cho trẻ ăn bán trú chưa được thuận lợi. Đầu năm học 2016-2017 trường đã tiến hành triển khai cho trẻ toàn trường ăn bán trú nhưng phụ huynh đóng tiền ăn cho trẻ chưa đảm bảo ( Phân hiệu Buôn Drai). Khảo sát chất lượng trẻ ăn bán trú tại trường đầu năm học như sau: Đóng góp của trẻ TT Điểm trường Chia cho 2 bữa ăn Tổng số trẻ Tiền ăn/ ngày Bữa chính Bữa phụ Trẻ suy dinh dưỡng SDD Nhẹ cân SDD Thấp còi 1 Lớp chồi 2 Buôn Drai 48 5000đ 5000đ 0 4 5 2 3 lớp Thôn Ea Tung 73 12.000đ 8.000đ 4000đ 4 5 3 3 lớp Thôn Tân Thắng 77 12.000đ 8.000đ 4000đ 3 4 TS 208 5% 7% 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 6 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung Nhằm huy động trẻ tăng khẩu phần tại buôn Drai, tổ chức tốt bữa ăn bán trú tại trường đạt hiệu quả, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non Ea Tung ngày càng được nâng lên. Bổ sung kiến thức thực tiễn cho giáo viên, kĩ năng sư phạm, công tác tuyên truyền, giao tiếp với mọi người, làm tốt công tác chủ nhiệm. Phụ huynh nhận thức sâu sắc hơn về công tác bán trú tại trường mầm non, có thêm kiến thức nuôi dạy con theo khoa học. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Qua khảo sát chất lượng trẻ ăn bán trú tại trường Mầm non EaTung đầu năm còn thấp so với chỉ tiêu đặt ra. Trước tình hình thực trạng về chất lượng trẻ ăn bán trú chưa đồng đều, tôi suy nghĩ tìm ra những biện pháp để chỉ đạo, thực hiện, nhằm huy động gia đình trẻ tăng mức đóng góp, tổ chức tốt bữa ăn chính cùng một khẩu phần với mức đóng như nhau. Góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trong toàn trường. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện Xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng đối với những người làm công tác quản lý, xây dựng kế hoạch là sự sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc cũng như việc phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi đã thực hiện như sau: Điều tra về tình hình gia đình trẻ, nắm bắt được kinh tế gia đình, nhận thức, quan điểm của từng phụ huynh. Tôi cùng với giáo viên chủ nhiệm tiến hành điều tra khảo sát phân loại đối tượng, thông qua việc làm này chúng tôi nắm bắt được thôn Ea tung, thôn Tân Thắng đã thuận lợi trong việc tổ chức bán trú, còn tại buôn Drai. Một số phụ huynh muốn tăng mức đóng góp bán trú nhưng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Số ít phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt, muốn chăm sóc con ăn ở nhà. Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 7 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung Số ít phụ huynh gửi con theo phong trào thích thì gửi, không thích thì đưa về. Khi đã có đầy đủ lượng thông tin đa chiều, chính xác, cũng như kết quả điều tra khảo sát thực trạng của gia đình trẻ, cùng với việc nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của địa phương, chỉ tiêu và nhiệm vụ của nhà trường cần đạt trong năm học. Chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch huy động bán trú như sau: Đối với 2 thôn Ea Tung và Tân Thắng có điều kiện thuận lợi nên duy trì bán phiếu ăn ngay đầu tháng với mức ăn là 12.000đ/ngày với một bữa chính và 1 bữa phụ để thuận lợi cho cho công tác đi chợ. Buôn Drai thì bán từng phiếu ăn hàng ngày với mức ăn là 8.000đ/ngày với 1 bữa chính, để giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh. Kết hợp với các đoàn thể trong trường xin kinh phí để trang bị cho lớp bán trú đủ các đồ dùng tối thiểu như nồi, chậu, chén, thìa, xô… đảm bảo chất lượng an toàn. Phân công cho 2 giáo viên trên 1 lớp bán trú, giáo viên đứng lớp xen kẽ là lực lượng trẻ khỏe, nhiệt tình, và giáo viên lâu năm có sự tín nhiệm cao với phụ huynh với địa phương. Làm công tác tư tưởng và phân công cho văn thư, y tế kiêm nhiệm công tác bán trú, chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn cùng với giáo viên. Đặt mua thực phẩm sạch an toàn, có hợp đồng cụ thể. Ban giám hiệu thay nhau giám sát bếp ăn, bữa ăn của trẻ. Giải pháp 2: Xây dựng thực đơn nâng cao chất lượng bữa ăn. Ngay từ đầu năm học tôi cùng với cô giáo tổ trưởng tổ nuôi dưỡng đi tham khảo thị trường để tìm hiểu giá cả và chất lượng thực phẩm ở các cơ sở tư nhân để hợp đồng mua thực phẩm cho toàn trường như: Mua gạo, đậu các loại thịt, tôm, cua, chuối, sữa,… Ngoài ra chú trọng việc chọn mua thực phẩm phải tươi ngon, biết rõ nguồn gốc từ phụ huynh như tôm, cua, trứng, các loại rau, củ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như giá cả hợp lý. Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 8 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung Cùng với công tác chọn mua thực phẩm thì việc chế biến thực phẩm sao cho phù hợp, phải đảm bảo từ khâu chuẩn bị, sơ chế đến chế biến theo quy trình một chiều từ sống đến chín. Chế biến phải phù hợp với độ tuổi, khẩu vị ăn của trẻ để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất và dễ tiêu hoá. Lên thực đơn với khẩu phần ăn 12000đ/ ngày/trẻ cho thôn Ea Tung và Tân Thắng, trong đó một bữa chính và 1 bữa phụ. Buôn Drai là 8000/ ngày/trẻ không có bữa phụ. (Bữa chính chung là 8.000đ/trẻ, bữa phụ cho 2 điểm thuận lợi là 4.000đ/trẻ) THỰC ĐƠN TRONG TUẦN TRƯA BỮA CHÍNH THỨ Hai Ba CHIỀU BỮA PHỤ Món mặn Món canh Món ăn THỊT HEO KHO TRỨNG CÚT BÍ ĐỎ HẦM THỊT HEO CHUỐI ( BÁNH) THỊT BÒ XÀO ĐẬU VE RAU NGÓT NẤU THỊT HEO Tư THỊT GÀ KHO XẢ CANH THỊT NẤU RAU CẢI Năm TRỨNG CHIÊN BÍ XANH NẤU THỊT HEO Sáu THỊT HEO KHO ĐẬU KHUÔN CANH BẦU NẤU TÔM Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu CHÁO THỊT NẤU CÀ RỐT KHOAI TÂY BÚN RIÊU CUA UỐNG SỮA GOLD CHÈ ĐẬU ĐEN 9 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung Đối với buôn Drai cháu ăn bữa chính, không ăn bữa phụ. Với mức đóng góp và thực đơn như trên tôi đã chủ động dự tính số lượng trẻ đi học hàng ngày để đặt mua thực phẩm với số lượng cho từng tuần, tháng và thay đổi thực đơn theo mùa để trẻ ăn ngon miệng hơn. Giải pháp 3: Làm tốt công tác tuyên truyền Được sự chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền của phòng giáo dục chúng tôi lên kế hoạch tuyên truyền cho nhà trường, trong đó mỗi cá nhân cán bộ giáo viên trong trường cũng phải lên kế hoạch và thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Ban giám hiệu đứng đầu là Hiệu trưởng chịu trách nhiệm làm công tác tham mưu để thu hút tối đa mọi nguồn lực. Trước hết tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể để đưa chủ trương, mục tiêu, kế hoạch của trường về công tác huy động trẻ bán trú ở trường mầm non đến từng cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Ví dụ: Gắn chỉ tiêu thi đua xóm, bình xét gia đình văn hoá,… Để nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ ở lại bán trú, trẻ sẽ được chăm sóc, ăn ngủ theo khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Chúng tôi đã chỉ đạo cho mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên tích cực. Tuyên truyền ở mọi lúc mọi nơi và bằng nhiều hình thức. Qua các góc tuyên truyền của lớp, qua trực tiếp với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ, họp phụ huynh, tuyên truyền thông qua các bậc phụ huynh với nhau, nhằm làm cho số phụ huynh có tư tưởng tiến bộ ủng hộ chủ trương kế hoạch của nhà trường, tuyên truyền cho những phụ huynh có tư tưởng chậm tiến. Viết bài truyền thông vào giờ đón trẻ, trả trẻ tại trường. Mở rộng phạm vi tuyên truyền chúng tôi kết hợp đài phát thanh của Thôn, Buôn tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh. Ngoài ra chúng tôi phân công Ban giám hiệu cùng với giáo viên ở từng địa bàn luôn tranh thủ hoà nhập vào các cuộc họp Thôn, Buôn, Xóm, họp phụ nữ để Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 10 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung tuyên truyền trong các tổ chức để mọi phụ huynh thấm nhuần và yên tâm khi con ăn ngủ tại trường. Mặt khác chúng tôi thường tổ chức giao lưu văn nghệ, thể dục, thể thao với các đoàn thể trong xã, các xóm kết nghĩa trên địa bàn 2 khu vực trường tạo nên sự gắn bó thân thiện, từ đây sẽ thuận lợi hơn cho công tác tuyên truyền. Công tác tuyên truyền được thực hiện xuyên suốt từ lúc xây dựng kế hoạch cho đến lúc triển khai. Ngay từ đầu năm học tôi đã tham gia họp phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm của lớp để tuyên truyền đến phụ huynh về cách chăm sóc trẻ theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tư vấn cho phụ huynh một số thông tin liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh. Khuyến cáo cho phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ có những vấn đề nào cần can thiệp. VD: Lưu ý với những trẻ có biểu thị bằng đường nằm ngang trên kênh A. với những trẻ này không chú ý đến chế độ ăn, ngủ trẻ sẽ dễ dàng chuyển sang giai đoạn suy dinh dưỡng độ I, vì trẻ không có biểu hiện đi lên ( Tức là phải có chiều hướng tăng cân, tăng chiều cao mặc dù nằm trong kênh an toàn) Trẻ nằm trong Kênh B là suy dinh dưỡng độ I Trẻ nằm trong kênh C là suy dinh dưỡng độ II Trẻ nằm trong kênh D là suy dinh dưỡng độ III Dựa theo các biểu trên mà phụ huynh cần phải quan tâm chăm sóc trẻ phải luôn được tăng cân thì trẻ mới đủ sức khỏe. Cho phụ huynh biết trẻ có thể ốm đau do thay đổi thời tiết, môi trường khói bụi ô nhiễm… do thể trạng, thể trọng yếu. Tư vấn về cách phòng bệnh, và trường hợp nào cần phải xử lý kịp thời. Tăng cường sức khỏe cho trẻ bằng cách ăn uống đầy đủ, cân đối, nghỉ ngơi hợp lý…Từ những hiểu biết về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tôi vận động Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 11 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung phụ huynh cho con em tham gia lớp bán trú tại trường với nhiều ưu đãi như giảm thiểu các khoản đóng góp: Phục vụ, nấu ăn, trực trưa… Tranh thủ các nguồn chi từ phía nhà trường cho nước uống, vật rẻ mau hỏng để mua các đồ dùng phục vụ cho trẻ. Vận động sự giúp đỡ của các đoàn thể trong nhà trường để làm sao mức đóng góp thấp phụ huynh chấp nhận được mà vẫn đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ. Phân công giáo viên đứng lớp xen kẽ là lực lượng trẻ, khỏe, nhiệt tình, và giáo viên lâu năm có sự tín nhiệm cao với phụ huynh ở địa phương để thuận lợi trong công tác tuyên truyền. Giải pháp 4: Bồi dưỡng công tác nuôi dưỡng cho giáo viên, nhân viên. Hàng năm ban giám hiệu, cùng giáo viên, cấp dưỡng đi học chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm – Vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân – Phòng chống suy dinh dưỡng, đặt biệt chú trọng tuyên truyền qua các hội thi “ Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường” hàng năm ở cấp trường, cấp huyện. Để đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ thì việc chia thực phẩm là việc làm quan trọng đối với giáo viên nuôi dưỡng. Vì vậy phải chu đáo và chính xác trong việc chia thực phẩm cho các lớp. Thực hiện bếp ăn hợp vệ sinh đảm bảo bếp không có bụi bẩn, có đủ dụng cụ cho nhà bếp, có đủ nguồn nước sạch phục vụ cho ăn uống . Có bản tuyên truyền về 10 nguyên tắc vàng, cấp dưỡng có kỹ năng chế biến theo thực đơn đản bảo nhu cầu dinh dưỡng, hợp vệ sinh . Cấp dưỡng phải được kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng 1 lần đảm bảo không có bệnh truyền nhiễm. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra bếp ăn trước khi chế biến xem thực phẩm có tươi ngon không, kiểm tra các dụng cụ chế biến như dao, thớt, nồi thau…Phải được rữa sạch phơi nắng và cất vào tủ kín để tránh gián ruồi. Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 12 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung Kiểm tra thức ăn phải được nấu chín đủ thời gian và nhiệt độ. Không để thực phẩm sống tiếp xúc với thực phẩm chín. Thức ăn của trẻ phải được lưu mẫu trong tủ lạnh 24 giờ ( Phòng khi có ngộ độc xảy ra) Dựa theo bảng cung cấp về dinh dưỡng của trẻ em theo độ tuổi của viện dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra: Với trẻ dưới 1 tuổi cần cung cấp 1000Kcalo/ ngày. Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi cung cấp 1300Kcalo/ ngày. Với trẻ từ 4 đến 6 tuổi cung cấp 1500Kcalo/ ngày. Tôi đã chia ra chế độ ăn của trẻ trong ngày thành 4 bữa gồm 3 bữa chính và 1 bữa phụ: ăn sáng: 25%, ăn trưa: 35%, ăn xế: 15%; ăn tối: 25%. Vậy trẻ ăn tại trường gồm 2 bữa trưa và xế chiếm 50% giá trị kalo cả ngày cần phải cung cấp từ đó tôi xây dựng thực đơn phù hợp với lượng tiền mà phụ huynh đóng góp. Tôi cùng với nhà bếp chọn những thực phẩm thay thế để có đủ lượng prôtít, gluxit, lipit phù hợp với nhu cầu của trẻ. VD: sử dụng nguồn thực phẩm sẵn có và rẻ ở địa phương để thay thế như đậu khuôn, cua đồng, đậu phụng, mè… Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra về số lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn. Thực đơn được thay đổi thường xuyên để tạo cảm giác ngon miệng để trẻ ăn hết suất. Cô giáo cùng với bảo mẫu luôn động viên trẻ ăn hết phần ăn của mình ăn chậm nhai kĩ …Theo dõi thương xuyên đến từng trẻ nhất là các trẻ chậm phát triển để trẻ không bỏ cơm, xúc cơm bớt cho bạn … Giải pháp 5: Đánh giá trẻ qua biểu đồ tăng trưởng Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 13 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm cân đo chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ và thông báo với phụ huynh về tình trạng sức khoẻ của trẻ cân nặng chiều cao nằm trong diện nào: Bình thường, có nguy cơ thấp còi, thấp còi. Hàng quý thông báo với phụ huynh kết quả theo dõi biểu đồ đẻ cùng phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Tham mưu với y tế địa phương khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, tổ chức sổ giun định kỳ 6 tháng 1 lần,cấp thuốc bổ, phát hiện kịp thời những trẻ có dấu hiệu bệnh lý thông báo cho gia đình khám chữa kịp thời cho trẻ. Đánh giá biểu đồ tăng trưởng cho trẻ theo từng giai đoạn thông báo với phụ huynh bằng nhiều cách: Dán tổng hợp kết quả cân đo ở góc tuyên truyền. Trao đổi với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ. Thông báo trực tiếp với phụ huynh những trường hợp cần can thiệp ( Không phát triển, suy dinh dưỡng, béo phì…) Kết hợp với y tế lên kế hoạch và thực hiện phục hồi dinh dưỡng cho trẻ nằm trong diện Suy dinh dưỡng, béo phì. Dựa vào hướng dẫn đánh giá trẻ theo từng giai đoạn của tài liệu BDTX chu kì II. Dựa vào hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mà giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ thường xuyên hay chưa thường xuyên đạt được những yêu cầu về các lĩnh vực qua từng chủ điểm, từng hoạt động hàng ngày để có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho trẻ vào mọi lúc mọi nơi. Dựa vào kết quả đánh giá trẻ cuối chủ đề, giáo viên cùng khối, tổ ,nhóm, lớp lên kế hoạch cụ thể cho chủ đề tiếp theo có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Đầu mỗi chủ đề phó hiệu trưởng cần xem xét, phê duyệt kế hoạch cho từng khối tránh đánh giá cuối chủ đề Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu qua loa, sơ sài. 14 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung Thông báo với phụ huynh về các mặt phát triển của trẻ, những mặt còn hạn chế để có sự phối hợp điều chỉnh, bồi dưỡng. Giáo viên chủ nhiệm các nhóm, lớp, có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể với những trẻ chưa đạt với chỉ số, kết quả mong đợi: Bồi dưỡng ở đâu? Bồi dưỡng vào lúc nào? Hình thức tổ chức như thế nào được ghi rõ trong kế hoạch giáo dục tiếp theo. Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra Kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản lý, qua kiểm tra để biết rõ kế hoạch, mục tiêu đề ra thực tế đã đạt được đến đâu, như thế nào. Từ đó tìm ra biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh. Đối với việc nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm Non việc kiểm tra của người quản lý là hết sức cần thiết vì đây là công việc hết sức tỷ mỉ, dễ sai sót và có những sai sót khó phát hiện. Vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra, sử dụng nhiều hình thức kiểm tra (định kỳ, đột xuất…) và phải phối hợp với các lực lượng khác trong trường như công đoàn, thanh tra, Hội cha mẹ học sinh, kế toán để tiến hành kiểm tra và để tạo niềm tin cho phụ huynh. Kiểm tra là một quá trình để việc kiểm tra có chất lượng cao phải thực hiện các bước. Xây dựng được các tiêu chuẩn: Đối với các nhân viên trong tổ nuôi và các giáo viên trên lớp. Ngoài những tiêu chuẩn chung do ngành quy định, nhà trường dựa vào đó để đề ra những tiêu chuẩn riêng cho phù hợp với trường mình, lấy đó làm tiêu chí để kiểm tra. Đối chiếu những gì đã làm được với tiêu chuẩn. Góp ý về cách khắc phục những tồn tại và đề ra những giải pháp. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra bộ phận cô nuôi: Kiểm tra khâu chọn mua thực phẩm, khâu chế biến thực phẩm và sự công bằng trong chia thức ăn cũng như giờ ăn đã đúng với quy định chưa, việc lưu mẫu thức ăn có thường xuyên không? Công khai tài chính có hợp lý Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 15 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung không? Kiểm tra giáo viên về việc cho trẻ ăn và hướng dẫn trẻ vệ sinh cũng như việc chăm sóc trẻ ngủ. Trước hết kiểm tra về khâu chuẩn bị bàn ăn, khăn lau, nước uống, phản ngủ, chăn, chiếu, gối có đảm bảo cho trẻ không? Kiểm tra việc chăm sóc trẻ ăn có tốt không? Trẻ có ăn hết suất không? Có lồng giáo dục vào bữa ăn chưa? Đã có biện pháp hay chăm sóc với những trẻ ăn chậm hay kén ăn chưa? Giáo viên đã có thủ thuật hay sáng kiến gì để trẻ ngủ nhanh, ngủ sâu, ngủ đủ giấc chưa? Sau những lần kiểm tra chúng tôi ghi lại những kết quả chính để theo dõi tiếp quá trình thực hiện công việc tiếp theo. Những kết quả này cũng là cơ sở để đánh giá thi đua khen thưởng hay kỷ luật. Kiểm tra là công việc khó, kiểm tra việc nuôi dưỡng trẻ lại càng khó hơn. Chính vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có nhiều kinh nghiệm về kỹ năng kiểm tra và kinh nghiệm thực tế trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Kiểm tra càng kỹ càng phát hiện ra những sai sót dù nhỏ nhất. Vì vậy người quản lý luôn đi sát thực tế để nắm vững công việc của từng bộ phận có nhiều kinh nghiệm, có ích cho công tác kiểm tra của mình. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Tuy mỗi biện pháp có những cách thức tổ chức, nội dung khác nhau nhưng nó có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và hỗ trợ cho nhau. Nhằm mục đích huy động trẻ ăn bán trú, tổ chức bữa ăn tại trường thật tốt. Các biện pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 6. Đặc biệt giải pháp 1 và 2 là 2 giải pháp then chốt quyết định thành công cho đề tài, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặt biệt là công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung. d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: Sau khi đưa ra những biện pháp trên tôi đã thăm dò ý kiến của tập thể giáo viên trong trường. Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 16 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung Các biện pháp tôi đưa ra đã phù hợp với điều kiện thực tế của trường Mầm non EaTung. Đến nay 100% trẻ ăn bán trú, tại điểm buôn Drai đã tăng khẩu phần ăn bữa chính đều với 2 thôn Ea Tung và Tân thắng. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả, giảm được tỉ lệ suy dinh dưỡng, chiều hướng tiến bộ rõ rệt. Trên thực tế việc tổ chức cho trẻ ăn ở bán trú tại các lớp mầm non ở thôn buôn còn rất nhiều khó khăn và khó tổ chức thành công nhất là đối với các buôn vùng sâu, vùng xa, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, đồi sống của đồng bào rất khó khăn, nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm của giáo viên chưa nhiều các cô giáo trẻ mới ra trường chưa nghe được tiếng Êđê nên kết quả thu được chưa cao. Mặt dù với con số khiêm tốn nhưng mức độ phát triển cũng đáng khích lệ: Trẻ đi học chuyên cần hơn, ít đau ốm và tăng cân. Mức độ phát triển của các lĩnh vực thường xuyên hơn. Mỗi tháng đều có trẻ tăng cân giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, điều đó cho thấy phụ huynh đã tin tưởng và thấy được sự cần thiết cho con em mình được học tập vui chơi, nghỉ ngơi điều độ dưới sự chăm sóc của giáo viên.Tin tưởng vào sự tổ chức của nhà trường. Bảng thống kê kết quả ( so sánh số liệu) Đầu năm TT SDD SDD SDD Thấp còi Tiền ăn/ ngày Nhẹ cân Thấp còi 4 5 8000đ 2 2 12.000đ 4 5 12.000đ 1 2 12.000đ 3 4 12.000đ 1 1 2% 2,4% Điểm trường Tiền ăn/ ngày Nhẹ cân 1 Lớp chồi 2 Buôn Drai 5000đ 2 3 lớp Thôn Ea Tung 3 3 lớp Thôn Tân Thắng TS Cuối năm 5% Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu SDD 7% 17 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận: Những biện pháp nêu trên trường chúng tôi thực hiện đã huy động được 100% trẻ ăn bán trú. Hầu hết phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của Bậc học mầm non, nhiều giáo viên đã làm tốt công tác chủ nhiệm, là những tuyên truyền viên giỏi trong nhà trường, nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đội ngũ giáo viên vững vàng hơn trong chuyên môn. Cùng với sự phát triển của Ngành giáo dục huyện Krông Ana mấy năm học gần đây trường Mầm Non EaTung đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình, xây dựng thành công trường chuẩn Quốc gia mức độ I. Biện pháp mà tôi vừa nêu trên cũng góp một phần nhỏ trong kết quả đó. Để tổ chức tốt công tác bán trú tại trường mầm non đòi hỏi sự nổ lực của Ban giám hiệu nhà trường, tổ nuôi, từng thành viên trong trường cùng góp sức thì công tác bán trú ngày một phát triển bền vững. 2. Kiến nghị: Để duy trì thực hiện tốt công tác bán trú trong trường Mầm non; Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ kịp thời vào đầu năm học để giảm bớt khó khăn cho phụ huynh là đồng bào tại chỗ. Đối với giáo viên nhân viên trong trường. Thường trong các bưa ăn của trẻ ở trường cô giáo mới chú ý làm sao cho trẻ ăn hết suất chứ chưa chú ý tới việc tổ chức làm sao cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao cho trẻ cho trẻ có tâm lý thoải mái khi khi ăn. Tôi mong muốn tất cả giáo viên, cấp dưỡng, bảo mẫu được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Được bồi dưỡng kĩ năng về tuyên truyền tốt đến phụ huynh là người đồng bào tại cộng đồng để thu hút trẻ tham gia học bán trú, và tổ chức tốt hơn nữa bữa ăn cho trẻ góp phần phát triển toàn diện, làm cho phụ huynh tin tưởng thấy được lợi ích từ các lớp học bán trú để nhân rộng mô hình Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 18 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung này đến các thôn buôn, các điểm lẻ còn khó khăn góp phần nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ trên phạm vi toàn huyện. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân rất mong Hội đồng khoa học, đồng nghiệp đóng góp để sáng kiến kinh nghiệm mang lại hiệu quả cao. Krông Ana, ngày 20 tháng 3 năm 2017 Người viết Nguyễn Thị Kim Châu NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………................................................................ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 19 Một số biện pháp tổ chức tốt công tác bán trú tại trường Mầm non Ea Tung TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Điều lệ trường mầm non 2. Quản lý giáo dục ( Phạm Thị Châu , Trần Thị Sinh ) 3. Giáo trình dinh dưỡng trẻ em ( Đào Minh Tâm) 4. Các tạp chí giáo dục mầm non 5 Tài liệu BDTX chu kỳ 2004 – 2007 5. Thực trạng của đơn vị 6. Luật giáo dục 7. Nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW khóa VIII Người thực hiện: Nguyễn Thị Kim Châu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan