Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn dạy học môn ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới phương pháp dạy họ...

Tài liệu Skkn dạy học môn ngữ văn theo hướng tích hợp góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy và h

.PDF
41
1831
117

Mô tả:

DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO HƢỚNG TÍCH HỢP GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PPDH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY VÀ HỌC CỦA BỘ MÔN ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và SGK THPT. Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy.” (tr. 27) “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt tromg mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo.” (tr. 40). Như vậy, ở nước ta hiện nay, vấn đề cần hay không cần tích hợp trong xây dựng nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn không đặt ra nữa. Bài toán đang đặt ra trong lĩnh vực lí luận và phương pháp dạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở THPT nhằm hình thành và phát triển năng lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo của bộ môn. Từ thực tiễn đó, sáng kiến kinh nghiệm này chính là kết quả ứng dụng dạy học tích hợp vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT. 2. Mục đích nghiên cứu 1 Lựa chọn đề tài Dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng tích hợp góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lƣợng dạy và học của bộ môn, người nghiên cứu mong muốn đem đến một cái nhìn cụ thể hơn về việc áp dụng dạy học tích hợp vào chương trình dạy học Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông. Qua công trình nghiên cứu này, người nghiên cứu cũng cố gắng đem đến một cách hiểu đúng và đầy đủ hơn về hoạt động dạy học theo quan điểm tích hợp mà chúng ta đang thúc đẩy hiện nay. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp loại hình, phương pháp thống kê được chúng tôi vận dụng để tổng hợp khái quát quá trình vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học. - Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm làm rõ những biểu hiện của phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp. - Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm ch ra những ưu nhược điểm của quá trình dạy học theo quan điểm tích hợp. 4. Lịch sử vấn đề Trên thế giới, tư tưởng tích hợp giáo dục xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX và đã được áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn tự nhiên-xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình ở cấp trung học chủ yếu thực hiện tích hợp ở mức thấp, chưa đặt nặng vấn đề dạy học tích hợp ở trung học. Thực tiễn trong những thập niên 90 cho đến nay, việc dạy học của chúng ta vẫn mang tính “hàn lâm, lý thuyết”. Đặc điểm cơ bản đó là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học đã được quy định trong chương trình nhưng chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết; Việc quản lý chất lượng giáo dục ch tập trung vào “điều khiển đầu vào” là nội dung dạy học. Với quan điểm như trên sẽ dần đến một hệ quả là tri thức của người học sẽ nhanh chóng bị lạc hậu vì nội dung dạy học được quy định một cách chi tiết và cứng 2 nhắc trong chương trình. Đồng thời, do việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong tình huống thực tiễn vì vậy sản phẩm đào tạo là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động, sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động. Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau. Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo. Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo đục mà dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phát để đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Qua nghiên cứu và tìm hiểu, người nghiên cứu thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về dạy học theo quan điểm tích hợp ở cấp học trung học phổ thông. Với bài nghiên cứu này, người nghiên cứu mong đưa đến một cách hiểu đúng và cụ thể về hoạt động dạy học theo quan điểm tích hợp trong chương trình dạy học môn Ngữ văn tại cấp học Trung học phổ thông. 3 GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận 1. Thế nào là tích hợp? Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. Dạy học tích hợp (hay dạy học theo chủ đề) là cách tiếp cận giảng dạy liên ngành theo đó các nội dung giảng dạy được trình bày theo các đề tài hoặc chủ đề. Mỗi đề tài hoặc chủ đề được trình bày thành nhiều bài học nhỏ để người học có thể có thời gian hiểu rõ và phát triển các mối liên hệ với những gì mà người học đã biết. Cách tiếp cận này tích hợp kiến thức từ nhiều ngành học và khuyến khích người học tìm hiểu sâu về các chủ đề, tìm đọc tài liệu từ nhiều nguồn và tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn thông tin khuyến khích người học tham gia vào việc chuẩn bị bài học, tài liệu, và tư duy tích cực và sâu hơn so với cách học truyền thống với ch một nguồn tài liệu duy nhất. Kết quả là người học sẽ hiểu rõ hơn và cảm thấy tự tin hơn trong việc học của mình. 4 Dạy học tích hợp không ch là sự kết hợp đơn thuần giữa lý thuyết và thực hành trong một tiết/buổi dạy. Chúng ta cần phải hiểu rằng, phía sau quan điểm đó là một triết lý giáo dục, nó phản ánh mục tiêu của việc học. Theo quan điểm truyền thống thì mục tiêu của dạy học là cung cấp một hệ thống các kiến thức hoặc kỹ năng riêng lẻ cho người học để sau đó người học muốn làm bất kì việc gì với những kiến thức và kỹ năng đó. Còn theo quan điểm dạy học tích hợp thì mục tiêu của dạy học là hướng đến việc đào tạo ra những con người với những năng lực cụ thể để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng ch được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Trong Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 của Bộ GD&ĐT, khái niệm tích hợp cũng được hiểu là “sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau, phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc.” (tr. 27) Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT chẳng những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các 5 phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn cũng như các bộ phận tri thức khác như hiểu biết lịch sử xã hội, văn hoá nghệ thuật... mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế là cần phải khắc phục, xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín, tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc sống, cô lập giữa những kiến thức và kĩ năng vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa, những tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này. Nói khác đi, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập các bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn vốn có quan hệ gần gũi về bản chất, nội dung và kĩ năng cũng như mục tiêu, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm tạo ra những đóng góp bổ sung cho nhau cả về lí luận và thực tiễn, đem lại kết quả tổng hợp và vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tích hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn. Vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn là cách thức để khắc phục, hạn chế lối dạy học đó nhằm nâng cao năng lực sử dụng những kiến thức và kĩ năng mà HS lĩnh hội được, bảo đảm cho mỗi HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Mặt khác, tránh được những nội dung, kiến thức và kĩ năng trùng lặp, đồng thời lĩnh hội những nội dung, tri thức và năng lực mà mỗi môn học hay phân môn riêng rẽ không có được. Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy HS làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của HS. 6 Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau: - Giúp HS tích hợp các kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội, xác lập mối liên hệ giữa các tri thức và kĩ năng thuộc các phân môn đã học bằng cách tổ chức, thiết kế các nội dung, tình huống tích hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng riêng rẽ của các phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp. - Tổ chức, thiết kế các hoạt động phức hợp để HS học cách sử dụng phối hợp những kiến thức và kĩ năng đã thụ đắc trong “nội bộ các phân môn”. - Đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học để HS trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống tích hợp; biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý thức về cách thức chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng. - Phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của HS; chú trọng mối quan hệ giữa HS với SGK; phải buộc HS chủ động tự đọc, tự làm việc độc lập theo SGK, theo hướng dẫn của GV. Dạy học tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp đòi hỏi phải biến giờ “giảng văn” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho HS, hướng tới làm cho các em có năng lực đọc hiểu bất kì văn bản nào. Khái niệm đọc hiểu là một trong những khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc dạy học tác phẩm văn chương ở THPT theo quan điểm tích hợp, là một trong những năng lực tối thiểu cần hình thành và phát triển cho HS. Khái niệm đọc hiểu nói lên hoạt động của HS phải được thay thế cho khái niệm giảng văn ch nói lên hoạt động của người thầy theo quan điểm “lấy người dạy làm trung tâm”. Dĩ nhiên ở đây không hề triệt tiêu yếu tố “giảng” của người thầy, một yếu tố vốn có vai trò kích thích hứng thú đọc hiểu cho HS, nếu được sử dụng thích đáng, mà là để nhấn mạnh hoạt động đọc hiểu của trò, được coi là hoạt động trung tâm của quá trình dạy học TPVC. Hoạt động đọc hiểu trong nhà trường phải được thiết kế và thực hiện theo một trình tự qua các giai đoạn và ở những mức độ khác nhau: từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ đọc tích luỹ đến đọc hiểu, từ đọc đánh giá đến đọc sáng tạo... 7 Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp đòi hỏi GV phải thay đổi cách dạy học. GV phải có ý thức đầy đủ về trình độ tiếng Việt, đặc thù và hoạt động cảm thụ văn học của HS để có phương pháp phát triển, nâng cao lên cho ngang tầm với việc đọc hiểu văn bản. Tất nhiên, có nhiều cách đọc đối với một văn bản, nhưng trong nhà trường THPT phải tập trung chú ý trước hết mức độ phổ thông, không đi sâu vào những khía cạnh triết học, tâm lí phức tạp. HS phải biết vai trò biểu đạt của từ ngữ, câu, đoạn, mạch lạc, hình ảnh, biểu tượng, những cách biểu đạt đa dạng như hàm ẩn, nghịch lí, ngữ cảnh hẹp và rộng; từ đó HS nắm được cái chìa khoá nằm trong hệ thống biểu đạt của văn bản để tự mình đọc được và tự học. Muốn vậy, GV phải biết lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học nhằm kết hợp hữu cơ hoạt động đọc hiểu văn bản với tri thức và kĩ năng tiếng Việt. Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương cần chú trọng hình thành cho HS cách đọc có phương pháp, phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ trực tiếp, khêu gợi tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo, liên tưởng hình tượng và liên tưởng ý niệm, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tinh tế, nhanh nhạy, phát triển năng lực tư duy, cắt nghĩa, khái quát, tránh suy diễn máy móc tuỳ tiện, xuyên tạc dung tục, mô phỏng sáo mòn hời hợt, thiếu màu sắc chủ quan, cá tính sáng tạo. Giờ dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương cần tích hợp tri thức, kĩ năng tiếng Việt và Làm văn; phải làm cho HS thực sự cảm được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng mẹ đẻ, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy nghĩ độc lập, bộc lộ thái độ riêng trước những vấn đề về văn học và đời sống, tránh lối nói, viết sáo rỗng, sao chép... 2. Các hình thức tích hợp: 2.1 Tích hợp ngang Tích hợp ngang là “tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau” xung quanh một chủ đề. 8 Mô hình này đòi hỏi nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, muốn giải quyết phải huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng của những môn học khác nhau. Một ví dụ cho mô hình này là dự án giảng dạy về Công nghệ, Khoa học và Toán của hai nhà giáo dục Laporte và Sanders vào năm 1996. Mục đích của dự án này là giúp các trường trung học tại Mĩ được học Toán và Khoa học thông qua các hoạt động công nghệ. Dạy học theo mô hình này chúng ta có thể thấy một vấn đề có thể liên quan đến nhiều môn học khác nhau như Nghệ thuật (Arts), Xã hội (Social Studies), Ngôn ngữ (Language Arts), Toán (Mathematics) và Khoa học (Science)… Mô hình này cho thấy quá trình học tập xoay quanh những mục tiêu chung cho một nhóm môn, tạo thành môn học tích hợp. Ví dụ như môn Xã hội ở bậc tiểu học tại Australia tích hợp kiến thức từ nhiều môn học khác nhau bao gồm các kiến thức về con người, sức khỏe liên quan đến môi trường xã hội. Trong môn ngữ văn, tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn Tiếng Việt - Làm văn. Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác. Những kiến thức của ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Làm Văn tách rời độc lập nhưng khi vận dụng quan điểm tích hợp vào làm cho ba phân môn này có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau. Chẳng hạn, khi tìm hiểu một văn bản thơ, có thể hỏi học sinh về các biện pháp tu từ và ý nghĩa các biện pháp tu từ trong đoạn thơ đó (tích hợp với phần tiếng Việt), khi tìm hiểu một văn bản truyện, có thể hỏi học sinh về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản (Tích hợp với phần làm văn). Trong một bài học ngữ văn, để tích hợp ngang được tốt, cần phải có kĩ năng nghiên cứu cấu trúc tích hợp của các phân môn trong một đơn vị bài học tuần. Muốn vậy cần có sự hiểu biết sâu sắc, chặt chẽ về mục tiêu cần đạt của mỗi phân môn, đồng thời phải thoát ra khỏi tiết dạy của từng phân môn để có cái nhìn bao quát cả đơn vị bài học tuần. Từ đó xác định mục 9 tiêu chung của bài học, mục tiêu riêng của từng phân môn trong bài học đó. Khi thực hiện bài dạy, giáo viên phải bắt đầu ý thức về mục tiêu chung để dạy kiến thức và kĩ năng cụ thể, quy về kết quả cần đạt để hình thành năng lực tổng hợp cho học sinh. 2.2 Tích hợp dọc Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân môn với nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản , giữa tiếng Việt với tiếng Việt , giữa làm văn với làm văn trong cùng một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp) theo chiều dọc từ trên xuống . Thực chất, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với nhau ở những thời điểm thích hợp sao cho học sinh có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ thống. Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ với nhau giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học. 2.3 Tích hợp liên môn Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến thức của các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các nghành khoa học, nghệ thuật khác với các kiến thức đới sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên nghành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản. Mô hình này giảng dạy theo các chủ đề đòi hỏi giáo viên và học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Ưu điểm của mô hình này là giáo viên vẫn dạy một môn học, nhưng trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận dụng và mở rộng kiến thức của nhiều môn học liên quan khác. 10 Mô hình này được áp dụng cho những môn học gần nhau về bản chất và mục tiêu. Trong trường hợp này, môn học tích hợp được cùng một giáo viên giảng dạy. Dạy học theo hướng tích hợp liên môn cho thấy chủ đề trong một môn học có thể liên quan đến nhiều môn học khác nhau như: Toán, Giáo dục Thể chất, Địa lí… II. Thực trạng việc dạy học tích hợp môn Ngữ văn ở trƣờng THPT: 1. Thực trạng : Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp là một tất yếu trong dạy học bộ môn Ngữ văn.Thế nhưng, việc vận dụng phương pháp này trong thực tế không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả. + Nhiều giờ dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp. Do đó, dẫn đến việc khai thác bài dạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, làm cho chất lượng bài dạy không đạt. Ví dụ : Dạy “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, khi phân tích các đặc điểm phẩm chất của những con người trong gia đình nhân vật Việt cần phải liên hệ đến phẩm chất của các nhân vật trong tác phẩm Rừng xà xu của Nguyễn Trung Thành để thấy rõ hơn, sâu sắc hơn những phẩm chất lịch sử của con người Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ. Đồng thời để thấy vẻ đẹp riêng của mỗi con người ở những vùng văn hóa, vùng đất khác nhau. Có như vậy mới giúp học sinh thấy được mối liên hệ của các tác phẩm, chiều sâu của hình tượng… + Nhiều giờ dạy, giáo viên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến thức được tích hợp không có mối liên hệ gắn bó. Ví dụ : Dạy Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu lại đem so sánh nhân vật người đàn bà làng chài với nhân vật bà Hiền trong Một người Hà nội của Nguyễn Khải về tiêu chí vai trò của người phụ nữ trong gia đình thì quả là gượng ép. Bởi lẽ, hai người đàn bà trong hai gia đình ở hai hoàn cảnh khác nhau, được xây dựng bởi hai cảm hứng khác nhau, khi so sánh cần hết sức cân nhắc. + Nhiều giờ dạy, giáo viên lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa trọng tâm. Vẫn thừa nhận là dạy học cần vận dụng phương pháp dạy học tích hợp.Song, việc vận dụng này là để phục vụ cho mục tiêu của bài dạy chứ không thể sử dụng ngẫu hứng, 11 tùy tiện. Kiểu vận dụng này, vô hình trung làm lệch nội dung, mục tiêu cần đạt của tiết dạy. Ví dụ: Dạy Vợ Nhặt của Kim Lân thì mục tiêu cần đạt về nội dung là thấy được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động nghèo bên bờ vực của cái chết. Đó là lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc và lòng nhân ái của con người. Vậy, nếu tích hợp liên hệ người vợ nhặt với nhân vật chị Dậu ( Tắt đèn – Ngô Tất Tố ) ch để nói về thân phận con người thì đã làm lạc hướng mục tiêu bài học. + Khi vận dụng phương pháp dạy học tích hợp, giáo viên thiếu sự chuần bị kĩ càng, sử dụng tích hợp một cách tùy hứng dẫn đến hiệu quả tích hợp không cao. Ví dụ : Giáo viên chưa chủ động chuẩn bị dữ liệu để phục vụ việc dạy học tích hợp. Dạy bài Sóng của Xuân Quỳnh điểm nhấn sẽ là cảm quan và khát vọng của Xuân Quỳnh về tình yêu lứa đôi. Tất nhiên, với bài này, tích hợp với cảm quan và khát vọng của Xuân Diệu về tình yêu là hoàn toàn hợp lí. Thế nhưng, khi nhắc đến Xuân Diệu, ông Hoàng của thơ tình yêu thì giáo viên lúng túng không biết chọn bài thơ nào, tứ thơ, câu thơ nào cần viện dẫn để phân tích, so sánh để thấy điểm giống nhau và điểm khác biệt giữa hai thi nhân khi nói về tình yêu. 2. Nguyên nhân : Có mấy nguyên nhân sau đây : - Chưa có ý thức, chưa chú trọng đến phương pháp dạy học tích hợp còn mới mẻ đối với giáo viên THPT. - Kĩ năng lựa chọn các đơn vị kiến thức tích hợp còn hạn chế: tích hợp không đúng trong tâm; tích hợp gò ép, gượng gạo. - Chủ quan, tùy hứng, thiếu sự chuẩn bị, thiếu kế hoạch. - Chưa hiểu rõ quy trình chuẩn bị để thực hiện dạy học theo phương pháp dạy học tích hợp. 3. Hậu quả : Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy, từ việc áp dụng một phương pháo dạy học nhỏ mà không đúng dẫn đến một hậu quả lớn. Đó là : 12 + Học sinh không nhận ra được sự gắn kết của các đơn vị kiến thức trong SGK, một vấn đề mà người biên soạn sách rất lưu tâm. + Học sinh không cảm nhận được chiêu sâu, những vẻ đẹp riêng của mỗi tác phẩm văn học trong hệ thống thể loại, đề tài, chủ đề. + Ảnh hưởng đến chất lượng viết bài làm văn ở học sinh. Đó là sự vận dụng kết hợp các kiến thức Tiếng Việt, Văn học vào Làm văn và sự vận dụng kiến thức không phong phú. Tức là ảnh hưởng đến chất lượng học tập. + Ảnh hưởng đến phương pháp và năng lực cảm thụ văn học của học sinh. III. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp môn Ngữ văn THPT: 1. Xác định đúng nội dung, mục tiêu tích hợp: Để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tích hợp trong bài dạy. Theo kinh nghiệm cá nhân, các nội dung trên sẽ là : 1.1 Mục tiêu: (Trả lời câu hỏi: sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong bài dạy để làm gì ?) + Khắc sâu kiến thức bài học. + Thể hiện tính liên kết, mối quan hệ hữu cơ của chương trình. + Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn học cho HS. 1.2 Nội dung: (Trả lời câu hỏi: Trong bài dạy, nội dung nào cần phải dạy theo lối tích hợp ?) Đó là : + Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan, tương đồng với các bài đã học. + Các nội dung kiến thức cần đến việc sử dụng kiến thức của các bộ môn khác, phân môn khác để làm phương tiện, công cụ khai thác. 1.3 Nguyên tắc: (Trả lời câu hỏi : Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong bài dạy xuất phát từ những cơ sở nào ?) Đó là : + Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của tiết học. 13 + Căn cứ vào nội dung chương trình (các bài học trước hoặc sau bài cần dạy có liên quan) 1.4 Phƣơng pháp: (Trả lời câu hỏi: Cách thức sử dụng phương pháp dạy học tích hợp như thế nào ?) Đó là: + Xác định nội dung, phạm vi kiến thức cần tích hợp. + Lựa chọn dữ liệu tích hợp. Ví dụ minh họa : Khi dạy bài đọc - hiểu văn bản văn học Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi, tôi làm như sau : - Về mục tiêu sử dụng phương pháp dạy học tích hợp, cần cho học sinh hiểu được: + Những phẩm chất cách mạng của gia đình nhân vật Việt vừa có tính chất truyền thống của một gia đình cách mạng, vừa là những phẩm chất tiêu biểu cho con người miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đồng thời, cho học sinh thấy vẻ đẹp riêng trong tích cách của từng nhân vật. Thực hiện được như thế là giúp học sinh khắc sâu kiến thức. + Khi dạy, tôi chọn các văn bản văn học có nội dung liên quan với văn bản Những đứa con trong gia đình để so sánh và khái quát nội dung nêu trên như : Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành, Đất của nhà văn Anh Đức. Nghĩa là vừa cho học sinh thấy sự liên kết giữa các bài học trong chương trình vừa giúp học sinh kĩ năng, vốn kiến thức để làm văn. - Về nội dung cần tích hợp trong bài dạy: Với bài dạy này tôi chọn nội dung cần tích hợp để so sánh, đối chiếu, củng cố và khắc sâu kiến thức học sinh là : + Những vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật Chiến và Việt (so sánh với Dít, Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu, nhân vật ông Tám trong tác phẩm Đất ) + Kĩ năng nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn xuôi (đã học ở bài trước) và làm bài viết ở bài sau. + Sử dụng các nội dung của bài học Nhân vật giao tiếp để phân tích đoạn hội thoại của hai nhân vật Việt và chị Chiến trong tác phẩm. 14 - Về nguyên tắc tôi dựa vào mục tiêu cần đạt của tiết học (theo tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng): + Hiểu được vẻ đẹp phẩm chất cách mạng truyền thống của những con người trong gia đình Việt đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. + Kĩ năng nghị luận về đoạn trích tác phẩm văn xuôi . - Về phương pháp, tôi tiến hành xác định nội dung tích hợp trong bài dạy.Đó là: + Những vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật Chiến và Việt + Kĩ năng nghị luận về tác phẩm, đoạn trích tác phẩm văn xuôi (đã học ở bài trước) + Sử dụng các nội dung của bài học Nhân vật giao tiếp để phân tích đoạn hội thoại của hai nhân vật Việt và chị Chiến trong tác phẩm. Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn các dữ liệu cụ thể để tích hợp (sẽ nói ở sau) 2. Chuẩn bị các dữ liệu để tích hợp: Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp là việc chuẩn bị dữ liệu để tích hợp (Dữ liệu được hiểu là các đơn vị kiến thức cần có để tích hợp). Như trên đã nói, giáo viên sẽ lúng túng và dễ mất uy trước học sinh. Để việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp có hiểu quả, tôi xác định mục tiêu, nguyên tắc, và phương pháp cụ thể để tích hợp. Ví dụ minh họa : Khi dạy trích đoạn Đất nước trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, tôi thực hiện việc chuẩn bị các dữ liệu tích hợp như sau : - Về mục tiêu (như đã xác định ở trên) - Về nguyên tắc và phương pháp : + Tôi tiến hành lựa chọn các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có cùng đề tài, chủ đề với trích đoạn bài dạy Đất nước đã nêu. Đó là các bài thơ : Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Bên Kia sông Đuống (Hoàng Cầm) + Tiến hành xác định nội dung tích hợp. Đối với bài dạy này, tôi xác định lựa chọn nội dung tích hợp là ở đề tài, nội dung cảm hứng, chủ đề, cách thể hiện ở mỗi tác phẩm. 15 + Tiến hành tạo các dữ liệu: Viết sẵn ý đồ vào thiết kế bài dạy hay các thẻ tư liệu cầm tay. Sau đây là một dạng thẻ dữ liệu cầm tay : Các bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Đình Thi),Bên Kia sông Đuống (Hoàng Cầm) Đất nước (Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) có những điểm chung sau : * Viết cùng một đề tài quê hương đất nước. Phần lớn viết trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm. * Cảm hứng: bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước, tự hào, ngợi ca đất nước, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. * Cách thể hiện: Thơ trữ tình. Điểm khác biệt : Hoàng Cầm viết về chính quê hương mình trong nỗi đau bị giặc chiếm đóng và tàn phá. Tố Hữu viết về chiến khu Việt Bắc trong sự gắn bó với cách mạng và kháng chiến. Nguyễn Đình Thi viết về một đất nước đang lớn lên trong nhận thức, tư tưởng của mình còn Nguyễn Khoa Điềm lại viết về một đất nước vừa gần gũi gắn bó vừa rất đỗi thiêng liêng trong tâm thức mọi người. Tất cả góp phần làm phong phú thêm gương mặt đất nước trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam. 3. Sử dụng linh hoạt các hình thức tích hợp: Có ba hình thức tích hợp cơ bản sau: 3.1 Tích hợp ngang: Là hình thức tích hợp liên phân môn và là hình thức tích hợp theo từng thời điểm. Cụ thể là đối với môn Ngữ Văn, giáo viên sử dụng tri thức của các phân môn Tiếng việt, Lí luận văn học, Làm văn để giãi mã văn bản văn học hoặc ngược lại. Ví dụ : Khi dạy bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, tôi đã sử dụng kiến thức của bài Luật thơ, phần luật của thể thể năm chữ để lí giải âm điệu, nhịp điệu của bài thơ và lối tự sự - trữ tình của tác giả trong bài thơ. 3.2 Tích hợp dọc : Tích hợp theo thể loại, đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học. Mục đích của việc tích hợp này chủ yếu là so sánh, đối chiếu giữa các bài học có cùng 16 đề tài, chủ đề, các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giúp cho học sinh nhận ra những điểm giống nhau và khác biệt của các nội dung cần quan tâm trong bài dạy VBVH. Ví dụ: Các bài Chùm bài Ca dao yêu thương tình nghĩa ở lớp 10 sẽ cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tình cảm bạn bè, tình cảm anh em, cha mẹ, tình cảm lứa đôi… Qua tìm hiểu các bài ca dao này, học sinh sẽ hình thành những quan niệm đẹp về tình yêu lứa đôi, tình cảm với bạn bè, giao đình… Bên cạnh đó những bài thơ về tình yêu đôi lứa như bài Tôi yêu em (A. Puskin) ở lớp 11 hay Sóng (Xuân Quỳnh) ở lớp 12 cũng sẽ hướng học sinh đến những tình cảm trong sáng, cao thượng, thủy chung, son sắc. Khi dạy bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, một bài thơ tập trung thể hiện những cảm nhận, suy tư và khát vọng của Xuân Quỳnh về tình yêu, có thể liên hệ với ca dao nói về tình yêu lứa đôi, với thơ Xuân Diệu để học sinh thấy được nét độc đáo, sự tinh tế và chiều sâu trong suy cảm của nữ thi sĩ này. GV cũng có thể tích hợp với "Bài thơ số 28" của R.Tagor, Tôi yêu em của Puskin, Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, hạy những đoạn trích như Trao duyên, Thề nguyền (Truyện Kiều – Nguyễn Du)....để thấy được những quan niệm về tình yêu rất tiến bộ ở mỗi hoàn cảnh lịch sử xã hội. Soi chiếu, đối sánh như vậy HS không ch được nhắc lại những kiến thức đã học mà còn có điều kiện khắc sâu kiến thức cho HS. Việc làm này sẽ giúp HS tổng hợp được các chủ đề kiến thức mà còn củng cố các kiến thức lí luận: mối quan hệ giữa nhà văn, bạn đọc và đời sống, tiếp nhận văn học, cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, kĩ năng làm các kiểu bài văn nghị luận so sánh. Như vậy, cùng dạy một bài sóng của Xuân Quỳnh tôi đã linh hoạt sử dụng hai hình thức tích hợp. Cách làm này giúp cho giờ dạy tránh được sự nhàm chán, giúp cho việc khai thác kiến thức trong bài dạy rộng và sâu, học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức và thấy được sự kết nối của các phân môn trong bộ môn, các bài học trong chương trình, rèn luyện cho học sinh kĩ năng so sánh văn học và giúp cho giờ học có hứng thú. 3.3 Tích hợp liên môn 17 Đây là mô hình giáo dục khá phù hợp với chương trình dạy học Ngữ văn tại các trường THPT. Để thực hiện tích hợp môn Ngữ văn với các môn học khác, giáo viên cần có hiểu biết rộng về nội dung các môn học khác như: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học, Sinh học, Tiếng Anh… Điều này đòi hỏi giáo viên phải mở rộng kiến thức, tăng cường trao đổi kiến thức với các giao viên bộ môn khác. a. Tích hợp với môn Lịch sử Lịch sử là môn học có khá nhiều nội dung kiến thức liên quan đến nội dung dạy học môn Ngữ văn. Khi giảng dạy các tác phẩm văn học hay các giai đoạn, thời kì văn học, học sinh muốn hiểu cụ thể nội dung tác phẩm hay đặc điểm của các giai đoạn, thời kì văn học bao giờ cũng phải gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Đối với các bài văn học sử, học sinh cần nắm được hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể của từng giai đoạn để thấy được sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử văn học tới đặc điểm văn học của các giai đoạn. Ví dụ học về giai đoạn văn học 1930 -1945 học sinh cần hiểu được hoàn cảnh đất nước ta thời bấy giờ đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp. Theo bước chân xâm lược của thực dân Pháp là văn hóa phương Tây. Chúng mở ra các trường học nhằm đào tạo các viên chức giúp việc, tạo thuận lợi cho kế hoạch khai thác thuộc địa. Văn hóa Phương Tây ồ ạt xâm nhập vào Việt Nam, từ đó xuất hiện một tầng lớp trí thức Tây học với những quan niệm thẩm mỹ và lối sống mới. Chính tầng lớp trí thức tây học này đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho văn học nước nhà giai đoạn 1930 – 1945. Bên cạnh đó nhu cầu thẩm mĩ của người đọc cũng được nâng cao, trình độ tiếp nhận mới của người tiếp nhận yêu cầu nhà văn cần có những thay đổi trong phương pháp sáng tác và nội dung phản ánh. Chính vì vậy văn học giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể cả về hình thức lẫn nội dung. Với các bài đọc – hiểu văn bản, học sinh cũng cần nắm được hoàn cảnh sáng tác văn bản đó, đặc biệt là hoàn cảnh rộng (hoàn cảnh xã hội). Tìm hiểu hoàn cảnh xã hội cũng giúp học sinh hiểu hơn về văn bản. * Với các bài Văn học sử như Khái quát lịch sử văn học các giai đoạn, các bài về tác gia Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Tố Hữu...việc nắm được các kiến thức về lịch sử sẽ lí giải được những yếu tố chi phối đến 18 sự phát triển văn, chi phối đến việc hình thành tài năng phong cách văn chương của mỗi tác giả. Chẳng hạn để có một tài năng văn chương như Nguyễn Du thì hoàn cảnh lịch sử với nhiều biến đổi, nhiều phen thay đổi sơn hà Lê - Trinh, Nguyễn, Tây Sơn có tác động không nhỏ đến thế giới quan sáng tác của Nguyễn Du. Thêm vào đó là các yếu tố gia đình, quê hương cũng là những là những yếu tố hun đúc nên tài năng của Nguyễn Du * Với các bài Đọc hiểu văn bản văn học Đọc hiểu Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ở Ngữ văn 10 việc tiếp cận văn bản này không thể tách rời với cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Khi giảng về những chiến thắng của cuộc khởi nghĩa lam Sơn cần tích hợp các kiến thức lịch sử. Bởi để có được những chiến thắng biến yếu thành mạnh phải do những kế sách tài giỏi đã được thực hiện trong cuộc khởi ngĩa đó. Đó là Trận Bồ Đằng, Trà Lân với mưu kế của tướng Nguyễn Chích ta đánh từ Thanh Hóa vào NGhệ An nơi đich không phòng bị, không ngờ tới để rồi có được chiến thắng oanh liệt tạo khí thế tinh thần cho cuộc khởi nghĩa. Không những thế từ đây lực lượng đi theo nghĩa quân, ủng hộ cuộc khởi nghĩa càng nhiều. Từ đó lực lượng quân đội mạnh lên để ta có được những trận đánh vang dội với Ninh Kiều, Tốt Động. Khi giảng về chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang những kiến thức lịch sử về trận chiến Chi Lăng ta đánh bại lực lượng hùng mạnh của giắc ở ải Chi Lăng để rồi giặc rút tàn quân về co ra ở Bắc Giang ta tuyệt nguồn lương thực của giặc, giặc không đánh mà đã chủ động ra hàng. Từ đó làm sáng lên kế sách tâm công của Nguyễn Trãi, cánh quan của Mộc Thành chưa đánh đã tự mở cửa ra hàng . Tích hợp với kiến thức về lịch đã làm cho giờ văn tránh được sự đơn điệu nhàm chán ngược lại làm cho học được sống thực trong một cảm hứng hào hùng của những áng văn chương và những trang sử oai hùng của dân tộc. Cũng vì thế mà chức giáo dục trong dạy Văn cũng được thực hiện nhẹ nhàng mà hiệu quả. Với bài Tuyên ngôn độc lập ở Ngữ văn 12, học sinh cần nắm được tình hình của xã hội nước ta sau Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945. Yêu cầu cấp thiết phải có bản Tuyên ngôn độc lập khi từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam quân đội Anh và 19 đằng sau là Pháp mang danh nghĩa là vào dải giáp quân đội Nhật ra khỏi nước ta nhưng thực chất là chúng có âm mưu vào xâm chiếm nước ta một lần nữa. Từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch và đằng sau là Mĩ cũng với âm mưu và mục đích như vậy. Tích hợp các kiến thức lịch sử về đặc điểm xã hội giai đoạn này, học sinh sẽ hiểu rõ, sâu sắc được mục đích và ý nghĩa của bản bản tuyên ngôn độc lập . Có thể khẳng định rằng việc đọc hiểu Ngữ văn không thể tách rời với môn Lịch sử, đây cũng là lí do vì sao thời trung đại có hiện tượng văn sử triết bất phân vì vậy mà những trang sử của Ngô Sĩ Liên lại có chất văn chương sống động và trở thành những văn bản văn chương được dạy trong chương trình như Thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn... b. Tích hợp với môn Giáo dục công dân Môn Ngữ văn có một mục tiêu rất gần với môn Giáo dục công dân đó là dạy học sinh trở thành người công dân gương mẫu, sống có ích, hướng học sinh đến chân – thiện – mĩ. Nếu môn Giáo dục công dân dạy học sinh biết làm thế nào để trở thành một người công dân mẫu mực thì môn Ngữ văn giúp các em có tư tưởng, tình cảm, cảm xúc tốt đẹp để các em có động lực thực hiện các hành vi cao đẹp. Tích hợp với môn Giáo dục công dân, học sinh sẽ biết hình thành cho mình những chuẩn mực đạo đức gần gũi với cuộc sống. Môn Ngữ văn dạy các em biết thế nào là yêu ghét rạch ròi. Học sinh biết phê phán những cái xấu, cái ác, cái không đúng chuẩn mực. Chẳng hạn học về các bài ca dao yêu thương tình nghĩa, Tương tư học sinh có thể liên hệ tới bài học về tình yêu trong môn Giáo dục công dân - hướng các em tới nhận thực về tình yêu cao thượng, trong sáng, hay Tình cảm gia đình xã hội mà 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan