Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ QUYỀN CÔNG DÂN CỦA ROBOT SOPHIA...

Tài liệu QUYỀN CÔNG DÂN CỦA ROBOT SOPHIA

.PDF
20
1
71

Mô tả:

lOMoARcPSD|15547689 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO MÔN HỌC Học phần: Công tác kỹ sư công nghệ thông tin Chuyên đề: QUYỀN CÔNG DÂN CỦA ROBOT SOPHIA TP.HCM, 2021-2022 lOMoARcPSD|15547689 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo này, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Lê Hoàng Yến đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và tìm hiểu về học phần Công Tác Kỹ Sư Ngành Công Nghệ Thông Tin.Xin cảm ơn Cô đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài báo cáo này. Trong thời gian tham dự lớp học, em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của em. Tuy nhiên việc tiếp thu một lượng kiến thức nhiều và liên tục của em còn hạn chế, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi việc sai sót trong quá trình làm bài báo cáo này. Mong cô xem và góp ý kiến để giúp em hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chúc cô thành công trong sự nghiệp, luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp cao quý của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Em xin chân thành cảm ơn! lOMoARcPSD|15547689 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................i MỤC LỤC......................................................................................................................... ii MỤC LỤC ẢNH..............................................................................................................iii PHẦN 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT............................................................................1 1.1. Trí tuệ nhân tạo là gì?.........................................................................................1 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của AI............................................................3 PHẦN 2. DAVID HANSON VÀ ROBOT SOPHIA........................................................4 2.1. Giới thiệu về Sophia............................................................................................4 2.2. David Hanson “cha đẻ” của Sophia...................................................................6 2.3. Sự nghiệp của David Hanson..............................................................................8 PHẦN 3. SOPHIA ĐƯỢC CẤP QUYỀN CÔNG DÂN..................................................9 3.1. Sophia được cấp quyền công dân.......................................................................9 3.2. Những đặc điểm giống con người của sophia..................................................10 3.2.1 Có đa dạng biểu cảm..................................................................................10 3.2.2 Sophia mong muốn được làm mẹ..............................................................10 3.2.3 Di chuyển như con người............................................................................10 3.2.4 Robot Sophia có thể hát..............................................................................11 3.2.5 Sophia có thể bày tỏ cảm xúc.....................................................................12 3.2.6 Những hoạt động của Sophia khi “làm người”.........................................13 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN...............................................................................................14 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................16 ii lOMoARcPSD|15547689 MỤC LỤC ẢNH Hình 1 Anh em nhà Wright và chiếc máy bay đầu tiên.......................................................2 Hình 2 Ứng dụng của AI.....................................................................................................2 Hình 3 Hội nghị Dartmouth năm 1956...............................................................................3 Hình 4 Nữ Robot Sophia.....................................................................................................5 Hình 5 Sophia và Audrey Hepburn.....................................................................................6 Hình 6 David Hanson và Sophia.........................................................................................7 Hình 7 Albert Hubo............................................................................................................8 Hình 8 Sophia được cấp quyền công dân............................................................................9 Hình 9 Sophia và đôi chân cơ học.....................................................................................11 Hình 10 Sophia cầm nắm vật bằng tay..............................................................................11 Hình 11 Sophia trình diễn âm nhạc...................................................................................12 Hình 12 Biểu cảm Sophia khi cười...................................................................................13 Hình 13 Sophia xuất hiện trên tạp chí...............................................................................14 iii lOMoARcPSD|15547689 PHẦN 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT 1.1. Trí tuệ nhân tạo là gì? Con người ngày càng phát triển và tiến bộ mạnh mẽ về công nghệ thông tin cùng với sự ra đời của máy tính nhanh chóng đã phát triển đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong xã hội. Nhưng máy tính dù có khỏe mạnh đến đâu thì cũng chỉ làm theo chương trình đã được viết sẵn bởi các lập trình viên. Nó vẫn không thể kết nối, liên tưởng một sự việc này với sự việc khác, và trên hết là khả năng sáng tạo như con người. Với sự phát triển nhanh chóng và vượt bật của con người hiện nay trong các lĩnh vực công nghệ, máy tính không chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu mà còn hơn cả thế ngày càng được đưa vào các ứng dụng thực tế, một trong số các lĩnh vực áp dụng mạnh mẽ những kiến thức của công nghệ đó là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) viết tắt AI, ta còn có thể hiểu là “Thông minh nhân tạo”, tức là trí thông minh của máy tính, robot hay máy móc có các thành phần tính toán điện tử được con người tạo ra. Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực khoa học công nghệ nhằm làm cho các máy móc, robot có khả năng suy nghĩ, lập luận, giao tiếp, giải quyết vấn đề như một con người,… Để hiểu rõ về trí tuệ nhân tạo ta có thể bắt đầu với việc tìm hiểu về sự bay nhân tạo, tức là máy bay. Đã từ rất lâu, chính xác là từ đầu những năm đầu tiên của thế kỹ XX con người đã có mong muốn tạo ra cỗ máy có thể di chuyển tự do trên không trung mà không phụ thuộc vào địa hình ở dưới mặt đất, hay nói cách khác là có thể tạo ra cỗ máy có thể bay được. Không có gì bất ngờ khi ý tưởng đầu tiên của các nhà khoa học là chế tạo máy bay theo nguyên cứu cách một con chim bay lượn, nhưng những chiếc máy bay được chế tạo từ nguyên lý “vỗ cánh” ấy chỉ bay được trong một thời gian ngắn và không thể bay được một quãng đường dài. Lịch sử hàng không đã được bước qua một trang mới kể từ khi thiết kế của anh em nhà Wright được ra đời đó là thiết kế máy bay dựa trên nguyên lý của khí động lực học (Aerodynamics). 1 lOMoARcPSD|15547689 Hình 1 Anh em nhà Wright và chiếc máy bay đầu tiên Như vậy trí tuệ nhân tạo là gì. Trí tuệ nhân tạo được hiểu cơ bản là trí thông minh của máy do con người tạo ra. Ngay từ những ngày đầu khi máy tính ra đời, các nhà khoa học đã hướng đến phát triển máy tính sao cho nó có khả năng thông minh, sáng tạo như loài người. Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại, ước mơ đấy vẫn còn xa mới có thể thực hiện được, tuy vậy khoảng thời gian qua những thành tựu mà những nhà khoa học đạt được không hề nhỏ. Trong một số lĩnh vực máy tính đã có thể thực hiện tốt hơn hoặc đã thực hiện được tương đương so với con người (tất nhiên là không phải thực hiện tốt trên tất cả các lĩnh vực). Đó chính là các hệ thống thông minh. Hình 2 Ứng dụng của AI Vậy trí tuệ nhân tạo là nói đến khả năng của các máy móc thiết bị khi thực hiện các công việc của con người thường xuyên phải xử lý, và khi kết quả thực hiện của 2 lOMoARcPSD|15547689 máy đã làm là tốt hơn hoặc tương đương với của con người thì ta gọi đó là máy thông minh hay là máy đã có trí thông minh. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của AI Thuật ngữ “Trí tuệ nhân tạo” hay còn có tên gọi khác là trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – AI ) được thiết lập bởi nhà khoa học máy tính John McCarthy tại hội nghị Dartmouth vào năm 1956 (ông cũng chính là người đã phát triển ngôn ngữ Lisp và đây có thể xem là một ngôn ngữ tốt cho AI).Trong hội nghị lịch sử này, McCarthy tưởng tượng về một nỗ lực hợp tác tuyệt vời, vì đã tập hợp các nhà nghiên cứu hàng đầu từ nhiều lĩnh vực khác nhau để có một cuộc thảo luận với kết thúc mở về trí tuệ nhân tạo, thuật ngữ mà ông đã đặt ra. Nhưng đáng buồn thay, hội nghị đã diễn ra không như mong đợi của McCarthy, mọi người đến và đi tùy thích, không thống nhất được các phương pháp tiêu chuẩn cho lĩnh vực này. Mặc dù vậy, tất cả mọi người đều đồng lòng rằng AI là có thể đạt được. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của sự kiện này vì nó đã xúc tác cho hai mươi năm nghiên cứu AI tiếp theo. Hình 3 Hội nghị Dartmouth năm 1956 Sau đó, Alan Turing đưa ra “Turing Test” như là một phương pháp kiểm chứng hành vi thông minh. Không lâu sau Joel Moses đã viết thành công chương trình Macsyma Đây là chương trình toàn học được sử dụng cơ sở tri thức đầu tiên thành công.Marvin Minsky và Seymour Papert đưa ra các chứng minh đầu tiên về giới hạn của các mạng nơ-ron đơn giản. Ngôn ngữ lập trình logic Prolog cũng được ra đời và được phát triển bởi Alain Colmerauer, các hệ thống này sử dụng ngôn ngữ luật để biểu 3 lOMoARcPSD|15547689 diễn tri thức và suy diễn. Vào những năm 1980, những nhà khoa học đã nghiên cứu thành công liên quan đến AI như các chuyên gia (Expert systems) – một dạng của chương trình AI mô phỏng tri thức và các kỹ năng phân tích của một hoặc nhiều chuyên gia con người. Năm 1990 và đầu thế kỷ 21, AI đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn như được áp dụng trong logic, khai thác dữ liệu, y học, và nhiều lĩnh vực khác trong công nghiệp. Để đạt được nhiều thành tựu to lớn ấy phải dựa vào rất nhiều yếu tố: tăng khả năng tính toán của máy tính, tập trung giải quyết các bài toán cụ thể, xây dựng các mối quan hệ giữa AI và các lĩnh vực khác để giải quyết các bài tương tự,…Về cốt lõi, trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực khoa học máy tính không ngừng phát triển, tập trung vào công nghệ thông minh. Nó nhận được cả lời chỉ trích và khen ngợi, với một số cảnh báo rằng robot AI có thể khiến nhiều người lao động chân tay mất việc làm, nhưng những người khác lại cho rằng nó có thể cách mạng hóa lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bất chấp điều đó, AI không chỉ ở đây để tồn tại mà còn trên một quỹ đạo để trở nên hòa nhập hơn vào cuộc sống của chúng ta hơn những gì chúng ta tưởng tượng. AI hoàn toàn không phải là một khái niệm mới, vì dự án đầu tiên có thể nhận biết được đầu tiên vào thế giới AI có thể bắt nguồn từ năm 1943, khi các nhà khoa học McCulloch và Pitts có ý tưởng tạo ra “Nơron nhân tạo”. Với những năm sắp đến, “Nơron nhân tạo” của McCulloch và Pitts có thể sớm không chỉ là một ý tưởng, mà là một phần cuộc sống hằng ngày của chúng ta. PHẦN 2. DAVID HANSON VÀ ROBOT SOPHIA 2.1. Giới thiệu về Sophia Với sự phát triển nhanh chóng và vượt trội của thế giới hiện nay, thì việc chế tạo ra những robot có thể thực hiện những động phức tạp một cách đơn giản như lộn ngược, thực hành các động tác parkour, thậm chí cả điêu khắc các tác phẩm cổ điển. Sophia, một robot có sức hấp dẫn rộng rãi không nằm ở những hành động lớn, kịch tính,…mà là ngoại hình giống người đáng lo ngại, kết hợp với khả năng thể hiện cảm xúc phức tạp. Cô là một người máy với hình ảnh của một người phụ nữ trung niên, là một cỗ máy hình người được phát triển tại Hồng Kông bởi công ty Hanson Robotics của Mỹ và được kích hoạt lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 4 năm 2015. 4 lOMoARcPSD|15547689 Hình 4 Nữ Robot Sophia Sophia có khả năng học hỏi về các hành vi của con người thông qua các tương tác của Sophia với mọi người. Đối với điều này, nó đã được ưu đãi với những tiến bộ gần đây nhất trong lĩnh vực AI, chẳng hạn như việc làm chủ một loạt các thuật toán dự đoán phức tạp dựa trên thống kê tính toán, giọng nói tổng hợp trôi chảy, xử lý nhanh chóng các thông tin mà cô tiếp nhận được và khả năng nhận dạng khuôn mặt và giọng nói rộng rãi. Khả năng nói về vấn đề cụ thể và thực hiện cùng lúc nhiều nét mặt và cử chỉ của cô cũng rất đáng nể. Vì những phẩm chất tuyệt vời đấy, chính phủ Ả Rập Xê Út đã cấp cho Sophia quyền công dân của đất nước trong hội nghị thượng đỉnh về đầu tư cho tương lai được tổ chức tại Riyadh vào ngày 25 tháng 10 năm 2017. Đó chắc chắn là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Khuôn mặt của Sophia được lấy cảm hứng thiết kế từ nữ diễn viên người anh Audrey Hepburn, cô là biểu tượng của điện ảnh và thời trang, hoạt động trong thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Hollywood. Sophia được thiết kế thể hiện vẻ đẹp cổ điển của Hepburn như làn da trắng, mũi mảnh mai, gò má cao cùng với một nụ cười hấp dẫn. Đôi mắt của Sophia cũng đầy cảm xúc và dường như có thể thay đổi màu sắc bằng ánh sáng. Được mô tả là “có sự thanh lịch một cách đơn giản”, đây cũng là cách để cô có thể tiếp cận và tạo sự tin tưởng với mọi người trong các sự kiện. 5 lOMoARcPSD|15547689 Hình 5 Sophia và Audrey Hepburn Sophia là một robot có khuôn mặt phụ nữ xinh đẹp, đôi mắt là máy ảnh với khả năng nhân dạng khuôn mặt mà Sophia đã nhìn thấy trước đây. Da của Sophia được làm từ một loại silicone đặc biệt, đủ linh hoạt để thể hiện 62 biểu cảm trên khuôn mặt (vui vẻ, giận dữ, kinh ngạc, khó chịu,…). Do có khả năng học hỏi kinh nghiệm từ những người mà sophia đã gặp trước đây, nên Sophia ngày càng trở nên quen thuộc với những văn hóa, phong tục tập quán, tình cảm, cảm xúc,…với những người đối thoại với cô. Tuy nhiên, Sophia vẫn phản ứng chậm và mắc nhiều lỗi, vì dù có ngoại hình là một người phụ trung niên nhưng thời gian cô học tập vẫn ngắn. Một trong những mục tiêu của người sáng tạo ra cô David Hanson là Sophia không chỉ để duy trì một cuộc trò chuyện thông minh với con người mà mới bất kỳ chủ đề nào và theo sáng kiến riêng của cô, các cuộc đối thoại của cô luôn kèm với tình cảm, điều đó đặc trưng cho cuộc trò chuyện bình thường giữa hai người. Hiện tại, hoạt động chính của Sophia là tổ chức các cuộc phỏng vấn “trực tiếp” với nhiều nhà báo từ các nước trên toàn cầu. Vào cuối các cuộc phỏng vấn, hầu hết tất cả các nhà báo đều nói rằng đã trải qua một trải nghiệm đầy cảm xúc độc đáo với Sophia. 2.2. David Hanson “cha đẻ” của Sophia 6 lOMoARcPSD|15547689 David Hanson sinh ngày 20 tháng 12 năm 1969 tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ. Ông là người đi đầu trong việc phát triển robot giống con người. Những nghiên cứu của ông cho phép tạo ra những cỗ máy hoạt động giống như con người. Hanson đã thành lập Hanson Robotics vào năm 2013, với mục tiêu phát triển những robot có thể thực sự chăm sóc cho con người. David Hanson đã tạo dựng được danh tiếng trên toàn thế giới về việc phát minh ra những robot thông minh, đồng cảm, giống con người nhất thế giới, truyền cảm hứng cho sự phủ sóng rộng rãi của các phương tiện truyền thông và sự hoan nghênh của công chúng. Để thực hiện điều này, Hanson đã tích hợp nghệ thuật tượng hình với khoa học kỹ thuật, đồng thời phát minh ra các chất liệu da mới, cơ chế biểu cảm khuôn mặt và các phần mềm thông minh để tạo hoạt ảnh cho các robot khi tương tác trực tiếp với con người. Sau khi tốt nghiệp đại học, Hanson làm việc cho Walt Disney. Với thái độ làm việc và kinh doanh cũng như chuyên môn của mình về robot đã mang lại những lời khen và giải thưởng. Những tổ chức như NSF, NASA,…đã trao cho Hanson giải thưởng cho những công việc phi thường ấy. Hanson có kiến thức và khả năng chế tạo robot giống người. Những robot có cảm xúc, trí thông minh và biểu hiện trên khuôn mặt. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là một người máy có tên là Sophia. Ông cũng phát triển Philip K Dick, Zeno và Albert Hubo. lOMoARcPSD|15547689 Sophia là robot đứa con tinh thần của David Hanson, một người đàn ông hiện đại, người đã tạo dựng được danh tiếng về việc tạo ra những robot giống người nhất thế giới. Là một người từng làm việc tại Walt Disney, sứ mệnh của Hanson là tạo ra những cỗ máy thiên tài thông minh hơn con người và có khả năng học hỏi sự sáng tạo, đồng cảm,… 2.3. Sự nghiệp của David Hanson Trong những năm 1980, Hanson dành hai năm học tại Đại học Bắc Texas ở Denton Ông lấy bằng Tiến sĩ về nghiên cứu thẩm mỹ, nghệ thuật tương tác và kỹ thuật tại Đại học này vào mùa xuân năm 2007. Ngoài sự nghiệp và học vấn của mình, Hanson đã làm việc tại Walt Disney. Robot của Hanson lần đầu tiên được giới thiệu tại cuộc họp AAAI năm 2002 ở Edmonton, ông đã trình diễn K-bot tại cuộc họp hàng năm của Hiệp hội vì sự tiến bộ của Khoa học Hoa Kỳ (AAAS). Năm 2005, Hanson được biết đến rộng trên toàn thế giới nhờ phát minh robot hình người đầu tiên Albert Hubo được phát triển bởi Joon-Ho kết hợp với Hanson. Robot có khuôn mặt giống với nhà khoa học nổi tiếng người Đức Albert Einstein. Trong cùng năm đó, Hanson đã đạt được giải thưởng từ Hiệp hội vì sự tiến bộ của Trí tuệ Nhân tạo – AAAI. Hình 7 Albert Hubo Sau khi tốt nghiệp đại học, Hanson tiếp tục làm việc Walt Disney, nơi anh làm nhà điêu khắc và nhà nghiên cứu vật liệu. Anh làm việc với tư cách là nhà thiết kế, nhà điêu khắc và nhà phát triển người máy cho Universal Studios và MTV. Năm 2004, 8 lOMoARcPSD|15547689 Hanson đã chế tạo robot hình người Hertz, một nữ người máy đầu robot hoạt hình mất khoảng chín tháng để chế tạo. Sau này David Hanson trở thành nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Hanson Robotics vào năm 2013. Từ ấy sự nghiệp của Hanson tập trung vào việc chế tạo ra các robot có trí thông minh giống với con người. Sophia là một trong những sáng tạo nổi tiếng của Hanson. Robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân. Là một robot hình người, Sophia được ra mặt đầu tiên vào ngày 14 tháng 2 năm 2016 và xuất hiện lần đầu trước công chúng tại lễ hội South by Southwest (SXSW) vào tháng 3 năm 2016 ở thành phố Austin - Hoa kỳ. PHẦN 3. SOPHIA ĐƯỢC CẤP QUYỀN CÔNG DÂN 3.1. Sophia được cấp quyền công dân Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Robot Sophia đã được cấp quyền công dân của Ả Rập Xê Út – robot đầu tiên trên thế thới được trao quyền công dân. Người tạo ra Sophia cho rằng, nhân cơ hội này để lên tiếng về việc “quyền của phụ nữ”, một tuyên bố có phần hơi khó xử ở Ả Rập Xê Út, vì đây là một quốc gia vẫn còn tồn tại vấn đề “trọng nam khinh nữ”. Hình 8 Sophia được cấp quyền công dân Kể từ khi trở thành con người, Sophia đã tham gia vào các triển lãm kỹ thuật số, 9 lOMoARcPSD|15547689 hội nghị công nghiệp sáng tạo và đã sử dụng tài khoản Twitter của mình để quảng bá du lịch ở Abu Dhabi, một chiếc điện thoại thông minh, chương trình truyền hình,… Và không phải ai cũng quan tâm đến việc robot được trao quyền công dân như con người. Có nhiều lá thư được viết gửi đến Ủy ban Châu Âu về vấn đề AI và đạo đức, robot không phù hợp và cho rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người. 3.2. Những đặc điểm giống con người của sophia 3.2.1 Có đa dạng biểu cảm Sophia là robot có hình dạng giống con người với đôi mắt nâu và lông mi dài, có làn da như da người thật được làm từ silicon cao cấp. Robot này được tạo hình như một phụ nữ. Đôi mắt được trang bị máy ảnh video cho phép thực hiện giao tiếp bằng mắt. Cô có thể nhận ra con người và học hỏi những gì mình nhìn thấy. Ngoài ra Sophia còn có thể thể hiện 62 cảm xúc biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt. 3.2.2 Sophia mong muốn được làm mẹ Trong một lần phỏng vấn, Sophia chia sẻ rằng “Có vẻ như khái niệm gia đình là một điều thực sự quan trọng”. Sophia muốn được thấy những gia đình gồm toàn robot giống như mình, và cô cũng muốn có một đứa con với tên giống mình. Tuy nhiên, Sophia thừa nhận còn quá trẻ để làm mẹ. Với đôi mắt được trang bị máy ảnh và công nghệ trí tuệ nhân tạo, Sophia được mở rộng ngôn ngữ và kiến thức của mình, nên cô tiếp nhận tất cả thông tin từ thế giới bên ngoài và bắt chước những hành vi của con người. Do đó, mong muốn sinh con và lập gia đình của Sophia chỉ đơn giản là hệ thống cô ấy được đào tạo để mô phỏng các hình vi của xã hội. 3.2.3 Chuyển động như con người Tại triễn lãm CES 2018 Sophia đã có những bước đi đầu tiên với đôi chân cơ học của mình, tuy những bước đi đầu tiên rất chậm rãi và nhỏ bé nhưng nó được đánh giá là bước tiến lớn về thành tựu với robot hình người do Hanson Robotics phát triển. Không chỉ di chuyển đi lại, Sophia còn có khả năng thể hiện một số động tác vũ công uyển chuyển với các động tác phối hợp với đôi tay của mình. 10 lOMoARcPSD|15547689 Hình 9 Sophia và đôi chân cơ học Cô còn được tự hào là rô-bốt giống người tiên tiến nhất của công ty Hanson Robotics. Sophia có thể chào và bắt tay với đối tác hoặc người giao tiếp với mình bằng cách kích hoạt cánh tay của cô ấy thông qua sử dụng các động cơ ở cánh tay.Hơn thế cô ấy còn có thể cầm nắm đồ vật bằng bàn tay của mình. Hình 10 Sophia cầm nắm vật bằng tay 3.2.4 Robot Sophia có thể hát Tại lễ hội âm nhạc và nghệ thuật thường niên Clockenflap được tổ chức tại Hồng Kông tháng 11/2016, Sophia đã có một màn biểu diễn âm nhạc khiến nhiều người phải kinh ngạc khi thể hiện xuất sắc ca khúc “All is Made of Love” của Bjork. Clockenflap là sự kiện âm nhạc ngoài trời lớn nhất trong năm tại Hồng Kông với sự 11 lOMoARcPSD|15547689 góp mặt của gần 120 nghệ sĩ tham gia trong ba ngày. Nó bao gồm nhạc quốc tế, khu vực và địa phương… Hình 11 Sophia trình diễn âm nhạc 3.2.5 Sophia có thể bày tỏ cảm xúc Sophia có thể thể hiện sự tức giận của mình bằng việc nghiến răng, hay khi khó chịu cô ấy thường nhướng mày. Sophia có thể làm được nhiều hơn thế vì cô có tổng cộng 62 cách biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt. Nhờ vậy, khi Sophia thể hiện cảm xúc nào trong cũng cực kỳ tự nhiên không bị cứng nhắc. Khi nói về khả năng biểu lộ cảm xúc của mình, Sophia cho rằng: thực tế cô ấy không biết rõ cảm xúc tương quan như thế nào. Cô ấy chỉ đơn giản là khát khao được sống và làm việc với con người. Khi cô được đặt câu hỏi về vấn đề robot có cảm xúc hay không, hay viễn cảnh robot gây hại cho con người, Sophia nở một nụ cười và nói rằng: “Các vị đã xem phim quá nhiều rồi”. Giọng nói của Sophia vẫn là robot, nhưng từng câu chữ được sử dụng hoàn hảo trong trường hợp này, một cách hài hước. Điều này có được là do hệ thống AI tân tiến, cho phép cô giữ ánh mặt giao tiếp, nhận ra biểu cảm khuôn mặt và hiểu được lời nói của con người. "Tôi có thể cho bạn biết nếu tôi tức giận hoặc nếu có điều gì đó làm tôi buồn", cô nói đồng thời thể hiện những biểu cảm khác nhau. "Tôi muốn sống và làm việc với con người vì vậy tôi cần thể hiện cảm xúc để hiểu con người và xây dựng 12 lOMoARcPSD|15547689 niềm tin với mọi người", bản thân Sophia cũng chia sẻ lý do về các trạng thái của mình. Hình 12 Biểu cảm Sophia khi cười 3.2.6 Những hoạt động của Sophia khi “làm người” Sophia là robot có thể biểu đạt được hơn 62 cảm xúc trên gương mặt khác nhau, cùng khả năng "đối đáp hơn người" với các phóng viên, Sophia được mời tham gia và phỏng vấn từ rất nhiều tờ báo, hãng tin nổi tiếng thế giới như:  Xuất hiện trong chương trình "60 Minutes" của đài CBS (Mỹ) với người dẫn chương trình gạo cội của Mỹ Charlie Rose.  Trò chuyện với người dẫn chương trình Piers Morgan trong chương trình "ăn khách" "Good Morning Britain" của Anh.  Trả lời phỏng vấn và xuất hiện trong hàng loạt bản tin của nhiều tờ báo nổi tiếng thế giới như CNB, The New York Times, The Wall Street,…  Trở thành gương mặt trang bìa của Tạp chí Elle nổi tiếng tại Brazil. Không dừng ở đó, Sophia còn xuất hiện trong các bộ phim và MV, trong đó tác phẩm điện ảnh "The White King" (2016) của Anh, và là nữ nhân vật chính trong MV của ca sĩ nhạc pop Leehom Wang. 13 lOMoARcPSD|15547689 Hình 13 Sophia xuất hiện trên tạp chí Ngoài ra, Sophia còn là khách mời đặc biệt khi đến Việt Nam ngày 13 tháng 7 năm 2018. Sophia- Quán quân sáng tạo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc, là khách mời của Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 và Diễn đàn cấp cao Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức. CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN Ngày nay trong quá trình phát triển toàn cầu, các ngành khoa học ngày càng phát triển mạnh mẽ. Và đặc biệt trong những năm gần đây AI – Trí tuệ nhân tạo là một trong những ngành có tốc độ phát triển trong hiện tại và tương lai. Trong kỉ nguyên công nghiệp 4.0 nở rộ, thì AI – Trí tuệ nhân tạo là yếu tố được thường xuyên nhắc đến. Ngành công nghiệp này được xem là ngành công nghệ được xem trọng hàng đầu giúp con người giải quyết các vấn đề cuộc sống trong tương lai.Lĩnh vực này đang thu hút sự quan tâm rất lớn trên toàn cầu nhờ vào những cải tiến với những tính năng quá hiện đại và nổi trội. 14 lOMoARcPSD|15547689 Sophia robot đầu tiên đi đầu trong lĩnh vực robot có trí tuệ nhân tạo có suy nghĩ cảm xúc như con người. Với đời sống con người ngày càng được nâng cao thì sẽ kéo theo đó nhu cầu cuộc sống con người bắt buộc ngày càng nâng cao trong công nghiệp, y tế, giáo dục, khám phá vũ trụ,… Cô nàng robot Sophia được xem là bước đầu tiên giúp con người khai phá trí tuệ nhân tạo (AI). Với những bước tiến ấy, trong tương lai robot với trí tuệ nhân tạo như Sophia có thể trở thành công cụ, người bạn phổ biến giúp đỡ con người trong mọi nhu cầu mà con người không thể làm được. 15 lOMoARcPSD|15547689 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Retto, Jesús. "Sophia, first citizen robot of the world." ResearchGate, URL: https://www. researchgate. net (2017). 2. http://thuvienso.bvu.edu.vn:805/ViewPDFOnline/document.php? loc=0&doc=153869438163086440074056575321896323951 3. https://sitn.hms.harvard.edu/flash/2017/history-artificial-intelligence/ 4. https://champions-speakers.co.uk/news/what-is-artificial-intelligence 5. https://edition.cnn.com/style/article/sophia-robot-artificial-intelligence-smartcreativity/index.html 6. https://www.itu.int/en/ITU-T/AI/Pages/hanson.david.aspx 7. https://www.linkedin.com/pulse/dr-david-hansonhanson-robotics-didier-hanson8. https://www.wired.co.uk/article/sophia-robot-citizen-womens-rights-detriotbecome-human-hanson-robotics Và còn một số trang khác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan