Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản trị nhân lực khách sạn sheraton...

Tài liệu Quản trị nhân lực khách sạn sheraton

.DOCX
3
1499
51

Mô tả:

Khái quát về quản trị nhân lực Nhân lực là yếu tố cơ bản và quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Xét theo khía cạnh con người thì đây là nhân tố rộng nhất và cách mạng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có sự quản trị yếu tố con người nói cách khác là quản trị nhân lực một cách khoa học. Các nhân viên nhiệt huyết sẽ gắn bó, tận tuỵ với doanh nghiệp có khả năng ở lại với doanh nghiệp lâu hơn, làm việc năng suất hơn và tham gia nhiều hơn vào sự thành công của doanh nghiệp. a. Khái niệm: Quản trị nhân lực là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động quản trị, giải quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến con người gắn với công việc của họ trong bất cứ một tổ chức nào. Không một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu " Quản trị nhân lực". Quản trị nhân lực là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể khẳng định quản trị nhân lực là bộ phận cấu thành của quản trị, là bộ phận không thể thiếu của quản trị sản xuất kinh doanh. Quản trị nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. b. Chức năng của quản trị nhân lực Hoạt động quản trị nhân lực được phân chia theo ba nhóm chức năng chủ yếu sau: Nhóm chức năng thu hút nhân lực Chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với phẩm chất phù hợp cho công việc của khách sạn. nhóm chức năng này bao gồm các hoạt động chủ yếu như: dự báo và hoạch nhân lực; phân tích công việc; tuyển chọn nhân lực; thu nhập lưu giữ và xử lý các thông tin về nhân lực của khách sạn. Việc lập kế hoạch và tuyển dụng thường hướng vào trả lời những câu hỏi sau: + Chúng ta cần những con người như thế nào? + Khi nào chúng ta cần họ? + Họ sẽ cần phải có những kỹ năng nào? + Chúng ta có sẵn những người thích hợp chưa? + Khi đã có những thông tin trên chúng ta sẽ làm gì tiếp theo? Quá trình tuyển dụng bao gồm mô tả các yêu cầu về công việc, quảng cáo, tiến hành các hoạt động phỏng vấn, đưa ra và áp dụng các tiêu chuẩn tuyển chọn nhất quán. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển Chú trọng nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong khách sạn có các kỹ năng trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho nhân viên; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. Nhóm chức năng duy trì nhân lực Nhóm này chú trọng đến duy trì và sử dụng có hiệu quả nhân lực trong khách sạn. Gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thich, động viên nhân viên và duy trì phát triển mối quan hệ lao động tốt đẹp trong khách sạn. Chức năng kích thích, động viên liên quan đến các chính sách và hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong khách sạn làm việc hăng say, tận tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao. Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu tố tranh chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động. Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừu giúp cho các khách sạn tạo ra bầu không khí tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thoả mãn với công việc và khách sạn. c. Mục tiêu của quản trị nhân lực Đối với các khách sạn nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, công tác quản trị nhân lực đều có hai mục tiêu cơ bản sau: - Sử dụng có hiệu quả nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức. - Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận tâm với khách sạn. d. Các nguyên tắc quản trị nhân lực Nguyên tắc về thang bậc trong quản lý Nguyên tắc này khẳng định để một tổ chức hoạt động phải có lãnh đạo và các cá nhân trong tổ chức làm việc phải tuân theo sự lãnh đạo nhất định nào đó. Mỗi cá nhân đều có lãnh đạo và phải xác định được vị trí của mình trong tổ chức. Bất cứ nhân viên nào cũng có thể tìm ra vị trí của mình trên mô hình thang bậc quản lý. Nhân viên cấp dưới không được vượt cấp trên của mình và cấp trên cũng không vượt cấp dưới của mình mà phải qua trung gian. Ví dụ: Giám đốc khách sạn muốn thay đổi đièu gì đó ở bộ phận nhà hàng thì phải thực hiện thông qua phụ trách bộ phận nhà hàng và phụ trách bộ phận nhà hàng phải có trách nhiệm truyền đạt điều đó đến nhân viên của mình. Việc phân cấp quản lý như vậy cho phép một tổ chức có thể hoạt động theo một hệ thống thống nhất và hiệu quả của công tác quản lý được nâng cao. Vì vậy cơ chế chỉ huy theo thang bậc đã trở thành một trong những nguyên tắc tổ chức quản lý trong khách sạn. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý và điều hành Theo nguyên tắc này oõi nhân viên chỉ chiu trách nhiệm trước một cấp trên mà thôi. Nói cách khác, mỗi người chỉ có một lãnh đạo. Nguyên tắc này, nếu được tuân thủ một cách chặt chẽ và các hoạt động được điều phối nhịp nhàng sẽ tránh được tình trạng mâu thuẫn nội bộ. Nguyên tắc uỷ quyền Khả năng thành công một công việc được giao phó của cấp dưới tuỳ thuộc một phần vào sự chỉ đạo và uỷ quyền có thể cho từ một công việc nhỏ đến toàn bộ trách nhiệm đối với một công việc quan trọng. Nhưng đối với cả cấp trên lẫn cấp dưới phải có sự thoả thuận về trách nhiệm, mức độ tự do hành động và quyền hạn đối với công việc được giao phó. Mức độ uỷ quyền trong khách sạn phụ thuộc vào: - Năng lực, trình độ, uy tín, độ tin cậy của người được uỷ quyền. - Điều kiện, hoàn cảnh, tình huống công việc cụ thể, tổ chức cụ thể. Trên thực tế có sáu mức uỷ quyền: - Nhân viên cấp dưới thu nhập thông tin cho quyết định của người quản lý. - Nhân viên cấp dưới có thể đưa ra các giải pháp để cấp trên lựa chọn. - Cấp dưới cho ý kiến về sự phê chuẩn của người quản lý. - Cấp dưới có quyền ra quyết định nhưng phải báo cáo cho cấp trên trước khi tiến hành. - Cấp dưới có toàn quyền quyết định nhưng phải thông báo cho người quản lý biết kết quả của việc thực hiện quyết định đó. - Cấp dưới toàn quyền quyết định mà không cần báo cáo cho người quản lý biết về bất kỳ vấn đề gi. Biết được phương cách và thời điểm để giao trách nhiệm và quyền hạn cho cấp dưới là một trong những kỹ năng đầu tiên mà một nhà quản trị phải có. Nếu không có kỹ năng này sẽ xảy ra sự chồng chéo không rõ ràng trong quản lý và trong mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, các nhà quản trị sẽ rơi vào tình trạng là tự mình phải làm tất cả. Biết giao quyền thì mới có thể giữ được cấp cao hơn trong tổ chớc. Tóm lại, đây là nguyên tắc rất quan trọng mà được áp dụng ở hầu hết các khách sạn. tuy nhiên cần phải có sự nghiên cứu sâu sắc và ứng dụng linh hoạt, thích hợp tuỳtheo tình huống nhất định. CƠ CẤU TỔ CHỨC Do quy mô cuả khách sạn,chất lượng dịch vụ mà khách sạn cung cấp và tính chất của hình thức sở hữu nên khách sạn đã có một mô hình quản lí rất phù hợp.Đó là sự kết hợp giữa 2 kiểu cơ cấu : trực tuyến và chức năng.Tổng giám đốc trực tiếp quản lý điều hành kinh doanh trên tất cả các linh vực dựa trên cơ sở phát huy tính chủ động sáng tạo của từng bộ phận,đồng thời phát huy được sức mạnh của toàn khách sạn. Cơ cấu tổ chức của khách sạn được chia thành các nhóm chính sau : -Ban quản trị cấp cao (Executive Comitee) gồm :Tổng giám đốc,Phó tổng giám đốc – kiêm giám đốc thực phẩm đồ uống, giám đốc Sale & Marketing, giám đốc nhân sự, giám đốc tài chính, giám đốc kĩ thuật và giám đốc an ninh. - Đội ngũ quản lý ( Management Team ) : Mỗi bộ phận lại được chia thành những bộ phận nhỏ do một người quản lý đứng đầu,chịu trách nhiệm điều hành,quản lý và giám sát nhân viên - Đội ngũ trợ lý và giám sát viên : Chịu trách nhiệm giám sát nhân viên dưới quyền và hỗ trợ cho quản lý cấp trên trong công tác quản lý và điều hành bộ phận - Đội ngũ nhân viên của khách sạn : Khách sạn có tổng số khoảng 350 nhân viên,trong đó có 100 nhân viên đã làm việc từ ngay khi khách sạn được thành lập . Khách sạn có các chương trình đào tạo dành cho nhân viên theo tiêu chuẩn của tập đoàn Starwood rất chuyên nghiệp bao gồm :đào tạo về kĩ năng chuyên môn,thương hiệu của tập đoàn, đào tạo tại chỗ đào tạo về kĩ năng phòng cháy chữa cháy đào tạo chéo… Bên cạnh đó khách sạn luôn đưa ra các chương trình đào tạo mới để đáp ứng yêu cầu công việc và tình hình thực tế. Ngoài ra các cấp bậc quản lý còn thường xuyên được đào tạo về các kĩ năng quản lý có hiệu quả. Chính vì vậy mà đội ngũ nhân viên của khách sạn làm việc rất chuyên nghiệp,thân thiện,nhiệt tình,luôn phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng hàng đầu. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC KHÁCH SẠN (Hình ảnh)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan