Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý tài chính tại công ty cổ phần công nghệ thông tin, viễn thông và tự động...

Tài liệu Quản lý tài chính tại công ty cổ phần công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa dầu khí

.PDF
117
310
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- CAO ĐỨC ANH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, VIỄN THÔNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA DẦU KHÍ LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------CAO ĐỨC ANH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, VIỄN THÔNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA DẦU KHÍ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI THỊ THANH XUÂN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn khoa học. Các kết quả nghiên cứu, các luận giải và phân tích, đánh giá trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi có tiếp thu các tài liệu tham khảo và tiếp cận các thông tin là các số liệu dựa trên các nguồn cung cấp chính thống, đáng tin cậy. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý kinh tế tại trường Đại học kinh tế, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế và sự nhất trí của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế với đề tài: “Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí”. Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các quý thầy cô, các anh/chị trong tập thể lớp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Khoa kinh tế chính trị và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn; PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân, người thầy đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này; Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các tác giả của những cuốn sách, công trình nghiên cứu được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này. Hà Nội, 29 tháng 11 năm 2016 Cao Đức Anh MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... ii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ................................................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý tài chính doanh nghiệp........ 5 1.1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp ................................................................... 5 1.1.2. Những vấn đề luận văn cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện ........... 8 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp ...................................... 9 1.2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý tài chính doanh nghiệp.9 1.2.2. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp................ 10 1.2.3. Sự cần thiết của quản lý tài chính doanh nghiệp............................ 13 1.2.4. Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp ...................................... 16 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá ...................................................................... 30 1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính doanh nghiệp ...... 31 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………….35 2.1. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 35 2.2. Phương pháp phân tích, xử lý thông tin .................................................. 35 2.2.1. Phương pháp kế thừa ...................................................................... 35 2.2.2. Phương pháp thống kê-so sánh ...................................................... 36 2.2.3. Phương pháp phân tích-tổng hợp ................................................... 36 CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, VIỄN THÔNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA DẦU KHÍ GIAI ĐOẠN 2011-2015…………………………………………38 3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí ............................................................................................ 38 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 38 3.1.2. Các hoạt động kinh doanh .............................................................. 39 3.1.3. Bộ máy quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí ......................................................... 40 3.2. Tình hình quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí giai đoạn 2011-2015 ..................................... 43 3.2.1. Hoạch định tài chính ...................................................................... 43 3.2.2. Quản lý tài sản và nguồn vốn ......................................................... 46 3.2.3. Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận ............................................ 58 3.2.4. Kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính .................................. 66 3.3. Đánh giá tình hình quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí......................................................... 67 3.3.1. Đánh giá kết quả quản lý tài chính theo các chỉ tiêu cụ thể ........... 67 3.3.2. Những thành tựu đạt được.............................................................. 71 3.3.3. Những hạn chế chủ yếu .................................................................. 73 3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 75 CHƯƠNG 4.ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, VIỄN THÔNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2020............................................. 80 4.1. Bối cảnh nhân tố có tác động đến hoạt động QLTC tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí........................................... 80 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................. 80 4.1.2. Bối cảnh trong nước ........................................................................... 81 4.2. Định hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí đến năm 2020............................ 82 4.3. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí ................................. 83 4.3.1. Cần xây dựng chiến lược tài chính tổng thể và có tầm nhìn dài hạn trong hoạch định tài chính ....................................................................................... 83 4.3.2. Cơ cấu lại bộ máy quản lý và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính...............................................................................................................86 4.3.3. Tăng cường hoạt động đầu tư để nâng cấp đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa thông tin nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ........... 89 4.3.4. Đưa ra các giải pháp sát thực để nâng cao hiệu quả quản lý thu hồi công nợ...................................................................................................................92 4.3.5. Xây dựng các quy chế, chính sách khoa học và phù hợp trong công tác quản lý chi phí................................................................................................ 95 4.3.6. Duy trì và phát triển các mối quan hệ tài chính.................................. 97 4.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính ............................ 99 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 104 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 HĐCĐ Hội đồng cổ đông 2 HĐQT Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự 3 PAIC 4 QLTC Quản lý tài chính 5 SXKD Sản xuất kinh doanh 6 TSCĐ Tài sản cố định 7 TSLĐ Tài sản lưu động 8 VCSH Vốn chủ sở hữu động hóa Dầu khí. i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Mục tiêu hoạt động tài chính của Công ty PAIC năm 2016………....44 Bảng 3.2. Tình hình tài sản của Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015..................47 Bảng 3.3. Công nợ phải thu của Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015.................50 Bảng 3.4. Tình hình TSCĐ và khấu hao TSCĐ của Công ty PAIC năm 2015....53 Bảng 3.5. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015................56 Bảng 3.6. Tỷ suất tự chủ tài chính của Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015........58 Bảng 3.7. Doanh thu tại Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015.............................59 Bảng 3.8. Chi phí tại Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015..................................61 Bảng 3.9. Lợi nhuận tại Công ty giai đoạn 2011-2015........................................65 Bảng 3.10. Khả năng thanh toán của Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015..........67 Bảng 3.11. Cơ cấu tài chính của Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015.................68 Bảng 3.12. Năng lực hoạt động của Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015...........69 Bảng 3.13. Khả năng sinh lời của Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015...............71 ii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Quy trình hoạch định tài chính của doanh nghiệp...............................17 Hình 3.1. Cơ cấu theo trình độ của cán bộ công nhân viên ...............................41 Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy QLTC của Công ty PAIC...............................42 iii MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện đó đòi hỏi phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh cả ở cấp độ quốc gia và doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường mạnh mẽ, việc hoàn thiện quản trị doanh nghiệp, trong đó có quản lý tài chính đóng vai trò sống còn của doanh nghiệp. Ở cấp độ doanh nghiệp, muốn giành được chiến thắng trên thị trường, các nhà quản lý phải không ngừng hoàn thiện, đổi mới hoạt động quản lý doanh nghiệp theo hướng hiệu quả, trong đó phải chú trọng cải tiến hoạt động quản lý tài chính. Một doanh nghiệp phát triển và thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi kèm với tình hình tài chính vững mạnh và hiệu quả, bởi lẽ để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu, và sử dụng vốn hợp lý đạt hiệu quả cao nhất. Những điều thiết yếu đó chỉ có được trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Thực tiễn hoạt động SXKD cho thấy, không có một doanh nghiệp nào thành công nếu công tác QLTC yếu kém, lỏng lẻo. Sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý và hiệu quả trong tất cả các khâu thuộc lĩnh vực QLTC như hoạch định, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, sử dụng vốn hiệu quả và kiểm tra giám sát tài chính. Triển khai thực hiện tốt các dự án SXKD, luôn cập nhật kịp thời các Nghị định, thông tư về chính sách của nhà nước, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính. Quản lý vốn, doanh thu, chi phí, công nợ khách hàng, 1 lợi nhuận, thực hiện các báo cáo cho lãnh đạo… là các nhân tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Công tác quản lý tài chính được hoàn thiện, đảm bảo tính khoa học là cơ sở quan trọng để đưa ra các quyết định có tính chiến lược trong quản lý kinh doanh. Bên cạnh đó, hoàn thiện công tác quản lý tài chính cũng góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý vĩ mô hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí (PAIC) là đơn vị trực thuộc của Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Petechim - một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam với số vốn góp chiếm 51,85%. Kể từ khi thành lập, Công ty luôn quan tâm tới hoạt động QLTC. Trong những năm vừa qua, mô hình hoạt động của Công ty vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và vướng mắc, trong đó cụ thể là cơ chế quản lý tài chính. Đây chính là một trong những cản trở đối với sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty trong giai đoạn tới. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí” làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình. 2. Câu hỏi nghiên cứu Những hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015 là gì? Trong thời gian tới, Công ty cần phải làm gì để khắc phục những hạn chế đó, hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Công ty theo hướng hiệu quả? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty đến năm 2020. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. - Khảo cứu kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số công ty từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quản lý tài chính cho Công ty PAIC. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty PAIC giai đoạn 2011-2015, rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để từ đó làm rõ vấn đề tài chính cần được giải quyết. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty PAIC đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính doanh nghiệp, trong đó tập trung vào công tác quản lý tài chính tại Công ty PAIC. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung : Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp, những vấn đề khác có liên quan chỉ nghiên cứu với hình thức bổ trợ làm rõ các quan hệ quản lý tài chính. - Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu hoạt động QLTC tại Công ty PAIC tuy nhiên luận văn cũng nghiên cứu ở mức độ nhất định về hoạt động QLTC tại một số doanh nghiệp khác để rút ra bài học cho Công ty PAIC. - Phạm vi thời gian : Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý tài chính tại Công ty PAIC trong giai đoạn 2011-2015. 3 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí giai đoạn 2011-2015. Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí đến năm 2020. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp Do tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp nên hiện nay đã có không ít công trình nghiên cứu về đề tài này. Những công trình liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn có thể kể đến là: Hai tác giả PGS.TS Vũ Duy Hào và PGS.TS Đàm Văn Huệ đồng chủ biên với cuốn sách “Quản trị tài chính doanh nghiệp” xuất bản năm 2009 tại NXB Giao thông vận tải. Tác giả đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính cho các nhà quản lý và giúp họ đưa ra những quyết định đúng đắn, sáng suốt dựa trên những dữ kiện tài chính quan trọng. Tác giả còn hướng dẫn thu chi, kế toán, kế hoạch kinh doanh, huy động vốn... và cung cấp những công cụ tối cần thiết giúp nhà quản lý chủ động điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả Dương Hữu Hạnh với cuốn sách “Quản trị tài chánh doanh nghiệp hiện đại” xuất bản năm 2009 tại NXB Thống kê. Tác giả đã nêu ra những vấn đề căn bản về tài chính doanh nghiệp, định giá và quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, chính sách cổ tức và những quyết định khác của tài chính doanh nghiệp. Ngoài việc giới thiệu các khái niệm và lý thuyết về tài chính công ty, tác giả còn làm rõ và nhấn mạnh tới cách thức cũng như khả năng ứng dụng các khái niệm và lý thuyết này trong thực tế tại Việt Nam hiện nay. Tác giả Nguyễn Tấn Bình với cuốn sách “Phân tích hoạt động doanh nghiệp” xuất bản năm 2005 tại NXB Thống kê. Tác giả đã cho thấy phân tích tài chính doanh nghiệp là yêu cầu không thể thiếu đối với các nhà quản lý, nhà đầu 5 tư, các chủ nợ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Bên cạnh những lý thuyết cơ bản, chuyên sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp, tác giả còn tập hợp các tình huống phân tích trên cơ sở số liệu thực tế của nhiều loại hình doanh nghiệp. Tác giả Nguyễn Minh Kiều với cuốn sách “Tài chính doanh nghiệp căn bản - Lý thuyết và thực hành quản lý ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam” xuất bản năm 2011 tại NXB Lao động – Xã hội. Tác giả đã hướng dẫn phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo các hình thức kế toán đang áp dụng rộng rãi ở nước ta, đặc biệt là hình thức chứng từ ghi sổ, một hình thức phụ hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời tác giả cũng cung cấp phương pháp lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc với cuốn sách “Kế toán quản trị doanh nghiệp” xuất bản năm 2014 tại NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả đã chỉ ra các quá trình liên quan tới việc huy động vốn, sử dụng vốn và làm thế nào để vốn đầu tư vào doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh những lý thuyết cơ bản và chuyên sâu về kế toán quản trị doanh nghiệp, tác giả còn xây dựng và cung cấp những thông tin quan trọng cho các cấp quản lý khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp, giúp cho việc đề xuất các giải pháp nhằm duy trì sự phát triển và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản lý tài chính doanh nghiệp cũng là đề tài được nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: Luận văn thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội” của tác giả Đỗ Thị Huyền Như, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, năm 2008. Luận văn đã chỉ ra được những bất cập trong cơ chế quản lý vốn của Tổng công ty với các công ty con trong đó nói rõ sự thay 6 đổi cách thức liên kết vốn kéo theo thay đổi về cách thức liên kết lợi nhuận. Luận văn đã đề xuất, phân tích và chỉ ra những ưu điểm cơ chế quản lý mới tuy nhiên vẫn còn giới hạn về mặt thực tiễn nên chưa nhìn ra được nhược điểm của cơ chế này. Luận văn thạc sĩ “Quản lý tài chính của Công ty cổ phần giải pháp phần mềm chuyên nghiệp Việt trong điều kiện hiện nay, thực trạng và giải pháp đổi mới” của tác giả Nguyễn Thị Dung, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2010. Luận văn đã chỉ ra vai trò của hoạt động quản lý tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ đó thấy được những tác động tích cực và góp phần vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công tác phân tích các chỉ tiêu tài chính chưa được thực hiện một cách bài bản, chuyên sâu dẫn đến việc chưa nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng tài chính của công ty, do đó việc hoạch định và xây dựng kế hoạch tài chính của công ty đôi khi còn chưa sát với thực tế. Luận văn thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng công ty điện lực Việt Nam” của tác giả Cao Ngọc Minh Thư, Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, năm 2011. Luận văn đã phân tích, đánh giá một cách khái quát về thực trạng công tác quản lý tài chính của Tổng công ty điện lực Việt Nam, từ đó rút ra những vấn đề tài chính cần hoàn thiện, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và hướng tới mục tiêu chiến lược là xây dựng một thị trường điện cạnh tranh, hình thành Tập đoàn điện lực phù hợp với môi trường kinh doanh chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh. Luận văn thạc sĩ “Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần X20 – Tổng cục Hậu cần” của tác giả Lê Thanh Tùng, Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, năm 2014. Luận văn đã thống kê các giải pháp quản lý tài chính trước đây, đưa ra các giải pháp mới phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay trên cơ sở phân tích bằng phương pháp SWOT. Luận 7 văn cũng góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính doanh nghiệp, đi sâu vào phương pháp phân tích tài chính và ra quyết định để đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần X20 – Tổng cục Hậu cần. Luận án tiến sĩ “Cơ chế quản lý tài chính ở Tổng Công ty Cổ phần Sông Đà” của tác giả Dương Kim Ngọc, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2015. Luận án đã xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam. Từ việc phân tích, đánh giá cơ chế quản lý tài chính hiện hành tại Tổng Công ty Cổ phần Sông Đà, luận văn đã rút ra các kết luận điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân tồn tại điểm yếu để từ đó đề xuất ra các phương hướng hoàn thiện và nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần Sông Đà. 1.1.2. Những vấn đề luận văn cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tài chính cho các nhà quản lý, nêu ra những vấn đề căn bản về tài chính doanh nghiệp, định giá và quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, chính sách cổ tức và những quyết định khác của tài chính doanh nghiệp. Đồng thời hướng dẫn phương pháp ghi chép, cung cấp phương pháp lập, đọc và phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp giúp cho việc đề xuất các giải pháp nhằm duy trì sự phát triển và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học trên chỉ nêu ra, hướng dẫn, cung cấp các kiến thức về QLTC nói chung, trong phạm vi doanh nghiệp rất rộng. Các số liệu, tình huống phân tích thực tế được nghiên cứu là trong giai đoạn 2005-2010 chưa được cập nhật, mang tính thời sự cao. Qua việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố mặc dù số lượng đề tài nghiên cứu về quản lý tài chính doanh nghiệp là khá nhiều, phân tích trên nhiều quan điểm, khía cạnh và phạm vi khác nhau. Song tính đến 8 thời điểm hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu báo cáo nào nhằm nâng cao chất lượng công tác QLTC tại Công ty PAIC. Do đó, luận văn tiếp thu các đóng góp của các công trình nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện các vấn đề hạn chế nêu trên đối với công tác QLTC tại Công ty PAIC. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý tài chính doanh nghiệp Theo tác giả Dương Hữu Hạnh, tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. Bản chất tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trính phân phối các nguồn tài chính được thực hiện thông qua quá trình huy động và sử dụng các loại vốn, quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Theo tác giả Nguyễn Thúy Anh, quản lý tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức và thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, phát triển ổn định, không ngừng gia tăng giá trị của doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Theo hai tác giả PGS.TS Vũ Duy Hào và PGS.TS Đàm Văn Huệ, quản lý tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản lý tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch. Tổng hợp các khái niệm trên, quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và quản lý tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo mục tiêu chung của doanh nghiệp. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan