Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn công tác bồi dưỡng hsg bộ môn sinh học đạt hiệu quả...

Tài liệu Skkn công tác bồi dưỡng hsg bộ môn sinh học đạt hiệu quả

.DOC
13
2691
130

Mô tả:

Ñeà Taøi : Coâng Taùc Boài Döôõng HSG Boä Moân Sinh Học Ñaït Hieäu Quaû A. Phần mở đầu: I. Lý do chọn đề tài: - Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được hầu hết giáo viên quan tâm và vận dụng vào thực tế giảng dạy, và cũng để thực hiện cuộc vận động:“Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”,“Chống ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo”.Trong các nội dung thì nội dung chống bệnh thành tích là nhằm một cuộc cách mạng có một chất lượng giáo dục thực chất và thành tích thực chất, để đào tạo một thế hệ đáp ứng với sự bùng nổ của công nghệ cao ở thế kỉ 21, là mục đích tạo ra những người tài giỏi thực sự cho đất nước. Để bắt kịp xu thế này thì đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng phải thực chất và cao hơn, sự học tập của học sinh ngay khi đang ở trong nhà trường phải có thành tích tốt hơn, đặc biệt ở giai đoạn còn nhỏ - là nền tảng vững chắc cho hành trang của mỗi học sinh sau này khi học lên cao. Từ đó người dạy cũng phải có ý thức sâu sắc mục tiêu này để có hướng giáo dục mang tính thực tiễn cao, nắm bắt kịp xu thế phát triển của đất nước và của thế giới. Trong đó việc đinh hướng và bồi dưỡng để có những học sinh giỏi dự thi cấp trường, cấp huyện thậm chí cấp tỉnh là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của các giáo viên. - Mặc dù công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được rất nhiều nhà trường và giáo viên đặc biệt quan tâm, nhưng thành tích đào tạo về mặt này ở nhiều giáo viên là không khả quan và thành tích mang lại chưa cao, trong đó có nhiều nguyên nhân. Một nguyên nhân mà theo tôi nhiều giáo viên bồi dưỡng không đạt kết quả cao là chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu là nhằm chia sẻ và cùng trao đổi kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Sinh học ở cấp Trung học cơ sở, để công tác này ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, và trên hết là : “Tất cả vì học sinh thân yêu” – “Vì các chủ nhân tương lai của đất nước sau này”. II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu: 1. Mục đích: - Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại tiên tiến từ khối 6 đến khối 9. - Giúp học sinh nâng cao ý thức tự giác trong học tập, có thói quen độc lập suy nghĩ, tự tin trong học tập và khả năng nhận thức ở mức độ cao. - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giảng dạy và nhất là chất lượng học sinh giỏi ngày càng được nâng cao. Để đạt những thành công đó theo tôi không ai khác chính là mỗi người giáo viên cần phải có ý thức trách nhiệm, có năng lực, có bản lĩnh trong việc thực hiện đổi mới phương pháp trên từng tiết học và trong những lúc bồi dưỡng học sinh giỏi rèn luyện học sinh yếu kém, giáo viên phải sử dụng triệt để từ phương pháp, đối tượng học sinh, đồ dùng dạy học phải phù hợp kích thích học sinh tìm tòi, ý thức tôn trọng thành quả lao động, kiên trì vượt khó tích cực nổ lực học tập thì mới đạt được kết quả như mong đợi. 2. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: Ngöôøi Thöïc Hieän: Nguyeãn Thò Ngoïc Linh - Tröôøng THCS TT Myõ Thoï Ñeà Taøi : Coâng Taùc Boài Döôõng HSG Boä Moân Sinh Học Ñaït Hieäu Quaû - Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát: trong quá trình giảng dạy trên lớp thông qua các câu trả lời các vấn dề khó để từ đó phát hiện họ sinh có năng khiếu đối với bộ môn mình giáng dạy, đồng thời kiểm tra lại chính xác qua bài kiẻm tra và bài khảo sát khi chọn đội tuyển. - Phương pháp thực hành thí nghiệm: trong quá trình bồi dưỡng để truyền thụ tốt kiến thức cho các em, tôi luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp. Hướng dẫn cách học các loại kiến thức, và chỉ ra cách đọc sách, tìm hiểu kiến thức từ tài liệu và sưu tầm tài liệu từ internet. - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: lựa chọn kiến thức truyền đạt, sưu tầm các loại tài liệu liên quan đến kiến thức bồi dưỡng bộ môn. III.Giới hạn của đề tài: - Thời gian: từ năm: 2010 - 2011 đến năm : 2011 - 2012. - Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những học sinh được tôi bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn sinh học gồm : 1.Đặng Thị Kim Hồng 6.Nguyễn Thị Kim Thoa 2.Nguyễn Thị Cẩm Hương 7. Đoàn Minh Châu 3.Trần Hoàng Huy 8. Lê Phú Hòa 4.Trần Thị Mỹ Ngọc. 9. Nguyễn Thanh Sang 5.Nguyễn Thị Cẩm Huyên 10.Ngô Điền Phong Ngöôøi Thöïc Hieän: Nguyeãn Thò Ngoïc Linh - Tröôøng THCS TT Myõ Thoï - Giới hạn đề tài :Đề tài được nghiên cứu và thực hiện trong phạm vi học sinh khối 9 của Trường THCS TT Mỹ Thọ. IV.Kế hoạch thực hiện: - Thống kê tỉ lệ học sinh qua khảo sát. - Phân loại học sinh theo mức độ để định hướng bồi dưỡng cho học sinh. - Xác định năng lực, trình độ và điều kiện học của học sinh. - Giúp học sinh hình thành phương pháp học tập, cách trả lời các câu hỏi.ở bộ môn sinh học. - Phân chia các loại kiến thức, để có phương pháp truyền thụ cho phù hợp. - Sưu tầm tài liệu bồi dưỡng. - Giáo viên bồi dưỡng phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết trong công tác bồi dưỡng. B.Phần nội dung: I. Cơ sở lý luận: Trí tuệ không chỉ bộc lộ qua nhận thức mà cả hành động, một người có nhiều trí thức thì càng có cơ sở tạo điều kiện vận dụng linh hoạt tri thức đó vào thực tiễn. Việc hình thành và phát triển trí tuệ không tách rời với việc rèn luyện bồi dưỡng năng lực của học sinh thông qua việc cung cấp tri thức, phương thức chiếm lĩnh tri thức cho học sinh nhằm giúp cho học sinh không những biết, hiểu mà còn có thể vận dụng một cách triệt để vào thực tiễn. Chính vì vậy giúp các em có bản lĩnh, niềm tin vững vàng để bước vào các kỳ thi mà không gặp khó khăn về kiến thức và lòng tin, đây là nhân tố quan trọng để các em gặt hái được thành tích cao. II. Cơ sở thực tiễn: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nhiều kiến thức trừu tượng, nhiều hiện tượng thực tế trong tự nhiên cần được nghiên cứu, cần phải khám phá để giúp các em học sinh có được 1 tư duy logic về sự đa dạng phong phú của sinh giới, sự thích nghi một cách hợp lý của giới tự nhiên, các nhà khoa học đã nghiên cứu sinh học trên cơ sở của các bộ môn khoa học cơ bản: Toán học, Vật lí học, Hóa học....Chính điều này tạo nên tính đặc thù cho bộ môn sinh học. - Đa phần các em học sinh cho rằng học sinh học rất trừu tượng, nhiều kiến thức lý thuyết, nhiều bài tập khó, kiến thức đan xen với các bộ môn khác dễ nhầm lẫn, bài học thường dài. Vì vậy nhiều em học sinh có tâm lý coi đây là môn phụ thiếu quan tâm học tập. - Hiện nay công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đang được rất nhiều nhà trường giáo viên đặc biệt quan tâm, tuy nhiên vẫn gặp một số khó khăn khi lựa chon học sinh tham gia đội tuyển. Để đạt những thành công đó theo tôi không ai khác chính là mỗi người giáo viên cần phải có ý thức trách nhiệm, có năng lực, có bản lĩnh trong việc thực hiện đổi mới phương pháp trên từng tiết học và trong những lúc bồi dưỡng học sinh giỏi rèn luyện học sinh yếu kém, giáo viên phải sử dụng triệt để từ phương pháp, đối tượng học sinh, đồ dùng dạy học phải phù hợp kích thích học sinh tìm tòi , ý thức tôn trọng thành quả lao động, kiên trì vượt khó tích cực nổ lực học tập thì mới đạt được kết quả như mong đợi. III. Thực trạng và những mâu thuẫn: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm rất nhiệt tình của lãnh đạo nhà trường đối với giáo viên và học sinh trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi rèn luyện học sinh yếu kém, luôn quan tâm, theo dõi, động viên khuyến khích nên thành tích học tập của học sinh có hướng chuyển biến tích cực. -Trường đã có định hướng, lên kế hoạch cho công tác bồi dưỡng học sinh ngay từ những năm học đầu cấp và được thể hiện cụ thể trong kế hoạch dạy học hằng năm. -Tạo điều kiện thuận lợi từ cơ sở vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn. -Luôn hướng dẫn dự giờ, đóng góp ý kiến trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, sách hướng dẫn phù hợp với đối tượng học sinh. - Tập thể giáo viên hoà đồng, luôn hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau. -Học sinh có tinh thần, ý thức cao trong học tập đặc biệt đối với môn dự thi 2.Khó khăn: - Cơ sở vật chất có đầu tư nhưng chưa đủ còn thiếu rất nhiều các tài liệu tham khảo cho giáo viên và sách nâng cao cho học sinh nên giáo viên phải tự trang bị và động viên học sinh mua sắm. - Trường có số lượng lớp khá đông nhưng vẫn còn hạn chế bởi số lượng học sinh đăng kí tham gia mà phân tán cho những môn khác. - Tâm lý của học sinh cho rắng môn sinh học là môn phụ nên điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình lựa chọn đối tượng bồi dưỡng của giáo viên. IV. Các giải pháp thực hiện: 1. Chọn học sinh - khảo sát lấy vào đội tuyển bồi dưỡng dự thi học sinh giỏi: - Qua 2 năm đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy việc lựa chọn học sinh có năng lực và yêu thích bộ môn vào đội tuyển để bồi dưỡng là rất quan trọng. Đây là 1 trong những nhân tố nó quyết định sự thành công hay thất bại, kết quả cao hay thấp của giáo viên khi hướng dẫn đội ngũ học sinh tham gia dự thi. Chính vì vậy giáo viên cần lựa chọn thật kỹ lưỡng đối tượng được bối dưỡng cho môn học của mình, làm thế nào phù hợp và vượt yêu cầu đặt ra. - Đội ngũ học sinh được bồi dưỡng phải say mê, yêu thích môn học của mình, có niềm tin đối với môn học và cả giáo viên bồi dưỡng, biết vâng lời và thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên bồi dưỡng. - Mỗi học sinh được bồi dưỡng có thành tích học tập các môn phải đạt từ loại khá giỏi, riêng môn sinh học phải đạt loại giỏi. Vì như thế các em mới có thể tiếp nhận được kiến thức trên lớp và cả nhũng kiến thức nâng cao một cách nhanh lẹ, chắc chắn. 2.Định hướng học tập: - Khi đã chọn được đội tuyển, thì một việc cũng hết sức quan trọng đó là xác định định hướng học tập cho các em. Nhiều em sau khi đã theo học môn này lại chuyễn sang học môn kia, hoặc theo học nhiều môn nên kết quả đạt được ở một môn là không cao, khi tham gia thi thì không đạt kết quả. Bằng cách trò chuyện, hướng dẫn, và tìm hiểu nguyện vọng của các em, từ đó tôi đã định hướng đúng theo năng lực và nguyện vọng cho học sinh của mình. - Một điều mà tôi nhận thấy trong nhiều năm đảm nhận công việc này là: muốn bồi dưỡng có hiệu quả đối với một em học sinh nào thì điều đầu tiên là em đó phải say mê, yêu thích bộ môn mà mình đã lựa chọn. Chính vì vậy mà ở mục trên tôi đã khẳng định: việc lựa chọn được đội tuyển là sự thành công bước đầu, là phần quyết định có hiệu quả cao nhất trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 3.Đặc thù môn sinh học: -Kiến thức về môn sinh học khá rộng vì ở mỗi năm học khác nhau bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: + Sinh học 6: Kiến thức về thực vật, nấm, địa y. + Sinh học 7: Động vật không xương sống và động vật có xương sống. + Sinh học 8: Giải phẩu sinh lý người và vệ sinh. + Sinh học 9: Kiến thức liên quan đến 2 lĩnh vực Di truyền biến dị và sinh thái môi trường. - Bên cạnh những kiến thức lý thuyết được đề cặp khá rộng rãi với nhiều vấn đề còn có các ứng dụng dưới dạng bài tập nhất là kiến thức về di truyền học. - Chính vì vậy khi bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên cần phải nắm rõ được những đặc điểm đặc thù riêng của môn sinh học, từ đó vận dụng vào việc sử dụng, phối hợp chặt chẽ các phương pháp dạy học phù hợp nhắm kích thích thích học sinh ham thích học tập môn học của mình và từ đó các em sẽ biết, hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, chủ động. 4.Hình thức bồi dưỡng: Trong quá trình bồi giỏi giáo viên cần vận dụng thật triệt để các hình thức bồi dưỡng như hướng dẫn cách học, cách chuẩn bị bài, cách học tập ở nhà, hình thức giúp đỡ riêng ……….. - Thứ nhất về cách học : Về kiến thức cơ bản thì các em cần nắm vững theo trong sách giáo khoa và vở học theo hệ thống các câu hỏi đã được giáo viên yêu cầu, thường phần này tôi chỉ khái quát rất nhanh, chính vì vậy người học phải chuẩn bị trước ở nhà thì mới tiếp thu được kiến thức nhanh chóng . - Thứ hai hình thức học tập ở nhà là sự tiếp tục một cách logic hình thức lên lớp. Học tập ở nhà rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình lĩnh hội, hoàn thiện tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Nó có tác dụng củng cố, đào sâu, khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức mới. Thông qua việc học tập ở nhà mà bồi dưỡng, rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong học tập, tính chủ động, tự lực, phát huy tinh thần nỗ lực chủ quan, khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong thời gian quy định. Muốn việc học tập ở nhà đạt kết quả cao giáo viên bồi dưỡng cần chú ý những điểm cơ bản sau: * Hướng dẫn tổ chức cho học sinh thấy được việc học tập ở nhà cũng hứng thú như học ở lớp. * Giúp học sinh ý thức rõ mục đích và nhiệm vụ của công việc ở nhà. * Bài làm ở nhà vừa phải đảm bảo trình độ vừa phải thoã mãn nhu cầu đào sâu, mở rộng tri thức của học sinh được bồi dưỡng. * Phải làm cho học sinh nắm được những quy tắc học bài, làm bài ở nhà và hình thành cho họ năng lực và phẩm chất tự học * Phải giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm trong việc hoàn thành bài học ở nhà…… - Hình thức giúp đỡ riêng: Hình thức này được áp dụng ngay từ những năm đầu cấp khi lựa chọn đối tượng bồi dưỡng nhằm kịp thời lắp những chổ hổng kiến thức, mặt khác từng bước hình thành cho các em phương pháp học tập, đề ra những vấn đề để tự các em giải quyết. Qua đó mở rộng, đào sâu tri thức về những vấn đề trọng tâm, cơ bản của bộ môn, tuy nhiên tránh việc học tủ, học lệch. Việc giúp đỡ riêng phải chú ý đến đặc điểm cá nhân, phải kiên trì, không nôn nóng. Cần từng bước đề ra những yêu cầu vừa sức, tạo cho học sinh đạt được những kết quả cụ thể, qua đó có thể động viên thích hợp, tạo cho họ lòng tự tin vào khả năng của mình. Ngoài ra học sinh cần sưu tầm thêm những vấn đề liên quan đến kiến thức học của buổi đó mà trong phần chuẩn bị không có, để cùng trao đổi tìm ra lời giải, cũng là cách khắc sâu kiến thức. Một việc không kém phần quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đó là hướng dẫn cách trả lời câu hỏi và làm bài của học sinh.Về cách trả lời câu hỏi thì cần yêu cầu học sinh trả lời một cách chính xác, khoa học và mang tính hệ thống. Bài làm cần trình bày khoa học, đẹp và không vi phạm quy chế.Trong phần hướng dẫn cách trả lời câu hỏi, thì tôi định hướng khung trả lời cho học sinh cụ thể. Ví dụ câu hỏi so sánh thì cần trả lời 2 phần là giống nhau và khác nhau, trong phần khác nhau cần trình bày các ý khác nhau theo từng ý,và thật khoa học. Còn về câu hỏi phân biệt thì chỉ cần tìm ra điểm khác nhau. Loại kiến thức cấu tạo, cơ chế phải trình bày có tính hệ thống. Chẳng hạn: Khi trình bày cấu tạo của hệ hô hấp thì cần trình bày từ: khoang mủi – thanh quản – khí quản - phế quản và cuối cùng là phổi. Vì vậy theo tôi phần hướng dẫn cách trả lời và làm bài cũng góp phần nâng cao thành tích làm bài của học sinh. 5.Phân chia các loại kiến thức để có phương pháp truyền thụ phù hợp: Trong kiến thức Sinh học ở chương trình trung học cơ sở có nhiều loại kiến thức, chính vì vậy việc phân loại kiến thức là rất quan trọng để cho học sinh dễ học, dễ nắn bắt kiến thức. Đồng thời ở một loại kiến thức người giáo viên phải lựa chọn một phương pháp thích hợp để truyền thụ kiến thức, sao cho người học dễ nắm bắt và kích thích được trí tuệ của các em. Theo tôi nội dung bồi dưỡng có những loại kiến thức sau: - Kiến thức về cấu tạo: Ví dụ: Bộ xương; Tim và hệ mạch; Phổi; ADN; ARN; … - Kiến thức về sinh lí - cơ chế: Tính chất của bộ xương; vòng tuần hoàn; sự trao đổi khí; bài tiết nước tiểu; phản xạ; Trao đổi chất; tổng hợp ADN – ARN; nguyên phân; … - Kiến thức về giải thích – liên hệ thực tế: vì sao người già hay bị gảy xương hơn trẻ em?; vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, còn AB là chuyên nhận?; Thiếu axít trong Dạ Dày thì ảnh hưởng đến tiêu hoá như thế nào?; … - Kiến thức về câu hỏi so sánh: bao gồm so sánh về các cơ quan, các quá trình sinh lí và cơ chế: Ví dụ: So Sánh Hồng cầu và Bạch cầu; ADN và ARN;… - Kiền thức về định luật. - Kiến thức về sinh thái – môi trường. - Kiền thức về bài tập di truyền. Bất kì một môn học nào, kiến thức cũng có tính hệ thống và kế thừa. Chính vì vậy khi giảng dạy phải có tính lôgíc thì học sinh dễ nắm, nhận thức sâu và kĩ hơn. Ví dụ: khi trình bày cấu tạo của Hệ tuần hoàn thì ta cần cung cấp từ ngành động vật nguyên sinh cho đến ngành động vật có xương sống; trong ngành động vật có xương sống thì cần trình bày kĩ từ lớp cá cho đến lớp thú. Trình bày như trên người học không những hiểu bài một cách dễ dàng mà còn khắc sâu các loại kiến thức khác. Đối với một loại kiến thức thì nhất định phải lựa chọn một phương pháp dạy học phù hợp, nhằm kích thích người học hứng thú hơn, chủ động tìm ra kiến thức và nắm bắt kiến thức ngay tại lớp. Chẳng hạn: đối với loại kiến thức cấu tạo thì dùng phương pháp hỏi đáp kết hợp giảng giải.Bằng hệ thống câu hỏi người dạy lần lượt khai thác kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ tổng quat đến cái cụ thể, chi tiết. Ví dụ: khi trình bày vấn đề “ Đặc điểm cấu tạo của hệ hô hấp phù hợp với chức năng? ”, người giáo viên cần đặt ra hệ thống các câu hỏi sau để khai thác học sinh: * Kể tên các cơ quan trong hệ hô hấp ở người ? * Trình bày cấu tạo và chức năng các cơ quan đó ? Sau đó bằng phương pháp giảng giải giáo viên kết luận lại vấn đề. Đối với kiến thức giải thích, liên hệ thực tế, người dạy nên sử dụng phương pháp hoạt động nhóm để cho người học trao đổi tìm ra lời giải thông qua hướng dẫn, gợi ý của giáo viên. Đối với kiến thức sinh lí – cơ chế nên dùng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Tóm lại, để truyền thụ tri thức một cách hiệu quả, bản thân tôi thiết nghĩ là phải cần lựa chọn phương pháp dạy học tương thích, làm sao kích thích, giúp người học chủ động tìm ra kiến thức. Trong một loại kiến thức ta cần phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, tuỳ vào đối tượng và tình huống cụ thể. 6.Giáo viên bồi dưỡng: - Muốn kết quả bồi dưỡng đạt thành tích cao theo tôi trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cần phải có tâm huyết thật sự với nghề, sẵng sàng hướng dẫn giúp đỡ các em say mê yêu thích môn học nhằm đạt mục tiêu đề ra trên từng tiết học - Vấn đề rất quan trọng giúp học sinh say mê yêu thích môn học là đỏi hỏi ở người giáo viên kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm bồi dưỡng, lựa chọn phương pháp phù hợp, hấp dẫn học sinh . Điều không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp dạy học là phương tiện dạy học mà giáo viên vận dụng giảng dạy trên từng tiềt học làm thế nào để kích thích sự ham thích say mê nghiên cứu, tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức, đó cũng là vấn đề thành công khi đưa ra điều kiện lựa chọn đối tượng bồi dưỡng. - Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giáo viên cần phải đặt ra nhiều tình huống có vấn đề sau đó yêu cầu học sinh tìm ra đáp án khi kết thúc 1 bài hay 1 chương. Có như vậy các em sẽ hăng hái chủ động nắm bắt kiến thức để tìm ra đáp án một cách nhanh chóng nhất và chính xác nhất , đồng thời giáo viên không phải mất nhiều thời gian nhắc đi nhắc lại kiến thức nhiều lần, và như thế giáo viên vừa tránh nhàm tránh vừa tiết kiệm được thời gian để truyền thụ kiến thức mới cho học sinh Ví dụ: Đối với bài “Đông máu và các nguyên tắc truyền máu” giáo viên có thể đặt những vấn đề như sau : + Em có bao giờ bị chảy máu chưa? Em có nhận xét gì về trạng thái của máu trên vết đứt ? + Tại sao máu trong mạch không bao giờ đông, nhưng ra khỏi mạch thì bị đông lại ? + Là 1 bác sĩ trước khi truyền máu em cần phải làm gì ?................. - Trong khi bồi dưỡng thời gian có hạn nên giáo viên không thể nào cung cấp cho học sinh toàn bộ những kiến thức một cách thụ động mà cần hướng dẫn học sinh dưới dạng câu hỏi gợi ý một cách ngắn gọn nhưng chính xác, sau đó tiến hành kiểm tra lại kiến thức tiếp thu của học sinh bằng các thao tác tư duy để giúp học sinh giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. - Phần câu hỏi và bài tập khi giáo viên đưa ra cần phải có sự đầu tư mới có thể kích thích sự tư duy sáng tạo của các em. - Giáo viên phải định hướng cho các em ngay từ đầu buổi học để giúp các em chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức từ trước để khi bồi dưỡng giáo viên sẽ ít mất thời gian nhắc lại kiến thức cũ - Khi tiến hành ôn tập kiến thức cũ ở các lớp 6, 7, 8 giáo viên cần định hướng kết hợp với việc xoáy sâu vào phần trọng tâm giúp học sinh thuận tiện hơn đối với việc ôn tập cho học sinh - Đối với kiến thức mới như sinh học 9 khi bồi dưỡng cho học sinh ngoài tiết dạy trên lớp giáo viên cần hướng dẫn thật kỹ lưỡng, rõ ràng chính xác và cần phải nâng cao giúp các em có thể giải quyết nhanh chóng phần lệnh, trả lời thật chính xác phần câu hỏi SGK và hoàn thành được bài tập 1 cách chính xác nhất. Bên cạnh những kiến thức được thể hiện dưới dạng kênh chữ còn những kiến thức được thể hiện dưới dạng kênh hình cũng rất quan trọng, nó không những giúp các em nắm bắt thông tin rõ ràng, chính xác nhất. - Sau mỗi bài học thường có mục “em có biết ” giáo viên nên phân tích và hướng dẫn học sinh nghiên cứu chứ không nên đọc qua loa. Vì đó là kiến thức bổ sung cho bài học. - Cùng với kiến thức lý thuyết thì việc giúp học sinh làm quen, nhận dạng và giải được một số dạng bài tập là rất quan trọng và cần thiết vì nó không những giúp học sinh có cơ sở, vốn kiến thức để dự thi học sinh giỏi cấp THCS mà còn có thể vận dụng giải bài tập khi học lên THPT như các dạng toán cơ bản sau: - Phần tìm hiểu các TNo của Menđen: Giáo viên cần hướng dẫn giúp học sinh : * Xác định được các bước cơ bản giải toán lai như: Qui ước gen, xác định kiểu gen, kiểu hình, viết sơ đồ lai, kết luận kiểu gen…. * Phân biệt được dạng toán lai 1 cặp tính trạng, lai 2 cặp tính trạng, di truyền liên kết,.....….. - Phần nhiễm sắc thể: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận dạng hình thái, biết số lượng nhiễm sắc thể trong các kỳ của nguyên phân hoặc giảm phân. - Phần ADN giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số công thức cơ bản để giải được một số bài toán cơ bản như: 1. Tính chiều dài của ADN: LADN =  Nu x 3,4Ao ( L: chiều dài của ADN; N : số Nu của ADN) 2 2. Tính số nu của ADN:  Nu = 2L / 3.4 3. Tính khối lượng của ADN: M = N x 300 đ.v.c 4. Số lượng nu : N = A + T + G + X hay N = 2A + 2G 5. Tỷ lệ từng loại nu trong phân tử ADN: % A + % T + %G + %X = 100 % hay : % A + % G = 50 % hay : % T + % X = 50 % % A = % T = A / N x 100% = T / N x 100 % % G = % X = G / N x 100% = X / N x 100 % 6. Tính số liên kết hyđrô của phân tử ADN: H = 2A + 3G ( hay 2T + 3X ) 7. Xác định trình tự và số lượng của các loại nu trên mỗi mạch của phân tử ADN * Theo NTBS có : Mạch 1 Mạch 2 A1 A2 T1 T2 G1 G2 X1 X2 Mạch 1 có: A1 = T2, A2 = T1 Mạch 2 có: G1 = X2, G2 = X1 A = T = A1 + A2 = T1 + T2 G = X = G1 + G2 = X1 + X2 8. Tính số lần nhân đôi của ADN và phân tử ADN được tạo ra qua nhân đôi - Số lần nhân đôi : 1, 2, 3, 4,......n - Số ADN con được tạo ra : 21, 22, 23,.....2n 9. Tính số nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho ADN nhân đôi Gọi x là số lần nhân đôi của ADN thì : Nmt = ( 2x – 1 ) . NADN 10. Tính số nuclêôtit từng loại mà môi trường cung cấp Amt = Tmt = ( 2x -1 ) . A ADN Gmt = Xmt = ( 2x – 1 ) . GADN 11. Tính số liên kết hyđrô bị phá vở H phá vở = ( 2x – 1 ) . H ADN 12. Tính chu kỳ xoắn trong ADN C = NADN / 20 13. Tính số axitamin mà môi trường cung cấp để giải mã 1 phân tử prôtêin Số axitamin = N / 6 – 1 = rNu / 3 - 1 14. Tính số axitamin hoàn chỉnh. Số axitamin = n / 6 – 2 = r Nu / 3 - 2 - Phần di truyền học ở người: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết được ký hiệu, ý nghĩa của từng ký hiệu và vẽ được sơ đồ phả hệ, giải được một số bài tóan cơ bản về phả hệ ……. - Để thuận lợi hơn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm mua 1 số sách hệ thống một số kiến thức + Lớp 6: Sổ tay sinh học 6 + Lớp 7: Sổ tay sinh học 7 + Lớp 8: Sổ tay sinh học 8 + Lớp 9: Cẩm nang sinh học 9 + 335 bài toán trắc nghiệm sinh học 9 - Song song với việc cung cấp kiến thức cho học sinh thì giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh cách trình bày bài thi của mình một cách rõ ràng, đầy đủ và chính xác nhất. - Giáo viên cần sưu tầm, lựa chọn được các bộ đề thi của những năm học trước để học sinh làm quen và định hướng được cách học bài và làm bài. - Sau mỗi phần ôn tập cho học sinh các môn ( sinh học 6,7,8,9 ) giáo viên cần tổ chức mỗi môn lần lượt từ 3 - 4 lần cho học sinh thi thử nhằm giúp các em quen, tạo được lòng tự tin cho học sinh đồng thời giáo viên cũng có thể nắm rõ trình độ của học sinh mà bổ sung chỗ khuyết của các em nhằm giúp các em hoàn thiện kiến thức hơn khi bước vào kỳ thi chính thức. 7.Sưu tầm tài liệu bồi dưỡng: Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi thì việc sưu tầm tài liệu để bồi dưỡng là rất quan trọng, quyết định phần lớn thành công cho việc đạt kết quả cao. Nhận thấy được điều này, bản thân tôi đã sưu tầm nhiều loại tài liệu liên quan đến kiến thức học sinh giỏi bộ môn mà mình đảm nhiệm. Ngoài những sách có trong thư viện trường, tìm mua ở các hiệu sách, tư liệu trên Internet, tôi còn sưu tầm các đề kiểm tra học sinh giỏi bộ môn Sinh học cấp huyện - thị và tỉnh qua các năm. Đối với học sinh, đã cung cấp cho các em một số sách học tốt, yêu cầu đọc các sách có ở thư viện và sưu tầm thêm các loại sách tham khảo. Đồng thời cần giáo dục cho các em hiểu rằng: Ngoài việc kiến thức được ôn chỉ là một phần nhỏ, thì phần quyết định thành công là việc đọc thêm nhiều kiến thức có ở trong các sách báo, hay trên Internet. 8.Thời gian bồi dưỡng: Song song với việc lựa chọn đối tượng bồi dưỡng thì thời gian bồi dưỡng cũng rất cần thiết, chính vì vậy giáo viên cần bố trí thời gian cho phù hợp với đối tượng học sinh, không nên quá nhiều cũng không nên quá ít. Ở đây khi bồi dưỡng học sinh tôi cũng chú ý đến thời gian biểu của học sinh cho phù hợp với hoạt động học tập, nghỉ ngơi của học sinh. Mỗi tuần tôi bồi dưỡng 6 tiết / 3 buổi / tuần, giữa mỗi buổi học, học sinh được giải lao, đố vui hay kể chuyện nói nhiều vấn đề liên quan đến nội dung bài học vừa giúp học sinh khắc sâu kiến thức và cập nhật thêm thông tin . 9.Sự phối hợp của gia đình - xã hội: Ngoài những yếu tố nêu trên thì sự quan tâm khích lệ từ phía cha mẹ học sinh và sự hỗ trợ từ phía hội cha mẹ học sinh là rất quan trọng vì nó chính là động lực thúc đẩy học sinh nổ lực phấn đấu hơn nữa để đạt thành tích cao. V.Hiệu quả áp dụng: Bản thân tôi tuy tuổi nghề còn rất trẻ nhưng may mắn được nhận nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học. Từ chất lượng thực tế của trường đã thôi thúc tôi rằng bằng mọi giá phải nâng cao chất lượng học sinh giỏi của trường nói chung và môn sinh học nói riêng. Quả thật như vậy từ nổ lực ấy cùng với các giải pháp trên từ năm học 2010 đến nay đã đem lại cho tôi không ít thành công, cũng trong thời gian qua đội ngũ học sinh giỏi đã đem lại niềm vinh hoan cho nhà trường nói chung, cho bản thân tôi cùng với học sinh được bồi dưỡng nói riêng làm cho tỉ lệ học sinh giỏi được nâng lên hằng năm. Kết quả như sau: - Học sinh giỏi đạt giải huyện: 2010 - 2011 1.Đặng Thị Kim Hồng (KK) 4.Nguyễn Cẩm Huyên(KK) 2.Nguyễn Thị Cẩm Hương(KK) 5.Trần Thị Mỹ Ngọc (Ba) 3.Trần Hoàng Huy(KK) 6.Nguyễn Thị Kim Thoa(KK) - Học sinh giỏi đạt giải huyện : 2011 - 2012 1.Lê Phú Hòa (Ba ) 3.Ngô Điền Phong ( KK ) 2.Đoàn Minh Châu ( KK ) 4.Nguyễn Thanh Sang ( KK ) C.Kết luận: I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác: Tóm lại nếu giáo viên tạo được môi trường học tập thân thiện, mối quan hệ gần gũi, không khí học tập vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng cùng với phương pháp học tập tích cực, tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, mức độ kiến thức bồi dưỡng phù hợp với trình độ của học sinh, mặt khác những em này có thể được học với chương trình có tốc độ cao hơn học sinh bình thường, thì hy vọng rằng có thể cải thiện được kết quả trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp và xa hơn nữa là tạo ra được sự hứng thú trong quá trình học tập và rèn luyện. Giúp cho các em học sinh thay đổi trong nhận thức, chuyển từ yêu cầu học tập sang nhu cầu học tập vì nguồn gốc của tính tích cực, sự hứng thú là nhu cầu. Khi các em có nhu cầu học tập các em sẽ tự tìm kiếm và lĩnh hội tri thức hay nói cách khác là khả năng tự học thì kết quả sẽ đạt cao hơn và xa hơn, nhắm nâng cao uy tín chất lượng dạy và học, đưa công tác giáo dục mũi nhọn của tỉnh ta sớm đạt chuẩn trong khu vực và từng bước đạt chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, việc bồi dưỡng học sinh giỏi còn góp phần làm cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Vì để bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi người giáo viên phải giỏi, phải tâm huyết với nghề thì mới truyền nhiệt huyết cho học sinh được. Đây cũng chính là điều mà tất cả giáo viên đang mong đợi trong vai trò là người chịu trách nhiệm dẫn dắt, đưa các em đến bến bờ tri thức. Vì thế tôi mong đề tài này sẽ được quý đồng nghiệp chia sẽ, đóng góp, bổ sung nhằm tìm ra được phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện kh¼ng ®Þnh th¬ng hiÖu cña nhµ trêng, t¹o ra khÝ thÕ h¨ng say v¬n lªn häc tËp giµnh nh÷ng ®Ønh cao trong häc sinh. II.Khả năng áp dụng: - Thực hiện phạm vi đối với học sinh trường THCS TT Mỹ Thọ. - Có thể phổ biến ở một số trường khác trong huyện. III.Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển: - Mặc dù kinh nghiệm đã được thực hiện trong hai năm nhưng bản thân vẫn là giáo viên trẻ nên còn rất nhiều vấn đề cần được trao đổi. Tuy nhiên qua áp dụng những biện pháp đã nêu trên tôi đã đạt được một số kết quả như mong muốn và sẽ cố gắng phát huy trong thời gian tới để thật có nhiều học sinh giỏi cấp Tỉnh. - Theo tôi việc thực hiện những biện pháp trên không phải là vấn đề khó nhưng cũng không hẳn là dễ dàng, vì nó đòi hỏi rất cao mà bản thân tôi tự nhận thấy để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả thì người giáo viên phải có các phẩm chất sau: + Ý thức trách nhiệm. + Có năng lực chuyên môn vững vàng, nắm chắt các loại kiến thức bộ môn, không những rộng mà cần phải sâu, luôn nắm bắt các loại kiến thức mới. + Có tâm huyết, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác được giao. + Cần phải chọn học sinh bồi dưỡng có năng lực thực sự và yêu thích bộ môn. + Biết cách tạo hứng thú đối với môn học và hướng dẫn cách tự học ở nhà. - Gia đình phải thật sự quan tâm đến việc học của các em, đồng thời các em phải có ý thức học tập chăm chỉ, thấy được lợi ích và tầm quan trọng khi được bồi dưỡng. - Bản thân sẽ phối hợp chặt chẽ với các giáo viên cùng chuyên ngành, với thấy cô để được trao đổi hỗ trợ kinh nghiệm đồng thời không ngừng học hỏi qua sách, báo, đài, mạng nhằm nâng cao hơn nữa kết quả bồi dưỡng và nâng cao hiệu quả học sinh giỏi vòng huyện, vòng tỉnh ở bộ môn sinh học vào những năm học tới. IV. Đề xuất, kiến nghị: 1.Về phía nhà trường: - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng, đặc biệt là phòng và bố trí thời gian phù hợp. - Hằng năm bổ sung các loại tài liệu liên quan đến kiến thức bồi dưỡng mà giáo viên yêu cầu. - Có hình thức động viên khen thưởng kịp thời đến từng cá nhân và học sinh có thành tích cao trong công tác học sinh giỏi. 2.Về phía ngành: - Mở các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi do những giáo viên có kinh nghiệm truyền đạt. *Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học đã thực hiện trong thời gian qua, chắc hẳn vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất chân thành và mong đợi những ý kiến đóng góp của ban Giám Hiệu, của Hội đồng khoa học Ngành. Tôi xin chân thành cảm ơn. TT Mỹ Thọ, ngày 08 tháng 03 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Ngọc Linh Xác nhận của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp Trường --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Xác nhận của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp Huyện ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan