Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại tổng công ty x...

Tài liệu Quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại tổng công ty xây dựng hà nội

.PDF
101
446
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- ĐỖ XUÂN HIỂN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU ĐÔ THỊ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- ĐỖ XUÂN HIỂN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU ĐÔ THỊ TẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN LƢƠNG THANH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Đỗ Xuân Hiển LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ của mình này đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các Thầy cô giáo, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc Tiến sỹ Nguyễn Lƣơng Thanh –Ngƣời trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên đang công tác tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày 05tháng10năm 2016 Tác giả Đỗ Xuân Hiển MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝRỦI RO TRONGĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU ĐÔ THỊ .......................................................................................................................5 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựng công trình ..................... 8 1.2.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..........................8 1.2.2.Đầu tư xây dựng công trình và các rủi ro đối với doanh nghiệp..........12 1.2.3. Quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng công trìnhđối với doanh nghiệp .....27 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................36 2.1.Phƣơng pháp tiếp cận .................................................................................................... 36 2.1.1.Cơ sở toán học của các phương pháp phân tích rủi ro ........................36 2.1.2. Khái quát một số phương pháp phân tích, đánh giá rủi ro được nghiên cứu .....................................................................................................36 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 39 2.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin................................................................................. 40 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI ROTRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU ĐÔ THỊTẠI TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI 42 3.1. Khái quát hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội ............................................................................................................... 42 3.1.1. Tổng quan về Tổng công ty xây dựng Hà Nội ......................................42 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty ................................44 3.1.3. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội ............................................................................................46 3.2. Thực trạng quản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội.......................................................................................... 47 3.2.1. Thu thập thông tin, nhận dạng rủi ro ...................................................47 3.2.2. Phân tích, đánh giá rủi ro ....................................................................51 3.2.3. Tổ chức thực hiện kiểm soát, xử lý rủi ro.............................................57 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội .................................................................................... 68 3.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................68 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...........................................................69 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU ĐÔ THỊ CỦA TỔNG CÔNG TYXÂY DỰNG HÀ NỘI .........................................................................................72 4.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển và quan điểm quản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội ......................... 72 4.1.1.Mục tiêu phát triển ................................................................................72 4.1.2.Định hướng phát triển của Tổng công ty đến năm 2020 ......................73 4.2. Quan điểm quản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội.......................................................................................... 74 4.3. Giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội ...................................................................... 75 4.3.1. Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội tuân thủ các quy định của Nhà nước ........................................................................................................75 4.3.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thịvà quy chế làm việc tại Tổng công ty .....................................80 4.3.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội ...............84 4.3.4. Tăng cường sử dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội ........................86 KẾT LUẬN ...............................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................90 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ATLĐ An toàn lao động 2 BQLDA Ban quản lý dự án 3 CTCP Công ty cổ phần 4 ĐTXD Đầu tƣ xây dựng 5 QLRR Quản lý rủi ro 6 SXKD Sản xuất kinh doanh 7 TKCS Thiết kế cơ sở 8 TKKT Thiết kế kỹ thuật 9 TMĐT Tổng mức đầu tƣ 10 XD Xây dựng i DANH MỤC BẢNG Stt Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 4.1 Nội dung Thống kê dự án ĐTXD cơ sở hạ tầng khu đô thị tại Tổng công ty giai đoạn 2011 - 2015 Kết quả phê duyệt dự án ĐTXD giai đoạn 2011 - 2015 Tổng hợp kết quả đánh gía hồ sơ dự thầu một số gói thầu điển hình năm 2012 Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2011 – 2015 Tổng hợp kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng các gói thầu (xây lắp, thiết bị) giai đoạn 2011– 2015 Tổng hợp kết quả tiến độ thi công các gói thầu xây lắp, thiết bịgiai đoạn 2011 – 2015 Kết quả kiểm tra công tác ATLĐ trên công trƣờng xây dựng của một số nhà thầu xây lắp giai đoạn 2011– 2015 Phối hợp quản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội ii Trang 46 50 58 59 61 63 66 87 DANH MỤC HÌNH Stt Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty xây dựng Hà Nội – CTCP 44 2 Hình 3.2 Quy trình thu thập thông tin, nhận dạng rủi ro 48 3 Hình 3.3 Biểu đồ biến động của ngành xây dựng và GDP 52 4 Hình 3.4 5 Hình 3.5 6 Hình 3.6 7 Hình 3.7 8 Hình 4.1 9 Hình 4.2 Tỷ trọng ngành xây dựng theo nhóm công trình và vùng miền Cơ cấu chi phí xây dựng Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro chi phí trong quá trình ĐTXD cơ sở hạ tầng khu đô thị tại Tổng công ty Quy trình quản lý chất lƣợng dự án ĐTXD cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty Sơ đồ khống chế rủi ro phát sinh trong thi công xây dựng Sơ đồ quy trình đào tạo iii 53 54 56 60 78 85 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Ở bất cứ thời kỳ nào, đô thị hóa và phát triển đô thị cũng là một động lực phát triển quan trọng.Tỷ lệ dân số sống trong khu vực đô thị so với tổng dân số là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Ở nƣớc ta, từ khi đổi mới đến nay, tốc độ đô thị hóa nhanh, hệ thống đô thị tăng nhanh về số lƣợng (từ chỗ cả nƣớc chỉ có hơn 600 đô thị các loại ở cuối thế kỷ trƣớc, nay đã tăng lên hơn 750 đô thị các loại). Sự phát triển nhanh chóng của các khu đô thị mới đã góp phần đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Để phát triển các khu đô thị mới cần phải nâng cao vai trò của toàn xã hội, đặc biệt là nhà nƣớc và cộng đồng các doanh nghiệp xây dựng. Trong đó vai trò của nhà nƣớc là lập kế hoạch, chiến lƣợc phát triển đô thị dài hạn, đồng thời phải có chính sách nhằm huy động nguồn lực xã hội cùng tham gia thực hiện các mục tiêu kế hoạch và chiến lƣợc đã đề ra.Cộng đồng các doanh nghiệp xây dựng là lực lƣợng trực tiếp tham gia xây dựng các khu đô thị từ cơ sở hạ tầng cho đến khi hoàn thành công trình. Kết quả hoạt động của các công ty xây dựng có ý nghĩa quan trọng về cả khía cạnh kinh tế lẫn xã hội. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động nên hoạt động đầu tƣ xây dựng các khu đô thị mới nói chung và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị nói riêng thƣờng gặp rất nhiều rủi ro. Điều đó đã ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, thậm chí dẫn tới phá sản không có khả năng triển khai thực hiện tiếp dự án. Xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, chi phí cao và nhiều rủi ro hình thành do những yêu cầu pháp lý, các vấn đề liên quan đến tài sản, đất quy hoạch, cấp phép, tuyển dụng lao động, khả năng thực hiện dự án, môi trƣờng quản lý điều hành, hoạch định của Nhà nƣớc và tính an toàn trong xây dựng. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro đối với các doanh nghiệp xây dựng bao gồm các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, các nguyên nhân khách quan thƣờng là; chậm trễ trong giải phóng mặt bằng do giá đền bù đất theo quy định chƣa 1 sát với giá đất thực tế; cạnh tranh để có đƣợc công trình, dự án đầu tƣ; biến động của giá cả thị trƣờng, thiên tai,…. Các nguyên nhân chủ quan, hay nguyên nhân thuộc về phía doanh nghiệp thƣờng là; thiếu vốn; thiết kế chƣa hợp lý với quy hoạchchung; cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm…. Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một trong những doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực thi công xây lắp và nhà đầu tƣ về hạ tầng khu đô thị mới.Chức năng Nhiệm vụ của công ty là nhận thầu thi công xây lắp và hoàn thiện các công trình dân dụng.Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu đô thị và khu công nghiệp.Đầu tƣ kinh doanh, phát triển nhà và hạ tầng.Sản xuất kinh doanh vật tƣ thiết bị, vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn.Xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị, công nghệ, vật liệu xây dựng và các nghành khác. Để hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới cần phải nâng cao năng lực quản lý rủi ro. Trên cơ sở xác định các nguyên nhân rủi ro, tiến hành phân tích đánh giá làm rõ thực trạng, tác động của các nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra đối với Tổng công ty. Từ trƣớc đến nay cũng đã có một số nghiên cứu của các tác giả đề cập đến rủi ro trong xây dựng trong thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị nói chung, tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đề cập chi tiết và cụ thể về vấn đế này tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Để hiểu rõ hơn và làm sâu thêm về quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị, tác giả chọn đề tài: “Quản lý rủi ro trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội”. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Những giải pháp nào giúp tăng cƣờng quản lý rủi ro của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị thời gian tới? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu: đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro của Tổng công ty xây dựng Hà Nội khi tham gia các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị. 2  Nhiệm vụ nghiên cứu: + Thu thập và nghiên cứu tài liệu, thông tin liên quan chỉ ra khoảng trống khoa học của đề tài; + Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng hạ các khu đô thị; + Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng hạ các khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội thời gian qua; + Đề xuất định hƣớng và giải pháp quản lý nhằmhạn chế rủi ro khi hiện dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tƣ xây dựng dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị.  Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Các dự án đầu tƣ xây cơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội; + Phạm vi về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài trong giai đoạn 2011 – 2015; + Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các rủi ro từ khâu lập dự án, triển khai dự án đến kết thúc dự án; nguyên nhân phát sinh rủi ro; Giải pháp quản lý nhằm hạn chế rủi ro trong thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài  Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng khi tham gia các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị;  Góp phần làm rõ thực trạngrủi ro của các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng khi tham gia các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị; 3  Đề xuấtcác giải pháp nhằm hạn chế rủi ro của các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng khi tham gia các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo nội dung của Luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro của các doanh nghiệptrong đầu tƣ xây dựng công trình Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạngquản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựngcơ sở hạ tầng khu đô thị tại Tổng công ty xây dựng Hà Nội Chương 4: Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựngcơ sở hạ tầng khu đô thị của Tổng công ty xây dựng Hà Nội 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝRỦI RO TRONGĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU ĐÔ THỊ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu viết về quản lý rủi ro trong quản lý dự án nhƣng về cơ bản cách tiếp cận vấn đề là không có sự sai khác lớn nhƣng về phƣơng pháp luận giải quyết vấn đề có thể có sự khác biệt. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu sơ lƣợc bốn tác giả và những quan điểm của họ trong lĩnh vực quản lý dự án nói chung và quản lý rủi ro dự án nói riêng: “Quản lý thực hiện dự án ĐTXD”, sách do PGS.TS Trịnh Quốc Thắng và Ths Nguyễn Việt Tuấn đồng tác giả, Nhà xuất bản Xây Dựng phát hành năm 2007. Hai tác giả đã chỉ ra công tác quản lý thực hiện dự án ĐTXD gồm 3 nội dung cơ bản là lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí thực hiện và giám sát các quá trình thực hiện nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra trong sự ràng buộc của nguồn lực và điệu kiện tự nhiên. Nguyên tắc quản lý dự án xây dựng là phải đạt đƣợc các mục tiêu đề ra: Bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lƣợng dự án đầu tƣ xây dựng công trình; Hoàn thành đúng kế hoạch tiến độ đặt ra; Giá thành chi phí thấp, lợi nhuận đạt đƣợc của nhà đầu tƣ cao; An toàn và bảo vệ môi trƣờng, dự án hoàn thành môi trƣờng đƣợc bảo đảm, phát triển bền vững. Các nguyên tắc đó liên quan chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, một dự án đạt đƣợc chất lƣợng cao mang lại hiệu quả đầu tƣ cao góp phần làm cho xã hội phát triển và trực tiếp là những ngƣời tham gia dự án đƣợc hƣởng lợi cao. “Giáo trình Quản lý dự án đầu tƣ” sách do TS Từ Quang Phƣơng, bộ môn Kinh tế đầu tƣ trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân chủ biên phát hành năm 2012. Tác giả đã chỉ ra một số nguyên nhân các dự án chậm tiến độ thƣờng nằm ở cả ba giai đoạn đầu tƣ, thƣờng do các nguyên nhân chủ yếu sau: Cơ chế chính sách, quy định của pháp luật chƣa đồng bộ và rõ ràng dẫn đến cơ quan giải quyết thi hành lúng túng, chậm chễ làm cho kế hoạch tiến độ triển khai dự án bị kéo dài; Công tác 5 chuẩn bị đầu tƣ bị kéo dài do thủ tục hoặc chuẩn bị chƣa tốt. Có nơi mắc sai lầm trong chủ trƣơng đầu tƣ, có thế do qui hoạch sai hoặc chƣa có qui hoạch, khi lập dự án thiếu điều tra nghiên cứu. Khi lập dự án phải thỏa thuận qui hoạch hoặc bổ sung qui hoạch với các sở, ngành làm cho công tác bị đầu tƣ bị kéo dài hàng quý, hàng năm; Công tác tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu. Việc lựa chọn nhà thầu trong các khâu còn nhiều sơ hở, dẫn đến lựa chọn nhà thầu không đúng, không đủ năng lực tài chính, yếu về nguồn lực để thực hiện dự án. Sau khi chọn đƣợc nhà thầu nhƣng việc quản lý nhà thầu thực hiện tiến độ đề ra còn nhiều vƣớng mắc, khó điều hành, xử lý chƣa nghiêm, chƣa dứt điểm, Công tác đền bù giải phóng mặt bằng tái định cƣ còn nhiều vƣớng mắc, thiếu cơ chế chính sách và nguồn tài chính. Năng lực của đội ngũ làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng nhiều nơi còn thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu tinh thần trách nhiệm,.. “Đầu tƣ và Quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ”, sách chuyên khảo của PGS. TS Kim Văn Chính do Nhà xuất bản Lý luận Chính trị phát hành năm 2014. Tác giả đã chỉ ra chất lƣợng dự án xây dựng là kết quả của dự án đầu tƣ xây dựng có đạt đƣợc mục tiêu, hiệu quả hay không nó là sự sống còn của nhà đầu tƣ, cũng nhƣ nhà quản lý đầu tƣ. Song nhiều ngƣời chƣa hiểu chất lƣợng công trình một cách đầy đủ, chƣa đúng bản chất của nó dẫn đến công trình đạt hiệu quả đầu tƣ thấp. Trong xây dựng công trình mới chú ý đến chất lƣợng của từng cá thể, từng bộ phận,mà chƣa hoặc ít chú ý đến chất lƣợng tổng thể hay chất lƣợng của dự án công trình. T.S Nguyễn Lê Cƣờng, 2015. Trong Giáo trình bài giảng gốc về nguyên lý quản trị rủi ro. Học viện tài chính. Nhà xuất bản tài chính lại cho rằng: Quản lý rủi ro là quá trình quản trị các nguồn lực và các hoạt động nhằm giảm đến mức thấp nhất những hậu quả và những thiệt hại do rủi ro gây ra cho doanh nghiệp với chi phí chấp nhận đƣợc. Là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hƣởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. Quản lý rủi ro tốt sẽ nâng cao khả năng ngăn ngừa và phòng tránh rủi ro; thông qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh 6 nghiệp, của tổ chức; hạn chế, giảm thiểu các tác động bất lợi, những hậu quả phát sinh do rủi ro gây ra, duy trì hoạt động bình thƣờng của doanh nghiệp, của tổ chức cũng nhƣ toàn xã hội. PGS. TS Trần Chủng, 2015. Hư hỏng công trình nguyên nhân và giải pháp sửa chữa. Bài giảng cho các lớp quản lý dự án của Học Viện Cán bộ Đô thị và Xây dựng - Bộ Xây dựng cho ta biết: Trong lịch sử thế giới cận đại và hiện đại có rất nhiều dự án trong quá trình triển khai đầu tƣ đã gặp phải những rủi ro đã làm cho việc xây dựng công trình bị kéo dài hay chi phí xây dựng tăng lên. Điển hình là từ thế kỷ IV việc xây dựng nhà thờ thánh Xo phia ở Contantinop (Thổ nhĩ kỳ) đã gặp một rủi ro lớn về thiết kế, do thiếu kiến thức về kết cấu công trình ngƣời ta đã xây một mái vòm quá lớn làm cho nó bị đổ sụp ngay trong khi đang thi công. Việc phải ra cố móng đã làm chi phí và thời gian xây dựng tăng lên 3 lần so với làm mới đồng thời làm cho kiến trúc công trình bị xấu đi. Công trình xây dựng nhà thờ thánh Martin ở Etan (Pháp) vào năm 1110 cũng vậy. Tháp Hùng của nhà thờ đã bị nghiêng dần ngay cả trong khi xây dựng. Và sau 4 lần tạm ngừng thi công để xử lý thì đến 67 năm sau công việc xây dựng mới kết thúc đƣợc. Với qui mô và mức độ ảnh hƣởng lớn của rủi ro lên các dự án đầu tƣ nhƣ trên đã trình bày. Các nhà quản lý dự án đầu tƣ trên thế giới đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu về vấn đề quản lý rủi ro trong quản lý dự án từ những năm 50 của thế kỷ này. Tuy nhiên mãi đến những năm 70, sau tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ các nhà quản lý dự án thực sự quan tâm tới các lý thuyết về quản lý rủi ro trong quản lý dự án. Một phần là ro sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các thiết bị và phần mềm tin học đã cho phép tiến hành lập và giải các bài toán phức tạp hơn trƣớc nhiều và sau nữa là docách tiếp cận với vấn đề rủi ro trong dự án một cách tích cực hơn. Nghĩa là nghiên cứu và quản lý các rủi ro để hạn chế xảy ra rủi ro. Quản lý rủi ro đã đƣợc nghiên cứu và áp dụng để phòng ngừa và giảm thiều thiệt hại do rủi ro mang lại. Rất nhiều nghiên cứu đã đề cập đến quy trình quản lý rủi ro và các phƣơng pháp đo lƣờng, lƣợng hóa rủi ro giúp cho các nhà quản lý có 7 căn cứ trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ. Thông qua việc phân tích rủi ro ngƣời ta xác định mức độ chắc chắn của các yếu tố xác định và kết quả hoạt động của dự án và vì vậy sẽ có khả năng loại bớt những dự án có mức rủi ro cao. Phân tích rủi ro còn làm cơ sở cho việc quản lý rủi ro bằng cách phân tán chia sẻ rủi ro của các dự án thông qua các yếu tố hợp đồng trong quá trình thực hiện đầu tƣ và vận hành dự án. Qua tìm hiều của các đề tài đã công bố nghiên cứu về quản lý rủi ro tác giả muốn hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý rủi ro và quản lý rủi ro của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khi tham gia vào các dự án đầu tư xây cơ sở hạ tầng khu đô thị, đưa ra các giải pháp về chiến lược nhằm hạn chế rủi ro về tài chính và có cái nhìn sâu hơn về chỉ tiêu hiệu quả của dự án.Đó cũng chính là lý do, hay khoảng trống khoa học củaviệc thực hiện đề tài luận văn này. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro trong đầu tƣ xây dựng công trình 1.2.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm Theo trƣờng phái truyền thống(Cao Văn Tƣờng, 2000): Rủi ro đƣợc xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó đƣợc xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn đƣợc hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con ngƣời. Theo trƣờng phái hiện đại (Lê Kiều, 2015): Theo Frank Knight (một học giả ngƣời Mỹ): “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc ”. Theo Allan Willett (một học giả ngƣời Mỹ): “Rủi ro là bất trắc có thể liên quan đến những biến cố không mong đợi ”. 8 Theo C.Arthur William, Jr. Micheal, L.Smith: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con ngƣời. Khi có rủi ro ngƣời ta không thể dự đoán đƣợc chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng đƣợc hoặc mất không thể đoán trƣớc”. Theo ISO 31000 thì rủi ro là sự tác động của sự kiện không chắc chắn lên mục tiêu. Doanh nghiệp ở mọi loại hình, dù lớn hay nhỏ, đều phải đối mặt với các tác động cả bên trong và bên ngoài làm cho doanh nghiệp không chắc chắn liệu có đạt đƣợc mục tiêu hay không và khi nào sẽ đạt đƣợc mục tiêu. Tác động của sự không chắc chắn này lên các mục tiêu của doanh nghiệp đƣợc gọi là rủi ro. Như vậy: Rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.(Lê Anh Dũng, 2014) 1.2.1.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có nhiêu cách phân loại rủi ro khác nhau, trong pham vi nội dung luận văn chỉ trình bày một số cách phân loại cơ bản sau * Theo tính chất khách quan của rủi ro, người ta thường chia ra: rủi ro thuần tuý và rủi ro suy tính (rủi ro suy đoán) (Pure Risks and Speculative Risks). + Rủi ro thuần tuý là loại rủi ro tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhƣng không có cơ hội kiếm lời, đó là loại rủi ro xảy ra liên quan tới việc tài sản bị phá huỷ. Khi có rủi ro thuần tuý xảy ra thì hoặc là có mất mát tổn thất nhiều, hoặc là có mất mát tổn thất ít và khi rủi ro thuần tuý không xảy ra thì không có mất mát tổn thất. Hầu hết các rủi ro chúng ta gặp phải trong cuộc sống và thƣờng để lạị những thiệt hại lớn về của cải vật chất và có khi cả tính mạng con ngƣời đều là rủi ro thuần tuý. Thuộc loại rủi ro này có rủi ro do hoả hoạn, lũ lụt, hạn hán, động đất, … +Rủi ro suy tính (rủi ro suy đoán) là rủi ro tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất 9 song song với một cơ hội kiếm lời. Đó là loại rủi ro liên quan đến quyết định lựa chọn của con ngƣời. Thuộc loại này là các rủi ro khi đầu tƣ vào SXKD trên thị trƣờng. Ngƣời ta có thể dễ dàng chấp nhận rủi ro suy tính nhƣng hầu nhƣ không có ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro thuần tuý. * Theo hậu quả để lại cho các hoạt động của con người, người ta chia thành rủi ro số đông (rủi ro toàn cục, rủi ro cơ bản) và rủi ro bộ phận (rủi ro riêng biệt). + Rủi ro số đông là các rủi ro gây ra các tổn thất khách quan theo nguồn gốc rủi ro và theo kết quả gây ra. Những tổn thất này không phải do cá nhân gây ra và hậu quả của nó ảnh hƣởng đến số đông con ngƣời trong xã hội. Thuộc loại này bao gồm các rủi ro do chiến tranh, lạm phát, thất nghiệp, động đất, lũ lụt,… + Rủi ro bộ phận là các rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan của từng cá nhân xét theo cả về nguyên nhân và hậu quả. Tác động của loại rủi ro này ảnh hƣởng tới một số ít ngƣời nhất định mà không ảnh hƣởng lớn đến toàn xã hội. Thuộc loại này bao gồm các rủi ro do tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoả hoạn…)do thiếu thận trọng trong khi làm việc cũng nhƣ trong cuộc sống (rủi ro do mất trộm…). * Theo nguồn gốc phát sinh các rủi ro, có các loại rủi ro sau: + Rủi ro do các hiện tƣợng tự nhiên: đây là nguồn rủi ro cơ bản dẫn đến các rủi ro thuần tuý và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đối với con ngƣời. Nƣớc lũ, nắng nóng, hoạt động của núi lửa,… Việc nhận biết các nguồn rủi ro này tƣơng đối đơn giản nhƣng việc đánh giá khả năng xảy ra cũng nhƣ mức độ xảy ra của các rủi ro xuất phát từ nguồn này lại hết sức phức tạp bởi vì chúng phụ thuộc tƣơng đối ít vào con ngƣời, mặt khác khả năng hiểu biết và kiểm soát các hiện tƣợng tự nhiên của con ngƣời còn hạn chế. + Rủi ro do môi trƣờng vật chất: các rủi ro xuất phát từ nguồn này là tƣơng đối nhiều, chẳng hạn nhƣ hoả hoạn do bất cẩn, cháy nổ,… + Rủi ro do các môi trƣờng phi vật chất khác: Nguồn rủi ro rất quan trọng và làm phát sinh rất nhiều rủi ro trong cuộc sống chính là môi trƣờng phi vật chất hay nói cụ thể đó là các môi trƣờng kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật hoặc môi trƣờng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan