Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô hà nội đến năm 2020...

Tài liệu Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô hà nội đến năm 2020

.PDF
418
34
54

Mô tả:

Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch Chương 1 Giới thiệu chung 1.1 TỔNG QUÁT Bằng quyết định số 108/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ cho UBNDTP Hà Nội và Bộ trưởng các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch được duyệt nhằm "xây dựng thủ đô Hà Nội trở thành một thành phố vừa dân tộc, vừa hiện đại, đậm đà bản sắc và truyền thống ngàn năm văn hiến; là trung tâm đầu não về chính trị, đồng thời là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học kỹ thuật, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; tương xứng với thủ đô của một nước có quy mô dân số một trăm triệu dân, có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới". Trong những năm qua, Bộ GTVT đã phối hợp với các Bộ - ngành liên quan và UBNDTP Hà Nội thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng giao thông ở khu vực Hà Nội, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc trong giao thông đô thị, đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tuy vậy, trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ như hiện nay, giao thông đô thị với các vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, tổ chức quản lý giao thông và thiết lập các cơ chế chính sách liên quan luôn luôn là một đòi hỏi cấp bách. Để giải quyết các vấn đề này, cần có một quy hoạch phát triển giao thông thủ đô Hà Nội ổn định, nhằm quản lý và từng bước thực hiện việc xây dựng và hoàn chỉnh mạng lưới giao thông khu vực. Sau một thời gian nghiên cứu có sự phối hợp của UBNDTP Hà Nội và các Bộ, ngành liên quan, Bộ GTVT đã hoàn thành bản "Quy hoạch chi tiết giao thông thủ đô Hà Nội đến năm 2020", trình Thủ tướng chính phủ xem xét quyết định. 1.2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020.  Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt nam đến năm 2020  Định hướng phát triển đô thị Việt Nam (vùng kinh tế phát triển đồng bằng Bắc bộ : Hà nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 1 - 1 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch Chƣơng 2 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội 2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1 Đặc điểm địa hình thủ đô Hà Nội. Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình nói chung là bằng phẳng. Hà Nội có diện tích tự nhiên là 920,97km2, chiếm 0,28% tổng diện tích cả nước. Thành phố Hà Nội gồm 7 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân), chưa tính 2 quận Long Biên, Hoàng Mai. Diện tích của 7 quận nội thành là 84,30km2, chiếm 8,2% diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố. Ngoại thành Hà Nội có 5 huyện (Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì và Từ Liêm) với diện tích là 836,67km2, chiếm 91% diện tích đất của toàn thành phố. Hà Nội có 102 phường nội thành, 118 xã ngoại thành và 8 thị trấn (nguồn Niên giám thống kê TP.Hà Nội 2003). Đất đai Hà Nội có cao độ trung bình so với mực nước biển là 5 - 20m. Ngoài ra, khu vực đồi núi phía bắc và tây bắc của huyện Sóc Sơn thuộc phía nam dãy núi Tam Đảo có độ cao là 20m - 400m, có đỉnh núi cao nhất là núi Chân Chim cao 462m. Địa hình Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính trên địa bàn thành phố. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là dạng địa hình đồng bằng, được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại. Ngoài các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ đầm, dấu vết của các lòng sông cổ. Riêng các bậc thềm sông chỉ có với các nơi khác của Hà Nội. Bên cạnh dạng địa hình chủ yếu trên đây, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi và đồi xâm thực, tập trung ở khu vực đồi núi Sóc Sơn, nhưng với diện tích không lớn lắm. Hầu hết lãnh thổ Hà Nội nằm trong vùng sụt lún từ kỷ Triat, bên trên phủ một lớp trầm tích mới, chủ yếu là phù sa sông Hồng. Xét về mặt thời gian hình thành lớp phù sa phủ ở trên, có thể phân chia đất thành phố Hà Nội thành 2 tiểu vùng:  Tiểu vùng phù sa cũ: Đại bộ phận nằm ở phía tả ngạn sông Hồng, phía Tây quốc lộ 1. Đất được hình thành trên nền trầm tích thuộc thời kỳ thứ 4, có khả năng chịu nén tốt. TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 1 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch  Tiểu vùng phù sa mới: Nằm ở phía Nam ngoại thành Hà Nội, phần lớn ở các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Đất ở tiểu vùng này chủ yếu do phù sa mới của sông Hồng hình thành, cho nên nền đất yếu hơn vùng trên. Trên cơ sở quá trình tạo thành và cấu trúc địa hình hiện đại, có thể phân lãnh thổ thành phố Hà Nội thành 2 tiểu vùng như sau: a. Tiểu vùng đồng bằng: Tiểu vùng này có địa hình đặc trưng của Hà Nội, chiếm tới 90% diện tích đất tự nhiên, bao gồm toàn bộ nội thành, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Từ Liêm, Thanh Trì và phần phía Nam của huyện Sóc Sơn. Độ cao trung bình của tiểu vùng này là 4 - 10m so với mực nước biển. Ở tiểu vùng này tập trung đông dân cư. Sản xuất nông nghiệp đạt trình độ thâm canh cao, đặc biệt đây là một trong những nơi hình thành nền văn minh lúa nước. Ngoài ra, nông dân trồng các loại cây thực phẩm, hoa màu và chăn nuôi gia súc. Quá trình hình thành đồng bằng gắn liền với quá trình bồi tích của hệ thống sông Hồng. Trên cơ sở đặc điểm bồi tích, tiểu vùng này có thể chia thành 3 phân tiểu vùng:  Phân tiểu vùng 1: Thềm tích tụ. Nằm ở phía Bắc của Hà Nội là vùng chuyển tiếp từ đồi núi xuống đồng bằng, gồm phần phía Nam của huyện Sóc Sơn và phần lớn diện tích của huyện Đông Anh. Đây là vùng đất bạc màu, địa hình lượn sóng, dốc thoải, có độ cao trung bình 6 - 11m. Trong phân tiểu vùng này có thềm tích tụ Plâyxtôxen, hay gọi là đồng bằng cao. Thềm thường gặp dưới dạng các mảng sót rời rạc (Đông Anh - Sóc Sơn - Từ Liêm). Bề mặt thềm có độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 12m và có xu hướng nghiêng nhẹ về phía sông Hồng hoặc các nhánh sông Hồng. Bề mặt thềm thường phát triển các thành tạo bở rời, hơi mịn, có nguồn gốc khác nhau. Đôi nơi có các thành tạo hạt thô sạn cát. Một nét đặc trưng cho bề mặt địa hình này là quá trình phong hoá xảy ra mạnh mẽ. Do địa hình cao thoải cho nên về mùa mưa quá trình rửa trôi xảy ra mạnh mẽ. Ngược lại, về mùa khô đất lại dễ bị khô kiệt, do mực nước ngầm quá thấp, làm thúc đẩy quá trình tích tụ ô xít Fe và Mn. Hai quá trình này xảy ra song song xen kẽ nhau theo thời gian đã tạo điều kiện cho sự hình thành ở khắp nơi các vùng địa tầng tầng loang lổ, nghèo chất dinh dưỡng.  Phân tiểu vùng 2: Đồng bằng tích tụ. Đây là nhóm đất đồng bằng chiếm gần hết lãnh thổ còn lại của Thủ đô Hà Nội, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm và nội thành Hà Nội. Đất ở phân tiểu vùng này có độ cao từ 3 đến 10m. Đây là phân tiểu vùng có diện tích đất canh tác chủ yếu của Hà Nội. Do tác động của con người thông qua việc đắp đê ngăn lũ từ hàng nghìn năm nay dẫn đến bề mặt địa hình của phần lớn đồng bằng thấp hơn bề mặt của bãi bồi ngoài đê. Cho nên đất ở phân tiểu vùng này thường bị úng lụt đe doạ trong TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 2 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch mùa mưa. Quá trình đầm lầy hoá tự nhiên phát triển mạnh. Hiện tượng xói mòn rửa trôi tuy không lớn như ở địa hình đồi núi, song cũng xảy ra tương đối phổ biến ở các chân đất tương đối cao, tạo ra lớp đất bạc màu, độ phì nhiêu kém.  Phân tiểu vùng 3: Bồi tích sông hiện đại (bãi bồi ngoài đê). Đây là bề mặt phát triển của thành tạo trầm tích sông hiện đại, phổ biến dọc theo các triền sông lớn như sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ. Độ cao tuyệt đối của bề mặt thay đổi từ 4 đến 8m, có điểm còn lớn hơn đã tạo cho nhiều nơi có địa hình cao hơn đồng bằng trong đê. Bãi bồi ngoài đê là các thành tạo bở rời, cát, cát pha, sét pha. Hiện tượng xói lở, chia cắt bãi bồi hoặc hình thành bãi bồi mới do sự đổi hướng lòng dẫn chính đã làm cho bề mặt luôn luôn thay đổi về hình dạng cũng như kích thước và vị trí phân bố. b. Tiểu vùng đồi núi: Tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện Sóc Sơn. Địa hình của tiểu vùng khá phức tạp. Phần lớn là các đồi núi thấp có độ dốc trên 80, độ cao trung bình là 50 100m. Tiểu vùng này có tầng đất rất mỏng. Tiểu vùng có thể phân chia thành 2 phân tiểu vùng:  Phân tiểu vùng núi: Đây là phần đuôi của các dãy núi Con Voi, Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao là từ 400 - 500m đến 600 1000m. Tiếp giáp phía ngoài là những dải đồi bao bọc. Cấu thành vùng địa hình núi là các thành tạo tuổi Triat hệ tầng Nà Khuất gồm đá lục nguyên cát bọt, xen phun trào dạng thấu kính và tụ của chúng. Thành phần phun trào có cả đá thành phần Bazơ, trung tính và axit.  Phân tiểu vùng đồi: phân bố ở phía Bắc - Tây Bắc trong phạm vi huyện Sóc Sơn. Hàng trăm gò đồi liên kết tạo thành một dải viền quanh địa hình núi. Tập hợp gò đồi tạo nên một bề mặt Pendimen lượn sóng, mềm mại dạng vòng cung và có xu hướng nghiêng thoải về phía đông bằng theo hướng Nam - Đông Nam. Dưới tác động của các quá trình phong hoá, rửa trôi, tích đọng các sản phẩm phong hoá đã tạo nên một lớp đá ong có độ dày từ vài centimet đến 20- 30cm trên bề mặt địa hình gò đồi. Cho đến nay Hà Nội chỉ mới tập trung sử dụng và khai thác tốt một số loại địa hình, chủ yếu là địa hình đồng bằng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và xây dựng các khu dân cư đô thị. Các dạng địa hình đồi núi chưa được chú ý khai thác sử dụng có hiệu quả. Địa hình Hà Nội có ảnh hưởng nhiều tới việc bố trí mạng lưới giao thông vận tải trong khu vực. Thành phố bị chia cắt bởi sông Hồng nên trong tương lai sẽ phải xây dựng nhiều cầu lớn vượt sông. Hệ thống thoát nước thành phố chủ yếu nằm ở khu vực phía Nam (hồ Yên Sở) hoặc thoát nước ra sông Nhuệ nên đối với các công trình giao thông xây dựng ở trong khu vực này cần có sự phối hợp chặt chẽ với việc quy hoạch hệ thống thoát nước TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 3 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch thành phố. Một lưu ý khác là do địa hình đô thị khá bằng phẳng nên bất cứ giải pháp công trình nào xuất hiện trên không gian đô thị cũng có nhiều nguy cơ phá vỡ kiến trúc, cảnh quan trong hiện tại và tương lai. Đồng thời do địa chất yếu và phức tạp nên trong việc xây dựng các hệ thống đường giao thông đi ngầm sẽ khá tốn kém và nhiều phiền phức trong quá trình sử dụng và khai thác sau này. 2.1.2 Đặc điểm khí hậu của Thủ đô Hà Nội Khí hậu Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc điểm là nóng ẩm và mưa nhiều, gió thịnh hành hướng Đông Nam. Trong mùa nóng thường có giông bão. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 7 và tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 7. Vì vậy, mùa nóng thường cũng là mùa mưa. Mùa lạnh ở Hà Nội bắt đầu từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3. Mùa này khí hậu ở Hà Nội tương đối lạnh và khô. Trời ít mưa. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất, đồng thời cũng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm. Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc. Hai tháng 4 và 10 được coi như là tháng chuyển tiếp, tạo cho Hà Nội có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. a. Nhiệt độ: o Nhiệt độ không khí trung bình năm của Hà Nội khá cao 23,9 C. Chênh lệch o nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm lên tới 12,5 C. Chênh lệch giữa các o ngày trong tháng đạt tới 7,8 C. Đặc biệt trong những tháng mùa đông, do ảnh o hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ trong 1 ngày có thể biến động tới 10 - 15 C. o Về mùa nóng, nhiệt độ trung bình tháng có thể lên đến 27,4 C cao hơn nhiệt o o độ trung bình năm đến 3,5 C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể lên đến trên 40 C nhưng ít khi xảy ra. Hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Nhiệt độ trung bình o tháng cao nhất xảy ra vào tháng 6 với nhiệt dộ trung bình là 29,3 C. Trong mùa o nóng cũng có những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 20 C, song chỉ xảy ra vào những tháng đầu và cuối mùa nóng (tháng 4, 5 và tháng 10). Mùa lạnh, đáng chú ý là những đợt xâm nhập không khí cực đới. Nhiệt độ o không khí tối thiểu có thể xuống 5 - 7 C, kéo dài 7 - 12 ngày. Có trường hợp nhiệt o độ xuống đến 2,7 C (ngày 12/1/1995 tại Gia Lâm). Nhiệt độ trung bình vào mùa o đông là 17 C. Tháng lạnh nhất là tháng 1. Ở thời gian này nhiệt độ tối thiểu trung o bình là 13 C. Xen kẽ với những đợt xâm nhập của không khí lạnh cực đới là những o o ngày nắng nóng, những ngày có nhiệt độ 15 C hoặc 20 C. Ngay trong những o tháng mùa lạnh nhiệt độ tuyệt đối có thể lên tới 30 - 35 C. TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 4 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch T(oc) 35 27.3 30 24 25 20 29.3 29.1 29 27.7 16.8 17.6 25.3 22.1 20 18.9 15 10 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Hình 2.1: BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH Ở HÀ NỘI QUA CÁC THÁNG TRONG NĂM dT(oc) 10 7.8 8 6.7 6 7.3 7 6.6 6.6 6 7 8 9 6.5 5.7 5.6 2 3 7.2 7.4 7 10 11 12 4 2 0 1 4 5 Tháng Hình 2.2 BIỂU ĐỒ CHÊNH LỆCH NHIỆT ĐỘ GIỮA CÁC NGÀY TRONG THÁNG b. Độ ẩm không khí, lƣợng bốc hơi: Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm dao động từ 80% đến 88%. Độ ẩm không khí trung bình nhỏ nhất có thể xuống đến 16% vào tháng 12 và tháng 1. Lượng bốc hơi trung bình năm của Hà Nội là 938mm, trung bình tháng là 78mm. Vào tháng các 12 - 2 lượng bốc hơi thường cao hơn lượng mưa. TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 5 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch Hệ số thuỷ nhiệt của Hà Nội trong mùa lạnh thường vào khoảng 0,35 (nhỏ hơn mức khô hạn là 0,50). Trong mùa nóng hệ số thuỷ nhiệt thường trong khoảng 1,5 - 1,9 (lớn hơn mức ẩm ướt là 1,0). c. Lƣợng mƣa: Mưa ở khu vực Hà Nội tương đối nhiều, với lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1600 - 1700mm. Số ngày mưa toàn năm là 140 ngày. Mưa phân bố không đều trong năm và hình thành 2 mùa: mùa mưa và mùa ít mưa. Diễn biến của mưa trong các mùa này cũng rất thất thường. Mùa mưa ở Hà Nội thường bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 (gần trùng với mùa nóng). Trong mùa mưa, thường tập trung tới 85% lượng mưa cả năm và chiếm đến 1400 - 1500mm. Mùa ít mưa chỉ có khoảng 270mm. Trung bình các tháng trong mùa mưa, lượng mưa đạt 200mm và số ngày mưa thường là 12 - 15 ngày trong 1 tháng. Mưa lớn nhất rơi vào tháng 8, đây cũng là tháng thường có nhiều cơn bão nhất, với 16 - 18 ngày mưa, lượng mưa trung bình khoảng 300 - 350mm. Dạng mưa phổ biến là mưa giông nhưng quan trọng hơn cả là những trận mưa có liên quan với bão, cường độ mưa thường vượt trên 1500mm trong 24 giờ. Những năm có nhiều bão là những năm có lượng mưa lớn. Trong mùa nóng ở Hà Nội thường có những trận mưa ngắn xen với những đợt mưa tầm tã, liên tục nhiều ngày với lượng mưa đến vài trăm mm. Chính những khi mưa có cường độ lớn là nguyên nhân gây ra úng lụt. Từ tháng 11 đến tháng 4 là thời kỳ mưa nhỏ và mưa phùn. Có những năm, có thể xảy ra hàng tháng không mưa, nhưng cũng có những năm mưa liên tục. Do mưa nhỏ, lưu lượng không lớn nên duy trì được độ ẩm của đất và tạo điều kiện thuận lợi cho cây vụ đông phát triển. Đây là một đặc trưng của tiết xuân Hà Nội. 500 mm 328.2 400 283.2 250.1 202.9 180 300 200 68 100 0 95 102.3 73.9 94 51 26.4 30.5 1 88 2 55 66 94 3 4 5 99 101 6 7 86 8 91 9 69.9 78.6 10 11 23.2 12 Tháng L- î n g b è c h ¬ i TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) L- î n g m- a Trang 2 - 6 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch Hình 2.3 BIỂU ĐỒ LƢỢNG BỐC HƠI VÀ LƢỢNG MƢA THEO CÁC THÁNG TRONG NĂM d. Gió bão: Trong một năm Hà Nội thường có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mang theo nhiều hơi nước từ biển vào gây nên các trận mưa rào. Trong những tháng này đôi khi có gió bão kèm theo mưa lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc thường bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Thời tiết vào thời gian này thường lạnh và khô ở đầu mùa nhưng ẩm ướt ở các tháng 2 và 3, vào những tháng này có mưa phùn mùa xuân. Trong các tháng 12, tháng 1 đôi khi có sương mù, sương giá nhưng ít gây thiệt hại đến sản xuất. Tốc độ gió trung bình hàng tháng dao động từ 2,0m/s đến 2,9m/s. Tốc độ gió lớn nhất ghi nhận được ở thành phố Hà Nội lên đến 34 m/s. Do chịu tác động mạnh của gió mùa nên khí hậu Hà Nội biến động thất thường, trong mùa lạnh cũng có những ngày nhiệt độ cao như ở mùa nóng, hoặc có những ngày ẩm ướt chẳng khác gì mùa mưa. Hàng năm Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 – 7 cơn bão. Bão mạnh nhất lên tới cấp 9, cấp 10 làm đổ cây cối, nhà ở và gây thiệt hại cho mùa màng. Bão thường trùng với mùa nước sông Hồng lên cao, đe doạ đến đời sống và sản xuất của nhân dân sống ở các vùng bãi ven sông và gây trở ngại cho một số hoạt động của nhân dân toàn thành phố. 2.1.3 Địa chất thuỷ văn và nguồn nƣớc của Hà Nội: a. Sông ngòi: Màng lưới sông ngòi trên địa bàn Hà Nội khá dày đặc. Mật độ sông ngòi khoảng 0,5km/km2. Hệ thống sông Hồng đoạn qua Hà Nội dài khoảng 93km, lưu lượng dòng chảy bình quân khi qua Hà Nội là 90km3. Hệ thống sông Hồng ở địa phần Hà Nội, bao gồm một số sông nhánh: sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích ở phía hữu ngạn, sông Đuống ở phía tả ngạn. Hệ thống sông Thái Bình nằm ở phía Đông Bắc của thành phố gồm các sông nhánh: sông Công, sông Cà Lồ, sông Cà Lài, sông Cầu. Ngoài ra còn có các hệ thống sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét. Nhìn chung, nước sông Hồng và sông Đuống chất lượng tương đối tốt. Nhưng các sông khác trong thành phố ít nhiều bị ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt và công nghiệp của thành phố. Các sông Kim Ngưu, Sét, Tô Lịch và Lừ nhận nước thải trực tiếp từ hệ thống thoát nước của thành phố. Các dòng sông này có hàm TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 7 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch lượng BOD cao, thường là từ 140 đến 150mg/l. Tại khu vực nông thôn các dòng sông cũng có nguy cơ ô nhiễm do các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. b. Hồ đầm: Hà Nội có nhiều hồ, đầm tự nhiên vừa tạo môi trường cảnh quan sinh thái cho thành phố, vừa để làm nơi tiêu nước khi có mưa, làm nơi dự trữ nước tưới cho cây xanh thành phố. Do yêu cầu đô thị hoá, nhiều ao hồ đã được san lấp để lấy đất xây dựng. Một số đầm và vùng trũng ở Thanh Trì, Đông Anh được cải tạo để nuôi cá hoặc kết hợp nuôi cá với trồng lúa. Diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3600ha. Khu vực nội thành tập trung khá nhiều hồ, có tới 27 hồ, đầm. Trong đó có những hồ lớn như: Hồ Tây, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Thủ Lệ, Văn Chương, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thành Công... Ngoài ra, còn nhiều hồ, đầm lớn nhỏ khác phân bố khắp các quận huyện của thành phố. Có thể nói hiếm có một Thủ đô nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội. Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho thành phố, điều hoà tiểu khí hậu khu vực, rất có giá trị trong việc kết hợp xây dựng các công viên giải trí, nơi dạo mát vui chơi, nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cho nhân dân thủ đô. Hồ, đầm cũng tạo thêm điều kiện sinh thái cho việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng sang trọng. c. Chế độ thuỷ văn: Chế độ nước sông của Hà Nội tương ứng với đặc điểm của địa hình và khí hậu, cho nên chia ra làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trùng với mùa mưa, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Lũ cao nhất vào tháng 8, lượng nước chiếm tới 70 - 75% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa mưa, tới 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5. Lượng nước mưa và mực nước sông thấp nhất vào tháng 3. Lũ sông Hồng là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống của người dân, đến các công trình xây dựng và các khu công nghiệp của thành phố. Vì vậy, thuỷ chế của sông Hồng được theo dõi chặt chẽ (xem bảng sau). Bảng 2.1: LƢU LƢỢNG VÀ MỰC NƢỚC TƢƠNG ỨNG LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT CỦA SÔNG HỒNG Trạm Cực đại Trung bình Cực tiểu quan trắc Lưu lượng Mực Lưu lượng Mực Lưu lượng Mực Qm3/s nước Hm Qm3/s nước Hm Qm3/s nước Hm TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 8 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch Sơn Tây 32.500 16,3 3.855 8,83 389 3,57 Hà Nội 25.500 13,9 2.945 6,02 314 1,90 Đê điều của Hà Nội là công trình bảo vệ các khu vực cận sông chống ngập lụt. Với đê điều như hiện nay để chống lụt cho thành phố Hà Nội, mức lũ cho phép là 13m. Vì vậy, vấn đề phân lũ được đặt ra để đảm bảo an toàn cho đê và cho khu vực nội thành tuỳ theo mực nước dâng cao khi vượt quá mức lũ cho phép. Khả năng phân lũ của sông Hồng chủ yếu hiện nay tập trung vào sông Đuống, rồi đến sông Đào - Nam Định và một số con sông khác Bảng 2.2: KHẢ NĂNG PHÂN LŨ SÔNG HỒNG CỦA CÁC SÔNG NHÁNH (Lấy lưu lượng sông Hồng tại Sơn Tây là 100%) Đơn vị: % Sông Hồng Trạm Sơn Tây Sông Sông Nam Đuống Định 22,8 19,5 Sông Luộc 9,8 Sông Trà Sông Ninh Lý Cơ 8,7 7,0 (100%) Tổng lượng phù sa sông Hồng rất lớn, trung bình là 94,46 nghìn tấn trong 1 năm. Phù sa sông Hồng rất màu mỡ, lượng đạm lên đến 14g/m3, lượng mùn là 2,76 -3,48 g/m3, độ pH thường là 7,7 - 7,8. Sông Hồng là sông vận chuyển nhiều phù sa nhất. Độ đục bình quân tại Hà Nội là 842 g/m3. Tại Hà Nội, trong mùa lũ nước sông Hồng lên rất to, có nơi mặt sông rộng đến 2 - 3km, mực nước sông cao hơn mặt ruộng khoảng 6 - 7m. Vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2m, lưu lượng là 5.990m3/s, lúc lớn nhất lên tới 22.200m3/s. Trong trận lũ lịch sử năm 1971 mực nước cao nhất đo được ở Hà Nội là 14,13m (ngày 22/8/1971). Để giảm lũ sông Hồng, vai trò điều tiết của hồ Hoà Bình có vị trí rất quan trọng. Ngoài ra, một phần lưu lượng của sông Hồng chảy vào sông Đáy qua hệ đập Vân Cốc, một phần lưu lượng cho chảy vào hồ chứa Thác Bà qua sông Chảy. Mùa cạn của sông Hồng bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 5, cạn nhất là vào tháng 3. Mực nước sông thấp, lòng sông hẹp, để lộ các cồn cát và bãi cát ven sông hoặc giữa dòng. Tại Hà Nội mực nước trung bình là 3,06m, lưu lượng dòng chảy là 927m3/s lưu lượng cực tiểu có thể xuống tới 314 m3/s và mực nước là 1,9m. Tổng lượng nước mùa cạn chiếm 27,5%, riêng tháng 3 chỉ có 2,6%. Các hồ, đầm ở Hà Nội là nơi chứa nước và nuôi cá. Chúng có vai trò điều tiết nước giữa các mùa, điều hoà sự dao động của mực nước. Phần lớn các hồ Hà TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 9 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch Nội là hồ tù, bùn đọng lâu ngày. Hồ, đầm của Hà Nội đang bị thu hẹp lại, lấp dần do các khu dân cư và các đơn vị sản xuất sử dụng làm nơi đổ phế thải, rác thải. d. Nguồn nƣớc ngầm. Hà Nội có mỏ nước ngầm với trữ lượng lớn. Đó là nguồn tài nguyên quý. Nguồn nước này luôn được bổ sung , chất lượng nói chung tốt và có tầng phủ bảo vệ chống ô nhiễm. Trữ lượng các cấp nước đã được Hội đồng xét duyệt cấp Nhà nước phê chuẩn thuộc lãnh thổ Hà Nội như sau: Phần Nam sông Hồng: Cấp công nghiệp - 708.750 m3/ng Cấp triển vọng - 1.730.000 m3/ng Phần Bắc sông Hồng : Cấp công nghiệp - 53.870 m3/ng Cấp triển vọng - 214.799 m3/ng Dưới lòng đất Hà Nội , toàn bộ lãnh thổ đều có nước ngầm phân bố ở điều kiện địa lý có thể khai thác được tương đối dễ dàng. Trừ huyện Sóc Sơn và Đông Anh, nguồn nước bổ cập có thể không đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ, còn phần lớn địa bàn thành phố đều có thể khai thác được nước ngầm. Tổng trữ lượng dự trữ khoảng 1,0 - 1,2 m3/ ngày. Hiện nay hệ thống cấp nước Hà Nội có 104 giếng sâu 60 - 70m, nằm ở các bãi giếng quanh 8 nhà máy nước chính của Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội với tổng công suất khai thác là 365.800m3/ngày. Ngoài ra, còn có 15 bãi giếng nhỏ do 5 xí nghiệp của Công ty Kinh doanh nước sạch với công suất 34.500m3/ngày và 300 giếng tư nhân thuộc 240 chủ sở hữu trong khu vực nghiên cứu, hoạt động thường xuyên hoặc không thường xuyên và cũng khai thác nước từ tầng chứa nước ngầm Qa. Tuy nhiên, nếu sự phân bố các bãi giếng chưa thật hợp lý như hiện nay và Hà Nội chỉ khai thác nguồn nước ngầm cho hệ thống cung cấp nước thì tình trạng tụt mức nước ngầm và sụt lún đất cục bộ đã và đang xảy ra ở một số nơi như hiện nay. Bởi vậy, Hà Nội cần có nguồn nước rất lớn để bổ sung cho nhu cầu ngày càng tăng của thành phố. Theo dự báo, nhu cầu nước của thành phố năm 2000 là 684.000m3/ngày, năm 2005 là 877.000m3/ngày và năm 2010 là 1.072.000m3/ngày. Thành phố đang từng bước xây dựng phương án phân bố hợp lý hệ thống khai thác nước ngầm để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này, hạn chế tình trạng hạ mức nước ngầm. Về chất lượng nước ngầm, nhìn chung trên toàn thành phố hàm lượng sắt măng gan cao và không đáp ứng được tiêu chuẩn nước uống và tiêu chuẩn cấp nước. Ở một số nơi như phía Nam vùng Nam Hà Nội, huyện Gia Lâm và Đông Anh có hàm lượng sắt cao hơn. Hàm lượng măng gan có xu hướng cao hơn ở phía Nam Hà Nội, nhưng ở Sóc Sơn lại không cao và có thể thoả mãn các chỉ tiêu về TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 10 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch nước. Amôniac ở phía Nam vùng Nam Hà Nội có hàm lượng cao hơn không đáp ứng các chỉ tiêu về nước uống và cấp nước. Mô hình phân bố hữu cơ tương tự như mô hình phân bố hàm lượng amôniac. Tuy nhiên, không có khu vực nào nồng độ các chất trên hoặc các chất độc khác quá cao đến mức không được phép khai thác với công nghệ xử lý nước hiện có, nước sau khi được xử lý có chất lượng hoàn toàn đảm bảo cho các nhu cầu sinh hoạt với chi phí hợp lý. e. Đánh giá chung về khí hậu và thủy văn Hà Nội. Hà Nội có tài nguyên khí hậu và thuỷ văn dồi dào đủ đảm bảo cho các nhu cầu sản xuất và đời sống của thành phố. Tuy nhiên, cho đến nay, các yếu tố khí tượng thuỷ văn chỉ mới được chú ý như là những yếu tố tạo nên môi trường sống, môi trường sản xuất chứ chưa có được nhận thức đầy đủ đây là những nguồn lực, nguồn tài nguyên để có những nghiên cứu cũng như các biện pháp hữu hiệu để thu hút vào các quá trình sản xuất. Đặc điểm của tài nguyên khí tượng và thủy văn Hà Nội là:  Khá phong phú và đa dạng. Tổng lượng khá lớn nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian.  Biên độ thay đổi khá lớn. Sự khác biệt giữa các mùa cao, biên độ thay đổi giữa ngày và đêm lớn (xem biểu đồ 3,4).  Sự xuất hiện của các trị số cực (cực đại, cực tiểu, đỉnh lũ, gió bão.v.v...) thường có nhiều thay đổi qua các năm và ở các tháng.  Tần xuất xuất hiện của các trị số cực không ổn định: năm xuất hiện nhiều, năm xuất hiện ít; năm xuất hiện kéo dài, năm xuất hiện với thời gian ngắn.v.v...  Sự phân bố theo mùa là nét chung: mùa nóng, mùa lạnh; mùa mưa, mùa ít mưa.v.v... Tuy nhiên, các mùa dài ngắn luôn thay đổi, sự chuyển mùa xuất hiện sớm hay muộn thay đổi qua từng năm. Với những đặc điểm khí hậu –thuỷ văn như đã nêu, Hà Nội là một thành phố khá đặc trưng trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều người nước ngoài đi trên các đường phố Hà Nội đều cảm nhận ở đây một không khí thanh bình và yên tĩnh. Có người ví các con đường ở Hà Nội như những “chiếc hầm” màu xanh kéo dài bởi những hàng cây hai bên. Khi thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới giao thông Hà Nội cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này. 2.2 HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI 2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Những năm gần đây, Hà Nội đã có một bước chuyển biến quan trọng, xu thế đổi mới và những điển hình làm ăn giỏi làm thay đổi nhiều mặt của Thủ đô. Sự phát TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 11 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch triển đã có sinh khí mới và hình thành môi trường có sự hấp dẫn đối với các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế của cả nước, thành phố Hà Nội cũng đã đạt được những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ.  Thời kỳ 1986-1990 nhịp độ tăng trưởng GDP của Hà Nội chỉ đạt khoảng 8%, song các năm 1991 và 1992 mỗi năm tốc độ tăng trưởng GDP đã đạt 9% ( so với GDP trung bình của cả nước tăng trung bình 7,2%). Năm 1993 nền kinh tế của Hà Nội có sự tăng trưởng đột biến với tốc độ 12,6%, năm 1994 đạt mức tăng 13,4%, năm 1996 đạt 12,3%. Năm 1997, mặc dù Hà Nội cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tiền tệ trên thế giới, nhưng tốc độ tăng GDP vẫn đạt 12,5% / năm, năm 1998 vẫn giữ mức tăng GDP là 9,33%, năm 1999 tăng 6,5%. Tuy những năm gần đây tốc độ tăng GDP của Hà Nội có chậm lại nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của cả nước (năm 1999 cả nước tăng 4,99% so với năm 1998). Xem bảng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân nnăm thời kỳ 1991000 dưới đây.  Tại cuộc họp ngày 5/7/2001 với Đoàn công tác đặc biệt của Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên đã nhận định: trong 6 tháng đầu năm 2001 nền kinh tế Hà Nội tăng trưởng khá, GDP tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2000. Về công nghiệp, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 8437,7 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó công nghiệp Quốc doanh TW tăng 10,3%, công nghiệp Quốc doanh địa phương tăng 20,3%, công nghiệp ngoài Quốc doanh địa phương tăng 20,3%, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,2%. Về đầu tư phát triển, tổng đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm đạt 8730 tỷ đồng, bằng 61,2% kế hoạch năm, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2000. Trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách đạt 373 tỷ đồng, bằng 44,9% kế hoạch năm, tăng 12,1%.  Cơ cấu kinh tế Hà Nội đã có bước chuyển biến khá rõ nét theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Năm 1991 tỷ trọng GDP công nghiệp chiếm 22,03% trong tổng GDP của thành phố và nông nghiệp vẫn còn chiếm 8%. Đến năm 1999, GDP công nghiệp đã lên đến 36,83% trong khi GDP nông nghiệp giảm xuống còn 4,15%. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ phần công nghiệp chế tạo đã tăng rõ rệt qua các năm. Khu vực dịch vụ tuy GDP có giảm trong những năm gần đây do GDP công nghiệp tăng trưởng tương đối nhanh. Tuy vậy, GDP dịch vụ vẫn giữ ở mức trên dưới 60% tổng GDP của thành phố, thể hiện đúng đặc điểm hoạt động kinh tế của một đô thị lớn, Thủ đô của một nước.  Trình độ quản lý kinh doanh được nâng lên rõ rệt, từng bước thích ứng với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã được cải tiến về chất lượng, mẫu mã và phương thức phục vụ, nhờ đó đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước... TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 12 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch  Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng. Tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương tăng từ 81,7 triệu USD năm 1990 lên 300 triệu USD vào năm 1997. Giai đoạn 1991-1995 kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17,5%/ năm, riêng năm 1996 tăng 37% và năm 1997 tăng 15,7%. Tính đến tháng 4 năm 1998 đã có 311 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cới tổng số vốn đầu tư đăng ký là 7419 triệu USD, vốn đã thực hiện 2595 triệu USD bằng 35,5% vốn đã đăng ký. Bình quân hàng năm từ 1990-1997 tốc độ tăng vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội là 20,7%/ năm. Bảng 2.3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HÀ NỘI THỜI KỲ 1990-1999 Đơn vị : % 1990 Chỉ tiêu Tổng GDP của Hà 100 Nội 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Trong đó: - Công nghiệp - Nông lâm nghiệp - Dịch vụ 29,0 25,9 25,7 29,6 31,7 33,1 34,9 60,0 37,8 36,8 9,0 8,1 7,5 6,8 5,5 5,4 5,1 4,5 4,51 4,15 62,0 66,0 66,8 63,6 62,8 61,5 60,0 59,5 57,6 59,0 Trong những năm gần đây, kinh tế của thành phố Hà Nội đã có những phát triển rất lớn, thực sự trở thành một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Cùng với những thay đổi trong cơ chế, chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, Hà Nội trở thành khu vực hấp dẫn đối với tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng của thành phố có thể nhận thấy rõ qua những số liệu thống kê về chỉ tiêu tổng sản phẩm nội địa (GDP) như trong biểu đồ sau. 20 15 10 11.4 12.6 14.3 15.9 6.2 5 0 1995 2000 TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) 2001 2002 2003 Trang 2 - 13 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch Hình 2.4: BÌNH QUÂN GDP (TRIỆU ĐỒNG/NGƢỜI) CỦA TP. HÀ NỘI Nguồn Niên giám thống kê Hà Nội 2003 Bảng 2.4: TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG GDP BÌNH QUÂN NĂM THỜI KỲ 1991-2000 (%) Trong đó 1991-2000 1991-1995 1996-2000 GDP 11,6 12,5 10,7 - Công nghiệp, xây dựng 13,8 13,7 14,0 - Nông, lâm nghiệp 4,5 5,6 3,4 - Dịch vụ 11,0 12,6 9,5 Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển KT-XH thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010 của UBND TP Hà Nội Tốc độ tăng GDP một vài năm gần đây vẫn duy trì được ở mức cao, năm 2002 là 10,3% so với toàn quốc 7,0% và năm 2003 là 11,1% so với toàn quốc 7,24%.  Trong những năm qua xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị cũng đạt kết quả cao. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 11 và chương trình “Quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị” của Thành uỷ, bộ mặt của Thủ đô Hà Nội đã có nhiều thay đổi. Trong thời gian qua đã tiến hành xây dựng và từng bước điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thủ đô đến năm 2010. Từng bước hoàn chỉnh chi tiết một số khu vực dân cư, khu cụm công nghiệp. Cải tạo một bước khu phố cổ, phố cũ, quy hoạch xung quanh hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch. Một số quy hoạch đã được công bố công khai và giao cho các cấp chính quyền quản lý. Hệ thống giao thông được mở rộng ra ngoại ô, hệ thống đường nội thành được cải tạo đáng kể, các bến bãi được nâng cao về phạm vi quy mô và chất lượng. Hệ thống cấp thoát nước và lưới điện được cải tạo và nâng cấp một bước. Các công trình văn hoá và phúc lợi công cộng được mở rộng và có chất lượng cao hơn. Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Thực tế những năm qua cho tấy sự tăng (giảm) của các trung tâm kinh tế lứon của cả nước, trong đó có thủ đô Hà Nội đóng vai trò quyết định đối với mức tăng (giảm) của nền kinh tế cả nước. Bảng sau cho thấy mức đóng góp của thủ đô Hà Nội đối với tăng trưởng GDP của cả nước. Bảng 2.5: MỨC ĐÓNG GÓP CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘIĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 14 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch TĂNG TRƢỞNG GDP CỦA CẢ NƢỚC Đơn vị Trong đó 1991-2000 1991-1995 1996-2000 1. GDP tăng thêm - Cả nước Tỷ đồng 140.840 62.825 78.015 - Hà Nội Tỷ đồng 13.293,6 5.356,3 7.937,3 % 9,4 8,5 10,2 - Cả nước % 7,5 8,2 6,7 - Hà Nội % 11,6 12,5 10,7 Lần 1,55 1,5 1,6 % so với cả nước 2. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân năm Hệ số Hà Nội so với cả nước 2.2.2 Tình hình phát triển của một số ngành kinh tế chủ yếu a. Sản xuất công nghiệp Thành phố Hà Nội là địa bàn tập trung công nghiệp lớn của cả nước, tài sản cố định của thành phố chiếm 1/3 tài sản cố định của vùng Bắc bộ. Tính đến cuối năm 2002, Hà Nội có 280 doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh, trong đó 174 doanh nghiệp quốc doanh Trung ương, 17486 doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. Hà Nội là địa bàn tập trung công nghiệp cao nhất ở Bắc bộ và đứng thứ 2 của cả nước. Tỷ lệ GDP công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Hà Nội chiếm 36% và đang có chiều hướng gia tăng. Trong những năm qua, công nghiệp Hà Nội đạt nhịp độ tăng trưởng khá cao. Tình hình phát triển sản xuất công nghiệp trong các khu vực được thể hiện trên bảng sau. Bảng 2.6: NHỊP ĐỘ TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THỦ ĐÔ Đơn vị : % Khu vực sản xuất Tốc đô tăng bình quân 1995 hàng năm 1996 1997 1998 1999 86-90 91-95 Tổng giá trị sản xuất công nghiệp 2,7 TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) 19,0 43,9 22,2 17,2 10,1 9,57 Trang 2 - 15 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch Khu vực sản xuất trong nước 2,4 14,1 16,5 11,8 11,1 10,0 8,30 Công nghiệp Quốc doanh 2,6 14,0 16,0 10,8 10,7 9,66 7,28 Quốc doanh Trung ương 2,8 12,7 15,3 13,5 13,0 10,3 7,30 Quốc doanh địa phương 2,1 18,4 18,2 3,0 3,1 7,12 7,06 Công nghiệp ngoài quốc doanh 1,3 15,0 19,1 18,6 13,0 12,3 14,2 Trong đó 43,5 - Kinh tế tập thể 3,0 21,9 12,2 38,5 6,46 - Kinh tế cá thể 15,8 17,0 13,9 4,98 6,46 91,4 24,2 22,3 24,0 22,7 6,0 Kinh tế hỗn hợp Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 66,7 34,8 Trong cơ cấu ngành công nghiệp Thủ đô đã hình thành 4 ngành then chốt là : cơ khí ( 20-23%), dệt - da - may ( 25-25%), lương thực - thực phẩm ( 16-18%), đồ điện - điện tử ( 5-8%). Giá trị hàng công nghiệp đóng góp khoảng 40% tổng thu ngân sách và trên 70% kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Ngoài 9 khu cụm công nghiệp đã hình thành trước đây gồm : khu Thượng Đình, khu Minh Khai - Vĩnh Tuy, khu Trương Định - Đuôi Cá , khu Văn Điển Pháp Vân, khu Cầu Diễn - Mai Dịch , khu Chèm , khu Cầu Bươi, khu Gia Lâm Yên Viên , khu CN Đông Anh, những năm gần đây, một số cụm công nghiệp mới đã được hình thành như : - Khu công nghiệp Sài Đồng Khu công nghiệp Đài Tư Khu công nghiệp Sóc Sơn Khu công nghiệp Nội Bài Khu công nghiệp Nam Thăng Long Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Khu công nghiệp Đức Giang v.v..…. Sáu tháng đầu năm 2000 so với cùng thời kỳ năm 1999, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng 15.6%. Trong đó công nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 8,3%, công nghiệp địa phương tăng 11,7%, kinh tế ngoài quốc doanh TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 16 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch tăng 18,9%, kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 25,8%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng 6,7% trong đó bán lẻ tăng 6,4%. Mức tăng 15,6% của công nghiệp Hà Nội không chỉ cao hơn so với cả nước (12%) mà còn bằng mức tăng của công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là địa phương luôn có mức tăng về sản xuất hàng công nghiệp cao nhất nước. Khu vực kinh tế công nghiệp ngoài Nhà nước của thành phố có sự tăng trưởng ở tất cả 12 quận huyện, trong đó có các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, huyện Sóc Sơn tăng từ 20% trở lên. Hiện nay Hà Nội có 5 khu công nghiệp tập trung với diện tích là 765ha. Mặc dù cho đến đầu năm 2001, cơ sở hạ tầng chỉ mới xây dựng xong trên 15% diện tích. Nhưng những diện tích đất có đủ cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp tập trung của Hà Nội đã nhanh chóng được phủ kín do các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các khu công nghiệp tập trung là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hà Nội, góp phần trọng yếu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Đến hết quý II năm 2001 đã có 22 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 323,3 triệu USD. Năm 1999, doanh thu của 12/22 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 150,9 triệu USD. Số thuế thu được khoảng 4,75 triệu USD. Đã có 70% sản phẩm của các khu công nghiệp này dành cho xuất khẩu. Năm 2001 GDP công nghiệp của Hà Nội chiếm 7.44% so với ngành công nghiệp của cả nước và 36.70% so với công nghiệp của cả vùng Bắc bộ. Trong những năm gần đây, công nghiệp của Hà Nội từng bước phát triển mạnh mẽ. Tỷ trọng GDP công nghiệp trong cơ cấu GDP của Hà Nội hiện chiếm khoảng 38.5%. Giá trị sản xuất và nhịp độ tăng trưởng công nghiệp của thành phố Hà Nội trong các năm gần đây, năm sau so với năm trước, như trong bảng sau. Bảng 2.7: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Thời kỳ Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 1995 8463 204 2000 17297 (so với toàn thời kỳ) 2001 19662 13,67 2002 24505 24,63 2003 30537 24,61 Nguồn: Theo niên giám thống kê TP. Hà Nội năm 2003 Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong phát triển công nghiệp, Hà Nội chưa thể hiện có lợi thế đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là công nghiệp có hàm lượng chất xám cao. TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 17 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch b. Sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản Nhờ tác động của các chính sách mới, 5 năm qua nông - lâm nghiệp và nông nghiệp ngoại thành có sự chuyển biến sâu sắc. Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp và nông thôn chuyển dịch theo hướng: phát triển mạnh kinh tế ngoài quốc doanh, nâng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và các loại nông sản thực phẩm.... Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp qua các thời kỳ đuợc thể hiện trên bảng sau. Bảng 2.8: TỐC ĐỘ TĂNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Đơn vị : % Tốc đô tăng bình quân 1995 hàng năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 86-90 91-95 Tổng số 3,8 3,95 7,8 6,2 5,4 1,12 4,94 -4,35 -12,6 63,2 37,1 2,1 24,79 19,08 4,15 4,30 7,2 5,7 5,5 2,69 3,98 Chia theo thành phần kinh tế Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh Chia theo ngành 1. Nông nghiệp - Trồng trọt 1,90 1,35 13,0 1,3 4,7 6,05 3,17 - Chăn nuôi 6,75 7,20 -2,8 14,9 7,6 -3,1 6,98 -21,5 -9,6 -5,5 2,0 0,00 50,0 16,7 0,4 4,75 2,73 2. Lâm nghiệp 3. Thuỷ sản Nguồn: Tư liệu vùng đồng bằng sông Hồng và niên giám thống kê Hà Nội Giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua nhìn chung tăng thấp, có năm chỉ đạt mức 2.37%/năm. Kinh tế trang trại bước TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 18 Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Thuyết minh quy hoạch đầu được hình thành và phát huy có hiệu quả. Một số công nghệ mới đặc biệt công nghệ sinh học được quan tâm ứng dụng. Hiện nay Hà nội đang hình thành các vùng sản xuất hoa, cây cảnh, rau sạch, cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bảng 2.9: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Thời kỳ Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 1995 1192 34,31 2000 1601 (so với toàn thời kỳ) 2001 1639 2,37 2002 1753 6,96 2003 1834 4,62 Nguồn: Theo niên giám thống kê TP. Hà Nội năm 2003 c. Xây dựng Cùng với việc đổi mới cơ chế chính sách, lành mạnh hóa môi trường đầu tư, TP.Hà Nội cũng tập trung đầu tư vào lĩnh vực xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện điều kiện xã hội và nâng cao mức sống của người dân. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng của thành phố đến từ tất cả các thành phần kinh tế trong địa bàn thành phố cũng như cả nước và nước ngoài, thể hiện qua các chỉ số giá trị sản lượng xây dựng như nêu ở bảng sau: Bảng 2.10: GIÁ TRỊ SẢN LƢỢNG TRONG XÂY DỰNG Thời kỳ Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trƣởng (%) 1996 12931 19,30 2000 15427 (so với toàn thời kỳ) 2001 18120 17,46 2002 22185 22,43 2003 24900 12,24 Nguồn: Theo niên giám thống kê TP. Hà Nội năm 2003 d. Thƣơng nghiệp, dịch vụ và du lịch Ngành thương nghiệp, dịch vụ và du lịch của thành phố Hà Nội đang phát triển rất mạnh, không những đáp ứng được nhu cầu của toàn thành phố mà còn là nguồn phân phối, lưu thông hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khu vực miền bắc và cả nước. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng được mở rộng và đáp ứng cơ bản các yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố. TỔNG CÔNG TY TVTK GTVT (TEDI) Trang 2 - 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan