Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ...

Tài liệu Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu cho học sinh thpt.

.PDF
23
140
100

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................2 1. Lí do chọn đề tài:.........................................................................................2 2. Mục đích chọn đề tài:..................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI..........................................................................4 1. Cơ sở lí luận của vấn đề:.............................................................................4 2. Thực trạng tình hình qua khảo sát điều tra:............................................5 3. Giải pháp thực hiện đề tài:.........................................................................5 3.1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh và định hướng yêu cầu đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu:.........................................................................................5 a. Kiến thức về đoạn văn:.......................................................................5 b. Định hướng yêu cầu đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu:...................................................................6 3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu:.................................6 a. Bước 1: Xác định yêu cầu của đề:......................................................6 b. Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn:....................................7 c. Bước 3: Tìm ý cho đoạn ( Triển khai ý):..........................................8 d. Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn:...................................................9 3.3. Giải pháp 3: Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn cho học sinh bằng các dạng bài tập................................................................................................10 a. Dạng bài tập nhận biết:.....................................................................10 b. Dạng bài tập vận dụng:.....................................................................12 c. Vận dụng rèn kĩ năng viết đoạn văn NLXH 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần Đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia cụ thể:....17 4. Kết quả sau khi thực hiện đề tài:.............................................................19 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:......................................................21 1. Kết luận:.....................................................................................................21 2. Kiến nghị:...................................................................................................21 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Phương án thi THPT Quốc gia được Bộ Giáo dục công bố chiều ngày 28 tháng 9 năm 2016, thí sinh năm 2017 sẽ thi 5 bài, gồm 3 bài độc lập : Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và tự chọn một trong hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên(Vật lý, Hóa học, sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Có thể nói đây là sự điều chỉnh lớn về hình thức so với kỳ thi THPT Quốc gia các năm trước.Trong đó môn Ngữ Văn cũng có sự thay đổi đáng kể. So với đề thi năm 2016, đề thi năm 2017 vẫn duy trì hình thức tự luận. Tuy nhiên, thời gian rút xuống từ 180 phút chỉ còn 120 phút. Bởi vậy các phần trong đề thi đã có sự điều chỉnh. Đặc biệt phần làm văn Nghị luận xã hội từ yêu cầu viết bài văn 600 chữ đã chuyển thành đoạn văn 200 chữ được triển khai ý từ phần Đọc hiểu. Ở bậc Trung học phổ thông, trong phân môn làm văn, học sinh tiếp tục được luyện tập viết đoạn văn, nhưng chủ yếu là nghị luận Văn học. Chương trình THPT hiện hành, nhất là chương trình 12 chủ yếu rèn kĩ năng lập dàn ý và văn bản mà chưa chú trọng rèn kĩ năng viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ cho học sinh. Trong khi đó năm 2018 theo kế hoạch của Bộ Giáo dục mới có Bộ sách giáo khoa mới. Đây chính là thời điểm giao thời giữa cũ và mới, giữa hình thức thi đã thay đổi còn chương trình chưa thể đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn THPT, tuy giáo viên đã giúp học sinh nắm các yêu cầu về đoạn văn, cách làm bài nghị luận ở từng kiểu bài, nhưng kĩ năng viết đoạn, viết bài nghị luận của học sinh chưa thật thành thạo. Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, nhất là đối với đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống. Trong quá trình làm bài kiểm tra tại lớp cũng như kiểm tra học kì, thi thử THPT Quốc gia ở môn Ngữ văn nhiều năm qua, học sinh làm bài văn nghị luận xã hội còn nhiều em dưới điểm trung bình. Tỉ lệ học sinh đạt điểm cao Đại học chưa nhiều. Ban giám hiệu luôn băn khoăn về chất lượng giáo dục Nhà trường. Là giáo viên dạy văn tôi thực sự lo lắng, trăn trở về thực trạng này. Mỗi thầy cô giáo không chỉ là tấm gương về đạo đức mà còn là tự học và sáng tạo. Đứng trước sự thay đổi mỗi thầy cô phải nhanh chóng nắm bắt kịp thời và có những phương pháp giảng dạy phù hợp. Bởi phương pháp chính là chìa khóa giúp ta thành công “thiếu phương pháp thì người tài cũng có lỗi, có phương pháp thì người thường cũng làm được điều phi thường”. Năm học vừa qua, tôi được giao trách nhiệm giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11A6, 12A5 và trực tiếp ôn cho các em thi THPT Quốc gia, tôi luôn mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học văn nói chung, rèn luyện kĩ năng tạo lập đoạn văn nói riêng cho các em. Vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần Đọc hiểu cho học sinh THPT”. 2 2. Mục đích chọn đề tài: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Để có thể đổi mới Giáo dục đào tạo thì kiểm tra đánh giá học sinh đóng vai trò quan trọng,“ Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục là khâu đột phá” ( Ban chấp hành TƯ Đảng – Khóa XI). Mong rằng với sự điều chỉnh hình thức thi năm 2017, nền giáo dục nước ta sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Với đề tài này bản thân tôi muốn góp một phần nhỏ để chương trình đổi mới về hình thức thi đánh giá của Bộ Giáo dục đào tạo đi vào thực tiễn, có thể đến với từng học sinh mà tôi đang giảng dạy. Từ đó góp phần củng cố kĩ năng xây dựng đoạn văn, nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Ngữ văn THPT, nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp Đại học cao đẳng và thi HSG cấp tỉnh của nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh THPT. - Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lí thuyết: Những tài liệu có liên quan đến đoạn văn, cách lập luận, trình bày nội dung đoạn văn. - Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin lớp 11, 12. - Phương pháp thống kê xử lý số liệu: cho học sinh làm bài kiểm tra. - Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy: Đan lồng vào các tiết tìm hiểu về Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí, Nghị luận về một hiện tượng đời sống; các giờ học phụ đạo buổi chiều. 3 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận của vấn đề: Như chúng ta đã biết: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần ( thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn. (SGK Ngữ văn 10 tập I, trang 97). Về mặt hình thức, đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh. “Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một trình tự rõ ràng rành mạch” (SGK Ngữ văn 10 tập II, trang 62). Sự hoàn chỉnh đó thể hiện ở những điểm sau: mỗi đoạn văn bao gồm một số câu văn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng, có liên kết với nhau về mặt hình thức, thể hiện bằng các phép liên kết; mỗi đoạn văn khi mở đầu, chữ cái đầu đoạn bao giờ cũng được viết hoa và viết lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn. Các câu, các đoạn văn phải được liên kết với nhau bằng một số phép liên kết: Phép lặp, Phép thế, Phép nối, Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng… Để trình bày một đoạn văn cần phải sử dụng các phương pháp lập luận. Lập luận là cách trình bày luận cứ dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lí thì đoạn văn, bài văn mới có sức thuyết phục.Trong đoạn văn, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu (cách lập luận) phổ biến: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp... bên cạnh đó là cách lập luận suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, suy luận tương phản, đòn bẩy, nêu giả thiết… Có thể thấy về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định nào đó về logic ngữ nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng. Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ thường được triển khai theo ba bước cơ bản: - Giải thích câu trích từ phần Đọc hiểu. - Phân tích và chứng minh: Phân tích các khía cạnh của vấn đề và dẫn ra các dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống, xã hội, lịch sử… để làm sáng tỏ chân lí đã giải thích. - Bình luận đánh giá: khái quát khẳng định lại chân lí, mở rộng và nâng cao ý nghĩa của vấn đề có thể phê phán những hiện tượng, những biểu hiện đi ngược lại chân lí và liên hệ bản thân để rút ra bài học. (Bộ đề luyện thi Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn – Đỗ Ngọc Thống, trang 25). Tất cả những kiến thức lí thuyết trên là cơ sở để tôi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này. Bên cạnh đó tôi cũng khảo sát thực trạng kĩ năng viết 4 đoạn văn của học sinh lớp 11A6, 12A5 ở trường THPT Đông Sơn 2 để có giải pháp thực hiện hợp lí, hiệu quả. 2. Thực trạng tình hình qua khảo sát điều tra: Vào đầu các năm học, nhà trường bao giờ cũng khảo sát chất luợng học tập các môn Toán, Ngữ văn để phân loại học sinh, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Kết hợp với kết quả khảo sát chất lượng, trong các giờ học đầu năm học, đặc biệt khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi hình thức kiểm tra kì thi THPT Quốc gia năm 2017, tôi thường kiểm tra kĩ năng viết đoạn của học sinh qua các bài tập nhỏ sau các tiết Làm văn bằng cách cho học sinh viết đoạn văn nêu suy nghĩ về một ý kiến, quan điểm về vấn đề xã hội. * KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỤ THỂ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở LỚP 11A6, 12A5 TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 LÀ: Tổng số Khối lớp học sinh 11A6 40 12A5 45 KẾT QUẢ XẾP LOẠI Giỏi Khá Trung bình Yếu TS % TS % TS % TS % 3 2 7.5% 4.4% 7 6 17.5% 13.3% 18 22 45% 49% 12 15 30% 33.3% Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy số học sinh không có kĩ năng viết đoạn còn nhiều, số học sinh có kĩ năng viết đoạn thành thạo còn ít. Trên bài làm của hầu hết các em thể hiện việc nắm khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong đoạn văn, cách trình bày đoạn văn còn mơ hồ. Đa số học sinh viết thành bài văn tách mở bài, thân bài và kết bài theo thói quen lâu nay. Nhiều bài viết lủng củng, sơ sài, lập luận không mạch lạc chặt chẽ. Các ý lộn xộn, không có lớp có lang, ý lớn ý nhỏ không theo trình tự hợp lí. Đầu đoạn văn không viết hoa lùi đầu dòng, các dòng khác thò ra thụt vào tuỳ tiện. Có thể nói kĩ năng làm văn, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn của học sinh còn nhiều hạn chế. Do vậy để khắc phục hạn chế của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp hợp lí. 3. Giải pháp thực hiện đề tài: 3.1. Giải pháp 1: Củng cố kiến thức về đoạn văn cho học sinh và định hướng yêu cầu đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu: a. Kiến thức về đoạn văn: GV cho HS nhắc lại khái niệm và các cách trình bày nội dung trong đoạn văn đã học ở THCS. 5 b. Định hướng yêu cầu đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu: Về hình thức của đoạn văn, đảm bảo yêu cầu đoạn văn nói chung và dung lượng 200 chữ. Tuy nhiên, để tránh mất thời gian các em ngồi đếm chữ, chúng ta có thể lượng hóa đoạn văn ấy trong khoảng 20 đến 30 dòng tùy thuộc vào chữ của học sinh to hay nhỏ. Về nội dung, sau khi nắm nội dung cơ bản của đoạn trích trong phần Đọc hiểu, HS cần chú ý để xác định: - Chủ đề của đoạn văn: Nghị luận về tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng đời sống được rút ra từ phần đọc hiểu. - Hệ thống câu hỏi tư duy: Ý kiến ấy là gì? như thế nào? vì sao? đúng hay sai? thể hiện? có ý nghĩa với cuộc sống con người và bản thân? - Các ý triển khai trong đoạn: + Giải thích ý kiến + Phân tích chứng minh + Bình luận đánh giá: Mở rộng vấn đề, đồng tình hoặc không đồng tình, đưa ra phản đề… + Bài học liên hệ : chân thành nghiêm túc. - Xây dựng mô hình đoạn văn: Câu chức năng Nội dung yêu cầu Dung lượng Câu chủ đề Vấn đề nghị luận. 2- 3 dòng Câu bổ trợ 1,2,3 Giải thích vấn đề 4 dòng Câu bổ trợ 4,5,6,7,8 Phân tích, chứng minh 12 dòng Câu bổ trợ 9,10 2 câu bổ trợ cuối Bình luận Rút ra bài học 3 dòng 2 dòng Đó là những kiến thức cơ bản mà tôi đã củng cố ngay cho học sinh sau khi vào đầu năm học qua các tiết dạy làm văn và các buổi học phụ đạo buổi chiều. Ngoài ra, tôi cũng mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học sinh khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả, tương đồng, tương phản...vận dụng nhiều thao tác lập luận trong đoạn, những dạng đề khó… 3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu: Để viết đoạn văn thành công, cần chú ý tuân thủ các bước: a. Bước 1: Xác định yêu cầu của đề: - Để xác định yêu cầu của đề tốt, HS phải đọc kĩ đoạn trích phần Đọc hiểu để nắm vững nội dung. Điều đó sẽ làm cơ sở để các em viết đoạn văn. - Căn cứ vào yêu cầu của đề bài, xác định rõ nội dung cần trình bày trong đoạn là gì? ( Nội dung đó sẽ được “gói” trong câu chủ đề. Và cũng là định 6 hướng để viết các câu còn lại). Nội dung đó được trình bày theo cách nào, có yêu cầu nào khác về hình thức, ngữ pháp. Ví dụ: Đề 1: Đọc đoạn trích ở Phần Đọc hiểu: ( Người Việt đang hả hê tiễn đồng loại ra nghĩa địa - Theo VTC Báo mới ngày 25/03/2016 ), (Xem đầy đủ ở PHỤ LỤC I trang 2). Anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về “thực phẩm bẩn trong xã hội ngày nay”. * HS tiến hành đọc đoạn trích để xử lí tốt phần Đọc hiểu và xác định được yêu cầu của đề: - Dạng đề: nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Nội dung: nêu lên suy nghĩ của em về “thực phẩm bẩn trong xã hội ngày nay”: - Hình thức: đoạn văn 200 chữ. Đề 2: Đọc đoạn trích ở Phần Đọc hiểu ( Khúc 7, “Những người đi tới biển” - Thanh Thảo, năm 1977 ), (Xem đầy đủ ở PHỤ LỤC I trang 2). Từ những dòng thơ :“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (Những tuổi 20 làm sao không tiếc)/Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ Quốc?”, anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ biểu hiện lòng biết ơn trước công lao của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. * HS hiểu nội dung của đoạn trích: Thanh Thảo đã ngợi ca những chàng trai cô gái tuổi 19, 20 trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc. Họ đã hi sinh quãng đời thanh xuân đẹp nhất, ngay cả tính mạng của mình để giành lại cuộc sống tự do cho nhân dân. Từ đó, xác định được yêu cầu của đề: - Dạng đề: nghị luận về tư tưởng đạo lí. - Nội dung: nêu lên biểu hiện lòng biết ơn trước công lao của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. - Hình thức: đoạn văn 200 chữ b. Bước 2: Xác định câu chủ đề cho đoạn văn: Câu chủ đề là câu nêu ý của cả đoạn văn, vì vậy đó là câu đặc biệt quan trọng. Khi viết đoạn cần chú ý đọc kĩ đề, xác định yêu cầu của đề, từ đó xác định câu chủ đề. Có 3 dạng đề xét về phương diện chủ đề: Đề cho sẵn câu chủ đề; có đề nối kết lời dẫn ở phần đọc hiểu với chủ đề; có đề không cho sẵn câu chủ đề mà yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý kiến trong phần đọc hiểu. Ví dụ 1: Đề cho sẵn câu chủ đề: - Đề 1 (Ở phần Bước 1): Căn cứ vào phần yêu cầu của đề bài: nêu lên suy nghĩ của em về “thực phẩm bẩn trong xã hội ngày nay”, ta có thể viết câu chủ đề : Vấn đề thực phẩm bẩn trong xã hội ngày nay là một trong những vấn nạn nhức nhối. Ví dụ 2: Đề nối kết lời dẫn ở phần đọc hiểu với chủ đề: - Đề 2( Ở mục a, Bước 1): Căn cứ vào phần yêu cầu của đề bài: trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn trước công lao của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ta có thể viết câu chủ đề : Mỗi chúng ta luôn biết 7 ơn trước công lao to lớn của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. - Với những đề này ta không phải xác định chủ đề, muốn viết câu chủ đề chỉ việc phát triển ý, trình bày thành các câu phát triển. Ví dụ 3: Đề không cho sẵn câu chủ đề mà yêu cầu xác định qua ý kiến trong phần đọc hiểu. - Đề 3: Đọc đoạn trích ở Phần Đọc hiểu: ( 55 mùa xuân và “Tết trồng cây”Chung Tử, Số xuân Ất mùi tạp chí tri thức và thời đại, 2005), (Xem đầy đủ ở PHỤ LỤC II trang 3). Anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Trồng cây xanh là lẽ sống không chỉ một công việc mà là một triết lí nảy sinh từ sự phát triển cho sự nghiệp và dân tộc”. Căn cứ vào phần yêu cầu của đề bài: trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Trồng cây xanh là lẽ sống không chỉ một công việc mà là một triết lí nảy sinh từ sự phát triển cho sự nghiệp và dân tộc ”, ta có thể viết câu chủ đề : Ở mọi thời đại, mọi quốc gia trên thế giới, một trong những công việc quan trọng hàng đầu chính là công việc trồng cây xanh. Đó thực sự trở thành “lẽ sống không chỉ một công việc mà là một triết lí nảy sinh từ sự phát triển cho sự nghiệp và dân tộc”. Với dạng đề trên, ta phải đọc kĩ ý kiến đã cho để tìm được chủ đề hoặc có thể trích dẫn lại ý kiến làm câu chủ đề. c. Bước 3: Tìm ý cho đoạn ( Triển khai ý): Khi đã xác định được câu chủ đề của đoạn văn, cần vận dụng các kiến thức đã học có liên quan để phát triển chủ đề đó thành các ý cụ thể, chi tiết. Nếu bỏ qua thao tác này, đoạn văn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, quẩn ý. Ví dụ : Đề 1 (ở mục a, Bước 1): Cần xác định các ý: - Vấn đề thực phẩm trong xã hội ngày nay là một trong những vấn nạn nhức nhối. - Hiện trạng của vấn đề này đang nổi cộm, đã và đang diễn ra trong cuộc sống, gây nhiều bức xúc trong nhân dân. - Nguyên nhân: Do nhu cầu về thực phẩm tăng cao; nhiều người vì lợi nhuận, lòng tham để làm giàu bằng cách đê tiện tạo nên thực phẩm bẩn cho người tiêu dùng. - Hậu quả: Tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra thường xuyên; gia tăng các bệnh hiểm nghèo… - Giải pháp: từ cơ quan chức năng, thông tấn báo chí - Mỗi chúng ta trở thành tuyên truyền viên tích cực về vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, đối với dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống cần triển khai các ý: Nêu thực trạng, nguyên nhân, tác hại /tác dụng, giải pháp, rút ra bài học. HS cần nắm bắt những thông tin về chính trị xã hội nhanh nhạy, kịp thời. Đó là những hiện trạng qua số liệu, chỉ ra được nguyên nhân, tác hại, tìm ra những giải pháp thiết thực trong từng hiện tượng đời sống. 8 Ví dụ 2: Đề 2 (ở mục a, Bước 1): Cần xác định các ý: - Mỗi chúng ta luôn biết ơn và có hành động thiết thực đối với công lao to lớn của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. - Ngày hôm nay chúng ta mới được hưởng cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc. - Trách nhiệm của thế hệ trẻ: tri ân công lao bằng việc tiếp tục gìn giữ, bảo vệ và xây dựng Đất nước. - Nhiều hành động có ý nghĩa của thanh niên để tưởng niệm ghi nhớ công ơn của người đi trước… - Đâu đó vẫn có một số các bạn trẻ chưa biết trân trọng những thành quả mà cha ông tạo dựng. - Mỗi chúng ta hãy biết sống đẹp, nỗ lực học tập, làm việc để xứng đáng với công lao của cha ông ta. Đối với dạng nghị luận về tư tưởng đạo lí cần triển khai các ý: Giải thích; phân tích, chứng minh; bình luận; rút ra bài học. d. Bước 4: Viết các ý thành đoạn văn: Trên cơ sở các ý vừa tìm, viết thành đoạn văn. Căn cứ vào yêu cầu về kiểu diễn đạt để xác định vị trí câu chủ đề và cách lập luận trong đoạn văn. Ngoài ra còn đảm bảo các yêu cầu về ngữ pháp, dung lượng 200 chữ. Ví dụ: Với đề trên (c, bước 3) cần đặt câu chủ đề ở đầu đoạn văn, sắp xếp các ý viết thành đoạn văn đủ số câu, đánh thứ tự các câu trong đoạn, trình bày thành đoạn văn đảm bảo sự liên kết cả nội dung lẫn hình thức. Vấn đề thực phẩm trong xã hội hiện đại ngày nay là một trong những vấn nạn nhức nhối gây nhiều bức xúc trong nhân dân.(1) Hiện trạng này đã và đang diễn ra nổi cộm trong cuộc sống ở hầu hết các lĩnh vực trong xã hội.(2) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất vệ sinh thực phẩm do sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ, lẻ.(3) Nhận thức và ý thức bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của một số chủ cơ sở, người dân còn hạn chế, nhất là sử dụng phân bón hóa học.(4) Và đặc biệt, do lòng tham của một số người, vì lợi nhuận họ sẵn sàng giẫm đạp lên đạo đức, sự sống của chính người thân yêu để làm giàu một cách đê tiện, phi nhân tính.(5) Các vi phạm về đảm bảo an toàn thực phẩm đã gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe của người dân.(6) Tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra thường xuyên.(7) Theo thống kê của Bộ y tế trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150 – 200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5000 đến 7000 người, trong đó có từ 40 đến 60 người tử vong.(8) Không những thế, sử dụng thực phẩm bẩn lâu dài, con người mắc các bệnh mạn tính: tim mạch, ung thư...(9) Để khắc phục và ngăn chặn thực phẩm bẩn chúng ta cần có những giải pháp thiết thực.(10) Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân.(11) Các cơ quan chức năng vào cuộc quản lí chặt chẽ và có hình thức xử lí nghiêm minh các cơ quan, cá nhân vi phạm.(12) Để góp phần xây dựng cuộc sống chất lượng, kéo dài tuổi thọ mỗi chúng ta hãy cùng chung tay ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này.(13) 9 Trong đoạn trên Câu 1 là câu mở đoạn, nêu ý chủ đề của cả đoạn văn. Các câu còn lại( từ câu 2 đến câu 13), nêu các ý cụ thể, phân tích khía cạnh của vấn đề. Các bước trên là những thao tác cần có để viết được một đoạn văn hoàn chỉnh cả nội dung lẫn hình thức, đáp ứng yêu cầu của đề. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng thực hiện đủ các thao tác trên khi làm bài. Điều này giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở để tạo thành thói quen cho học sinh. Đặc biệt để hình thành kĩ năng cho học sinh một cách thành thạo cần tăng cường rèn luyện qua việc thực hành viết đoạn văn cho các em một cách có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. 3.3. Giải pháp 3: Rèn luyện kĩ năng dựng đoạn cho học sinh bằng các dạng bài tập. a. Dạng bài tập nhận biết: Mục đích của bài tập là cung cấp cho học sinh các dạng đoạn văn cụ thể, trên cơ sở đó các em nhận biết được mô hình cấu trúc đoạn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề. Và cao hơn là cách trình bày các luận cứ để dẫn đến luận điểm. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà ra bài tập với những yêu cầu nhận biết các đoạn văn trình bày theo cách phổ biến thông dụng hay cách mở rộng, nâng cao. * Bài tập 1: Ở mục Ví dụ 3 : đề 3, bước 2 Đoạn văn sau là đoạn nêu suy nghĩ về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Trồng cây xanh là lẽ sống không chỉ một công việc mà là một triết lí nảy sinh từ sự phát triển cho sự nghiệp và dân tộc”. Hãy xác định câu chủ đề, các từ ngữ chủ đề của đoạn văn? Nội dung đoạn văn được triển khai như thế nào? Ở bất cứ thời đại, quốc gia nào trên thế giới, một trong những công việc quan trọng chính là công việc trồng cây xanh.(1) Điều đó được coi “là lẽ sống không chỉ một công việc mà là một triết lí nảy sinh từ sự phát triển cho sự nghiệp và dân tộc”(Chung Tử).(2) Đúng vậy, ý kiến của Chung Tử đã khẳng định việc làm tưởng chừng nhỏ bé mà ý nghĩa thật lớn.(3) Từ hành động như: ươm mầm, chăm sóc, bảo vệ cây xanh chúng ta sẽ tạo nên môi trường xanh, sạch, đẹp; dệt nên hành tinh xanh.(4) Cây xanh là lá phổi của con người, không gian trong lành sẽ giúp cho con người thư thái, nâng cao sức khỏe để tái tạo sức lao động.(5) Nhờ đó mỗi chúng ta sẽ góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.(6) Ngày nay, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng tới điều này.(7) Hằng năm, trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi núi trọc vẫn được duy trì thường xuyên. (8) Thế hệ trẻ với màu áo xanh tình nguyện đã lên đường trồng cây giữ gìn màu xanh cho Tổ quốc.(9) Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn có kẻ tham lam đặt quyền lợi của mình lên trên lợi ích chung của nhân dân nên phá hoại cây xanh, khai thác rừng bừa bãi.(10) Một số học sinh chưa nâng cao ý thức bảo vệ cây xanh còn bẻ cây vin cành…(11) Chính họ đã một phần khiến môi trường sống ô nhiễm, làm ảnh hưởng sức khỏe giống nòi và như vậy tác động nghiêm trọng tới sự nghiệp và phát triển của dân tộc.(12) Để góp phần xây dựng Đất nước mỗi chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ cây xanh cũng là bảo vệ lá phổi của chính mình. (13) 10 Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ đề, 12 câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu diễn dịch. Từ ngữ chủ đề: công việc trồng cây xanh; triết lí nảy sinh phát triển sự nghiệp dân tộc; hành động nhỏ: ươm mầm, chăm sóc cây xanh; lá phổi của con người; trồng cây gây rừng… * Bài tập 2: Đề bài ở mục a, Bước 1 Đề 2: Đoạn văn sau trình bày nội dung theo cách nào? Chỉ rõ cách trình bày nội dung đoạn văn? Ngược dòng quá khứ, trong các cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, thế hệ cha ông đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân, hạnh phúc riêng tư, thậm chí cả tính mệnh của mình cho Tổ quốc. Nhờ có sự hi sinh ấy, chúng ta mới được hưởng cuộc sống tự do hạnh phúc như ngày hôm nay. Thế hệ ngày nay cần tri ân trước công lao của ông cha, đồng thời tiếp tục bảo vệ xây dựng Đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Trong xã hội hiện đại, nhiều hành động đẹp, ý nghĩa của thanh niên thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, hướng về nguồn cội như: dành thời gian thăm viếng, quét dọn nghĩa trang liệt sĩ; chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh; xây dựng quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam… Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn một số bạn trẻ chưa biết trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã gây dựng. Họ sống buông thả: quay cuồng trong thuốc lắc, vũ trường, dật dờ bên bàn phím, sống chìm trong những trang mạng ảo Facebook, zalo… tạo nên một thế hệ cúi đầu với máy tính bảng, điện thoại… Chính những con người ấy đang đi ngược với truyền thống của dân tộc, quay lưng lại với quá khứ, bán rẻ tương lai của chính mình. Quả vậy, công lao của thế hệ cha anh thật to lớn nên ta không thể sống ích kỉ vô tâm như thế. Mỗi chúng ta hãy làm việc, học tập, trau dồi đạo đức để góp vào mùa xuân lớn của Đất nước. Đó cũng là những hành động thiết thực để bày tỏ tấm lòng tri ân của chúng ta đối với sự cống hiến của cha ông. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắn nhủ: “Thế hệ cha anh đã rửa được nỗi nhục mất nước, thế hệ ngày nay phải rửa được nỗi nhục đói nghèo”. Mô hình đoạn văn: Chín câu đầu triển khai phân tích, chứng minh biểu hiện lòng biết ơn của thế hệ ngày nay, từ đó khái quát vấn đề trong hai câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: biểu hiện lòng biết ơn đối với công lao của thế hệ cha ông trong cuộc kháng chiến. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp. * Bài tập 3: Đề 4: Đọc đoạn trích ở Phần Đọc hiểu: (“Mẹ và quả” - Nguyễn Khoa Điềm), (Xem đầy đủ ở PHỤ LỤC II trang 3). Từ những dòng thơ trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về những hi sinh thầm lặng của mẹ. Đoạn văn dưới đây lập luận theo cách tổng - phân - hợp. Chỉ rõ cách lập luận trong đoạn văn?( Kết cấu, thao tác lập luận?...) Cả cuộc đời mẹ luôn hi sinh thầm lặng cho mỗi chúng ta. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng cưu mang mà ta mới được sinh ra. “Chỗ ướt mẹ lăn, để con nằm chỗ ráo”, mẹ nhận về mình những cơ cực, vất vả và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Mẹ lo lắng từng miếng ăn giấc ngủ đến việc học hành, 11 tạo dựng công danh sự nghiệp cho con. Những buổi chiều mẹ đi làm về mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Những sớm mai, dáng mẹ tần tảo nhẹ nhàng như sợ ta thức giấc. Có khi con ốm, mẹ thức trọn canh thâu chăm sóc, vỗ về,“những vì sao trên trời cũng không thức bằng mẹ đã thức cùng chúng con”(Trần Quốc Minh). Con thành công, mẹ hạnh phúc tự hào. Ngay cả lúc con vấp ngã, phạm lỗi, mẹ vẫn luôn kề bên động viên sẻ chia. Mẹ hi sinh nhiều đến thế mà chưa một lời kêu ca hay mong muốn con phải đền ơn. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy biết yêu thương mẹ khi còn có thể. Một cốc nước mát mời mẹ khi mẹ đi làm về giữa ngày hè nắng nóng. Những bông hoa điểm mười trong học tập dành tặng mẹ… Thật đáng buồn thay! Trong xã hội ngày nay vẫn còn có những người con bất hiếu: sống buông thả mặc cho lời khuyên ngăn của mẹ. Thậm chí họ ngược đãi, bạo hành khi cha mẹ về già. Ơn mẹ thật lớn, tình yêu thương của mẹ thật dạt dào,“vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan vĩ đại nhất vẫn là trái tim người mẹ”(Bersot).Vì thế mỗi người con hãy sống cho trọn đạo hiếu. Sự hi sinh như trời biển của mẹ suốt cuộc đời ta khắc cốt ghi tâm:“Đêm nay con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gồm 15 câu: - Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về vấn đề những hi sinh thầm lặng của mẹ. - Những câu tiếp ( phân): Phân tích; chứng minh; bình luận làm nổi bật sự hi sinh thầm lặng của mẹ. - Câu cuối (hợp): Khẳng định, nâng cao: Sự hi sinh như trời biển của mẹ suốt cuộc đời ta khắc cốt ghi tâm. “Đêm nay con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. - Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh… Với HS THPT, cách lập luận chủ yếu cần nhận diện là 3 cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp còn các cách lập luận khác chủ yếu mở rộng dành cho học sinh khá giỏi, và giúp các em nhận diện cách lập luận trên cơ sở đó tự mình viết được một số dạng đề yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ về vấn đề nghị luận xã hội có chủ đề tích hợp với phần Đọc hiểu. b. Dạng bài tập vận dụng: * Viết câu chủ đề cho đoạn văn. Trong văn nghị luận, câu chủ đề là câu đặc biệt quan trọng. Khi phân tích đoạn trích hay tác phẩm, câu chủ đề phải nêu được nội dung chính cần phân tích. Viết được câu chủ đề có thể coi là có được chìa khoá để mở vấn đề. Vì vậy, đây là dạng đề theo tôi không kém phần quan trọng trong việc rèn kĩ năng viết đoạn cho học sinh. Với dạng bài này, có thể có một số bài tập cụ thể sau: - Cho câu chủ đề viết còn mắc lỗi về ngữ pháp, diễn đạt, yêu cầu học sinh sửa lại cho chuẩn: 12 Ví dụ: Bài tập 1. Khi viết đoạn văn 200 chữ về ý kiến của tổng giám đốc Tập đoàn Cocacola ở phần đọc hiểu (Xem đầy đủ ở PHỤ LỤC III trang 4) trích Bài phát biểu “Sống trọn vẹn từng phút giây”: “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm chìm trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai”, một bạn học sinh đã viết câu mở đoạn như sau: “Cuộc sống muôn hình vạn trạng, vừa có vui có buồn, có hạnh phúc khổ đau, trôi qua rất nhanh”. Chỉ ra các lỗi trong câu văn trên? Hãy viết câu văn sau khi đã sửa lại cho đúng? Yêu cầu với bài tập: Chỉ ra các lỗi trong câu văn: . Câu chủ đề còn dài, ý rườm rà, có ý không lô gíc: trôi qua rất nhanh . Cấu trúc câu không hợp lí: Phụ từ “vừa” không bao giờ đi một mình mà phải đi thành cặp: ...vừa...vừa... - Viết lại câu chủ đề: “Cuộc sống như một dòng chảy không ngừng, những giây phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Vì vậy chúng ta hãy biết trân trọng từng giây phút hiện tại của cuộc đời mình để sống có ý nghĩa”. Yêu cầu học sinh xác định câu chủ đề và hoàn thiện đoạn văn. Bài tập 2: Dùng câu văn đã sửa trên làm phần mở đoạn viết tiếp hoàn chỉnh đoạn văn 200 chữ, phần kết đoạn là một câu cảm. Yêu cầu của bài tập: Viết đoạn: Các câu phát triển: “Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm chìm trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai”(Tổng giám đốc tập đoàn Cocacola). Ý kiến của vị tổng giám đốc nhắc nhở chúng ta đừng để cuộc sống trôi qua vô ích. Quá khứ dù hạnh phúc hay khổ đau thì chỉ là quá khứ, những gì đã qua và tương lai còn ở phía trước, tương lai tốt đẹp hay không phụ thuộc vào từng khoảnh khắc hiện tại ta sống. Cứ mãi chìm đắm trong quá khứ hay mơ tưởng ảo tưởng viễn vông về tương lai mà quên mất thực tại đều là lối sống chưa tích cực. Quá khứ trở thành động lực để ta nỗ lực hơn. Ai cũng mong có những điều tốt đẹp đón chờ ở phía trước, nhưng không cố gắng hôm nay thì đâu có ngày mai bởi “ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay”. Chúng ta hãy biết trân trọng từng giây phút của thực tại, nỗ lực hết mình, nắm bắt cơ hội để vươn tới thành công. Trong cuộc sống ta bắt gặp không ít những tấm gương tiêu biểu đang dệt nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường trong từng phút giây hiện hữu. Nic vujcic, sinh ra đã thiếu may mắn bị cụt cả hai tay hai chân, nhưng với nghị lực bền bỉ, sự cố gắng trong từng giây phút, Nic đã tốt nghiệp với tấm bằng kép Đại học và trở thành sứ giả truyền cảm hứng trên toàn thế giới. Đó còn là thầy Nguyễn Ngọc Kí; em Nguyễn Thị Thắm … và bao con người khác nữa…Bên cạnh những người đang cố gắng 13 thì đâu đó vẫn có những kẻ đang đánh mất cuộc sống của mình vào điều vô bổ: game, rượu, thuốc lắc, hay quá sống ảo trên trang mạng... - Câu kết đoạn là câu cảm thán: Đời người chỉ sống có một lần, vậy nên, mỗi chúng ta hãy ngừng than vãn hay xưng tụng quá khứ hoặc bớt ảo tưởng về tương lai, sống trọn vẹn ý nghĩa trong từng khoảnh khắc của hiện tại. Đó mới thực sự là ta đang sống! Trong các bài tập trên, bài tập 1 là dạng bài đơn giản được thực hiện ở đầu năm học, còn bài tập 2 có nhiều yêu cầu phức tạp hơn, không chỉ viết câu chủ đề mà là viết cả các câu phát triển, và không phải chỉ có yêu cầu viết đoạn mà còn có cả yêu cầu ngữ pháp kèm theo, vì đây là bài tập được thực hiện vào cuối năm học khi các kĩ năng viết đoạn của học sinh đã cơ bản được củng cố, thành thạo và cần rèn luyện thêm các yêu cầu khác cho quen với dạng đề thi THPT Quốc gia. * Viết đoạn văn 200 chữ theo chủ đề yêu cầu ở đề bài. Ví dụ các bài tập 1, 2 dưới đây tôi dùng để triển khai cho học sinh đại trà, bài tập 3 dùng cho học sinh khá, giỏi. - Viết đoạn văn dựa vào câu chủ đề cho sẵn. Bài tập 1: Đọc đoạn trích ở Phần Đọc hiểu: (Trích “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” – Đặng Thai Mai, NXB Hà Nội, 1984), (Xem đầy đủ ở PHỤ LỤC IV trang 5). Từ đoạn trích trong Phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của giới trẻ hiện nay trong việc giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt. GV đan lồng thêm yêu cầu:Viết đoạn văn diễn dịch theo yêu cầu của đề bài và có sử dụng các phép liên kết? Yêu cầu HS xác định: . Chủ đề NL: cho sẵn: trách nhiệm của giới trẻ hiện nay trong việc giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt. . Hình thức: đoạn văn 200 chữ theo cách diễn dịch, sử dụng các phép liên kết. Chẳng hạn: Có thể nói, trách nhiệm của giới trẻ hiện nay vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt. Bởi thế hệ thanh niên là lực lượng xung kích đóng góp tích cực cho sự phồn thịnh của Đất nước, lưu giữ những nét đẹp văn hóa trong đó có tiếng mẹ đẻ của dân tộc. Tiếng Việt của cha ông vốn giàu và đẹp. Đó không chỉ là phương tiện giao tiếp quan trọng trong đời sống của nhân dân mà còn là “căn cước” của nền văn hóa, là “tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua”(Hoài Thanh). Vì lẽ đó, giữ gìn và bảo vệ ngôn ngữ là việc làm cần thiết và thường trực của mỗi người, mỗi thanh niên. Phần lớn, giới trẻ ngày nay biết yêu tự hào về tiếng Việt, nắm vững những quy tắc và vận dụng linh hoạt sáng tạo. Trong xu thế hội nhập hiện nay tiếng Việt có nhiều thay đổi. bằng cách thức khác nhau chúng ta đã tạo nên những từ ngữ mới chuẩn xác, tinh tế làm tiếng Việt giàu đẹp hơn:“ngân hàng đề thi”,“siêu tốc”,“đi phượt”… Nhưng đáng tiếc, vẫn có bộ phận nhỏ giới trẻ 14 vẫn chưa có ý thức giữ gìn tiếng ta. Chúng ta không thể không ngạc nhiên bất ngờ đến băn khoăn day dứt khi đọc những dòng chữ của các bạn 9x, 10x: “pan có khoe ko”, “vk iu”, “pan dag làm j”…Không chỉ thế, do thói quen sử dụng nên một số học sinh đưa những kí tự lạ vào cả vở ghi, bài kiểm tra… Trong giao tiếp một số người trẻ thích chêm xen bằng tiếng Anh để thể hiện đẳng cấp… Chính điều đó đã làm cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy nâng cao trách nhiệm để góp phần giữ gìn, cách tân để tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn. . Phép nối: Các từ ngữ gạch chân. . Phép thế: các từ ngữ in đậm. . Phép nghịch đối: Những dòng in đậm đứng. Trong đoạn văn vận dụng các phép liên kết sẽ tạo cho kết cấu đoạn thêm chặt chẽ. Từ đó làm tăng sự lôi cuốn, thuyết phục hơn. - Viết đoạn văn dựa vào chủ đề được thể hiện trong ý kiến trích dẫn: Đọc đoạn trích ở Phần Đọc hiểu: (“Hạt giống tâm hồn” do First New tổng hợp và thực hiện ; NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2010), (Xem đầy đủ ở PHỤ LỤC V trang 6). Anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Mỗi khó khăn, thất bại mà bạn gặp sẽ là một bước đệm để ta cao hơn”. GV đan lồng thêm yêu cầu:Viết đoạn văn có sử dụng linh hoạt các kiểu câu? Yêu cầu HS xác định: . Chủ đề NL: từ ý kiến trích dẫn ở đề bài: “Mỗi khó khăn, thất bại mà bạn gặp sẽ là một bước đệm để ta cao hơn”. . Hình thức: đoạn văn 200 chữ, sử dụng các kiểu câu. Chẳng hạn: Trong cuộc sống, có lẽ, ai cũng từng trải qua những khó khăn, có khi thất bại. Điều quan trọng là thái độ ứng xử trước những khó khăn thất bại ấy của mỗi người. Một trong những quan điểm đúng đắn chính là: “Mỗi khó khăn, thất bại mà bạn gặp sẽ là một bước đệm để ta cao hơn”. Ý kiến như một lời nhắn nhủ chúng ta hãy nhìn nhận những điều không may mắn ấy ở góc nhìn tích cực: coi nó là bước đệm để ta trưởng thành, cứng cáp hơn trên đường đời. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, có đối diện với trở ngại chúng ta mới rèn thêm ý chí, nung thêm nghị lực, nỗ lực hết mình mới có thể “ đi xuyên qua nó” hoặc trở nên linh hoạt khéo léo đối với mỗi khó khăn khác nhau khi học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác để tới đích. Nếu thất bại thì hãy coi đó là “mẹ của thành công”. Đó sẽ là bài học quý giá cho chúng ta. Bởi lẽ, bài học thấm thía của thực tiễn nào cũng đều có “học phí” của nó?. Từ đó, ta biết đứng dậy, vươn lên sau khi ngã. Trong cuộc sống cảm phục biết bao trước sự bền bỉ, nỗ lực của nhà bác học Êđixơn, qua hàng nghìn thí nghiệm thất bại mới tìm ra dây tóc bóng đèn, mở ra kỷ nguyên ánh sáng cho nhân loại. Đó còn là sự kiên trì luyện chữ bằng chân của thầy Nguyễn Ngọc Ký, có những lúc tưởng như bất lực, nhưng cuối cùng thầy đã thành công… Xã hội 15 hiện đại ngày nay, bên cạnh những con người có ý chí, nỗ lực phấn đấu, vẫn có một số bạn trẻ thấy khó khăn thì nản chí, gặp thất bại thì buông xuôi. Điều đó thật đáng buồn thay!. Bởi vậy, để có thể thành công, chúng ta hãy luôn luôn giữ niềm tin, tinh thần lạc quan, nỗ lực bằng chính khả năng của mình và hãy coi khó khăn thất bại như một điều tất yếu của cuốc sống để ta lớn khôn. Trong đoạn văn có vận dụng các kiểu câu: ngoài câu trần thuật còn có câu nghi vấn (câu gạch chân), câu cảm thán (câu in đậm đứng)… Việc phối kết hợp các kiểu câu trong đoạn văn góp phần tạo hiệu quả trong diễn đạt làm nổi bật chủ đề, câu văn uyển chuyển, linh hoạt; tránh tạo cảm giác nhàm chán, đơn điệu. - Viết đoạn văn có phần dẫn ý kiến từ phần đọc hiểu với chủ đề. Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh có kĩ năng tổng hợp hơn. Không chỉ biết xác định câu chủ đề mà còn biết trình bày đoạn văn theo cách lập luận mà đề yêu cầu. Từ ý thơ trong đoạn trích ở Phần Đọc hiểu: “Tuổi 18, 20 sắc như cỏ/ Dày như cỏ /Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”. Anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về chủ đề: khi tôi tuổi 18. GV đan lồng thêm yêu cầu: HS viết đoạn văn 200 chữ có vận dụng các thao tác lập luận, trong đó có thao tác bác bỏ? Yêu cầu HS xác định: . Chủ đề NL: Phần dẫn ở đề bài“Tuổi 18, 20 sắc như cỏ/ Dày như cỏ /Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ” và yêu cầu chủ đề: khi tôi tuổi 18. . Hình thức: đoạn văn 200 chữ, sử dụng các thao tác lập luận, trong đó có thao tác bác bỏ. Chẳng hạn: Khi tôi tuổi 18 – là lúc tôi bước vào độ tuổi đẹp nhất trong quãng thanh xuân của đời mình.(1) Khi ấy, cả tâm hồn và thể xác của con người tràn đầy nhựa sống.(2) Như Thanh Thảo đã viết: ‘Tuổi 18, 20 sắc như cỏ/ Dày như cỏ/ Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ”.(3) Cây cỏ của thiên nhiên yếu mềm mỏng manh nhưng mang trong mình một sức sống mãnh liệt, dù trong hoàn cảnh nào nó vẫn vươn lên đan vào nhau lan đến tận chân trời.(4) Con người vào độ tuổi 18, chưa thực sự trưởng thành cũng đâu còn là trẻ con.(5) Tôi nhận ra mình đang đứng giữa ranh giới một bên là ngây ngô, trong sáng của tuổi mộng mơ và một bên là sự trưởng thành từng ngày của tuổi trẻ.(6) Khi tôi tuổi 18, cũng là khi tôi bắt đầu xa vòng tay của cha mẹ, rời xa mái trường thầy cô bạn bè, bắt đầu bước vào đời.(7) Tuổi trẻ là vũ khí của người trẻ, thế nên tôi sẽ có cơ hội biến ước mơ trở thành sự thật, sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách.(8) Đó còn là độ tuổi mà ta vừa yếu mềm, dễ tổn thương, song cũng thật mạnh mẽ hồi sinh sau thất bại.(9) Tôi đón nhận tuổi 18 của mình bằng thái độ sống tích cực: biết yêu thương và luôn nỗ lực vươn lên từ chính khả năng của bản thân. (10) Đừng như ai kia sống với tuổi 18 trong men cay của rượu, sa đọa trong vũ trường thuốc lắc, dật dờ bên bàn phím game online…(11) Tuổi 18 chỉ đến có một lần như “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, vậy nên, hãy sống chậm lại, yêu 16 thương nhiều hơn để quãng thời gian ấy là dấu mốc đẹp còn lưu giữ trong cuộc đời của mỗi người.(12) - Trong đoạn văn: câu 2, 3, 4: thao tác lập luận giải thích ; câu 5,6,7,8,9: thao tác phân tích chứng minh; câu 10,11: thao tác bình luận, bác bỏ (phần gạch chân)... Vận dụng không chỉ một mà nên phối kết hợp linh hoạt các thao tác lập luận sẽ làm tăng tính chặt chẽ cho đoạn văn. c. Vận dụng rèn kĩ năng viết đoạn văn NLXH 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần Đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia cụ thể: Đọc đoạn trích ở Phần Đọc hiểu: ( Trích Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy hiệu trưởng David Mccullough  - Theo http:// ehapu.edu.vn, 5/6/2012) (Xem đề thi đầy đủ ở phần PHỤ LỤC VI trang 7) Anh/chị hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu trong phần Đọc hiểu: “Đừng nghĩ là “các em chỉ sống một lần” mà hãy nghĩ là “các em sống một lần tốt nhất”. * Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị đề thi THPT Quốc gia, chuẩn bị máy chiếu, máy tính, giấy trong, bút dạ… - HS: GV yêu cầu củng cố lại các bước, các thao tác để viết đoạn văn NLXH 200 chữ. * Thực hiện: GV trình chiếu toàn bộ đề thi THPT Quốc gia đã chuẩn bị cho HS. Sau đó dẫn dắt HS từng bước hoàn thiện đoạn văn: - GV: Trong đề thi Quốc gia phần NLXH chiếm 2 điểm, vậy cách chia khoảng thời gian cho phần này như thế nào và dung lượng 200 chữ có nên lượng hóa không? - HS: Theo em, thời gian làm bài khoảng 30 phút là hợp lí và nên lượng hóa khoảng 20 - 30 dòng để tránh mất thời gian có bạn đếm chữ ạ. - GV: Trước khi xác định đề chúng ta phải tiến hành thao tác gì? Em hãy chỉ ra cụ thể ở đề thi này? - HS: Trước khi tìm hiểu đề chúng ta phải đọc kĩ phần đoạn trích trong phần đọc hiểu để nắm nội dung làm cơ sở để triển khai đoạn văn. Thông thường ta nên làm xong phần Đọc hiểu trước, sau đó mới sang câu nghị luận xã hội. Ở đề này, nội dung của đoạn trích: Thầy hiệu trưởng đề cập về lối sống tích cực mà chúng ta nên hướng tới. Tác giả đã đưa ra lí lẽ để phân tích những biểu hiện của lối sống đẹp: (hành động, nắm bắt cơ hội…), dẫn chứng để chứng minh ( tấm gương: Thoreau; Nhà thơ Mary olive…). Những nội dung này giúp ta viết đoạn văn tốt hơn. - GV: Quả vậy, việc đọc kĩ đoạn trích phần Đọc hiểu là rất quan trọng. Vì Phần làm văn NLXH được tích hợp với đoạn trích. Muốn hiểu đúng, hiểu sâu ý kiến ta nên đặt trong văn cảnh đoạn văn.Vậy ở đề này em cần xác định đề ra sao, triển khai các bước như thế nào? - HS: Đây là dạng đề NLXH về một tư tưởng đạo lí, xác định chủ đề từ ý kiến trích dẫn ở trong đoạn trích:“Đừng nghĩ là “các em chỉ sống một lần” mà hãy nghĩ là “các em sống một lần tốt nhất”. Từ đó ta có câu chủ đề cho đoạn 17 văn: “Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn”(Tố Hữu). Vâng, sống đẹp, sống có ý nghĩa luôn là điều trăn trở của tất cả chúng ta. - GV: Đúng rồi. Chúng ta xác định được chủ đề và còn dẫn ý kiến của Tố Hữu có nội dung tương đồng sẽ lôi cuốn hơn. - HS: Sau đó ta tìm ý cho đoạn văn. Vì là dạng đề NL về tư tưởng đạo lí trình bày suy nghĩ về một ý kiến nên em sẽ xác lập các ý: + Nêu và giải thích ý kiến: Một lần nữa chân lí ấy được khẳng định qua ý kiến của thầy Hiệu trưởng David Mccullough : “Đừng nghĩ là “các em chỉ sống một lần” mà hãy nghĩ là “các em sống một lần tốt nhất: Đừng nghĩ đời người sống một lần nên sống ra sao cũng được mà nên sống tích cực, có ý nghĩa nhất, được mọi người yêu mến. + Phân tích các khía cạnh: Sống một lần tốt nhất tức là sống nỗ lực vươn lên vượt qua nghịch cảnh, biết nắm bắt cơ hội để thành người hữu ích cho xã hội. Ta sẵn sàng cho đi yêu thương, giúp đỡ sẻ chia với những người xung quanh… - GV: Chúng ta có chứng minh không. Em sẽ lấy dẫn chứng như thế nào? - HS: Em sẽ lấy dẫn chứng trong lịch sử: Hồ Chí Minh; trong xã hội ngày nay như em Nguyễn Thị Thắm ở Đông Thịnh… - GV: Chúng ta nên lấy dẫn chứng tiêu biểu có chọn lọc để tăng tính thuyết phục hơn như: Lật giở những trang lịch sử dân tộc, có nhiều người đã sống trọn sinh mệnh của mình như thế: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…và tiêu biểu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Người hi sinh cả đời mình để đem lại tự do cho Tổ quốc, cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Bác sống một lần tốt nhất, vì thế Người mãi bất tử trong trái tim nhân loại. Trong xã hội hiện đại ngày nay, biết bao con người sống có ý nghĩa. Đó là Nicvujcic vượt qua nghịch cảnh bằng nghị lực phi thường. Hoặc chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân sẵn sàng chia chiếc bánh thời gian cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Họ đã góp phần tạo nên câu chuyện đẹp giữa cuộc đời!. - HS: + Ta còn triển khai phản đề, tức là phê phán lối sống tiêu cực: Nhưng, bên cạnh đó vẫn có một số bạn trẻ có tư tưởng sống một lần nên thích sống gấp, sống hưởng thụ mà không cần biết hậu quả: đua xe, vũ trường, thuốc lắc…Phải chăng đó chỉ là tồn tại, thậm chí hủy hoại cuộc đời mình? + Rút ra bài học cho bản thân: Nỗ lực học tập, làm việc để sống thật ý nghĩa. - GV: Như vậy, nếu xâu chuỗi các ý trên ta sẽ được đoạn văn có kết cấu, phương pháp viết đoạn văn như thế nào? - HS: Ta sẽ có đoạn văn có kết cấu từ khái quát đến cụ thể. Như vậy đó là đoạn văn theo phương pháp diễn dịch. - GV: Ngoài phương pháp này, chúng ta còn có thể viết theo phương pháp lập luận nào khác? - HS: Ta có thể viết theo phương pháp quy nạp và tổng phân hợp. Nếu theo phương pháp quy nạp ta đưa câu chủ đề để kết đoạn và thay đổi cấu trúc đoạn văn như sau: Mở đầu là trích dẫn trực tiếp ý kiến của thầy Hiệu trưởng (Thầy 18 hiệu trưởng David Mccullough trong bài phát biểu tại buổi lễ nghiệp trường trung học Wellesley đã khẳng định :( trích nguyên văn ý kiến...). Các ý giải thích, chứng minh, bình luận tương tự như trên. Thay đổi câu chốt cuối đoạn văn : Ý kiến của thầy hiệu trưởng là hoàn toàn đúng đắn, giúp mỗi chúng ta biết sống đẹp, sống có ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình và đó cũng là chân lí sống mà con người mãi khắc ghi. Nếu viết đoạn văn theo phương pháp tổng phân hợp thì chỉ bổ sung câu hợp vào sau đoạn văn diễn dịch ở trên. Ta có thể vận dụng một ý kiến trích dẫn có nội dung tương đồng để khép lại đoạn văn, ví dụ: Để mọi người yêu quý, thương yêu, mỗi chúng ta hãy sống tốt nhất trong kiếp nhân sinh của mình,“để khỏi xót xa ân hận vì những tháng ngày sống hoài sống phí”(N. Ostrovski). - GV: Ngoài việc mở rộng liên hệ chúng ta có chú ý tới vận dụng phép liên kết, thay đổi kiểu câu và thao tác lập luận không, chỉ ra cụ thể? - HS:Vâng, có ạ.Vận dụng các phép liên kết để xâu chuỗi các câu trong đoạn. Các kiểu câu để tạo cho giọng văn linh hoạt và các thao tác lập luận tăng sức thuyết phục. Ví dụ: + Phép liên kết: phép nối: qua các từ gạch chân: vâng, nhưng… + Các kiểu câu: Ngoài câu trần thuật có thể vận dụng câu cảm thán: Họ đã góp phần tạo nên câu chuyện đẹp giữa cuộc đời! hoặc câu nghi vấn để khẳng định: Phải chăng đó chỉ là tồn tại, thậm chí hủy hoại cuộc đời mình? + Các thao tác lập luận: Giải thích ở phần giải thích ý kiến, phân tích, chứng minh, bình luận bác bỏ qua các luận điểm. - GV: Chính xác! Vậy là các em đã xử lí các bước rất hiệu quả. Chúng ta chỉ còn một khâu cuối cùng, đó là xâu chuỗi các ý để hoàn thiện thành đoạn văn NL 200 chữ. Sau khi HS hoàn thiện đoạn văn, GV thu một số đoạn văn của HS và trình chiếu lên máy chiếu để HS nhận xét. Cuối cùng, GV củng cố lại kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ có chủ đề triển khai từ phần Đọc hiểu: Các em cần phải đọc kĩ đoạn trích phần đọc hiểu; xác định chủ đề chính xác; dựng đoạn theo phương pháp chặt chẽ; đảm bảo được 4 ý chính trong đoạn (giải thích; phân tích, chứng minh; bình luận và liên hệ bản thân). Bên cạnh đó nên vận dụng các phép liên kết và các kiểu câu hợp lí. Trên đây là những giải pháp nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội có chủ đề triển khai từ phần đọc hiểu cho học sinh THPT trong năm học ở trường THPT Đông Sơn 2. 4. Kết quả sau khi thực hiện đề tài: Qua năm học thực hiện đề tài, tôi nhận thấy kĩ năng dựng đoạn của học sinh tăng lên rõ rệt sau năm học. Nhiều em đã có kĩ năng viết đoạn thành thạo, đảm bảo sự liên kết cả về nội dung cũng như hình thức. Cuối năm học tôi đã khảo sát, kiểm chứng kết quả thực hiện đề tài qua việc khảo sát kĩ năng viết đoạn của học sinh lớp 11 và 12 để đối chứng so với đầu năm chưa triển khai thực hiện đề tài. 19 * KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH HAI LỚP TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN II SAU KHI TRIỂN KHAI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Khối lớp Cuối 11A6 năm 12A5 KẾT QUẢ XẾP LOẠI Tổng số học Giỏi Khá sinh TS % TS % Trung bình Yếu TS % TS % 40 5 12.5% 13 32.5% 19 47.5% 3 7.5% 45 4 8.8% 29% 53.4% 4 8.8% 13 24 So với kết quả khi chưa thực hiện đề tài, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ khá giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm. Kết quả này cũng được khẳng định một cách khách quan qua các kì thi thử THPT Quốc gia do trường và Sở GD – ĐT tổ chức; kì thi học sinh giỏi Ngữ văn cấp Tỉnh của trường THPT Đông Sơn 2 năm học vừa qua có 2 em đạt giải, trong đó 1 giải nhì ở lớp 12A5 do tôi phụ trách. Kết quả như trên đã nằm ngoài dự kiến và mong muốn của người thực hiện đề tài. Mong rằng kết quả này sẽ được tiếp tục khẳng định qua kì thi THPT Quốc gia trong tháng 06 năm 2017 và các năm học tới. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan