Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy trình nghiệp vụ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại các chi nhánh của agrib...

Tài liệu Quy trình nghiệp vụ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại các chi nhánh của agribank hiện nay

.DOC
14
134
84

Mô tả:

QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY PHỤC VỤ NHU CẦU ĐỜI SỐNG TẠI CÁC CHI NHÁNH CỦA AGRIBANK HIỆN NAY: I. Khái niệm và ý nghĩa của quy trình nghiệp vụ cho vay. Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Việc xác lập một quy trình nghiệp vụ cho vay và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại. Nếu xét về mặt hiệu quả, một quy trình nghiệp vụ cho vay hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình nghiệp vụ cho vay có tác dụng:  Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.  Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. II. Mô tả quy trình: Quy trình nghiệp vụ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tại các Chi nhánh của AGRIBANK hiện nay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo 3 bước sau: + Thẩm định trước khi cho vay; + Kiểm tra giám sát trong khi cho vay; lập hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay + Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay 1. Thẩm định trước khi cho vay: 1.1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn * Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng tiếp xúc và phỏng vấn khách hàng về: - Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của khách hàng và/ hoặc nhân thân của khách hàng và người liên quan (thành viên hộ gia đình, người bảo lãnh, du học sinh) đối chiếu với quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về các nhu cầu không được cho vay hoặc bị hạn chế cho vay; 1 Quản trị hoạt động - Mục đích vay vốn, nhu cầu sử dụng vốn; đối chiếu với quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về nhu cầu không được cho vay; - Các tài sản mà khách hàng là chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu, tài sản của hộ gia đình; - Thu nhập và nguồn trả nợ dự kiến, thời gian trả nợ dự kiến; - Các nghĩa vụ tài chính hiện tại, quan hệ tín dụng của khách hàng với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác. Sau khi phỏng vấn, Cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng về các quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về: (i) nguyên tắc vay vốn; (ii) điều kiện vay vốn, uỷ quyền của các thành viên hộ gia đình cho đại diện hộ gia đình (nếu khách hàng là hộ gia đình); (iii) mức cho vay; (iv) lãi suất cho vay; (v) thời hạn cho vay; (vi) biện pháp bảo đảm tiền vay; (vii) kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. 1.2. Hướng dãn khách hàng lập, tiếp nhận và đối chiếu hồ sơ đề nghị vay vốn: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn. Hồ sơ đề nghị vay vốn bao gồm: - Sổ hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú dài hạn, Chứng minh thư nhân dân, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của khách hàng và người liên quan, xác nhận hộ khẩu/nơi cư trú của các cấp có thẩm quyền tại nơi cư trú theo mẫu. - Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu . - Giấy tờ chứng minh mục đích, nhu cầu sử dụng vốn; hợp đồng mua bán, phiếu báo giá, phiếu chào hàng hoá đơn và các giấy tờ có liên quan khác - Giấy tờ chứng minh nguồn trả nợ, hợp đồng lao động, giấy trả lương của cơ quan quản lý, hợp đồng cho thuê tài sản kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho thuê, các giấy tờ liên quan khác; Việc gửi hồ sơ đề nghị vay vốn cho Cán bộ tín dụng được khách hàng thực hiện một lần ngay khi đề nghị vay vốn hoặc bổ sung dần trong quá trình thẩm định cho vay nhưng phải hoàn tất trước khi giải ngân. 2. Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay 2 Quản trị hoạt động 2.1. Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi nhân sự của khách hàng: - Đối chiếu bản sao với bản chính của hồ sơ khách hàng để kiểm tra tính xác thực của hồ sơ đề nghị vay vốn mà khách hàng đã gửi cho sở giao dịch - Tiếp xúc, quan sát để đánh giá năng lực hành vi dân sự, uy tín của khách hàng, khai thác thông tin về thành viên khác trong hộ gia đình, người đồng sở hữu tài sản. - Đối chiếu hồ sơ tài sản đảm bảo trong đề nghị vay vốn với quy định về điều kiện được nhận chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc được đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. - Cán bộ tín dụng đi thẩm định thực tế với khách hàng để tìm hiểu thông tin về: + Gia đình của khách hàng vay vốn + Mục đích vay vốn của khách hàng + Những nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng/những thành viên trong gia đình. + Đánh giá tài sản bảo đảm (nếu có) 2.2. Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: - Cán bộ tín dụng kiểm tra tính xác thực của từng loại hồ sơ vay vốn mà khaáh hàng cung cấp cho chi nhánh trực tiếp cho vay. - Cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ). 2.3. Kiểm tra, xác minh thông tin: Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau: - Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng (nếu có) - Thông qua trung tâm thông tin tín dụng - Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay (cơ quan nơi khách hàng làm việc, cơ quan quan lý nhà nước tại địa phương…) 2.4. Đánh giá khả năng trả nợ: 3 Quản trị hoạt động - Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thông qua các giải trị tài sản được khách hàng khai trong giấy đề nghị vay vốn. - Đánh giá nguồn trả nợ của khách hàng và người liên quan; các thu nhập ổn định, hợp pháp dựa trên các giấy tờ khách hàng cung cấp và thẩm định, xác minh thực tế. - Đánh giá ảnh hưởng của các nghĩa vụ tài chính đối với các tổ chức cá nhân khác tới khả năng trả nợ của khách hàng. - Thời gian thực hiện dự kiến của phương án. 2.5. Thẩm định tài sản đảm bảo: Việc thẩm định tài sản đảm bảo được thực hiện theo Quy trình nhận cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và Quy trình nhận đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nơi cho vay . 2.6. Tổng hợp đề xuất cho vay hay không cho vay: Xác định số tiền cho vay, Cán bộ tín dụng căn cứ vào: - Nhu cầu vay vốn - KHả năng trả nợ của khách hàng - Giá trị tài sản bảo đảm - Khả năng nguồn vốn của ngân hàng cho vay - Quy định về mức cho vay trong Quy định cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và nhu cầu của khách hàng để xác định khoản tiền vay đó. Xác định phương thức cho vay - Cán bộ tín dụng thoả thuận với khách hàng về việc áp dụng phương thức cho vay từng lần hoặc trả góp - Thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Xác định lãi suất cho vay: Cán bộ tín dụng xác định phù hợp với quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong từng thời kỳ. 4 Quản trị hoạt động Xác định thời hạn cho vay Cán bộ tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn; khả năng trả nợ, thời hạn sử dụng còn lại của tài sản cố định; tuổi của khách hàng so với giới hạn về độ tuổi, cán bộ tín dụng thoả thuận với khách hàng về thời hạn cho vay và thời hạn trả nợ đối với món vay. Xác định kì hạn trả nợ gốc và lãi: Căn cứ vào thu nhập dung để trả nợ của khách hàng theo tháng hoặc quý hoặc năm, Cán bộ tín dụng thoả thuận với khách hàng về: số kỳ hạn trả nợ; số tiền phải trả từng kỳ hạn theo dự tính; lịch trả nợ gốc, lãi dự tính. 2.7. Soạn thảo các văn kiện tín dụng, lưu trữ hồ sơ, giải ngân khoản vay 2.7.1. Soạn thảo nội dung hợp đồng Khi khoản vay đã được Lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm bảo nợ vay đã được xác định, trên cơ sở nội dung và hợp đồng bảo đảm tiền vay cho phù hợp để trình lãnh đạo phòng tín dụng kiểm soát. 2.7.2. Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay Lãnh đạo phòng tín dụng kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng nội dung, điều kiện đã được duyệt: - Nếu đúng thì cán bộ tín dụng trình lãnh đạo ký hợp đồng. - Nếu chưa đúng, yêu cầu cán bộ tín dụng bổ sung, chỉnh sửa lại theo các bước như trên. Lãnh đạo kí duyệt - Nếu đúng: Lãnh đạo sẽ ký hợp đồng tín dụng - Nếu chưa đúng, Lãnh đạo sẽ yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa lại theo các bước như trên. 2.7.3. Giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay Việc giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy trình cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và Quy trình bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam . 2.7.4. Công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm 5 Quản trị hoạt động Công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm thực hiện theo quy trình nhận cầm cố, thế chấp của khách hoặc bên thứ ba và quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của chi nhánh trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam . 2.7.5.Giải ngân khoản vay - Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân, gồm: cung cấp những chứng từ hợp pháp, hợp lệ: hoá đơn, hợp đồng…. - Cán bộ tín dụng sau khi xem xét chứng từ nói trên, nếu đủ điều kiệng giải ngân thì trình lãnh đạo phòng tín dụng. - Lãnh đạo phòng tín dụng kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của Cán bộ tín dụng. Nếu đồng ý sẽ ký trình lãnh đạo, nếu chưa phù hợp, yêu cầu Cán bộ tín dụng chỉnh sửa lại. Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định. - Cán bộ tín dụng nhận lại chứng từ đã được lãnh đạo phê duyệt cho vay, nhập vào hệ thống IPCAS các thông tin dữ liệu của khoản giải ngân. - Định kỳ trả nợ, thông báo kỳ hạn trả nợ cho khách hàng. - Cán bộ tín dụng bàn giao hồ sơ, chứng từ giải ngân cho bộ phận lưu trữ chứng từ theo quy định. Các bước để giải ngân 1 khoản vay khi cập nhật vào IPCAS: + Lập đơn xin vay: Vào màn hình Loan/Orgination/Cosulting/Application + Thẩm định đơn xin vay: Vào màn hình Loan/ Orgination/ Authorization + Nhập Tài sản bảo đảm theo Quy trình nhận cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc của bên thứ ba và Quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, (nếu khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản) + Giải ngân khoản vay: Vào màn hình Loan/Booking/Sercicing/Disbursement 2.7.6 Hồ sơ tín dụng và lưu trứ hồ sơ tín dụng Hồ sơ tín dụng gồm có: + Giấy đề nghị vay vốn, các giấy tờ liên quan đến khoản vay 6 Quản trị hoạt động + Hợp đồng tín dụng và các giấy tờ có liên quan đến xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ (nếu có) + Giấy nhận nợ ( nếu có) +Hợp đồng bảo đảm tiền vay( đối với khoản vay phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản) + Các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các tài liệu liên quan đến khoản vay( nếu có) Thời hạn và tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về lưu trữ hồ sơ chứng từ. 3. Kiếm tra sau khi cho vay Thực hiện theo quy trình hướng dẫn kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, đó là vốn vay sử dụng có đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng hay không? 4 Tổ chức thu hồi nợ - Cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi sát sao các khoản nợ và đôn đốc khách hàng thực hiện đúng những quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết. - Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: Trường hợp khách hàng không trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn hoặc không trả nợ hết nợ gốc và nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị Sở giao dịch xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc cho gia hạn nợ. Khách hàng gửi cho chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Giấy đề nghị cơ cấu lại thời gian trả nợ theo mẫu . Nhập vào IPCAS khi chi nhánh cho vay đồng ý cơ cấu lại thời hạn cho khách hàng: + Gia hạn nợ: Vào màn hình Loan/Booking/Servicing/Disbursement chọn kỳ hạn trả nợ + Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Vào màn hình Loan/Booking/Servicing/Disbursement chọn Repayment Schedule sau đó lập lại lịch trả nợ. 7 Quản trị hoạt động 5. Xử lý nợ Đối với các khoản nợ có vấn đề thì thực hiện theo Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề. 6. Xử lý sai sót 6.1 Sai sót trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cho vay, hoản thiện bộ hồ sơ cho vay. a. Sai sót trong quá trình tiếp nhận hồ sơ: Khi phát hiện ra thiếu hồ sơ cho vay theo danh mục hồ sơ yêu cầu khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung cho đầy đủ. b. Sai sót trong quá trình thẩm định cho vay: Các sai sót thường gặp như: các báo cáo tài chính, phương án vay vốn do khách hàng lập và cung cấp sai, cán bộ tín dụng đề nghị khách hàng sửa lại cho đúng để cung cấp lại cho chi nhánh. c. Sai sót trong qua trình hoàn thiện bộ hồ sơ cho vay sau khi đã giải ngân để bàn giao cho bộ phận lưu trữ hồ sơ: Các sai sót thường gặp như: Không ghi đầy đủ các yếu tố trong hồ sơ cho vay (ngày, tháng, năm, số hợp đồng tín dụng…), cán bộ tín dụng phải bổ sung cho đầy đủ sau đó mới bàn giao cho bộ phận lưu trữ hồ sơ. 6.2 Sai sót trong quá trình hạch toán trên chương trình giao dịch IPCAS Các sai sót thường gặp: vào sai ngày trả nợ cuối cùng, phân kỳ trả nợ… cán bộ tín dụng lập tờ trình đề nghị chỉnh sửa dữ liệu trình Lãnh đạo Phòng/ Lãnh đạo chi nhánh hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phê duyệt, sau đó cán bộ tín dụng cập nhật lại dữ liệu trên chương trình giao dịch IPCAS cho đúng theo hồ sơ cho vay. III. Những bất cập trong quy trình này: - Cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm các công việc như chấm điểm khách hàng, thẩm định tình hình tài chính, pháp lý, kinh tế, phưong án/dự án vay vốn kiêm định giá tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng… nên nhiều khi tính minh bạch khách quan là còn hạn chế. - Trên thực tế, Giám đốc chi nhánh hầu như không uỷ quyền phán quyết cho vay đối với cán bộ tín dụng/Trưởng Phòng Tín dụng hoặc Phòng Kế hoạch, kinh doanh nên 8 Quản trị hoạt động quyết định cuối cùng về cho vay dù là món nhỏ nhất cũng phải giám đốc quyết định nên kéo dài thời gian quyết định cho vay. - Chưa có bộ phận chuyên trách định giá tài tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay vốn để đảm bảo định giá tài sản khách quan chính xác. IV. Những giải pháp nhằm cải thiện tốt hơn quy trình cho vay: - Giám đốc các chi nhánh nên uỷ quyền theo phân quyền đối với những món cho vay dưới 500 triệu đồng thì uỷ quyền cho cán bộ tín dụng/Trưởng Phòng Tín dụng hoặc Phòng Kế hoạch, kinh doanh: Cán bộ tín dụng/Trưởng phòng trực tiếp phê duyệt khoản vay và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, để giảm thời gian xét duyêt cho vay. - Thành lập ra bộ phận chuyên trách có chuyên môn để định giá tài sản cầm cố, thế chấp đối với khách hàng vay vốn để đảm bảo tính khách quan chính xác. - Thành lập bộ phận chuyên thu thập thông tin về khách hàng vay vốn để khi khách hàng đến vay vốn, bộ phận này có trứch nhiệm thu thập thông tin và xếp loại khách hàng thông qua đó có các thông tin cảnh báo cho bộ phận tín dụng. Câu 2. 2.1. Những nội dung trong môn học Quản trị tác nghiệp có thể áp dụng đối với Agribank. Quản trị tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm chuyển hoá chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì Môn học Quản trị tác nghiệp có nhiều nội dung liên quan và có thể áp dụng. Theo tôi, nội dung quan trọng nhất trong việc tác nghiệp là nội dung liên quan đến các loại lãng phí, đó là các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary non value-added activities) là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quan điểm của khách hàng nhưng lại cần thiết trong việc cung cấp ra những sản phẩm dịch vụ nếu không có sự thay đổi đáng kể nào từ quy trình thực hiện nghiệp vụ trong hiện tại. Dạng lãng phí này có thể được loại trừ về lâu dài chứ không 9 Quản trị hoạt động thể thay đổi trong ngắn hạn. Chẳng hạn như mức tồn quỹ quá cao được yêu cầu dùng làm mức tồn quỹ dự phòng có thể dần dần được giảm thiểu khi hoạt động kinh doanh trở nên ổn định hơn. Những loại lãng phí theo quan điểm của LEAN đối với Agribank. - Huy động vốn thừa: Huy động vốn nhiều hơn hay quá sớm hơn những gì được yêu cầu một cách không cần thiết. Việc này thể hiện ở chỗ mức vốn huy động quá cao, dư thừa tới mức không cần thiết làm cho đồng vốn tạm thời nhàn rỗi mà ngân hàng đã huy động “ nằm yên” không sinh lời. - Huy động vốn lãi xuất cao: Huy động vốn với chi phí đầu vào không hợp lý, nếu quá cao sẽ hạn chế trong việc tính toán chênh lệch đầu ra – đầu vào – các chi phí kinh doanh khác - Đợi chờ: Là thời gian các nhân viên ngân hàng phải chờ đợi khi phải xử lý các thủ tục hành chính không cần thiết, mất thời gian, thiếu hiệu quả trong kinh doanh dịch vụ tiền tệ. - Sự phù hợp giữa trình độ nguồn nhân lực và công nghệ: Nguồn nhân lực là yêu tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh, con người phải đủ trình độ để đáp ứng được công việc trên cơ sở công nghệ. Tránh tình trạng công nghệ phát triển, điều kiện làm làm việc được trang bị tốt máy móc thiết bị nhưng nguồn nhân lực không giảm, thậm trí không sử dụng hoặc sử dụng không hết công xuất của công nghệ máy móc thiết bị. - Những sai sót trong nghiệp vụ: Các sản phẩm dịch vụ trực tiếp, các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, địa điểm đi và đến của một khoản kinh phí ( Nghiệp vụ chuyển tiền) nếu có những sai lầm cho dù là nhỏ nhất cũng sẽ dẫn đến những thiệt hại về kinh tế và giá trị của ngân hàng một cách không cần thiết. * Như vậy Tiến hành lean trong ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, là doanh nghiệp dịch vụ trong lĩch lực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng nên có những thách thức khác so với triển khai lean trong sản xuất. Tại mỗi các chi nhánh. Tận dụng tốt công tác huy động nguồn vốn, khả năng sự dụng các trang thiết 10 Quản trị hoạt động bị công nghệ hiện đại, các thủ tục hành chính không cần thiết để giảm chi phí và thời gian thực hiện các nghiệp vụ cung cấp dịch vụ. 2.2. Dự định sẽ đề xuất với lãnh đạo để áp dụng những kiến thức đã học vào hoạt động AGRIBANK. - Xây dựng 1 phương pháp tiếp cận có hoạch định để tiến hành lean (không phải là các giải pháp riêng lẻ), mà là giải phát tổng thể tuân thủ những nguyên tắc hoạt động của AGRIBANK sau:  Áp dụng các thông lệ quốc tế trong công tác điều hành ngân hàng;  Hoạt động trên cơ sở thận trọng về tài chính và luôn nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro, bảo toàn tài sản và đảm bảo khả năng thanh toán và thanh khoản;  Phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu của khách hàng, tạo lập danh tiếng về phong cách phục vụ, phí dịch vụ cạnh tranh, độ tin cậy;  Khuyến khích tính doanh lợi và sự tự lực của khách hàng trên nguyên tắc cùng chia sẻ lợi ích với ngân hàng;  Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, lấy công nghệ thông tin làm cơ sở để phát triển mô hình ngân hàng hiện đại;  Nâng cao tối đa nguồn lực tài chính trên nguyên tắc đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao khả năng sinh lời;  Đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ, nhân viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng và tạo điều kiện cho cán bộ có cơ hội phát triển toàn diện. - Phân quyền và khuyến khích các cán bộ công nhân viên tham gia, nhấn mạnh làm việc theo nhóm và sự hợp tác. - Có các kênh thông tin tốt - cả từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. - Thấu hiểu được tâm tư của cán bộ công nhân viên như sợ mất việc khi lean. - Đảm bảo rằng tất cả mọi người hiểu được sự cần thiết thay đổi cũng như các vai trò mới khi tiến hành thay đổi. 11 Quản trị hoạt động - Tạo ra môi trường thử nghiệm tại một số chi nhánh, một môi trường chấp nhận rủi ro và một mạng lưới kiểm soát an toàn để thử nghiệm và kiểm lỗi. - Khiến mọi người đều hiểu được các lý do để cạnh tranh và lợi ích của lean cho tổ chức cũng như đối với chính cá nhân họ. - Tạo ra một tầm nhìn về tương lai sau thay đổi - Giới thiệu một hệ thống đo lường sự thực hiện công việc dựa trên việc đáp ứng các mục tiêu của ngân hàng. - Phân tích và chia sẽ các thông tin về lợi nhuận so với chi phí - Nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của mọi người…. 2.3. Áp dụng thế nào? Những giải pháp khắc phục lãng phí tại AGRIBANK: Giải pháp về thị trường, thị phần khách hàng: Nghiên cứu, triển khai phân tích thị trường trên từng địa bàn hoạt động (địa bàn đô thị, nông thôn) từ đó xây dựng danh mục các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng địa bàn, từng phân khúc thị trường đồng thời lựa chọn các kênh phân phối và tổ chức cơ cấu màng lưới cho phù hợp đảm bảo nhanh chóng thuận tiện, giảm thiểu đi lại cho khách hàng. Mô hình tổ chức, mạng lưới:  Phát triển mạng lưới theo chiều sâu, phát huy thế mạnh đội ngũ nhân viên, khai thác tối đa các nguồn lực với chi phí hoạt động thấp để cạnh tranh tiếp cận khách hàng. Đầu tư nâng cấp mạng lưới tại các đô thị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.  Sắp xếp lại các Ban/Phòng/Trung tâm theo các mảng công việc để việc phối hợp giữa các bộ phận trong ngân hàng được nhịp nhàng, tránh ách tắc trong công việc.  Tính toán và quy hoạch lại hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch. Xây dựng hệ thống mạng lưới dạng « trục bánh xe và nan hoa » bao gồm các chi nhánh cung cấp đầy đủ dịch vụ và các tiểu chi nhánh, phòng giao dịch với số lượng sản phẩm và dịch vụ ít hơn. Quy định rõ chức năng của chi nhánh và phòng giao dịch theo số lượng sản phẩm dịch vụ được cung cấp hoặc hạn mức để tăng khả năng tiếp cận và bán sản phẩm tránh tình trạng cạnh tranh lẫn nhau trong cùng hệ thống AGRIBANK. 12 Quản trị hoạt động - Tài chính và an toàn hoạt động.  Phân tích mức sinh lời của từng khách hàng, từng nhóm sản phẩm và dịch vụ nhằm tập trung nguồn lực đầu tư vào các đối tượng khách hàng, các loại hình sản phẩm và dịch vụ tạo mức doanh lợi cao hơn.  Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí hoạt động, xây dựng và triển khai hệ thống kế toán quản trị trên nền tảng hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế. - Nguồn vốn.  Tiếp tục nghiên cứu chi phí vốn tại các vùng đô thị, nhất là các vùng có tính cạnh tranh cao để đưa ra chính sách huy động phù hợp:  Tận dụng tối đa nguồn vốn từ các định chế tài chính: nguồn vốn rẻ, có thời gian sử dụng lâu dài. - Phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.  Phân tích khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở đó phát triển các sản phẩm dịch vụ có khả năng sinh lời cao, giảm dần các hoạt động có khả năng sinh lời thấp, hạn chế cung cấp các sản phẩm, dịch vụ không mang lại lợi nhuận.  Tập trung phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cầm cố là những sản phẩm có tỷ lệ chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra cao hơn các sản phẩm tín dụng truyền thống. - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.  Xây dựng các tiêu chuẩn chuyên nghiệp hóa hoạt động nghiệp vụ đối với từng loại cán bộ nghiệp vụ. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng công việc theo chuẩn mực quốc tế để đánh giá đúng khả năng đóng góp của cán bộ ở từng vị trí công việc, từ đó có chế độ đãi ngộ phù hợp. - Giải pháp về công nghệ: Hoàn thiện các hệ thống công nghệ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và quản lý, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng điện tử giao tiếp trực tiếp với khách hàng và các hệ thống hỗ trợ ra quyết định. - Phát triển thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp: Nghiên cứu thị trường, đánh giá thương hiệu, hiệu quả các hoạt động truyền thông hiện tại, đánh giá hình ảnh, sức mạnh của thương hiệu Agribank. 13 Quản trị hoạt động TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Bài giảng Quản trị hoạt động của trường Griggs; - Sách giáo khoa Quản trị sản xuất và tác nghiệp tiếng việt của chương trình; - Quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHO ngày 15/6/2010 (Quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng AGRIBANK); - http://www.vbard.com/ - http://www.vbard.com/Default.aspx. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan