Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh...

Tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh lai châu

.PDF
103
474
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ VĂN TUẤN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ VĂN TUẤN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP PGS.TS NGUYỄN TRÚC LÊ Hà Nội – 2016 ii iii iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi trên cơ sở được người hướng dẫn khoa học đóng góp ý kiến. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016 Học viên Lê Văn Tuấn v LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được dành tặng lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS –TS Phạm Thị Hồng Điệp - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo khoa Kinh tếChính trị, trường Đại học Kinh tế, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp tôi thu thập được những kiến thức trong quá trình học tập tại trường để tôi hoàn thành luận văn. Cũng xin cảm ơn các tác giả có tài liệu mà tôi đã dùng để nghiên cứu, so sánh, đối chiếu trong quá trình viết luận văn. Xin trân trọng cảm ơn những đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập tài liệu, cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng xin cảm ơn nguồn động viên lớn lao từ những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016 Học viên Lê Văn Tuấn vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... vi DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................x DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ...............................................................................................................5 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..............................5 1.1.1. Nhóm đề tài nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước..................................................................5 1.1.2. Nhóm đề tài nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB của cả nước và của địa phương.........................................................................................................................7 1.1.3. Kết luận chung ..................................................................................................9 1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ...................................................................................................11 1.2.1.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ......................................11 1.2.2. Khái niệm và sự cần thiết về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ...........................................................................................................13 1.2.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ................18 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách vii Nhà nước ...................................................................................................................24 1.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý vồn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. .... 28 1.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dưng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ...........................................................................................................................31 1.3.1. Thực tiễn công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở một số địa phương .....31 1.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra ..................................................................34 Chương 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................36 2.1. Phương pháp luận ...............................................................................................36 2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................................36 2.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................38 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ...................................................................................................40 3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Lai Châu. .........................................................................................................................40 3.1.1. Các nhân tố khách quan ..................................................................................40 3.1.2. Các nhân tố chủ quan ......................................................................................45 3.2. Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015..................................................................................................................47 3.2.1. Quản lý quy hoạch mạng lưới đầu tư ..............................................................47 3.2.2. Công tác lập kế hoạch ........................................................................................49 3.2.3. Phân bổ vốn đầu tư XDCB tại tỉnh Lai Châu ......................................................50 3.2.4. Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư XDCB ...............................................57 3.2.5. Công tác kiểm tra giám sát. .............................................................................61 3.3. Đánh giá chung về quản lý đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước tỉnh Lai Châu trong thời gian qua ....................................................................................................62 3.3.1. Những kết quả đạt được chủ yếu ....................................................................62 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................68 viii Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐẠI BÀN TỈNH LAI CHÂU ...............................................................................................................76 4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm và phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ........................................................................76 4.1.1. Mục tiêu phát trển kinh tế - xã hội: .................................................................76 4.1.2.Quan điểm về tăng cường quản lý chi đầu tư XDCB: .....................................77 4.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB: ...................................78 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020 ..................................................................79 4.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ..................................................................................................79 4.2.2. Nâng cao năng lực bộ máy và cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ..................................................................................................80 4.2.3. Đổi mới công tác lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ........................................................................................82 4.2.4. Giải pháp đẩy nhanh việc quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành .........84 4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ..............................................................................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88 ix DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 2 CTMT Chương trình Mục tiêu 3 DA Dự án 4 ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 KBNN Kho bạc nhà nước 7 KT-KT Kinh tế - Kỹ thuật 8 KT-XH Kinh tế - Xã hội 9 SNĐP 10 NSNN Ngân sách nhà nước 11 SNTW Ngân sách Trung ương 12 UBND Ủy ban nhân dân 13 XDCB Xây dựng cơ bản x DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội chủ yếu của tỉnh 1 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.7 61 dựng cơ bản hoàn thành giai đoạn 2011 - 2015 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại 6 58 2011 - 2015 Tổng hợp công tác quyết toán dự án đầu tư xây 5 55 Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015 Tổng hợp thanh quyết toán vốn đầu tư giai đoạn 4 53 Lai Châu giai đoạn 2011 – 2015 Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế tỉnh 3 42 Lai Châu (năm 2011-2015) Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB của tỉnh 2 Trang 65 hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010- 2015 7 Bảng 3.8 Hệ số huy động tài sản cố định của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011– 2015 xi 66 DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 1.1 2 Hình 1.2 3 Hình 3.1 Nội dung Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản Giá trị TSCĐ hình thành từ ĐTXDCB của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011- 2015 xii Trang 14 15 67 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, có đầu tư thì mới có phát triển . Tuy nhiên đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị tham gia quản lý và thực hiện. Đầu tư công trong những năm vừa qua đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của nước ta, những công trình hạ tầng kỹ thuật đó đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của cả nước, trong đó có tạo điều kiện để các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước phát triển, và góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Để đạt được những thành công trên phải kể đến vai trò của công cụ trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực nói chung và vai trò của các giải pháp kinh tế - tài chính nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả vốn ĐT XDCB từ NSNN. Mặc dù có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, song ĐT XDCB từ NSNN vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản cách thức quyết định, đối tượng mà Nhà nước phải đầu tư và phương thức tiến hành đầu tư. Do đó Nhà nước đã rất chú trọng cải tiến phương thức tiến hành đầu tư phù hợp thể chế kinh tế thị trường thể hiện từ việc ban hành văn bản pháp luật, đến các quy trình xây dựng, quy trình quản lý, song chưa thực sự phù hợp và vẫn mang nhiều đặc tính của cơ chế bao cấp và nguyên tắc xin cho trong quy trình quyết định và phân phối vốn đầu tư, không ít hiện tượng tiêu cực trong đầu tư diễn ra nghiêm trọng và gây ra mối quan ngại về hiệu quả của đầu tư như tham nhũng, lãng phí, đầu tư dàn trải, đầu tư không đúng mục tiêu. 1 Quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN là hoạt động tác động của chủ thể quản lý “Nhà nước” lên các đối tượng quản lý “vốn đầu tư , hoạt động sử dụng vốn đầu tư” trong điều kiện biến động của môi trường để nhằm đạt được các mục tiêu nhất định. Lai Châu là một tỉnh miền núi Tây Bắc của tổ quốc, một trong những tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn. Trong thời gian qua được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước; dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy , HĐND, UBND tỉnh Lai Châu cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp , các ngành, công tác quản lý đầu tư XDCB tại tỉnh Lai Châu đã đạt được kết quả trong việc huy động và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển , thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh , xoá đói giảm nghèo và cải thiện đ ời sống sinh hoạt nhân dân . Cũng vì thế mà dự án ĐTXDCB trên địa bàn tỉnh triển khai ngày càng nhiều , mặc dù công tác quản lý vốn ĐTXDCB của tỉnh trong những năm qua đã đạt được những kết quả tương đối tốt , nguồn vốn được quản lý có hiệu quả , nhiều dự á n công trình đã phát huy hiệu quả đầu tư , song công tác quản lý đầu tư , quản lý vốn đầu tư của tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế từ khâu lập quy hoạch , lập dự án , thực hiện dự án , giám sát thi công, nghiệm thu đến thanh , quyết toán vốn đầu tư , dẫn đến tình trạng xây dựng dàn trải, nợ đọng XDCB lớn; tình trạng thất thoát , lãng phí vốn ĐT XDCB từ NSNN vẫn còn nhiều. Xuất phát từ những vấn đề trên đòi hỏi phải hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDCB hơn nữa, có như vậy vốn đầu tư mới được sử dụng hợp lý. Việc tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN là vấn đề rất cấp thiết. Đó cũng là lí do của việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: "Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu” 2 2. Câu hỏi nghiên cứu: UBND các cấp, các Sở, ban ngành tỉnh Lai Châu làm gì để hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trong thời gian tới? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản và phân tích một số tồn tại , vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước ở tỉnh Lai Châu , đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong điều kiện hiện nay. + Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu, làm rõ những kết quả đạt được, chỉ rõ những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu. + Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu gắn với bối cảnh, điều kiện và những yêu cầu mới đang đặt ra. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các khâu của quá trình quản lý vốn đầu tư XDCB nói chung và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Lai Châu nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2015 Về nội dung: nghiên cứu những nội dung cơ bản của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước: Quản lý quy hoạch mạng lưới đầu tư của địa phương; Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước; Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà 3 nước; Tạm ứng, thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN; Kiểm tra, giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015. Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài quản lý đầu tư từ NSNN; những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn nói chung và vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, đề xuất các giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có một số công trình khoa học tiêu biểu ở phạm vi toàn quốc như sau: 1.1.1. Nhóm đề tài nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước Luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn Trường Giang (2004) về: “Đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước và vai trò của nó đối với lĩnh vực y tế trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Phân tích thực trạng quản lý ngân sách Nhà nước và đề ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đó tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN của tác giả Nguyễn Thái Hà (2006) về "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN ”; Đề tài đã hệ thống hoá được một số vấn đề liên quan đến cơ sở lý thuyết về việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc Nhà nước, phân tích đánh giá kết quả hoạt động và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài chính của tác giả Dương Cao Sơn (2008) về "Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn 5 NSNN qua KBNN"; Đề tài đã cung cấp cơ sở lý luận đầy đủ về việc quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc Nhà nước, phân tích đánh giá kết quả hoạt động quản lý chi và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chi vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng của tác giả Đoàn Kim Khuyên (2012) về "Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng"; Đề tài đã hệ thống hoá được một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sáchNhà nước. Làm rõ thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước tại kho bạc Nhà nước Đà Nẵng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng trong thời gian tới. Luận văn thạc sĩ kinh tế , Đại học Kinh tế Quốc dân của tác giả Nguyễn Huy Huyến (2013) về "Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB tại kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu"; Đề tài đã cung cấp cơ sở lý luận đầy đủ về việc kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc Nhà nước, phân tích đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát chi và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN tỉnh Lai Châu Luận văn thạc sĩ kinh tế , Học viện Tài chính của tác giả Trần Thu Phương (2015) về "Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu"; Đề tài đã cung cấp cơ sở lý luận đầy đủ về việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc Nhà nước, phân tích đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát thanh toán và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN tỉnh Lai Châu Nhóm đề tài trên đã được các tác giả nghiên cứu từ góc độ tài chính, nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản và hoàn thiện cơ chế quản lý thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở kho bạc Nhà nước. 6 1.1.2. Nhóm đề tài nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB của cả nước và của địa phương Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển , của tác giả Hồ Đại Dũng (2006) Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về " Hiệu quả vốn đầu tư XDCB ở tỉnh Phú Thọ". Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc huy động và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ . Phân tích, đánh giá thực trạng việc huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của Phú Thọ giai đoạn 1997-2005. Đề xuất phương hướng, giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Phú Thọ. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội của tác giả Bùi Ngọc Sơn (2006) về “Thất thoát lãng phí vốn Nhà nước trong đầu tư xây dựng công trình ở Việt Nam” Đề tài lý giải những căn nguyên tồn tại và đặc trưng vốn có về vấn nạn thất thoát, lãng phí vốn trong đầu tư xây dựng công trình đã tồn tại nhiều năm ở Việt Nam . Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế thất thoát , lãng phí vốn trong đầu tư xây dựng công trình . Đề tài bổ sung về mặt lý luận về sự tăng cường vận dụng các thể chế chính sách của Nhà nước, góp phần hạn chế những thất thoát , lãng phí không đáng có trong đầu tư xây dựng ở nước ta. Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị , của tác giả Lê Toàn Thắng (2012) Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị về "Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN của thành phố Hà Nội". Đề tài đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội . Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội. Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Lê Thế Sáu (2012) về “Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Đề tài 7 đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những lý luận cơ bản về hiệu quả của các dự án đầu tư bằng vốn NSNN, kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư công từ một số dự án ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đó, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, qua đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến dự án đầu tư bằng vốn NSNN chưa hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Qua đó, đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị , của tác giả Bùi Mạ nh Cường (2012) Trường đại học Kinh tế: “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam”; Đề tài đã làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Đề xuất định hướng, hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020. Nguyễn Văn Tuấn (2013) : “Về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nước”. Báo điện tử tạp chí Tài chính , truy cập Nhà từ http://WWW.tapchitaichinh.vn. Bài viết nêu ra thực tế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hiện nay quá phức tạp , thủ tục còn rườm rà , do có quá nhiều cấp, nhiều ngành tham gia quản lý, nhưng sự chồng chéo đó lại không đảm bảo có hiệu quả và chặt chẽ trong quản lý. Đây cũng chính là rào cản lớn đối với hiệu quả đầu tư, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng. Nguyễn Thanh Bình (2013) - Học viện Ngân hàng “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước cho đầu tư kết cấu hạ tầng” truy cập từ địa chỉ: http://www.tapchitaichinh.gov.vn/Trao-doi-Binh-luan/Nang-cao-hieu- qua-su8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan