Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Anh ngữ cho trẻ em Quyền của người dân tộc thiểu số ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Quyền của người dân tộc thiểu số ở việt nam hiện nay

.PDF
197
724
122

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ MẠC NGÂN DOANH QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Lý luận và Lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật Mã số : 62 38 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Báo 2. PGS.TS. Trƣơng Thị Hồng Hà HÀ NỘI – 2017 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác. Các số liệu, thông tin, tài liệu tham khảo trong luận án có xuất xứ rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Tác giả luận án ĐỖ MẠC NGÂN DOANH MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 1.3. Những vấn đề đặt ra liên quan đến quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 2.1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất quyền của ngƣời dân tộc thiểu số 2.2. Nội dung quyền của ngƣời dân tộc thiểu số 2.3. Các điều kiện bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số 2.4. Cơ chế bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Khái quát quá trình phát triển tƣ duy, nhận thức về quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam 3.2. Thực trạng pháp luật về quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 3.3. Thực trạng thiết chế bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 3.4. Thực trạng tổ chức thực hiện quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 3.5. Thực trạng các điều kiện bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Quan điểm bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 4.2. Giải pháp bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay KẾT LUẬN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 9 9 30 36 39 39 49 59 62 66 66 69 82 87 115 128 128 135 149 151 152 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Các yếu tố cấu thành nên tính “thiểu số” Trang 40 Bảng 2.1. Các cách định danh đối với ngƣời dân tộc thiểu số trong một số thời 42 kỳ lịch sử ở Việt Nam Sơ đồ 3.1. Thiết chế bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở cấp Trung ƣơng 84 của Nhà nƣớc Việt Nam hiện nay Bảng 3.1: Tỷ lệ hộ nghèo ngƣời dân tộc thiểu số trong Chƣơng trình hỗ trợ giảm 89 nghèo nhanh và bền vững năm 2014-2015 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ trẻ có đăng ký khai sinh ở Việt Nam đến năm 2011 90 Bảng 3.2. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi đƣợc đăng ký khai sinh và tỷ lệ trẻ em không 90 đƣợc đăng ký khai sinh ở Việt Nam đến năm 2011 Bảng 3.3. Tình hình tiếp cận giáo dục ở Việt Nam năm 2014 100 Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi ở Việt Nam năm 2014 100 Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ nghèo ở các khu vực của Việt Nam đến tháng 9/2014 109 Bảng 3.6. Hệ thống trƣờng học ở các vùng dân tộc thiểu số trọng điểm ở Việt 116 Nam Bảng 3.7. Số lƣợng học sinh phổ thông trong các lớp học ở một số vùng trọng 117 điểm ở Việt Nam Bảng 3.8. Số lƣợng cơ sở khám, chữa bệnh tại các tỉnh, thành ở Việt Nam 118 Bảng 3.9. Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng ở các 120 vùng nông thôn Việt Nam hiện nay Bảng 3.10. Những chính sách gặp khó khăn về bố trí ngân sách hiện nay 122 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt Convention Against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment Công ƣớc chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm International Convention for the Protection of All Persons from Enforced Disappearance Công ƣớc quốc tế bảo vệ tất cả mọi ngƣời khỏi bị cƣỡng bức mất tích Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chống lại phụ nữ Convention on the Rights of the Child Công ƣớc về quyền của trẻ em Convention on the Rights of Persons with Disabilities Công ƣớc về quyền của ngƣời khuyết tật Convention on the Prevention and Punishment of Genocide Công ƣớc về việc ngăn cấm và trừng phạt tội diệt chủng European Union Liên minh châu Âu Human Rights Council Hội đồng nhân quyền (1965) International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế International Covenant on Civil and Political Rights Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị CAT (1984) CED (2006) CEDAW (1979) CRC (1989) CRPD (2006) CPPG (1948) EU HRC ICERD ICCPR (1966) Chữ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa International Convention on the Suppression and Punishment of the Crime of Apartheid Công ƣớc quốc tế về trấn áp và trừng trị tội ác Apacthai (1990) International Convention on the Protection of the Rights of All Migrant Workers and Members of Their Families Công ƣớc quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những ngƣời lao động di trú và các thành viên gia đình của họ NDTTS Ethnic minorities Ngƣời dân tộc thiểu số OHCHR Office of the High Commissioner for Human Rights Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con ngƣời Human rights Quyền con ngƣời ICESCR (1966) ICSPCA (1973) ICRMW QCN QCNDTTS Rights of ethnic minorities/ Minority Rights UDHR (1948) UDRM (1992) UN Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số Universal Declaration of Human Rights Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời Declaration on the Rights of Persons Belonging to National or Ethnic, Religious and Linguistic Minorities Tuyên ngôn về quyền ngƣời thiểu số thuộc về quốc tịch hoặc chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ United Nations Liên hợp quốc MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu quyền con ngƣời (QCN) xuất hiện khi ngƣời ta có đƣợc những nhận thức đầu tiên về phẩm giá của mình, thì quyền của ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc hình thành khi xuất hiện ý thức về “dân tộc” (ethnic). Cho tới đầu thế kỷ XX, quyền của ngƣời dân tộc thiểu số cũng trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu cùng với vấn đề về quyền của trẻ em, ngƣời bản địa và tù binh chiến tranh [61; tr.1]. Trên bình diện quốc tế, nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền của ngƣời dân tộc thiểu số (QCNDTTS) là một trong những nội dung đƣợc Tiểu ban về ngăn ngừa và bảo vệ ngƣời thiểu số (thành lập năm 1947) và Ủy ban nhân quyền (nay là Hội đồng nhân quyền) nỗ lực để đƣa vào các văn kiện pháp lý đầu tiên của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, phải đến năm 1966, QCNDTTS mới đƣợc ghi nhận chính thức trong một điều ƣớc quốc tế có giá trị ràng buộc pháp lý toàn cầu. Đó là Điều 27 Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự chính trị (ICCPR 1966), một trong những văn kiện cơ bản của Bộ luật Nhân quyền quốc tế (International Bill of Human Rights). Đến nay, ngoài Điều 27 ICCPR 1966, QCNDTTS còn đƣợc đề cập trong Tuyên ngôn về quyền của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về quốc tịch hoặc dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ (UDRM 1992). Mặc dù vậy, so với các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng khác, cơ sở pháp lý quốc tế bảo vệ QCNDTTS vẫn còn nhiều khoảng trống. Ở Việt Nam, nghiên cứu lý luận về QCN đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta” đã đánh dấu mốc cho bƣớc chuyển biến về tƣ tƣởng về QCN, Đảng ta chính thức ghi nhận: “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, và cũng là thành quả của cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên; qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại”. Mƣời năm sau đó, QCN mới thực sự trở thành đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Thực tiễn nghiên cứu lý luận liên quan đến QCNDTTS ở Việt Nam lại đƣợc tiến hành sớm hơn so với nhân quyền nói chung nhƣ trên. Thành công đầu tiên của 1 nghiên cứu lý luận liên quan đến QCNDTTS đƣợc đánh dấu bởi Danh mục thành phần dân tộc Việt Nam do Tổng cục Thống kê công bố năm 1979 [49]. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ngành dân tộc học (nay là nhân học) ở nƣớc ta, đƣợc khởi động từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX [70; tr.2]. Cùng với đó, bảo đảm đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy sự bình đẳng và phát triển đồng đều giữa các cộng đồng dân tộc đƣợc đề cập đến trong tất cả các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Hiện nay, các cộng đồng NDTTS ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Nhƣng phần lớn ngƣời dân tộc thiểu số sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo... vẫn thƣờng gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận quyền do hạn chế về địa bàn, điều kiện sinh sống, khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ... Vì vậy, NDTTS là nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng (vulnerable groups) hơn so với nhóm ngƣời dân tộc chiếm đa số trong một quốc gia, điều này đòi hỏi một cơ chế bảo vệ QCN đặc biệt. Giải quyết vấn đề ngƣời thiểu số về dân tộc hay chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ không chỉ thuần túy liên quan đến việc giải quyết các nhu cầu cơ bản của QCN mà thƣờng liên quan mật thiết tới sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và hòa bình, ổn định chính trị ở các quốc gia đa dân tộc. Đó cũng là lý do khiến việc nghiên cứu vấn đề bảo đảm, tôn trọng, bảo vệ và thực hiện QCNDTTS vẫn còn nhiều hạn chế, bởi chính tính phức tạp và nhạy cảm của nó. Thời gian qua, vẫn đang tồn tại khá nhiều vƣớng mắc trên phƣơng diện nhận thức và lý luận về quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam nhƣ: Chủ thể hƣởng QCNDTTS là cá nhân hay nhóm (cộng đồng)? Khái niệm và nội hàm của QCNDTTS bao gồm những gì để không vi phạm nguyên tắc bình đẳng phổ quát? Bản chất, đặc điểm QCNDTTS gắn với việc xây dựng cơ chế bảo đảm quyền ra sao? Điều kiện bảo đảm QCNDTTS có vai trò và tác động nhƣ thế nào?... Rất nhiều điểm liên quan đến những vấn đề nói trên chƣa đƣợc nhận thức rõ hoặc còn nhiều tranh luận. Đồng thời, về mặt pháp lý, mặc dù Việt Nam là quốc gia đƣợc đánh giá có nhiều đạo luật nhất trên thế giới và có hệ thống chính sách về dân tộc đồ sộ với hơn 183 chính sách đƣợc thể chế qua 264 văn bản của Chính phủ [71]. Nhƣng việc tồn tại những vƣớng mắc về 2 sự chồng chéo, rƣờm rà, chậm trễ và thiếu hiệu quả... trong hoạt động bảo đảm quyền là không thể tránh khỏi. Cũng bởi chƣa đƣợc rà soát và giám sát bởi một tiếp cận chuyên biệt nhƣ QCN, cho nên khoảng trống pháp lý nhằm quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành hiệu quả các quy định về cơ chế, phƣơng thức bảo đảm QCNDTTS còn hạn chế. Tình hình nói trên cho thấy việc triển khai nghiên cứu các khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay đang đƣợc đặt ra một cách cấp bách. Cuối cùng, đến nay, chƣa có công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ cũng nhƣ luận án tiến sĩ nào nghiên cứu đề tài “Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay”. Thực hiện đề tài “Quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay” để triển khai nghiên cứu trong quy mô luận án tiến sĩ luật học với mong muốn góp phần giải quyết một cách hệ thống và bài bản những vấn đề liên quan đến chủ đề đƣợc lựa chọn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của Luận án là đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án sẽ tập trung làm sáng tỏ 05 nhiệm vụ cơ bản sau: - Đánh giá tình hình nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm rút ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về QCNDTTS: Đặc điểm, bản chất; nội dung; giới hạn; cơ chế bảo đảm và điều kiện bảo đảm QCNDTTS. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. - Thống kê, phân tích, đƣa ra những ý kiến đánh giá khách quan, toàn diện, khoa học về thực trạng cơ chế bảo đảm QCNDTTS; thực trạng tổ chức thực hiện QCNDTTS của các cơ chế bảo đảm QCNDTTS và thực trạng các điều kiện bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. Xác định rõ những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. 3 - Phân tích, xác định quan điểm bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất hệ thống các giải pháp bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay: Các điều ƣớc quốc tế về QCN, QCNDTTS; Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về QCNDTTS; Thực tiễn tổ chức thực hiện QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Ủy ban dân tộc và cơ chế liên bộ của Chính phủ; Điều kiện chính trị, kinh tế, đạo đức – xã hội ở Việt Nam hiện nay... 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá QCNDTTS ở Việt Nam, nhƣng giới hạn khảo sát về địa bàn nghiên cứu của đề tài sẽ đƣợc thực hiện tại 20/63 tỉnh thành trong cả nƣớc. Đó là các tỉnh thành có tỷ lệ dân số NDTTS cao của vùng (xem Phụ lục 3), có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có các cộng đồng NDTTS rất ít ngƣời sinh sống và nền văn hóa đặc thù. Cụ thể chọn: 11 tỉnh ở Trung du và miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn); 02 tỉnh ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An); 04 tỉnh ở Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông); 02 tỉnh ở Tây Nam Bộ (Trà Vinh, Sóc Trăng) và 01 tỉnh ở Đông Nam Bộ (Bình Phƣớc). - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các số liệu trong khoảng thời gian từ 2010 cho đến nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp luận Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận, phƣơng pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (về đoàn kết, bình đẳng, tƣơng trợ [29; tr.587], quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số [30; tr.323], chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số [31; tr.136]...) và các quan điểm cơ bản của Đảng ta về vấn đề dân tộc, đề tài sử dụng các cách tiếp cận sau: - Tiếp cận đa ngành, liên ngành khoa học xã hội (triết học, chính trị học, văn 4 hóa học, xã hội học, sử học, dân tộc học...) và liên ngành luật học. Đây là phƣơng pháp tiếp cận phổ biến của khoa học xã hội nhân văn hiện nay, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn đối với nghiên cứu bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Các hiện tƣợng nhƣ đói nghèo, di cƣ, nguy cơ tổn thƣơng do tác động của biến đổi khí hậu và môi trƣờng... ở vùng dân tộc thiểu số đƣợc xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau sẽ góp phần đem đến cái nhìn toàn diện trong các phân tích luật pháp, chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay. - Tiếp cận dựa trên QCN (human right based approach). Đây là cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu sử dụng các tiêu chuẩn về QCN làm cơ sở để xác định kết quả mong đợi, đồng thời xem các nguyên tắc về QCN là khuôn khổ, điều kiện để đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Áp dụng cách tiếp cận này giúp đề tài định hình rõ hơn vị trí và triển vọng bảo đảm QCNDTTS trong quan hệ tƣơng tác với các mục tiêu phát triển khác một cách bền vững, bao gồm: tăng trƣởng kinh tế và nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng và đoàn kết dân tộc... Hỗ trợ tốt hơn cho phân tích, đánh giá luật pháp, chính sách, đề xuất giải pháp lồng ghép QCNDTTS vào thực hiện luật pháp, chính sách của các bộ, ngành, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp. - Tiếp cận “bình đẳng thực chất” (substantive equality) [122; tr.4-5]. Đây là cách tiếp cận phổ biến đối với nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng đƣợc đƣa ra bởi Liên hợp quốc trong Khuyến nghị chung XXIII 51 (Ủy ban CERD năm 1997); Khuyến nghị chung số 25 (Ủy ban CEDAW phiên họp 20 năm 1999); Bình luận chung số 23 (Ủy ban QCN phiên họp thứ 48 năm 1993, phiên họp thứ 50 năm 1994)...; và bởi Anthony Robert Sangiuliano [116; tr.601-646]; Bob Hepple và Catherine Barnard [120; tr.562-585]; Thomas Nagel [143; tr.356 – 357]); Sandra Fredman [141; tr.14]; Christopher McCrudden [121; tr.16]... Mục đích của cách tiếp cận này là nhằm khắc phục những mâu thuẩn đã tồn tại lâu dài giữa bình đẳng trong pháp luật và bình đẳng trong thực tế. Cách giải quyết của lý thuyết này tập trung vào sự đa dạng và những yếu tố tạo nên những bất lợi đặc thù (ngôn ngữ, văn hóa thiểu số và gặp phải nhiều rào cản trong tiếp cận và hƣởng thụ QCN), qua đó xác định các biện pháp đặc biệt, phù hợp để phát triển năng lực của họ, thúc đẩy cơ hội tiếp cận và thụ hƣởng QCN. 5 - Tiếp cận hợp nhất. Đây là cách tiếp cận nhấn mạnh đến việc bảo đảm QCNDTTS đòi hỏi phải tham chiếu, áp dụng nhiều văn bản, chính sách, pháp luật khác nhau. Việc giải quyết hiệu quả quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đòi hỏi phải sử dụng các thủ tục và cơ chế trong lĩnh vực dân sự, chính trị, ví dụ nhƣ các cơ chế tƣ pháp, tố tụng, khiếu nại, tố cáo, bồi thƣờng thiệt hại... Sử dụng tiếp cận này đem đến khả năng giải quyết tốt hơn sự thiếu gắn kết chính sách, pháp luật về bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, luận án chủ yếu áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp thu thập tài liệu và số liệu: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để thu thập các nguồn tài liệu (cả tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp). Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng hầu hết trong các chƣơng của luận án. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: đƣợc sử dụng bao quát trong tất cả các chƣơng, mục của luận án để phát hiện, luận giải thuyết phục về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án. - Phƣơng pháp cấu trúc hệ thống: đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 2 và 3 của luận án nhằm nhận diện và đánh giá toàn cảnh về QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. - Phƣơng pháp luật học so sánh: đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 2 và 4 của luận án để làm sáng tỏ các mô hình pháp lý về bảo đảm QCNDTTS và những kinh nghiệm bảo đảm mang tính tham khảo cho Việt Nam. - Phƣơng pháp thống kê: đƣợc sử dụng trong chƣơng 1 và 3 của luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực trạng bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. - Phƣơng pháp xã hội học pháp luật: đƣợc sử dụng trong chƣơng 2, 3, 4 của luận án nhằm thu thập thông tin, nhu cầu về quyền, tiến hành phân loại, đánh giá nhằm làm rõ thực trạng QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. - Phƣơng pháp thực chứng pháp lý: đƣợc sử dụng chủ yếu trong chƣơng 3 nhằm đánh giá tính xác thực của các hành động của các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ hiệu quả tác động chính sách, pháp luật về bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam. 6 - Phƣơng pháp lịch sử: đƣợc sử dụng trong chƣơng 1, 2, 3 nhằm nhận diện các đặc điểm và các bƣớc tiến trong nhận thức về QCNDTTS. - Phƣơng pháp chuyên gia: nhằm nghiên cứu trạng thái và phƣơng hƣớng giải quyết những trƣờng hợp điển hình. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong chƣơng 3 của luận án. - Phƣơng pháp xử lý thông tin, số liệu: Phƣơng pháp xử lý thông tin sử dụng trong tất cả các chƣơng của Luận án, phƣơng pháp thống kê toán học sử dụng trong chƣơng 3 của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống dƣới tiếp cận luật học về QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, luận án nghiên cứu toàn diện, hệ thống tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc và nƣớc ngoài về QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, luận án luận giải, đƣa ra khái niệm QCNDTTS ở Việt Nam; xác định đặc điểm, bản chất, nội dung, giới hạn, cơ chế bảo đảm và phân tích các điều kiện bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. Thứ tư, luận án cho thấy trạng thái QCNDTTS, diện mạo QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay thông qua việc mô tả và đánh giá: thực trạng chính sách và pháp luật về QCNDTTS; thực trạng thiết chế bảo đảm QCNDTTS; thực trạng tổ chức thực hiện QCNDTTS của các cơ chế bảo đảm QCNDTTS và thực trạng các điều kiện bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. Thứ năm, luận án xác định các quan điểm định hƣớng và đề xuất hệ thống các giải pháp có tính toàn diện và khả thi nhằm bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về nhận thức lý luận: Đề tài hình thành nền tảng nhận thức về QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay phù hợp với tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về nhân quyền. - Về hoàn thiện thể chế, chính sách: Góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ tổ chức thực hiện chính sách dân tộc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về QCNDTTS và tăng cƣờng hiệu quả của thiết chế bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. 7 - Về thực tiễn: Luận án đóng góp vào việc phát triển lý luận về QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. Tìm ra những giải pháp có tính khả thi để bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam. Thành công của đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với nhiệm vụ phát huy dân chủ, tăng cƣờng sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc và thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp, các nhà quản lý và các nhà hoạt động xã hội nói chung, pháp lý nói riêng. Luận án cũng có thể đƣợc tham khảo trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo dƣới góc tiếp cận đa ngành, liên ngành và Lý luận và Lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2. Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền của ngƣời dân tộc thiểu số Chƣơng 3. Thực trạng quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay Chƣơng 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong thời gian qua đã có khá nhiều nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với ngƣời dân tộc thiểu số (NDTTS), vùng dân tộc thiểu số đƣợc thực hiện và công bố ở nƣớc ta. Trong đó, các nghiên cứu đƣợc thực hiện dƣới nhiều góc độ/khía cạnh hay ngành khoa học khác nhau nhƣ sử học, tâm lý học, xã hội học, chính trị, triết học... với những quy mô khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều học giả nƣớc ngoài cũng đã quan tâm đến các vấn đề của NDTTS ở Việt Nam. Mặc dù vậy, các nghiên cứu hiện có hầu hết chƣa tập trung phân tích vấn đề dƣới góc độ quyền. Chƣa có một công trình nghiên cứu nào mang tính toàn diện, có hệ thống về QCNDTTS ở Việt Nam dƣới tiếp cận của chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài luận án này có tính mới, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong luận án là nghiên cứu toàn diện, có hệ thống và sâu sắc về QCNDTTS ở Việt Nam dƣới góc độ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đƣợc trình bày theo các nhóm vấn đề tƣơng ứng với các chƣơng trong nội dung luận án. 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến quyền của ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về lý luận liên quan đến đề tài Ngƣời dân tộc thiểu số tại Việt Nam là chủ thể có mối liên hệ đặc thù, gắn với vấn đề đa dạng dân tộc, ngôn ngữ tại Việt Nam, là chủ thể hƣởng quyền (bao gồm cá nhân và nhóm) và là đối tƣợng tiếp cận để xây dựng hệ thống khái niệm, đặc điểm, nội dung, giới hạn và điều kiện bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. Do đó, nghiên cứu lý luận về QCNDTTS gắn với chủ thể hƣởng quyền là NDTTS ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thức ấn phẩm và hƣớng tiếp cận khoa học khác nhau: Thứ nhất, khái niệm và đặc điểm của NDTTS sớm đƣợc đề cập trong các nghiên cứu của khoa học dân tộc học nhƣ: Sách chuyên khảo “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” (1975) [79] của Viện Dân tộc học; Sách “Dân tộc và dân số tộc người ở Việt Nam”(1995) [22] của tác giả Khổng 9 Diễn; Sách “Dân tộc học và vấn đề xác định thành phần dân tộc (lý thuyết – nghiên cứu – tƣ liệu)” của tác giả Mạc Đƣờng (1997) [27]. Sách “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam – Cái nhìn hệ thống loại hình” (2001) [56] của tác giả PGS. TSKH. Trần Ngọc Thêm; Sách “Dân tộc học Việt Nam Thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI” (2003) [23] do Khổng Diễn và Bùi Minh Đạo chủ biên; Sách “Quan hệ tộc người và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay”(2010) [81] do Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh biên soạn. Trong sách “QCN - Tiếp cận đa ngành và liên ngành Luật học Tập 2”(2010) [72] (18 bài viết) có bài “Nghiên cứu nhân quyền ở Việt Nam: một cách tiếp cận dân tộc học” của Vƣơng Xuân Tình và Nguyễn Văn Minh là một bài viết có nhiều kết luận thú vị, gợi ý cho những hƣớng tìm hiểu và khảo sát của đề tài. Giáo trình “Các tộc người ở Việt Nam”(2012) [25] và tập tài liệu “Đặc điểm lịch sử, xã hội của các tộc người thiểu số ở Việt Nam, di sản và hạn chế đối với sự phát triển và phát triển bền vững - các tộc người ở Việt Nam” (2012) của Bùi Xuân Đính. Giáo trình “Tâm lý học dân tộc” (2013) của Vũ Dũng [18]... Theo đó, các tác giả đều thống nhất quan điểm, khái niệm “dân tộc” ngoài việc dùng với nghĩa tƣ cách một quốc gia thì còn mang nghĩa một tộc ngƣời (ethnic) trong một quốc gia đa dân tộc. Ví dụ theo GS.TS Vũ Dũng dân tộc là: “cộng đồng người ổn định mà những người đó ý thức rõ mình là thành viên của cộng đồng trên cơ sở những dấu hiệu chung được tiếp nhận như là những đặc trưng phân biệt dân tộc một cách hiển nhiên và bền vững” [18; tr.85]. Hay theo TS. Bế Trƣờng Thành thì “cộng đồng các dân tộc Việt Nam gồm nhiều thành phần khác nhau theo tiêu chí: Sắc thái văn hóa đặc trưng và có tên gọi dân tộc (một số dân tộc có nhiều nhóm tộc người với tên gọi khác nhau theo địa phương); ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết); ý thức tự giác tộc người. Mỗi thành phần dân tộc không phải là một cộng đồng biệt lập, riêng rẽ về chính trị - xã hội, mà là bộ phận cấu thành dân tộc Việt Nam thống nhất. Các thành phần dân tộc có quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều” [53; tr.5]. Nhìn chung, các nghiên cứu của ngành nhân học đã và đang có những tiếp cận ngày càng sát hợp với quan niệm của các chuyên gia bảo đảm QCN của Liên hợp quốc. Trên cơ sở này, các tiêu chuẩn xây dựng khái niệm về NDTTS và chính sách của nhà 10 nƣớc đối với NDTTS ở Việt Nam đã đƣợc hình thành tƣơng thích với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên do là nghiên cứu dƣới góc độ dân tộc học nên các kiến nghị hoàn thiện pháp luật chƣa thực sự gắn với yếu tố “thiểu số” của QCN. Thứ hai, nội dung, đặc điểm, bản chất, giới hạn QCNDTTS đƣợc đề cập trong các nghiên cứu thuộc tiếp cận chính trị - pháp lý nhƣ: - Tập tài liệu “Một số vấn đề về người thiểu số trong luật quốc tế” (2001) xây dựng bởi Quỹ UNICEF và Ủy ban dân tộc miền núi đã đƣa ra một cái nhìn tổng quát về lịch sử, tiến trình phát triển của những cơ chế, hành động và văn kiện liên quan đến vấn đề bảo đảm vị thế bình đẳng của ngƣời thiểu số trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến nay, làm cơ sở nền tảng cho xây dựng khái niệm NDTTS, QCNDTTS ở các quốc gia [61; tr.3]. - Đề tài khoa học cấp nhà nƣớc liên quan đến lý luận về QCNDTTS là: “Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ra hiện nay” [7; tr.43] do GS.TS Hoàng Chí Bảo làm chủ nhiệm, đƣợc xuất bản thành sách vào năm 2009, tại đây đã phân tích khá kỹ càng về các khái niệm: cộng đồng dân tộc; dân tộc/tộc ngƣời (ethnic); nhóm địa phƣơng; công bằng xã hội giữa các tộc ngƣời... Và đề tài “Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số và đấu tranh chống âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc Việt Nam” (2015) do PGS. TS. Đoàn Minh Huấn làm chủ nhiệm. Đề tài đƣợc tiếp cận dƣới góc độ khoa học chính trị và đã trình bày đƣợc điều kiện thuận lợi và khó khăn về mặt chính trị, cũng nhƣ những yêu cầu và phạm vi của bảo đảm QCN, QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay [36; tr.247]. - Sách “Luật quốc tế về quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương” [40] xuất bản năm 2011 đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận, pháp lý và cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền của một số nhóm dễ bị tổn thƣơng, trong đó đã xác định rõ ngƣời dân tộc thiểu số là đối tƣợng bảo vệ của pháp luật nhân quyền. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách không trình bày quy định pháp luật quốc gia và tình hình thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế. - Sách “Quyền con người” [73; tr.486] do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, xuất bản năm 2011 gồm 491 trang chia 4 phần 18 chƣơng. Đây là cuốn sách trình bày một cách bài bản và hệ thống về những vấn đề nhƣ lịch sử, lý luận và chính trị, 11 cơ chế quốc gia và quốc tế bảo vệ QCN… ngoài các vấn đề kinh điển về QCN kể trên, tại trang 486 tác giả đã đề cập đến vấn đề nội luật hoá quyền của một số nhóm dễ bị tổn thƣơng trong pháp luật Việt Nam. - Sách “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế, văn hoá và xã hội”(2011) [76] do GS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên) gồm 17 bài viết trong đó có 2 bài viết đề cập đến khái niệm NDTTS và định hƣớng xây dựng nội dung QCNDTTS nhƣ: “Quyền bình đẳng văn hoá giữa các dân tộc” của PGS.TS. Lê Hồng Lý (tr.216-235); “Quyền của người dân các tộc người thiểu số” của TS. Mai Thanh Sơn (tr.250-303), tuy nhiên các bài viết mới chỉ mang tính gợi mở. - Giáo trình “Lý luận và Pháp luật về quyền con người” của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2011, đã dành một nội dung để nhắc đến nhận thức, đặc điểm và phạm vi quyền của ngƣời thiểu số trong pháp luật quốc tế (tr.316323). Điểm sáng của giáo trình là phân tích đặc thù về quyền của ngƣời thiểu số ở Việt Nam trong đó yếu tố thiểu số thƣờng chỉ gắn liền với tôn giáo hoặc sắc tộc (tr.511-514) và chú ý tới các nội dung của QCNDTTS ở Việt Nam bao gồm: quyền bình đẳng không bị đối xử, quyền giữ gìn bản sắc văn hoá và quyền đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ để phát triển mọi mặt [17]. - Sách tham khảo “Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (X-XIX)” (2011) [15; tr.10] của tác giả GS. TS. Phan Hữu Dật và TS. Lâm Bá Nam là cơ sở hoàn thiện vấn đề lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật về giải quyết vấn đề dân tộc trong tổng thể các chính sách về kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh trong tiến trình lịch sử của các nhà nƣớc trƣớc đây. Tài liệu này đóng góp yếu tố kinh nghiệm xử lý vấn đề dân tộc trong một quốc gia và mang giá trị lịch sử sâu sắc với luận án. Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu của chuyên ngành sử học, chƣa đƣa ra nhiều kiến giải về mặt lập pháp. - Sách “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển”(2012) [77] do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên tiếp tục có bài viết mang tính gợi mở về “Quyền giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” (tr.31) của tác giả Phạm Quang Linh dƣới góc độ nghiên cứu dân tộc học. - Luận án tiến sĩ Luật học của Đỗ Thị Thơm: “Thực hiện pháp luật về quyền 12 kinh tế, xã hội và văn hóa đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” (năm 2016) [57] và Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Xuân Trình về “QCNDTTS theo quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam” (năm 2015) [59] đã đề cập đến khái niệm dân tộc thiểu số, NDTTS, liệt kê nội dung QCNDTTS và đề cập một số khía cạnh của quyền. Đáng tiếc là hai công trình này không đƣa ra những luận giải về tổng thể nội dung, bản chất, đặc điểm, cơ chế, điều kiện bảo đảm cũng nhƣ thực trạng, thành tựu, hạn chế tổ chức thực hiện QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. Các nghiên cứu trên mặc dù đã đƣợc đặt ra với tiếp cận luật học nhƣng lại chƣa đƣa ra cách hiểu thống nhất về QCNDTTS, chƣa nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và sâu sắc về khái niệm, đặc điểm, bản chất, nội dung, giới hạn, cơ chế và điều kiện bảo đảm QCNDTTS ở Việt Nam hiện nay. Điểm đáng chú ý của những nghiên cứu này là việc đã chỉ ra đƣợc một số nội dung, giới hạn của QCNDTTS. Thứ ba, hiện có rất nhiều luận án tiến sĩ, thuộc nhiều chuyên ngành nghiên cứu đã đề cập đến các nội dung đặc thù của QCNDTTS, ví dụ nhƣ: Luận án Tiến sĩ Khoa học Chính trị “Tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã ngƣời dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn hiện nay” (Trƣơng Thị Bạch Yến, 2014); Luận án Tiến sĩ Triết học “Ảnh hƣởng của nhân tố mới trong hôn nhân và gia đình đối với sự phát triển con ngƣời các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” (Đinh Khắc Tuấn, 2000); Luận án Tiến sĩ Giáo dục học “Một số biện pháp tổ chức chơi giúp trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số học nói tiếng Việt” (Trƣơng Thị Kim Oanh, 2004); Luận án Tiến sĩ Tâm lý học “Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin Lành của tín đồ ngƣời dân tộc thiểu số ở Gia Lai” (Vƣơng Thị Kim Oanh, 2006); Luận án Tiến sĩ Địa lý “Cộng đồng các dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất và rừng, hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững ở tỉnh Thái Nguyên” (Dƣơng Quỳnh Phƣơng, 2007); Luận án Tiến sĩ Luật học “Vận dụng luật tục dân tộc Chăm trong quản lý cộng đồng ngƣời Chăm của chính quyền cơ sở ở tỉnh Ninh Thuận” (Trƣơng Tiến Hƣng, 2009); Luận án Tiến sĩ Triết học “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta hiện nay” (Lô Quốc Toản, 2009); Luận án Tiến sĩ Triết học “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số của nƣớc ta hiện nay” (Phạm Văn Dũng, 2009); 13 Luận án Tiến sĩ Triết học “Quan hệ giới trong gia đình dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Thị Hà, 2012); Luận án Tiến sĩ Triết học “Truyền giáo và phát triển đạo Công giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum” (Đặng Luận, 2012); Luận án Tiến sĩ Triết học “Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc nƣớc ta hiện nay” (Hoàng Thị Hƣơng, 2012); Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị “Phát triển kinh tế tƣ nhân ngƣời Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” (Trần Thị Anh Vũ, 2016); Luận án Tiến sĩ Nhân học “Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với tộc ngƣời Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận từ Đổi mới đến nay” (Mã Điền Cƣ, 2016); Luận án Tiến sĩ Nhân học "Tri thức địa phƣơng trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của ngƣời Sán Dìu ở Tuyên Quang" (Nguyễn Thẩm Thu Hà, 2016); Luận án Tiến sĩ Luật học "Quản lý nhà nƣớc đối với các thiết chế văn hóa cơ sở ở Việt Nam hiện nay (từ thực tiễn Hậu Giang)" (Nguyễn Văn Phụng, 2016)... Những công trình này đã giải quyết thấu đáo nhiều vấn đề đặc thù của NDTTS, tuy nhiên chƣa đem đến cái nhìn hệ thống và toàn diện, chƣa đem đến những giải pháp trên góc độ của quyền. 1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về thực tiễn liên quan đến đề tài Thứ nhất, về đánh giá thực trạng các qui định của pháp luật và thực hiện pháp luật về QCNDTTS có: - Đề tài khoa học cấp nhà nước Chính sách phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ - cơ sở lý luận và thực tiễn (2010), mã số KX.02.10/06-10, do TS. Doãn Hùng làm chủ nhiệm đã đƣa ra một số kinh nghiệm về ban hành chính sách tốt trên cơ sở ngôn ngữ và bản sắc thiểu số. - Sách “Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (Truyền thống, lý luận và thực tiễn)” [60] xuất bản năm 2003 do Trung tâm nghiên cứu QCN thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Hội nghiên cứu QCN Trung Quốc thực hiện, có bài: Thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam của tác giả Cƣ Hoà Vần (tr.850); Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam – nhìn từ góc độ nhân quyền của Nguyễn Duy Sơn (tr.935); Xoá đói giảm nghèo - Một biện pháp bảo đảm QCN ở Việt Nam của 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan