Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Công nghệ Skkn kinh nghiệm biên soạn đề kiểm tra môn công nghệ 8....

Tài liệu Skkn kinh nghiệm biên soạn đề kiểm tra môn công nghệ 8.

.PDF
58
287
125

Mô tả:

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o h­ng yªn Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o kho¸I ch©u ============ GD & ĐT D­¬ng Thanh H¶i Hä vµ tªn gi¸o viªn : Tæ : Khoa häc tù nhiªn §¬n vÞ c«ng t¸c : tr­êng thcs an vÜ huyÖn Kho¸i Ch©u, tØnh H­ng yªn N¨m häc: 2012 - 2013 Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 PHỤ LỤC NỘI DUNG TRANG A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 B. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 3 3 I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập 3 2. Những căn cứ để kiểm tra đánh giá 4 3. Các hình thức kiểm tra đánh giá 4 4. Các phương pháp kiểm tra đánh giá 5 5. Tỉ lệ kết hợp các câu tự luận và trắc nghiệm khách quan 6 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 7 1. Quy trình biên soạn đề kiểm tra 7 2. Ví dụ minh hoạ 16 2.1 Ví dụ 16 2.2. Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề 33 2.3. Một số đề kiểm tra minh họa 42 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 48 V. PHẠM VI ÁP DỤNG 48 VI. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 49 C. KẾT LUẬN CHUNG TÀI LIỆU THAM KHẢO GV: Dương Thanh Hải 49 50 2 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu Kiểm tra, đánh giá là một quá trình được tiến hành một cách có hệ thống, được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình dạy học. Nhưng để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá trước hết cần hiểu một khái niệm cơ bản trong kiểm tra, đánh giá: + Kiểm tra: Là xác định kết quả học tập của học sinh qua mỗi giai đoạn thực hiện kế hoạch giáo dục + Đánh giá: Là xác nhận trình độ, khả năng thực hiện và đạt được mục tiêu học tập của học sinh, ở các mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Việc kiểm tra đánh giá có tác dụng kích thích sự cố gắng thi đua trong học tập giữa các cá nhân học sinh trong lớp và giữa các lớp với nhau. Kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc, chính xác giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác trong học tập, ý vươn lên, củng cố niềm tin trong học tập. Chính vì vậy sau mỗi giờ lên lớp giáo viên cần đánh giá kết quả học tập của học sinh, để kiểm tra xem giờ lên lớp đó có đạt được mục tiêu đề ra hay không, từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh cho phù hợp. Muốn vậy giáo viên phải nắm mục tiêu của môn học, biết được thực trạng kiểm tra đánh giá trong nhà trường THCS hiện nay, từ đó đưa ra được yêu cầu, tiêu chí và qui trình kiểm tra, đánh giá thích hợp. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Qua thực tế tìm hiểu về kiểm tra, đánh giá cho thấy cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trước đây thường do giáo viên thực hiện. Cách đặt câu hỏi, ra đề kiểm tra thường chú ý đến khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức của học sinh. Cách kiểm tra, đánh giá bộc lộ những hạn chế nhất định như: các bài kiểm tra không thể hiện được tất cả nội dung kiến thức mà các học sinh được học ở trường; bài kiểm tra chỉ kiểm tra được những kiến thức mà học sinh ghi nhớ từ sách giáo khoa, không kiểm tra được những kiến thức quan trọng khác. Kết quả kiểm tra, đánh giá chưa chính xác với kết quả học tập của học sinh trong cả quá trình. Việc cho điểm không thống nhất giữa giáo viên trong cùng một tổ chuyên môn, một trường và giữa các trường còn khá phổ biến. GV: Dương Thanh Hải 2 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 Từ thực trạng trên, để việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả tốt hơn và để đáp ứng được mục tiêu giáo dục, tạo nên sự công bằng trong đánh giá tôi đã mạnh dạn đưa ra đây đề tài ‘‘Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn công nghệ lớp 8 ’’ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Những yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Để việc đánh giá kết quả học tập của học sinh có hiệu quả thì yêu cầu về đánh giá phải đảm bảo phản ánh được mục tiêu dạy học, tính toàn diện và hệ thống, tính khách quan và chính xác. Căn cứ vào mục tiêu của bài, chương, phần để đề ra các câu hỏi, bài tập và tình huống kiểm tra phù hợp với 3 mức độ: - Biết - Hiểu - Vận dụng Kết quả đánh giá phải phải tạo điều kiện phân loại được học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém. mặt khác trong kiểm tra đánh giá phải xem xét cả quá trình học tập để phát hiện và đánh giá được các động lực phát triển, sự tiến bộ của học sinh đồng thời công nhận, trân trọng và tạo điều kiện để nững nhân tố tích cực của học sinh có cơ hội phát triển. Ngoài ra trong kiểm tra đánh giá cũng cần được tiến hành công khai, kết quả phải được công bố kịp thời để học sinh có thể tự đánh giá, phân loại trong quá trình học tập, từ đó học sinh có thể hiểu và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, từ đó học sinh có thể biết và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Muốn vậy phải có những phương pháp đánh giá và kĩ thuật đánh giá thích hợp, cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá cho phù hợp với từng nội dung học tập, để học sinh bộc lộ các năng lực bản thân. 2. Những căn cứ để kiểm tra đánh giá: Để việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả phải dựa vào một số căn cứ sau: - Nội dung kiểm tra phải căn cứ mục tiêu cụ thể của từng phần, từng chương, từng bài, trong đó phải đề cập đến kiểm tra cả kiến thức, kĩ năng và GV: Dương Thanh Hải 3 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 thái độ. đặc biệt trong phần kiểm tra thực hành việc kiểm tra kĩ năng và thái độ là rất quan trọng bởi việc kiểm tra các bước thực hiện các qui trình công nghệ, qui trình sản xuất và tuân thủ theo các nguyên tắc và an toàn lao động và gìn giữ môi trường là điều không thể thiếu. Chính vì vậy nội dung của đề phải tập trung vào việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống và trong lao động đơn giản về ngành cơ khí và điện. - Căn cứ những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học Công nghệ 8: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong công việc vận dụng kiến thức vào xử lí các thông tin, các tình huống trong thực tiễn đời sống, sản xuất của học sinh. Ngoài ra, vào trình độ của học sinh mà lựa chọn nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra cho phù hợp. Mặt khác muốn khuyến khích đối tượng học sinh khá, giỏi phát huy được năng lực của bản thân thì trong nội dung kiểm tra phải tăng cường đánh giá việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong nội dung học tập và khả năng sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề, giải thích các hiện tượng, xử lí các thông tin...của học sinh. - Căn cứ vào hình thức kiểm tra đánh giá phải được sử dụng đa dạng hơn. Ngoài kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết thì còn có thể có những hình thức kiểm tra khác phù hợp với đặc trưng của môn công nghệ như kiểm tra thực hành, kiểm tra kĩ năng vận dụng của học sinh qua hình thức trắc nghiệm khác quan. Tuy nhiên các câu hỏi kiểm tra nên kết hợp câu hỏi tự luận với trắc nghiệm khách quan, giảm câu hỏi kiểm tra ghi nhớ, tái hiện kiến thức, tăng câu hỏi vận dụng kiến thức. 3. Các hình thức kiểm tra đánh giá: + Kiểm tra sơ bộ: Mục đích của loại kiểm tra này thường áp dụng nội dung của môn học có liên quan và được xây dựng dựa trên nội dung của các môn học khác mà học sinh đã biết để xác định trình độ, kiến thức, kĩ năng của học sinh trước khi bắt đầu học môn học này. Hình thức kiểm tra này có thể sử dụng phương pháp kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm khách quan... + Kiểm tra thường xuyên: Mục đích của hình thức này nhằm xác định mức độ hình thành kiến thức, kĩ năng của học sinh, giúp học sinh thực hiện các bài tập đúng thời gian có GV: Dương Thanh Hải 4 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 hiệu quả và tập thói quen làm việc độc lập và ý thức học tập thường xuyên của học sinh. Hình thức kiểm tra này được sử dụng trong suốt quá trình học tập môn học và thường sử dụng các phương pháp như quan sát, vấn đáp, viết, bài tập... + Kiểm tra định kì: Mục đích nhằm xác định mức độ chính xác của kết quả kiểm tra thường xuyên và đánh giá chất lượng dạy – học của giáo viên và học sinh. Hình thức kiểm tra này được sử dụng trong quá trình dạy học nhưng chỉ được thực hiện sau khi kết thúc một chương, một phần hay sau một học kì. Số lần kiểm tra được qui định trong phân phối chương trình môn học. Phương pháp thường dùng chủ yếu hiện nay là kiểm tra vấn đáp, viết, bài tập vận dụng... + Kiểm tra tổng kết: Là hình thức kiểm tra được sử dụng sau khi môn học đã được thực hiện hết một giai đoạn, một học kì hay toàn bộ chương trình. Trước khi kiểm tra tổng kết thường có giai đoạn ôn tập. Phương pháp thường sử dụng là vấn đáp, viết... 4. Các phương pháp kiểm tra đánh giá. + Kiểm tra lí thuyết: Hiện nay phổ biến là kiểm tra vấn đáp ( kiểm tra thường xuyên) và kiểm tra viết ( Kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, học kì). Trong kiểm tra viết thường kết hợp các câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Bản chất của kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan là giao cho học sinh những câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các phiếu, bài kiểm tra đã được in sẵn; học sinh làm ngay vào phiếu hay bài kiểm tra đó. các dạng câu hỏi thường dùng là: - Câu hỏi nhiều lựa chọn - Câu hỏi đúng – sai - Câu hỏi điền khuyết - Câu hỏi ghép đôi tương ứng. Cách kiểm tra bằng trắc nghiệm khác quan có ưu điểm là: trong một thời gian hạn chế có thể kiểm tra được nhiều học sinh với nhiều nội dung khác nhau, việc chấm bài nhanh và khách quan ( có thể dùng phương pháp đục lỗ, bản trong, ...) GV: Dương Thanh Hải 5 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 + Kiểm tra thực hành: Kiểm tra, đánh giá bằng phương pháp quan sát, việc đánh giá kết quả thực hành của học sinh phải là quá trình, mang tính hệ thống, nghĩa là phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong từng giai đoạn, từng bước trong qui trình thực hành cũng như sản phẩm cuối cùng. Vì thế, giáo viên cần phải quan sát, ghi lại cụ thể kết quả đánh giá từng bước theo nội dung và quy trình bài thực hành vào phiếu theo dõi - đánh giá hay còn gọi là “nhật kí” để có tư liệu chính xác cho việc đánh giá cuối cùng. Nội dung thực hành môn Công nghệ 8, chủ yếu mang tính minh họa cho lí thuyết, nên không yêu cầu cao về rèn luyện kĩ năng. Điều cơ bản là phải kiểm tra được học sinh có làm đúng thao tác kĩ thuật được hướng dẫn theo đúng qui trình không ? + Tự đánh giá của học sinh: Tự đánh giá kết qủa học tập của học sinh là một vấn đề rất quan trọng đối với các em. Thông qua việc học tập, kiểm tra các em có thể tự xác định được mức độ tiếp thu kiến thức của mình đến đâu. Tự các em tìm thấy những lỗ hổng kiến thức cần bổ sung hoặc đề xuất với giáo viên để được củng cố và trau dồi thêm. Với chương trình sách giáo khoa mới, nhiều bài giảng đã tạo cơ hội cho học sinh được tự đánh giá kết quả học tập. Việc tự đánh giá kết quả học tập của học sinh có thể thông qua thảo luận bài mới ở trên lớp, trong nhóm học tập, đối với các bài thực hành các em có sẵn các mẫu để tự xác định kết quả học tập sau mỗi bài học. 5. Tỉ lệ kết hợp các câu tự luận và trắc nghiệm khách quan. Do đặc thù môn học có tính ứng dụng thực tiễn cao và nội dung môn học có nhiều kiến thức mang tính tình huống do đó tỉ lệ câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra 15 phút nên là 50/50, trong kiểm tra 45 phút nên là 30/70 hoặc 40/60. cụ thể: -Đối với đề 15 phút: 1 câu tự luận (5điểm) và 2 đến 3 câu trắc nghiệm (5 điểm) -Đối với đề 45 phút: 1 đến 2 câu tự luận (3 điểm); 1 câu điền khuyết (1 đến 2 điểm); 1 câu nhiều lựa chọn nhưng có 4 ý nhỏ ( 2 điểm); 1 câu ghép đôi (1,5 đến 2 điểm); 1 câu đúng sai (1,5 đến 2 điểm) -Thời gian để hoàn thành mỗi câu tự luận khoảng 10 -15 phút, mỗi câu trắc nghiệm từ 5 – 8 phút (mỗi ý nhỏ từ 1 đến 1,5 phút). GV: Dương Thanh Hải 6 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Quy trình biên soạn đề kiểm tra Để biên soạn đề kiểm tra môn Công nghệ ở cấp THCS cần thực hiện theo quy trình, được hiểu là các bước (trình tự) để thực hiện biên soạn đề kiểm tra. Quy trình được thực hiện theo các bước sau: Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn học và thực tế học tập của HS, cơ sở vật chất của nhà trường về môn Công nghệ để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Ví dụ: Kiểm tra 1 tiết: Chương V (Công nghệ 8) – Truyền và biến đổi chuyển động - Căn cứ để xác định mục đích kiểm tra: + Giáo viên căn cứ vào Chương trình Giáo dục phổ thông môn Công nghệ để xác định mức độ mục tiêu cần đạt được (trang 48, Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ). + Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ để xác định mục tiêu cần đạt và nội dung kiến thức chủ yếu cần nắm được để đạt được mục tiêu của chương trình (trang 33, 34, 35; Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ) + Căn cứ vào sách giáo khoa để xác định các nội dung kiến thức cơ bản cần thiết khi học chương này, đồng thời xác định những nội dung dẫn dắt, kiến thức bổ trợ cho các nội dung chính của chương trình. Dựa vào các căn cứ trên, giáo viên xác định mục đích của đề kiểm tra là: - Mục đích kiểm tra: Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh, mục tiêu đạt được sau khi được học các kiến thức về truyền và biến đổi chuyển động; vận dụng kiến thức được học để nhận biết, giải thích nguyên lý hoạt GV: Dương Thanh Hải 7 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 động của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động; đồng thời ứng dụng được vào thực tế đời sống và sản xuất. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Để xác định các hình thức kiểm tra phù hợp với nội dung môn học Công nghệ giáo viên cần phải nắm vững một số nội dung cơ bản sau: - Xuất phát từ đặc điểm của môn học Công nghệ giáo viên cần xác định các hình thức kiểm tra: + Kiểm tra lý thuyết; + Kiểm tra thực hành; + Kiểm tra lý thuyết kết hợp với kiểm tra thực hành; + Kiểm tra qua thu hoạch tổ chức tham quan. - Căn cứ vào quy định của Bộ GDĐT tại Quyết định số 40/2006/QĐBGDĐT ngày 5/10/2006 để xác định các loại bài kiểm tra: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối năm học. a. Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau: * Đề kiểm tra tự luận: - Ưu điểm: + Kiểm tra tự luận phù hợp với thói quen của giáo viên, học sinh; + Dễ ra đề, có thể ra đề dạng “mở” để học sinh vận dụng tổng hợp kiến thức; + Học sinh phải nắm vững kiến thức mới làm được bài; + Có thể đánh giá được cả kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh; + Có thể đánh giá được tư duy sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức. - Hạn chế: + Khó bao quát một phạm vi rộng kiến thức trong chương trìn; + Người làm bài dễ nhìn bài hoặc trao đổi với người khác; + Độ chính xác của kiểm tra tùy thuộc vào yếu tố chủ quan của giáo viên khi chấm bài; + Khó có thể tự động hóa việc chấm bài. GV: Dương Thanh Hải 8 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 * Đề kiểm tra trắc nghiệm (trắc nghiệm khách quan) - Ưu điểm: + Có thể bao quát được phạm vi rộng kiến thức của môn học; + Hạn chế chép bài hoặc trao đổi khi làm bài; + Dễ chấm bài, có thể chấm bài bằng phương tiện hiện đại; + Độ chính xác phụ thuộc vào chất lượng đề, không phụ thuộc nhiều vào chủ quan của giáo viên. - Hạn chế: + Chưa phù hợp với thói quen của giáo viên khi ra đề kiểm tra; + Người làm bài có thể đoán kết quả không cần căn cứ khoa học; + Khó ra đề, nhất là đề dạng “mở” để học sinh vận dụng; + Dễ kiểm tra kiến thức, khó kiểm tra kỹ năng, khó đánh giá tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức. * Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan: (Trong đề kiểm tra có cả câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan). Mỗi hình thức ra đề kiểm tra tự luận hay trắc nghiệm đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của HS chính xác hơn. Kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm sẽ tận dụng được những ưu điểm của cả hai hình thức. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho HS làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho HS làm phần tự luận. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo GV: Dương Thanh Hải 9 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận) Vận dụng Cấp độ Nhận biết Tên chủ đề (nội dung,chương) Chủ đề 1 Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chủ đề 2 Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch) Số câu Số điểm (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Số câu Số điểm % Số câu Số điểm Số câu Số điểm % Số câu Số điểm Tỉ lệ % ............. ............... Chủ đề n Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Thông hiểu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số câu Số điểm % Số câu điểm=...% Số câu điểm=...% Số câu điểm=...% Số câu Số điểm KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan) Cấp độ Nhận biết GV: Dương Thanh Hải Thông hiểu 10 Vận dụng Cộng Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 Cấp độ thấp Tên Chủ đề (nội dung, chương…) Chủ đề 1 Số câu Số điểm Tỉ lệ % Chủ đề 2 Số câu Số điểm Tỉ lệ % TNKQ Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch) Số câu Số điểm (Ch) Số câu Số điểm Cấp độ cao TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm=% điểm (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm điểm= ...% ............. ............... Chủ đề n Số câu Số điểm Tỉ lệ % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % (Ch) Số câu Số điểm (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số câu Số câu Số câu Số điểm Số điểm Số điểm điểm= ...% Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm % % % Số câu Số điểm * 9 bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: (minh họa bằng ví dụ) B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...); B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %; B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; GV: Dương Thanh Hải 11 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. *Cần lưu ý: - Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy: + Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác. + Mỗi một chủ đề (nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được chọn để đánh giá. + Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn. - Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...): Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề (nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề. - Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % số điểm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng lực của học sinh. + Căn cứ vào số điểm đã xác định ở B5 để quyết định số điểm và câu hỏi tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau. + Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận thì cần xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp. Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận GV: Dương Thanh Hải 12 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm. Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra) a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; 3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể; 4) Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa; 5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh; 6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức; 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh; 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra; 9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn; 10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất; 11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”. b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận 1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình; 2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng; 3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới; 4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo; 5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó; GV: Dương Thanh Hải 13 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh; 7) Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin; 8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh; 9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt. 10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó. Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nội dung phải đảm bảo tính khoa học và chính xác. Cách trình bày cần phải cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra. Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình (kĩ thuật Rubric). *Cách tính điểm - Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm. Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 10 X , trong đó X max + X là số điểm đạt được của HS; + Xmax là tổng số điểm của đề. Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.32  8 điểm. 40 -Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan GV: Dương Thanh Hải 14 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau. Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 3  0, 25 điểm. 12 Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm. Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau: + XTN là điểm của phần TNKQ; X TL  X TN .TTL , TTN trong đó + XTL là điểm của phần TL; + TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL. + TTN là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ. Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức: 10 X , trong đó X max + X là số điểm đạt được của HS; + Xmax là tổng số điểm của đề. Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: X TL  12.60  18 . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. 40 Nếu một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.27  9 điểm. 30 -Đề kiểm tra tự luận Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong GV: Dương Thanh Hải 15 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 việc tính điểm và chấm bài tự luận (tham khảo các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh). Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (giáo viên tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của giáo viên bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp). 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, giáo viên có thể tham khảo). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 2. Ví dụ minh họa 2.1. Ví dụ 1: Kiểm tra 1 tiết: Chương VII (Công nghệ 8) – Đồ dùng điện gia đình 2.1.1. Xác định mục đích kiểm tra a) Căn cứ để xác định mục đích kiểm tra: - Chương trình Giáo dục phổ thông môn Công nghệ (trang 48, chủ đề Đồ dùng điện trong gia đình); - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Công nghệ (trang 40-44, Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Công nghệ THCS); - Sách giáo khoa Công nghệ 8 (từ trang 128 đến trang 170). b) Mục đích kiểm tra: GV: Dương Thanh Hải 16 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 Kiểm tra kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh theo mục tiêu cần đạt của chuẩn kiến thức kỹ năng, cụ thể là: - Hiểu được cơ sở phân loại, cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng một số đồ dùng điện thường dùng trong gia đình; cách tính điện năng tiêu thụ và sử dụng điện năng một cách hợp lí, tiết kiệm trong gia đình. - Vận dụng vào thực tế sản xuất và đời sống sử dụng đúng yêu cầu kĩ thuật, an toàn và tiết kiệm điện năng. 2.1.2. Hình thức đề kiểm tra Nội dung Chương VII chủ yếu là lý thuyết (70%), thực hành (30%), vì vậy nội dung kiểm tra lý thuyết và khả năng liên hệ vận dụng vào thực tế đời sống, sản xuất là chủ yếu. Căn cứ vào chương trình và nội dung, giáo viên chọn hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. - Chọn hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan: Khi chọn hình thức kiểm tra này cần xây dựng ma trận đề tuân theo hướng dẫn khung ma trận đề dùng cho loại đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan. - Nếu chọn hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan xây dựng ma trận đề theo hướng dẫn khung ma trận đề dùng cho loại đề kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan. 2.1.3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) BƯỚC 1. LIỆT KÊ TÊN CÁC CHỦ ĐỀ (NỘI DUNG) CẦN KIỂM TRA Đối với Chương VII, các nội dung cần kiểm tra gồm: - Phân loại đồ dùng điện; - Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các nhóm đồ dùng điện; - Số liệu kỹ thuật của một số loại đồ dùng điện; - Tính được điện năng tiêu thụ của các phụ tải trọng mạch điện; - Sử dụng đúng kỹ thuật một số loại đồ dùng điện thông dụng dùng trong sinh hoạt đảm bảo an toàn, tiết kiệm năng lượng điện. Hiểu cách và tính toán được điện năng tiêu thụ của các phụ tải trong mạch điện. LIỆT KÊ TÊN CÁC NỘI DUNG CẦN KIỂM TRA GV: Dương Thanh Hải 17 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 Cấp độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ Cấp độ thấp cao Cộng Nội dung 1. Phân loại đồ dùng điện Nội dung 2. Nguyên lý làm việc của các nhóm đồ dùng điện Nội dung 3. Cấu tạo của một số loại đồ dùng điện Nội dung 4. Số liệu kỹ thuật của một số loại đồ dùng điện Nội dung 5. Hiểu cách và tính toán được điện năng tiêu thụ của các phụ tải trong mạch điện. BƯỚC 2. VIẾT CÁC CHUẨN CẦN ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI MỖI CẤP ĐỘ TƯ DUY CỦA NỘI DUNG - Biết căn cứ để phân loại nhóm đồ dùng điện dựa vào nguyên tắc làm việc. - Giải thích được căn cứ để phân loại nhóm đồ dùng điện dựa trên cơ sở nguyên tắc làm việc; phân loại được các nhóm đồ dùng điện. GV: Dương Thanh Hải 18 Đơn vị: Trường THCS An Vĩ Kinh nghiÖm biªn so¹n ®Ò kiÓm tra m«n C«ng nghÖ 8 - Giải thích được nguyên tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – quang, trình bày tên một số loại và vận dụng để sử dụng phù hợp với mục đích công việc. - Giải thích được nguyên tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – cơ, trình bày tên một số loại và vận dụng để sử dụng phù hợp với mục đích công việc. - Giải thích được nguyên tắc làm việc của đồ dùng điện loại điện – nhiệt, trình bày tên một số loại và vận dụng để sử dụng phù hợp với mục đích công việc. - Mô tả được cấu tạo của máy biến áp một pha; - Giải thích được nguyên lí làm việc của máy biến áp một pha. - Giải thích được các số liệu kĩ thuật của một số đồ dùng điện trong các nhóm đồ dùng điện và ý nghĩa của các số liệu đó. - Nhớ được ký hiệu các đại lượng định mức; - Giải thích được ý nghĩa của các đại lượng định mức của các loại đồ dùng điện. - Phân tích được ý nghĩa của tiết kiệm khi sử dụng điện năng; sử dụng điện năng hợp lí: - Giải thích được khái niệm giờ cao điểm trong tiêu thụ điện năng. - Phân tích được những đặc điểm của giờ cao điểm; - Giải thích được cơ sở khoa học của việc sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng. - Vận dụng công thức tính điện năng tiêu thụ của của các phụ tải trong mạch điện để tính toán được tiêu thụ điện năng trong gia đình với các thiết bị thông dụng. CÁC CHUẨN CẦN ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI MỖI NỘI DUNG Cấp độ Nội dung Nội dung 1. Phân loại đồ dùng điện Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Biết căn cứ để phân loại nhóm đồ dùng điện dựa vào nguyên tắc Giải thích được căn cứ để phân loại nhóm đồ Phân loại được các nhóm đồ dùng điện. GV: Dương Thanh Hải 19 Cấp độ cao Cộng Đơn vị: Trường THCS An Vĩ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan