Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học...

Tài liệu Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học

.DOC
14
341
90

Mô tả:

Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học
Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học Đề ra: Các chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học. Phân tích nội dung của một số chính sách? Bài làm Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Việt Nam đã được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Việt Nam được biết đến như là một trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế giới với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng. Các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, biển, núi đá vôi… với những nét đặc trưng của vùng bán đảo nhiệt đới, là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài hoang dã đặc hữu, có giá trị, trong đó có những loài không tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Việt Nam cũng là nơi được biết đến với nhiều nguồn gen hoang dã có giá trị, đặc biệt là các cây thuốc, các loài hoa, cây cảnh nhiệt đới… Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên, của tính đa dạng sinh học, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động tích cực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ những năm 1960. Nhiều văn bản luật pháp và dưới luật đã được ban hành. Ngoài ra trong phong trào chung của toàn thế giới về bảo tồn và phát triển bền vững, Việt Nam tham dự hầu Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 1 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học hết các hội nghị toàn cầu về những vấn đề có liên quan và cũng đã ký kết nhiều công ước vê môi trường liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học: Một số văn bản pháp luật và chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học: * Luật đa dạng sinh học 2008: Lần đầu tiên ở Việt Nam, Luật Đa dạng sinh học ra đời đã bao quát các khía cạnh bảo tồn, từ vấn đề quy hoạch đa dạng sinh học, đến bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, loài, nguồn gen. Đồng thời luật cũng tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập các cơ chế tài chính, hoàn thiện tổ chức, tăng cường nguồn lực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Vấn đề đa dạng sinh học đã và đang được chú trọng trong việc hoạch định chính sách ở các cấp. Luật ĐDSH được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2008, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2009. Luật này có 8 chương, 78 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH. Luật có các quy định cụ thể về quy hoạch bảo tồn ĐDSH cấp quốc gia và địa phương; bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật, và tài nguyên di truyền; hợp tác quốc tế về ĐDSH; cơ chế, nguồn lực và phát triển bền vững ĐDSH. Hiện nay, các bộ, ngành liên quan đang tiến hành xây dựng các văn bản dưới luật nhằm thể chế hoá và hướng dẫn thực hiện các nội dung của luật này. * Luật bảo vệ môi trường 2005: Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2005, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006. Luật bao gồm 15 chương và 136 điều; trong đó chương IV quy định về Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên điều chỉnh các nội dung sau: Quy định việc điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử  dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ ĐDSH; bảo vệ Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 2 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử  dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường; xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn có các đạo luật, pháp lệnh về bảo vệ các thành tố môi trường (còn gọi là các đạo luật, pháp lệnh về tài nguyên). Cụ thể, đó là các đạo luật, pháp lệnh sau: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Luật Thủy sản năm 2003; Luật Khoáng sản năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005); Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004; Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004; Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PLUBTVQH11 ngày 29/04/2004; Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10 ngày 25/08/2001; Bộ luật hình sự (Điều 19, 191); … Bên cạnh đó còn hệ thống các văn bản dưới Luật. * Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004: Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 2004, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4 năm 2005. Luật có 8 chương và 88 điều quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Luật có các quy định cụ thể về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; giao rừng, cho thuê, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng; đăng ký quyền sử dụng rừng; giá rừng; bảo vệ rừng; phát triển và sử dụng các loại rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; các quy định liên quan đến kiểm lâm;giải quyết tranh chấp,xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 3 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học * Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm: Nghị định này bao gồm 3 chương, 14 điều quy định về quản lý và danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam, điều chỉnh các hành vi của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan về theo dõi diễn biến, bảo vệ, khai thác, phát triển và xử lý sai phạm đối với 2 nhóm động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam. Nhóm I (gồm IA có 15 loài thực vật rừng và IB có 62 loài động vật rừng) nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Nhóm II (gồm IIA có 37 loài thực vật rừng và IIB có 89 loài động vật rừng) hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. * Nghị định số 109/2003/NĐ-CP của chính phủ về bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước: Nghị định này bao gồm 6 chương và 27 điều quy định về bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, có những chương, điều quy định cụ thể về các hành vi bị cấm và được khuyến khích; các quy định về điều tra, lập quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước, bảo tồn và khai thác bền vững đất ngập nước. * Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 4 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước đa dạng sinh học và nghị định thư CARTA-GENA về an toàn sinh học: Nghị định này đã chỉ rõ mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 về bảo tồn và phát triển ĐDSH, các nhiệm vụ chủ yếu, các giải pháp chính và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Trong quyết định này, nhiều chỉ tiêu cụ thể đã được đề ra như tăng tỷ lệ che phủ rừng đạt 42 - 43%; phục hồi 50% diện tích rừng đầu nguồn đã bị suy thoái; nâng tổng diện tích các khu bảo tồn đất ngập nước và biển có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia lên trên 1,2 triệu ha; phục hồi được 200.000 ha rừng ngập mặn. * Quyết định số 04/2004/QĐ-BTTNMT của bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường phê duyệt kế hoạch hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004 – 2010: Quyết định này nêu rõ mục tiêu cụ thể đến năm 2010 về Bảo tồn và phát triển bền vững đất nước, ngập nước ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và đa dạng sinh học; đưa ra 7 chương trình hành động giai đoạn 2004-2010; và 9 dự án ưu tiên về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. * Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010: Chiến lược đề ra 8 nhóm hành động chính: 1.Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; 2.Xây dựng khung pháp lý về quản lý hệ thống khu bảo tồn; 3.Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; 4.Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; 5.Đổi mới cơ chế thiết lập, đầu tư và cung cấp tài chính cho các khu bảo tồn; 6.Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức và kỹ năng Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 5 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học về bảo tồn; 7.Đẩy mạnh công tác Thông tin-Giáo dục-Truyền thông và thu hút cộng đồng tham gia vào bảo tồn sinh học; 8.Tăng cường hợp tác quốc tế. Mục tiêu: Thiết lập, tổ chức và quản lý có hiệu quả hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên phân bố ở các hệ sinh thái khác nhau (bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn, khu bảo tồn thiên nhiên vùng đất ngập nước và các khu bảo tồn thiên nhiên biển) nhằm góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên, tính đa dạng sinh học, cảnh quan phong phú và độc đáo của Việt Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững. Kết hợp chặt chẽ các hoạt động bảo tồn và phát triển, phát huy đầy đủ vai trò và chức năng của hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên để góp phần tích cực vào việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng toàn diện, xoá đói giảm nghèo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao nhận thức chung của người dân về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học, xác định rõ vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên. Đổi mới thể chế chính sách quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước đối với hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên. Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học của chính quyền các địa phương và các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Tăng cường hợp tác quốc tế, xác định nguồn và cách tiếp cận các khoản tài trợ. * Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020: Chiến lược đã đưa ra quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp chính cũng như phê duyệt về nguyên tắc 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia để triển khai, thực hiện các nội Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 6 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học dung cơ bản của Chiến lược. Chiến lược đã đưa ra chỉ tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2010 liên quan đến đa dạng sinh học như phục hồi 50% các khu vực khai thác khoáng sản và 40% các hệ sinh thái đã bị suy thoái nặng; nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 43% tổng diện tích đất tự nhiên; khôi phục 50% rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; đẩy mạnh trồng cây phân tán trong nhân dân; nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm; nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay đặc biệt là các khu bảo tồn biển và đất ngập nước; phục hồi diện tích rừng ngập mặn lên bằng 80% mức năm 1990. * Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2010: Chiến lược đã tóm tắt thực trạng ngành lâm nghiệp, phân tích các điểm tồn tại, yếu kém và đưa ra mục tiêu cần đạt được đến năm 2020, định hướng phát triển, 5 chương trình và nhiệm vụ chủ yếu. Một số chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2020 gồm thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp. * Công ước đa dạng sinh học (CBD): Công ước ĐDSH ra đời năm 1992 và có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/1993. Mục tiêu chính của Công ước nhằm bảo tồn đa dạng sinh học; sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học; và chia sẻ công bằng và hợp lý những lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên sinh học. Công ước đa dạng sinh học là một công ước khung, các điều khoản của công ước chỉ đưa ra các mục tiêu tổng quát Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 7 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học cần đạt được chứ không phải là các hoạt động cụ thể và bắt buộc. Các bên tham gia công ước, tuỳ thuộc vào khả năng của mình, sẽ tự quyết định cách thức thực hiện các điều khoản đó. Cơ quan ra quyết định của công ước là Hội nghị Các bên Tham gia (COP). Hội nghị là nơi các bên tham gia công ước bàn bạc và đưa ra các quyết định liên quan đến việc thực hiện công ước cũng như bổ sung thêm các phụ lục hoặc nghị định thư của công ước. Việt Nam trở thành thành viên của Công ước từ ngày 17 tháng 11 năm 1994, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối thực hiện Công ước. Các văn bản nhằm thể chế hóa Công ước này ở Việt Nam gồm có Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2001-2010; Chương trình Nghị sự 21. Cho đến nay, Công ước Đa dạng Sinh học vẫn được coi là công ước quốc tế đầu tiên và duy nhất giải quyết một cách toàn diện các vấn đề về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Các điều khoản của công ước không những không đi ngược lại với các công ước quốc tế khác mà còn luôn tạo điều kiện cho việc phối hợp thực hiện. Việc điều tra và tư liệu hoá nguồn gen là một trong những nội dung quan trọng của công ước. Công ước lần đầu tiên đưa ra vấn đề quản lý tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen và tri thức đó. Vấn đề an toàn sinh học cũng được đặt ra trong nội dung công ước, cũng như được cụ thể hoá bằng Nghị định thư về An toàn Sinh học. Tất cả các vấn đề này sẽ giúp cho các bên tham gia công ước xây dựng các bước đi riêng của mình để có thể bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên di truyền của nước mình. Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 8 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học * Công ước về bảo tồn các vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế (Công ước RAMSAR): Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước ra đời năm 1971 bắt đầu có hiệu lực từ năm 1975 dưới sự phê chuẩn bởi các quốc gia tham gia tại cuộc họp tại thành phố Ramsar, Iran. Đây là công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và hài hòa các vùng đất ngập nước. Mục tiêu của Công ước là nhằm ngăn ngừa việc tiếp tục phá hủy các vùng đất ngập nước, trước sự xâm lấn ngày càng gia tăng đặc biệt là những vùng có nhiều loài chim nước di cư qua lại và nhằm công nhận các giá trị về sinh thái, khoa học, kinh tế, văn hoá và giải trí của các vùng đất ngập nước bảo vệ các vùng đất ngập nước và ngăn chặn những tổn thất có thể xuất hiện trong hiện tại và tương lai; bảo đảm tính ĐDSH của các loài chim nước.. Công ước này đề cập tới những nơi cư trú như các thủy vực nước ngọt, cửa sông và ven biển gồm 590 địa điểm với tổng diện tích trên 37 triệu ha. Công ước này là Danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (danh sách Ramsar). Hiện nay, các Bên tham gia đã đưa vào danh sách này trên 1.634 vùng đất ngập nước được coi là “vùng Ramsar” cần được bảo vệ đặc biệt với diện tích trên 145 triệu hecsta (1,45 triệu km²). Sứ mạng của Công ước Ramsar được các Bên tham gia thông qua năm 1999 và điều chỉnh vào năm 2002 là “Bảo tồn và sử dụng một cách khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua hành động của địa phương, củakhu vực, của quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mụctiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới”. Đến nay (2010) đã có 159 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước. Việt Nam đã ký gia nhập Công ước Ramsar vào năm 1989, là thành viên thứ 50, đồng thời là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước này. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối thực hiện Công ước, có nghĩa vụ phải thực hiện các cam kết quốc tế về bảo tồn và sử dụng Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 9 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học khôn khéo các vùng đất ngập nước theo đúng nguyên tắc của Luật Quốc tế và đề xuất một số khu Ramsar theo đúng tiêu chuẩn của Công ước. Đến nay Việt Nam đã có 2 khu Ramsar là Xuân Thuỷ (1989) và Bàu Sấu (2005). * Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES): Công ước quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở qui mô quốc tế là Công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (CITES, Convention on International Trade in Endangered Species) được ra đời năm 1973 cùng với sự ra đời của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNDP). Công ước CITES bắt đầu có hiệu lực từ năm 1975. Mục tiêu của Công ước là nhằm đảm bảo việc buôn bán quốc tế các mẫu vật động vật, thực vật hoang dã không đe doạ đến sự sống còn của loài. Công ước này hiện có 120 nước tham gia. Công ước CITES đưa ra một danh sách các loài được kiểm soát trong việc buôn bán quốc tế; các quốc gia thành viên đồng ý hạn chế buôn bán và khai thác có tính hủy diệt các loài này. Phụ lục I của của Công ước liệt kê 675 loài động vật và thực vật bị cấm buôn bán hoàn toàn. Còn phụ lục II gồm 3.700 loài động vật và 21.000 loài thực vật có sự kiểm soát và giám sát trong việc buôn bán quốc tế. Trong số các loài thực vật có cả các loài được tạo thành do nuôi cấy mô như phong lan, xương rồng, dương xỉ, đồng thời ngày cũng có nhiều các loài cây lấy gỗ. Trong số các loài động vật, các nhóm được kiểm soát chặt chẽ gồm vẹt, các loài có kích thước lớn gồm các loài thuộc họ mèo, cá voi, rùa biển, chim ăn thịt, tê giác, gấu, linh trưởng, các loài được bắt về nuôi trong nhà, sở thú, thủy cung; các loài được săn bắt để lấy lông, da hay các sản phẩm khác. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước CITES từ năm 1994 và là thành viên thứ 121. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 10 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học Nông thôn là đầu mối thực hiện Công ước này. Cơ quan quản lý CITES của Việt Nam trực thuộc Cục Kiểm lâm. Cơ quan khoa học CITES của Việt Nam gồm có Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu hải sản, và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. * Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) (Berlin, 1992): Công ước NFCCC bắt đầu có hiệu lực từ năm 1994. Mục tiêu của Công ước là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ước này từ năm 1994. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối thực hiện Công ước này. Tham gia vào Công ước, Chính phủ các nước cần: Thu thập và chia sẻ thông tin về nồng độ phát thải khí nhà kính, các chính sách liên quan và các ví dụ điển hình về hạn chế phát thải khí nhà kính; thông qua các chính sách quốc gia nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính và thực thi các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực có thể xảy ra và hợp tác nhằm chuẩn bị ứng phó với biến đổi khí hậu. * Công ước chống sa mạc hoá (UNCCD): Công ước UNCCD bắt đầu có hiệu lực từ năm 1996 với mục tiêu: Xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và vùng để phòng chống khô hạn và sa mạc hoá; Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc chống sa mạc hoá; Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa mạc hoá và ngăn chặn hậu quả sa mạc hoá dẫn đến di cư ồ ạt, các loài động thực vật bị tuyệt chủng, khí hậu thay đổi. Công ước hiện có gần 200 thành viên. Việt Nam trở thành thành Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 11 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học viên chính thức của Công ước UNCCD từ năm 1998. Bộ NN-PTNT là đầu mối thực hiện Công ước này. * Công ước về bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới (Công ước Pari): Công ước này do UNESCO khởi xướng và được chấp thuận vào năm 1972, có 09 nước tham gia. Để thành lập Uỷ Ban Di sản Thế giới, họp đầu tiên vào năm 1977. Mục tiêu của Công ước này là đê bảo vệ vùng thiên nhiên có ý nghĩa quốc tế thông qua chương trình Di sản văn hóa Thế giới. Hiện trên Thế giới có hơn 100 khu Di sản. Ở Việt Nam có các khu Di tích đã được công nhận: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, TP Cổ Hội An và Mỹ Sơn. * Công ước bảo vệ tầng ozon (Công ước Vietne, 1985): Công ước gồm 21 điều, thúc đẩy các bên để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước tiên hãy bảo vệ tầng ozone. Quyết định: bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường trước những ảnh hưởng có hại do sự biến đổi của tâng ôzôn. * Công ước về luật biển (Công ước Vịnh Montego, 1982; có hiệu lực 1994): Công ước xác định chế độ pháp lý mới về Đại Dương và nguồn tài nguyên bao la của nó. Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực năm 1994, và đến nay, 154 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này. Hoa Kỳ không tham gia vì nước này tuyên bố rằng hiệp ước này không có lợi cho kinh tế và an ninh của Mỹ. Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 12 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học dụng biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương. Kết Luận: Đa dạng sinh học có vai trò vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực, cân bằng sinh thái và hơn hết là sự tồn vong của loài người. Vai trò đó được thừa nhận trên quy mô toàn thế giới cũng như ở cấp quốc gia. Chính vì thế, bảo tồn Đa dạng sinh học được coi như một yếu tố cấu thành vững chắc cho sự nghiệp phát triển bền vững của tất cả các nước trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy, Đa dạng sinh học đang tiếp tục bị suy giảm. Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn toàn về số lượng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Suy thoái ĐDSH dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do còn nhiều tồn tại, bất cập trong các quy định của pháp luật về ĐDSH. Toàn cầu đang có nỗ lực lớn để thực hiện công cuộc bảo tồn Đa dạng sinh học. Ý chí này thể hiện trong các cam kết tại phiên họp lần thứ 65 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 22 tháng 9 năm 2010 tại New York, Mỹ và Hội nghị các bên tham gia Công ước ĐDSH lần thứ 10 được tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản. Việt Nam đã được công nhận là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao nhất trên thế giới và là một trong các quốc gia được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Cũng như toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 13 Quản lý và chính sách bảo tồn đa dạng sinh học khi có cùng xu hướng suy giảm đa dạng sinh học, và tốc độ suy giảm tăng lên cùng với sự tăng tốc của nền kinh tế. Sinh viên: HOÀNG TRƯỜNG MSSV: 0853068184 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan