Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn trung tâm công tác xã hội ...

Tài liệu Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn trung tâm công tác xã hội thành phố cần thơ

.PDF
101
633
52

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI ĐỨC TRUNG QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HÀ THỊ THƢ HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ ” là hoàn toàn trung thực được tổng hợp từ thực tế của địa bàn nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Bùi Đức Trung MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI........................................................................ 11 1.1. Trẻ em mồ côi - khái niệm và đặc điểm ................................................... 11 1.2. Lý luận về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi ............................. 15 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi ...... 29 1.4. Cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi ................... 32 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...................................................................................................... 35 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu ........................................ 35 2.2. Thực trạng nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi ............. 40 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi .............................................................................................................. 53 Chƣơng 3 ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ....................................... 63 3.1. Ứng dụng nhiệm vụ quản lý trường hợp .................................................. 63 3.2. Các biện pháp thúc đẩy hiệu quả của quản lý trường hợp ....................... 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLTH Quản lý trường hợp NVQLTH Nhân viên quản lý trường hợp CTXH Công tác xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội TEMC Trẻ em mồ côi HCĐB Hoàn cảnh đặc biệt UBND Ủy ban nhân dân BVCSTE Bảo vệ chăm sóc trẻ em DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1 Nội dung thông tin thu thập ............................................................. 42 Bảng 2.2. Đánh giá về phương pháp thu thập thông tin ................................. 44 Bảng 2.3. Đánh giá những khó khăn trong quá trình thu thập thông tin ....... 44 Bảng 2.4 Đánh giá về thành phần tham gia đánh giá nhu cầu hỗ trợ của trẻ ... 46 Bảng 2.5. Các tiêu chí đánh giá cuối kỳ trong QLTH đối với trẻ em mồ côi . 50 Bảng 2.6. Các tiêu chí kết thúc quy trình ........................................................ 51 Bảng 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi ........................................................................................................ 54 Bảng 2.8. Các yếu tố thuộc về đặc điểm trẻ mồ côi ........................................ 55 Bảng 2.9. Các yếu tố thuộc về năng lực nhân viên ......................................... 57 Bảng 2.10. Năng lực đáp ứng của Trung tâm ................................................. 58 Bảng 2.11. Nhận thức của cộng đồng chính quyền địa phương ..................... 61 Bảng 3.1. Kế hoạch chi tiết trợ giúp cho cháu B.L.A .................................... 66 BIỂU ĐỒ Biều đồ 2.1 Nguồn cung cấp thông tin............................................................ 40 Biểu đồ 2.2. Nội dung đánh giá yếu tố cá nhân trẻError! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.3. Các bước xây dựng kế hoạch trợ giúp ....................................... 49 Biểu đồ 2.4: Các công việc cần làm của NVQLTH khi kết thúc quy trình QLTH ............................................................................................................... 52 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trên con đường phát triển, đã và đang trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ với thế giới trên nhiều phương diện và lĩnh vực. Trong đó công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, giảm bất bình đẳng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp dân cư, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên thực hiện. Công tác xã hội là một nghề mới ở Việt Nam, được ra đời theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (sau đây gọi tắt là Đề án 32). Sau khi Đề án 32 được phê duyệt, các hoạt động công tác xã hội đã được các cơ quan, tổ chức quan tâm thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, điều đó đã góp phần hỗ trợ quan trọng cho các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương giải quyết khó khăn và hòa nhập với cuộc sống của cộng đồng. Trong các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ cho các nhóm yếu thế dễ bị tổn thương thì công tác hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng như hỗ trợ trẻ em mồ côi luôn rất được quan tâm [33]. Đảng và Nhà nước ta luôn rất quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Năm 1990 Việt Nam là Quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là Quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc và đã ban hành nhiều văn bản Pháp luật trong lĩnh vực này như Bộ Luật Lao động, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Sửa đổi năm 2004), Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001 – 2010 và giai đoạn 2010 – 2020 [31]. Theo báo cáo tổng kết năm 2015 của Cục Bảo trợ xã hội – Bộ Lao động Thương binh và xã hội, cả nước có khoảng 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong đó có khoảng 350.000 trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa [12]; Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã được các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng thực hiện với nhiều hoạt động, đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc và bảo vệ cho các em, trong đó có nhóm trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. Hiện nay, trẻ em mồ côi trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 1302 trẻ, chiếm 48,29% trong tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong số đó có 93 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội. Như vậy phần 1 lớn các em sống tại cộng đồng, cùng với đó bản thân các em gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống như: các quyền cơ bản của trẻ em không được đảm bảo cũng như bản thân các em gặp phải rất nhiều các vấn đề về tâm, sinh lý và đặc biệt là gặp phải các vấn đề xã hội như vi phạm pháp luật hoặc bị lạm dụng [40]. Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ có chức năng, nhiệm vụ là vừa thực hiện công tác xã hội trên địa bàn Thành phố vừa tiếp nhận chăm sóc nuôi dưỡng tập trung các đối tượng trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, tại đây các em được nuôi dưỡng chăm sóc cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, nhân viên xã hội tại Trung tâm chính là cầu nối để các em có cơ hội để tiếp cận với cộng đồng và có cơ hội để phát triển. Tuy nhiên trong thời gian qua theo phương pháp cũ, truyền thống, Trung tâm chủ yếu chú trọng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhằm đảm bảo cho trẻ em được ăn no, ngủ ấm, được đến trường. Riêng công tác quản lý trường hợp đối với trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, chưa có cách làm bài bản chuyên nghiệp, có thực hiện công tác quản lý trường hợp tại cơ sở nhưng theo tiến trình 5 bước chưa thực hiện đầy đủ, nhân viên CTXH chưa kết nối trẻ em với các nguồn lực bên ngoài, chưa đánh giá được nhu cầu đích thực của trẻ em như nhu cầu đi học, nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nhu cầu học nghề, nhu cầu việc làm, nhu cầu về tình cảm … để từ đó kết nối một cách có hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực đó [39]. Trong khi đó, quản lý trường hợp là một dịch vụ có thể giúp đối tượng đáp ứng nhu cầu để giải quyết vấn đề khó khăn một các bền vững và toàn diện nhất cho từng trường hợp mà hiện nay Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ đang hướng tới và từng bước thực hiện cung cấp dịch vụ này cho các đối tượng trên địa bàn Thành phố và các vùng lân cận. Bên cạnh đó từ trước tới nay ở Cần Thơ chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý trường hợp trong hoạt động quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài về: “Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục và tạo những điều kiện tốt và thuận lợi nhất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng phát triển, trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới là rất cần thiết. Vấn đề này là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhận thức được tầm ảnh hưởng sâu sắc của vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tới sự ổn định và phát triển xã hội, các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều cuộc khảo sát, đánh giá, đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Trong thời gian qua có một số tài liệu, công trình nghiên cứu khá tổng quát đề cập đến tình hình, nguyên nhân, cũng như đánh giá các hoạt động mô hình hỗ trợ, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam như: Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020; Đề án chăm sóc trẻ em khó khăn dựa vào cộng đồng; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020; Báo cáo Tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010, Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2015” của UNICEF tại Việt Nam và một số tài liệu quan trọng khác. Tài liệu, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: “Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015” đã chỉ ra những nỗ lực của địa phương trong việc triển khai thí điểm các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ: cấp độ I là phòng ngừa; cấp độ II là phát hiện, can thiệp sớm để loại bỏ nguy cơ; cấp độ III là trợ giúp, phục hồi hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng cũng được nhiều địa phương quan tâm. Việc tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cũng rất chú trọng tới việc “kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em liên tục” nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách và bảo đảm an toàn của trẻ em. Các hoạt động tư vấn, vận động, giáo dục đến tận gia đình, cộng đồng; tư vấn tại Trung tâm Công tác xã hội, thực hiện quy trình “quản lý trường hợp có nguy cơ cao” tại cộng đồng đã được triển khai thí điểm 3 ở các địa phương, góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ thất học, bỏ học, nguy cơ lang thang, lao động sớm kiếm sống [6]. Báo cáo “Tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010” của UNICEF đã thừa nhận “Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chăm sóc dựa vào cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. Tài liệu này cũng cho thấy những hạn chế của Việt Nam trong bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: chưa xây dựng được một hệ thống bảo trợ xã hội mạnh mẽ và hiệu quả; thiếu một hệ thống “dịch vụ chăm sóc liên tục”; chưa có một phương pháp tiếp cận mang tính hoạch định; thiếu các cơ chế cụ thể để phát hiện sớm và xác định trẻ em dễ bị tổn thương; chưa xây dựng được hệ thống can thiệp sớm và chuyển tuyến tới các dịch vụ chuyên sâu; các chương trình hỗ trợ tại trường học và cộng đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn hạn chế [41]. Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2015” của UNICEF tại Việt Nam với chủ đề “Hình dung mới về tương lai: Đổi mới sáng tạo cho mọi trẻ em” đã ghi nhận nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền của trẻ em, đặc biệt là nâng cao chất lượng sống của trẻ. Báo cáo kêu gọi cộng đồng cùng chung tay đưa ra những ý tưởng, giải pháp mới để đối phó với các vấn đề nổi cộm mà trẻ em đang phải đối mặt [43]. "Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020" với mục tiêu tổng quát là: Mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào HCĐB, chú trọng bảo vệ trẻ em để không bị xâm hại; trẻ em có HCĐB được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển [7]. Tài liệu “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và UNICEF [4]. Nghiên cứu“Đánh giá nhu cầu giáo dục của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” của Bùi Thế Hợp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Đánh giá nhu cầu giáo dục của các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc ra quyết định, các chiến lược, chương trình và kế hoạch hành động đáp ứng nhu cầu 4 được học tập của các trẻ em này. Qua khảo sát nhu cầu giáo dục của trẻ em mồ côi không nơi nương tựa cho thấy đa số các trẻ em này có mong muốn học nghề và đi làm sớm trước khi học hết Trung học cơ sở hoặc học bổ túc văn hóa, đồng thời học nghề hoặc đi làm. Rất ít trẻ mong muốn học hết phổ thông và học lên. Nguyên nhân chính là do sự thiếu chỗ dựa về tinh thần và vật chất. Mức trợ cấp hiện thời hoàn toàn không đảm bảo điều kiện tối thiểu cho việc học tập của các em [19]. Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của tác giả Nguyễn Hải Hữu cho thấy thực tế ở Australia, Thụy Điển, Hồng Kông, việc hình thành hệ thống bảo vệ trẻ em liên quan rất nhiều đến các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành. Một trong những điểm mới trong bài viết là khái niệm “tư pháp thân thiện với trẻ em” [16]. Bài nghiên cứu “Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Phương nhận định tại Anh, Mỹ, Úc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ phận và cơ quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ đa dạng khác nhau [26]. Với chuyên đề “Đánh giá tình hình chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi tại Việt nam trong thời gian qua” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng, tác giả đã nêu lên được thực trạng tình hình trẻ em mồ côi ở nước ta hiện nay và các chính sách hỗ trợ cho trẻ em mồ côi và những định hướng cụ thể cho hoạt động chăm sóc trẻ mồ côi ở nước ta hiện nay [15]. Tác giả Nguyễn Ngọc Thơ, học viên Học viện Khoa học Xã hội, với nghiên cứu “Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng”. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng, chỉ ra và đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng [34]. 5 Trong quá trình công tác cũng như chuẩn bị chọn đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã nhận thấy ở thành phố Cần Thơ còn hiếm gặp những nghiên cứu, khảo sát có liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng, chỉ có tài liệu Báo cáo kết quả 10 năm thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn thành phố Cần Thơ và Kế hoạch thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em bị khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 – 2020 của UBND thành phố Cần Thơ. Các tài liệu này đều chưa đề cập sâu đến các dịch vụ công tác xã hội cung cấp cho trẻ; chưa nói đến vai trò, các quy trình nghiệp vụ mà nhân viên công tác xã hội sử dụng để hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giải quyết khó khăn, hòa nhập cộng đồng một cách chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, những tài liệu, nghiên cứu nói trên là những tài liệu cần thiết quan trọng để chúng tôi tham khảo để thực hiện nghiên cứu “Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý trường hợp trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ, từ đó có những đề xuất thực hiện ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp và các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động này đối với nhóm trẻ em mồ côi nhằm đưa ra những cách thức tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất để làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống những vấn đề lý luận về quản lý trường hợp, quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi tại thành phố Cần Thơ; - Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi; - Ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp vào một thân chủ cụ thể 6 - Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động quản lý trường hợp đối với nhóm trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng về nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi - Phạm vi khách thể: Đề tài nghiên cứu 35 nhân viên quản lý chăm sóc trẻ (được gọi tắt là nhân viên quản lý trường hợp) và nghiên cứu 40 trẻ em mồ côi, độ tuổi từ 09 đến 16 tuổi. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng, từ việc đánh giá thực trạng về trẻ em mồ côi, thực trạng công tác quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội để rút ra những lý luận và đưa ra được những đề xuất về biện pháp nâng cao hiệu quả về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi. Nghiên cứu dựa trên quan điểm hệ thống và nhu cầu. Xem xét hệ thống nào tác động đến trẻ em mồ côi để từ đó đưa ra cách thức can thiệp, trợ giúp cho phù hợp. Tiếp cận theo nhu cầu của trẻ là cách tiếp cận dựa trên việc đáp ứng tốt nhất các dịch vụ công tác xã hội đối với các nhu cầu của trẻ. Đây là những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này, phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp phân tích tài liệu, Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, thảo luận nhóm và phương pháp quan sát: *Phương pháp phân tích tài liệu Đây cũng là một phương pháp được tôi áp dụng trong thực hiện đề tài bằng cách: đọc các công trình nghiên cứu trước, đọc và tìm hiểu các giáo trình, các tài 7 liệu có liên quan đến công tác xã hội với trẻ em, các giáo trình, bài viết về quản lý trường hợp với trẻ em mồ côi. Trên cơ sở đó phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội và đánh giá nhu cầu của trẻ em mồ côi. Thu thập đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện nhiệm vụ cũng như các báo cáo kết quả hoạt động, kết quả thực hiện hoạt động quản lý trường hợp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi của Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ, các báo cáo công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ, đồng thời trong thực tiễn khi triển khai nhiệm vụ tại Trung tâm là những cơ sở quan trọng giúp tôi thực hiện nghiên cứu này. * Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Thực hiện phương pháp bằng hình thức hỏi, đáp gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gởi lại cho điều tra viên. Với phương pháp này, chúng tôi sẽ phát bảng hỏi dành cho 35 nhân viên quản lý chăm sóc nhằm đánh giá trình độ, khả năng, phương pháp trong quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi * Phương pháp phỏng vấn Để có thêm nhiều thông tin chất lượng phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi thực hiện phương pháp phỏng vấn bao gồm: phỏng vấn đối tượng (07 trẻ mồ côi), người nuôi dưỡng đối tượng (05 nhân viên CTXH) được đưa vào diện quản lý trường hợp. * Phương pháp thảo luận nhóm Tổ chức thảo luận nhóm nhân viên CTXH và nhóm trẻ mồ côi nhằm thu thập thông tin qua những câu chuyện từ thực tế hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ tại Trung tâm. * Phương pháp quan sát Là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 8 Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập thông tin định tính. Cụ thể là quan sát về môi trường, không gian sống của trẻ, quan sát thể chất, tinh thần, thái độ giao tiếp, trạng thái tâm lý, các biểu hiện, các hoạt động của trẻ em mồ côi, nhằm xác định xem trẻ có gặp phải những vấn đề khó khăn về sức khỏe, tâm lý hay không; Quan sát hoạt động can thiệp, trợ giúp của nhân viên CTXH đối với trẻ em mồ côi của Trung tâm Công tác xã hội. Quá trình này được thực hiện trong suốt thời gian nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn sẽ xác định khung lý thuyết nghiên cứu quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi để làm rõ thêm các khái niệm, mục đích, nguyên tắc, trong quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi, các quy trình quản lý trường hợp và vai trò, nhiệm vụ của NVCTXH trong quản lý trường hợp. Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi. Nghiên cứu cũng muốn làm rõ thêm về phương pháp trợ giúp trẻ em mồ côi dễ bị tổn thương dưới cách tiếp cận công tác xã hội trong việc quản lý trường hợp. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả luận văn cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ; qua đó sẽ đề xuất giải pháp về thực hiện ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm CTXH thành phố Cần Thơ nói riêng và trong các trung tâm Công tác xã hội, trung tâm Bảo trợ xã hội nói chung.. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của nghề công tác xã hội, của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động quản lý trường hợp; Những phân tích và đề xuất sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi tại thành phố Cần Thơ trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 9 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi Chương 2: Thực trạng quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ Chương 3: Ứng dụng tiến trình quản lý trường hợp và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm CTXH thành phố Cần Thơ 10 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI 1.1. Trẻ em mồ côi - khái niệm và đặc điểm 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm trẻ em Khái niệm trẻ em theo luật pháp quốc tế Theo Điều 1, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công bố năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [23, tr.28]. Khái niệm trẻ em theo luật pháp Việt Nam Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 quy định trẻ em là “công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [22, tr.35]. Trong luật tố tụng hình sự sử dụng khái niệm “người chưa thành niên” là “người đủ 14 tuổi đến 18 tuổi”. Từ các quy định trên, trên phương diện pháp lý có thể thống nhất khái niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam là “Trẻ em là người chưa thành niên dưới 16 tuổi”. Trong phạm vi của đề tài, tác giả vận dụng khái niệm Trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên cơ sở đó nhóm trẻ trong phạm vi nghiên cứu là những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa từ 09 đến dưới 16 tuổi tại Trung tâm Công tác xã hội thành phố Cần Thơ. Như vậy chúng ta có thể hiểu trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, trẻ em cần được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục. * Khái niệm trẻ em mồ côi Theo Sở di trú Mỹ: “Trẻ em mồ côi là trẻ dưới 16 tuổi, không có sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ”. Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, việc xếp trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi vào một nhóm là vì đặc điểm của nhóm trẻ em này không có cha mẹ hoặc vì lý do nào đó không được sống cùng cha mẹ “Trẻ em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc vì lý do ảnh hưởng đến 11 lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước” [23, tr.3]. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh như sau [22, tr.134]: - Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông bà nội, ngoại, cha mẹ, anh, chị hợp pháp) để nương tựa. - Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cải tạo), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa. Như vậy trẻ em mồ côi là: Trẻ em từ 0-16 tuổi bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc bị mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng nuôi dưỡng, không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa. 1.1.2. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của trẻ em mồ côi * Đặc điểm tâm lý trẻ em mồ côi Điều nhận thấy rõ trong tâm lý trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi đó là cảm giác cô đơn, buồn bã, trống trải, trẻ tự ti, dễ tủi thân, sống thầm lặng, mặc cảm với số phận. Một số trẻ em thì hay lo lắng sợ hãi, xa lánh ít muốn có sự quan hệ, tiếp xúc với mọi người, hoài nghi, thiếu tin tưởng, đôi khi căng thẳng quá trẻ thường hung hăng và phá phách, số khác lại trở nên gan lỳ, mánh khóe sao có tiền để kiếm cơm tồn tại qua ngày, không nói thật trong thời gian tiếp xúc ban đầu [15]. Trẻ luôn khao khát tình thương, luôn ước mơ có một gia đình có cha, có mẹ. Trẻ thèm được cha mẹ đưa đi học, đi chơi và được chăm lo như bao đứa trẻ khác, nhưng những ước mơ này vẫn chỉ là ước mơ đối với trẻ em mồ côi. Chính vì thế, trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi hay có tâm lý ghen tỵ với những đứa trẻ có gia đình và có cả cha và mẹ. * Nhu cầu của trẻ em mồ côi Nhu cầu có tầm quan trọng rất lớn và cần thiết, chúng là những yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người. Khi giúp đỡ trẻ em mồ côi cần xác định được nhu cầu xuất phát từ bản thân của trẻ. 12 - Trước hết đó là nhu cầu về mặt vật chất phục vụ cho việc ăn, ở, vệ sinh, đảm bảo cho sự phát triển về thể chất của trẻ [15]. + Về dinh dưỡng: Dinh dưỡng là những chất cung cấp cho cơ thể nguồn sống và năng lượng để cơ thể hoạt động. Với cơ thể trẻ em còn non nớt, để phát triển cân đối và đảm bảo có đủ sức khỏe cơ thể các em cần được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Các em cần được ăn đủ no, đủ bữa và đủ các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, đường, chất khoáng, vitamin và nước... Tại Thông tư số 04/2011/BLĐTBXH-TT, Ngày 25/02/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội. Trong đó có một số tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ em tại cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng tập trung [3, tr.33]: Cung cấp ít nhất ba bữa ăn sáng, trưa và tối mỗi ngày; bảo đảm dinh dưỡng đủ calo, có chất đạm (thịt, cá, đậu nành, chất bột đường, ngũ cốc, rau quả...); có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho những trẻ có nhu cầu đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ khuyết tật, trẻ nhiễm HIV. + Nhu cầu vệ sinh, nước sạch và đồ dùng sinh hoạt: Cũng theo Thông tư số 04 của Bộ lao động – Thương binh và xã hội có quy định một số tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ em tại cơ sở bảo trợ xã hội. Trong đó nhấn mạnh tới yếu tố chăm sóc về vệ sinh, nước sạch và đồ dùng sinh hoạt: Cung cấp đầy đủ nước sạch và bảo đảm vệ sinh tắm, giặt hàng ngày cho đối tượng; Cung cấp đồ dùng vệ sinh cá nhân, gồm xà phòng tắm, khăn tắm, khăn mặt, kem đánh răng và bàn chãi đánh răng riêng. Việc chăm sóc trẻ về vệ sinh, nước sạch và đồ dùng sinh hoạt tại các cơ sở bảo trợ xã hội luôn đặc biệt được quan tâm. + Về chăm sóc y tế: Điều 15, Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em quy định: trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Trẻ đưới 6 tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập. Điều 27 của Luật này cũng quy định: cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng, khám chữa bệnh cho trẻ em. 13 Theo quy định của luật về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, thì mọi trẻ em đều có quyền được chăm sóc như nhau, không phân biệt đối xử. Hoạt động chăm sóc về y tế là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ em, bởi chính các em là đối tượng còn non nớt về thể chất, trí tuệ, bản thân các em còn nhỏ và cơ thể đang trong quá trình phát triển. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe về y tế là một hoạt động rất quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ, đặc biệt đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở nuôi dưỡng tập trung. - Nhu cầu về mái ấm gia đình, là chỗ dựa về vật chất và tinh thần của trẻ. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng, đây là môi trường xã hội hóa đầu tiên và cũng là mạnh nhất của đứa trẻ. Các trẻ em mồ côi rất cần có một mái ấm gia đình dù đó là gia đình thay thế. - Nhu cầu chăm sóc về tâm lý, tình cảm: Đối với trẻ em mồ côi, tình cảm là nguồn cổ vũ, động viên các em vượt qua mặc cảm về sự thiệt thòi, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, thiếu hụt của hoàn cảnh sống để vươn tới cuộc sống tốt đẹp, bản thân các em có nghị lực, có ước mơ, hoài bão để các em đứng vững chính đôi chân của mình. Vì vậy với trẻ em mồ côi tại Trung tâm Công tác xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc tâm lý, tình cảm càng quan trọng và cần thiết hơn hết. - Nhu cầu vui chơi giải trí: Với trẻ em mồ côi là những người chịu thiệt thòi hơn cả nên việc đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí càng trở nên quan trọng và không thể thiếu đối với các em. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em cảm thấy tinh thần được thoải mái, cảm thấy cuộc sống có ích và gần gủi với mọi người hơn. Do vậy, tại các Trung tâm nuôi dưỡng tập trung, ngoài việc thiết kế khu vực ăn, ở của trẻ, việc thiết kế các khu vực vui chơi giải trí là không thể thiếu. Nhân viên công tác xã hội tại các Trung tâm CTXH, cơ sở bảo trợ xã hội luôn là người tạo điều kiện cho trẻ tham gia vui chơi, giải trí, tổ chức cho trẻ đi tham quan, đi chơi tại các khu vui chơi, công viên trong và ngoài địa bàn. - Nhu cầu được đi học: Trẻ em mồ côi cần được học tập như bao trẻ em khác. Đối với các em học tập không chỉ là một quyền mà đó còn là cơ hội cho tương 14 lai. Đi học đối với các em cũng không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức mà đó là môi trường quan trọng để trẻ em hoà nhập xã hội. Vì vậy, người chăm sóc và các ban ngành có liên quan cần tạo mọi điều kiện để trẻ em mồ côi được đến trường. - Nhu cầu tham gia hoạt động xã hội: tham gia hoạt động xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng, hoạt động này giúp trẻ thấy mình được hòa nhập, được mọi người đồng cảm, được chia sẻ và được quan tâm. Chính vì thế mà nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm cần quan tâm và tổ chức cho các em tham gia các hoạt động xã hội, khuyến khích các em tham gia một cách tự nguyện, tôn trọng quyền được tham gia của trẻ, không ép trẻ tham gia nếu trẻ không có nhu cầu. - Nhu cầu được tôn trọng: Đối với trẻ em mồ côi thì nhu cầu được tôn trọng là nhu cầu không thể thiếu, nhằm giúp các em nhận ra giá trị của bản thân, phát hiện ra tiềm năng của mình, tự thấy mình là người có ích, từ đó có thái độ hợp tác nhằm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả nhất. - Nhu cầu cao nhất của trẻ đó là tự khẳng định mình, chứng minh rằng mình có năng lực, mình có thể làm được mọi việc. 1.2. Lý luận về quản lý trƣờng hợp đối với trẻ em mồ côi 1.2.1 Một số khái niệm * Khái niệm quản lý trường hợp Có nhiều định nghĩa khác nhau về QLTH. Sau đây là một số định nghĩa về QLTH của các tác giả trên thế giới: - Johnson (1995) cho rằng quản lý trường hợp là sự điều phối các dịch vụ trong việc hỗ trợ thân chủ. Nhân viên quản lý trường hợp làm việc với thân chủ để xác định dịch vụ cần thiết, tổ chức và theo dõi sự chuyển giao các dịch vụ đó tới thân chủ một cách hiệu quả (Johnson, 1995) - Theo Ballew và Mink (1996) là: “giúp đỡ những người mà cuộc sống của họ không thỏa mãn hay không phong phú do gặp nhiều vấn đề cần sự trợ giúp cùng lúc của nhiều nơi giúp đỡ” (Ballew và Mink, 1996, tr.3) - Rapp (1992) cung cấp thêm khái niệm quản lý trường hợp: “hỗ trợ bệnh nhân tái nhận thức về các nguồn lực bên trong của thân chủ như sự thông minh, tài năng và khả năng giải quyết vấn đề; thiết lập và thương lượng các quy tắc làm việc và giao tiếp giữa bệnh nhân và các nguồn lực bên ngoài; và biện hộ vận động các 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan