Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông...

Tài liệu Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông

.PDF
8
361
110

Mô tả:

Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông Phạm Thị Kim Anh Trường Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10 Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thúy Hồng Năm bảo vệ: 2013 100 tr . Abstract. Xác định các kĩ năng tự học truyện dân gian quan trọng cần rèn, từ đó đề xuất các giải pháp sư phạm nhằm hình thành kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông (THPT) qua đó phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy-học truyện dân gian nói riêng và tác phẩm văn chương nói chung; từ đó, nâng cao chất lượng các giờ dạy học truyện dân gian trong chương trình THPT. Tiến hành thực nghiệm sư phạm đã áp dụng thành công các biện pháp rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh lớp 10 Keywords. Ngữ văn; Truyện dân gian; Trường trung học phổ thông; Phương pháp dạy học Content. 1. Lý do chọn đề tài 1. Bất kì thời đại xã hội nào cũng luôn tồn tại nghịch lí: tri thức là vô hạn mà kiến thức của từng người thì có hạn, điều cần học thì nhiều mà thời gian học thì ít, nhu cầu hiểu biết của con người thì cao mà năng lực của mỗi người lại có hạn chế... Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì khoảng cách ấy lại ngày càng lớn nếu như mỗi người không tích cực tự bồi đắp kiến thức cho mình. Tăng cường tự học, tự nghiên cứu là cách làm có hiệu quả nhất của con người để rút ngắn khoảng cách đó. Vấn đề tự học và học suốt đời hiện nay đã trở thành một xu thế trên thế giới. Theo đó việc học của mỗi người không chỉ đóng khung trong nhà trường, trong thời gian đi học mà là học bất kì lúc nào, học bất kì nơi nào và học suốt đời. Để làm được điều đó, người học phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu; nhà trường phải thay đổi cách dạy: dạy học sinh cách học trong đó có dạy cách tự học. 2. Cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn không thể đứng ngoài mục tiêu đào tạo, giáo dục hiện nay. Ngày nay việc dạy văn không còn chỉ quan tâm đến dạy cho HS kiến thức mà là “dạy cho học sinh biết cách tự đọc, lấy việc tự đọc nuôi việc tự học, từ đó mà lớn lên, tham gia chủ động vào các hoạt động xã hội” (Trần Đình Sử). Nghĩa là chú trọng hình thành cho học sinh kĩ năng tự đọc, từ đó làm cơ sở cho kĩ năng tự học. Quan điểm, chủ trương là vậy nhưng thực tế dạy học Văn hiện nay cho thấy: việc dạy – học Văn vẫn nặng về trang bị kiến thức mà nhẹ về trang bị kĩ năng. Những kĩ năng tự học của HS lại càng chưa được chú trọng. Chính bởi vậy mà HS tỏ ra khá lúng túng trong việc tự học môn Ngữ văn – môn học đòi hỏi khá cao ở kĩ năng tự học của HS. 3. Truyện dân gian là nhóm thể loại khá quen thuộc với HS. Từ thuở ấu thơ các em đã được đến với thế giới nghệ thuật dân gian qua những câu chuyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn …Nhưng ở mỗi một lứa tuổi, theo sự phát triển của tư duy, của tâm lí nhận thức, người học lại có những cách nhìn, cách cảm thụ khác nhau về truyện dân gian. Vì thế, ở mỗi một cấp học, mỗi câu chuyện dân gian lại đem đến cho người học những thông tin vừa quen thuộc vừa lạ lẫm, vừa gần gũi vừa mới mẻ tạo nên sức hấp dẫn riêng. Chính bởi những điều hấp dẫn đó mà truyện dân gian mở ra nhiều cơ hội cho người học tự học, tự khám phá. Thêm vào đó, trong chương trình THPT, truyện dân gian được dạy học ngay từ những tuần đầu của học kì 1 chương trình Ngữ văn 10. Đây là thời điểm rất phù hợp để rèn kĩ năng tự học bởi hình thành kĩ năng là cả một quá trình. Nếu kĩ năng tự học được chú trọng rèn ngay từ đầu cấp học sẽ tạo tiền đề, cơ sở vững chắc cho HS trong việc học các phần học tiếp theo trong nhà trường cũng như ngoài nhà trường. Để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thời đại, đặc trưng của môn học, phần học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc rèn luyện kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh THPT có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh Trung học phổ thông. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Tự học trong nhà trường Vấn đề tự học của HS, sinh viên đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Ở nước ngoài, trong sách “Học tập hợp lí” (Cộng hòa dân chủ Đức trước đây) do R.Retzke chủ biên, các tác giả đã đề cập đến vấn đề bồi dưỡng năng lực tự nghiên cứu cho HS mới vào trường. Năm 1984, NXB Thanh niên giới thiệu cuốn “Nghiên cứu học tập như thế nào” của Hebơc Smitman (Cộng hoà dân chủ Đức). Với cuốn sách này, tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề về phương pháp nghiên cứu và tự học như thế nào cho khoa học và đạt kết quả cao. Cuốn “Tự học như thế nào” của Rubakin xuất b ả n 1982 đã giúp bạn đọc biết tự học tập, nâng cao kiến thức toàn diện cho mình. Cuốn “Phương pháp dạy và học hiệu quả” – Cark Rogers – một nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mĩ đã giải đáp cho HS câu hỏi học cái gì và học như thế nào? Câu hỏi dạy cái gì và dạy như thế nào cũng được giải đáp. Ngoài ra, còn khá nhiều cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề tự học. Ở nước ta, trong những năm gần đây vấn đề tự học rất được quan tâm. Tác giả Vũ Quốc Anh có bài viết: “Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của HS THPT”. Tại Hà Nội năm 1998, một cuộc hội thảo khoa học với tiêu đề “Nghiên cứu tự học – tự đào tạo” đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều giáo sư đầu ngành. Trong cuộc hội thảo này, nội dung các bài viết, các bài phát biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học và yêu cầu các cấp, các ngành phải chăm lo xây dựng phong trào tự học toàn dân. Bên cạnh đó, còn có một số cuốn sách đã được xuất bản như “Tôi tự học” – Nguyễn Duy Cần, “Tự học là một nhu cầu của thời đại” – Nguyễn Hiến Lê, “Luận bàn và kinh nghiệm tự học” – Nguyễn Cảnh Toàn... Những cuốn sách này chủ yếu đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong quá trình tự học của một số tác giả. Đặc biệt, Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học còn cho ra mắt bạn đọc tạp chí “Tự học”. Tạp chí này đã thu hút sự quan tâm chú ý và sự tham gia luận bàn về vấn đề tự học của nhiều nhà khoa học, giáo sư, nhà giáo... Cuốn “Học và dạy cách học” do tác giả Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên là một trong những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết một cách có hệ thống về việc “học” và “dạy cách học”. Cuốn sách này thực sự là tài liệu bổ ích giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy và học ở Việt Nam, đặc biệt là quá trình dạy tự học. 2.2. Tự học trong môn Ngữ văn Ngữ văn là một môn học có những đặc trưng riêng nên tự học trong môn Ngữ văn cũng có những nét khác biệt. Cuốn “Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Văn học” do nhóm tác giả Trần Bá Hoành, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến, Nguyễn Trọng Hoàn biên soạn đã nói đến một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực đó là tự học. Trong bài: “Dạy văn để HS tự học văn”, GS Phan Trọng Luận đặt ra yêu cầu và mục tiêu của việc dạy Văn là dạy HS cách tự học Văn. Trong các luận văn, luận án, bài viết của các tác giả gần đây, vấn đề tự học cũng rất được quan tâm. Hai tác giả Phạm Thị Xuyến và Vũ Thị Sáu trong hai cuốn luận văn Dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng lực tự học ở học sinh lớp 10 và Hình thành thói quen tự học cho học sinh THPT qua bài học Văn học sử (tác gia) đã quan tâm đến việc hình thành năng lực, thói quen tự học trong phần văn học sử. Tác giả Trần Thị Hương Mai trong luận văn Dạy học phần đọc thêm các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo hướng tự học có hướng dẫn lại đi sâu nghiên cứu dạy học các bài đọc thêm theo hướng tự học có hướng dẫn. Ngoài ra còn có một số bài viết khác như Cách tự học môn Ngữ văn hiệu quả (Nguyễn Văn Phiên), Rèn kĩ năng tự học môn Ngữ văn (Đặng Quang Sơn) trong đó các tác giả mới đề xuất những cách làm mang tính chất kinh nghiệm chứ chưa đi sâu nghiên cứu kĩ vấn đề… Như vậy, qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy: Lí luận chung về tự học đã được các tác giả nghiên cứu khá kĩ tạo ra cơ sở lí luận vững chắc cho những nghiên cứu tiếp theo về tự học. Tuy nhiên có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh cụ thể của tự học như năng lực tự học, kĩ năng tự học…Riêng ở bộ môn Ngữ văn, những nghiên cứu sâu về kĩ năng tự học các phần học cụ thể như Tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn (trong đọc văn có đọc văn bản văn học) cũng chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề xuất các giải pháp sư phạm nhằm hình thành kĩ năng tự học truyện dân gian cho HS THPT qua đó phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy-học truyện dân gian nói riêng và TPVC nói chung; từ đó, nâng cao chất lượng các giờ dạy học truyện dân gian trong chương trình THPT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng tự học truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Biê ̣n pháp hình thành kĩ năng t ự học truyện dân gian cho học sinh lớp 10 THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Tìm hiểu các tài liệu, sách báo, văn kiện của Đảng và Nhà nước, nội dung kiến thức của quá trình học tập cao học, các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra: khảo sát bằng phiếu điều tra, phỏng vấn đối với GV và HS. - Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại kết quả khảo sát. - Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động tự học của HS trong và ngoài giờ lên lớp. - Phương pháp thực nghiệm: ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc sau: - Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Chương 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh THPT . - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2013), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm 2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam 3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), SGK Ngữ văn lớp 6, lớp 10 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2012), SGV Ngữ văn lớp 6, lớp 10 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam 6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 10 THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục 7. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam 8. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận ngiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 9. Nguyễn Bích Hà (2010), Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm 10. Nguyễn Thị Bích Hà (2010), Biện pháp hoàn thiện kĩ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo quan điểm sư phạm tương tác, Luận án tiến sĩ Giáo dục học 11. Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Tài liệu dùng cho các trường ĐHSP, CĐSP, HN, 1995. 12. Nguyễn Thúy Hồng (2005), Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, Hà Nội 13. Nguyễn Thúy Hồng (2008), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh THCS, THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội 14. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu Văn, NXB Đại học Sư phạm 15. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2003), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục 16. Phan Trọng Luận (2012), Phương pháp dạy học Văn tập 1, NXB Đại học Sư phạm 17. Phan Trọng Luận, Tự học – Chìa khóa vàng của giáo dục, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 2/1998 18. Phương Lựu (2009), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học Sư phạm 19. NA Rubakin (1982), Tự học như thế nào, NXB Thanh niên 20. Lê Trường Phát (chủ biên) (2012), Đọc – hiểu tác phẩm văn học dân gian trong trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam 21. Đỗ Thị Quyên, Rèn luyện kĩ năng tự học cho HS trong dạy học bài Ôn tập, sơ kết, tổng kết môn Lịch sử, Luận văn thạc sĩ 22. Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam 23. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm 24. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Quá trình dạy tự học, NXB Giáo dục 25. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục Việt Nam 26. Hoàng Tiến Tựu (1998), Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục 27. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân gian, NXB Giáo dục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan