Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ việt nam theo hướng bền vững...

Tài liệu Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ việt nam theo hướng bền vững

.PDF
198
618
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HOÀNG THANH TÚ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Tên cũ theo Quyết định: Tổ chức quản lý phát triển bền vững hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI HOÀNG THANH TÚ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Tên cũ theo Quyết định: Tổ chức quản lý phát triển bền vững hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam) CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ : 62.58.03.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS NGUYỄN ĐĂNG HẠC 2. PGS.TS BÙI NGỌC TOÀN HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững”, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Kinh tế vận tải, Bộ môn Kinh tế xây dựng, các giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại học Giao thông vận tải; các cán bộ, các nhà khoa học và các tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, Viện chiến lược phát triển giao thông vận tải, Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư …. Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Đăng Hạc, PGS.TS Bùi Ngọc Toàn đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn đến các nghiên cứu sinh, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2015 Tác giả Hoàng Thanh Tú i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án Tiến sĩ kinh tế “Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, các số liệu sử dụng trong luận án này trung thực và chính xác, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan, nghiêm túc. Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2015 Tác giả Hoàng Thanh Tú ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ ................................................................. ix MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .............................................. 4 1.1. Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ........................................... 4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước .......................................... 4 1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 7 1.1.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ .............................................................. 9 1.1.4 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ...................................................................... 10 1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 11 1.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .................................................. 12 2.1. Phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ................................................................. 12 2.1.1. Khái niệm về hạ tầng và phân loại hạ tầng .......................................................... 12 2.1.2. Khái niệm về hạ tầng giao thông vận tải và hạ tầng giao thông đường bộ ......... 13 2.1.3. Các đặc trưng của hạ tầng giao thông đường bộ ................................................. 14 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ............... 15 2.1.5. Tác động của phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đến kinh tế xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng ....................................................................................... 16 2.2. Phát triển và quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững ……………………………………………………………………………………..22 2.2.1. Khái niệm phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững ........ 22 2.2.2. Các nguyên tắc phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững .. 25 2.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững......................................................................................................................... 29 2.2.4. Khái niệm, nội dung quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững ............................................................................................................. 36 iii 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững ..................................................................................................... 47 2.2.6. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững ..................................................................................................... 51 2.2.7. Kinh nghiệm của một số nước về công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ .............................................................................................................. 54 Kết luận Chương 2 .......................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM ................................... 59 3.1 Thực trạng quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2013 .................................................................................................. 59 3.1.1. Công tác lập và quản lý quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam ........................................................................................................................ 59 3.1.2. Công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ........................ 67 3.1.3. Công tác quản lý khai thác sử dụng hạ tầng giao thông đường bộ ...................... 78 3.1.4. Đánh giá tác động của phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đối với môi trường, sức khỏe con người ........................................................................................... 91 3.1.5. Đánh giá tác động của môi trường đối với hạ tầng giao thông đường bộ ........... 95 3.1.6. Về quản lý môi trường liên quan đến phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ... 99 3.1.7. Đánh giá tác động của phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đến kinh tế xã hội100 3.1.8. Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ........................................................................................... 101 3.1.9. Công tác dự báo ảnh hưởng đến quản lý phát triển giao thông đường bộ ......... 102 3.2 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam ................................................................................................................................. 103 Qua các nội dung phân tích ở trên có thể đánh giá thực trạng quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam như sau: ............................................................. 103 3.2.1 Các mặt được ...................................................................................................... 103 3.2.2 Các mặt còn tồn tại, hạn chế ............................................................................... 104 3.2.3 Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế ................................................................. 106 Kết luận Chương 3 ........................................................................................................ 106 CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ... 108 4.1 Quan điểm phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................................ 108 4.2 Mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ......................................................................................................................... 110 iv 4.2.1 Mục tiêu đến năm 2020 ...................................................................................... 110 4.2.2 Định hướng đến năm 2030 ................................................................................. 113 4.3. Các giải pháp về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững ..................................................................................................... 114 4.3.1. Các giải pháp về quản lý quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ ................... 114 4.3.2. Các giải pháp vè quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ .......... 124 4.3.3. Các giải pháp về quản lý khai thác, vận hành hạ tầng giao thông đường bộ .... 137 Kết luận Chương 4 ........................................................................................................ 145 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .......... 153 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 154 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 161 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANLT: An ninh lương thực ANQP: An ninh quốc phòng ATGT: An toàn giao thông BĐKH: Biến đổi khí hậu BVMT: Bảo vệ môi trường CSGT: Cảnh sát giao thông CSHT: Cơ sở hạ tầng CSHTGT: Cơ sở hạ tầng giao thông CTGT: Công trình giao thông CTXD: Công trình xây dựng ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng ĐBVN: Đường bộ Việt Nam ĐNN: Đất nông nghiệp ĐTN: Đất tự nhiên ĐTXD: Đầu tư xây dựng ĐTXD_CSHT: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GPMB: Giải phóng mặt bằng GTCC: Giao thông công cộng GTCN: Giao thông cá nhân GTĐB: Giao thông đường bộ GTNT: Giao thông nông thôn GTVT: Giao thông vận tải HTGTĐB: Hạ tầng giao thông đường bộ HTKT: Hạ tầng kỹ thuật HTTN: Hệ thống thoát nước KCHT: Kết cấu hạ tầng KCN: Khu công nghiệp KTXH: Kinh tế xã hội MTTN: Môi trường tự nhiên vi NBD: Nước biển dâng NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn ÔNKK: Ô nhiễm không khí ÔNMT: Ô nhiễm môi trường PTBV: Phát triển bền vững PTCN: Phương tiện cá nhân PTGT: Phương tiện giao thông QHPTKTXH: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội QHSDD: Quy hoạch sử dụng đất QHXD: Quy hoạch xây dựng QLDA: Quản lý dự án QLNN: Quản lý nhà nước QLQH: Quản lý quy hoạch SLLT: Sản lượng lương thực SXKD: Sản xuất kinh doanh SXNN: Sản xuất nông nghiệp TCMT: Tiêu chuẩn môi trường TCQL: Tổ chức quản lý TCXD: Thi công xây dựng TN&MT: Tài nguyên và môi trường TNGT: Tai nạn giao thông TNMT: Tài nguyên môi trường TNTN: Tài nguyên thiên nhiên TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Uỷ ban nhân dân UTGT: Ùn tắc giao thông VLSL: Vật liệu san lấp VLXD: Vật liệu xây dựng XDCB: Xây dựng cơ bản XDCTGT: Xây dựng công trình giao thông vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Giá trị hệ số an toàn của đoạn đường................................................................ 33 Bảng 3.1: Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam từ 2006 đến 2013 .......................... 62 Bảng 3.2: Xếp hạng một số chỉ tiêu của Việt Nam ........................................................... 68 Bảng 3.3: Xếp hạng cân đối ngân sách Việt Nam và một số nước Châu Á ...................... 70 Bảng 3.4: Tình hình nợ của Việt Nam............................................................................... 71 Bảng 3.5: Xếp hạng cạnh tranh quốc gia ........................................................................... 76 Bảng 3.6: Vốn bảo trì đường bộ ........................................................................................ 79 Bảng 3.7: Số liệu tình hình tai nạn giao thông đường bộ từ 2007 đến hết 2013 ............... 83 Bảng 3.8: Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ (Đơn vị: chiếc) .................................. 86 Bảng 3.9: Tỷ lệ % diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng ............... 98 Bảng 4.1: Quy định về thời hạn sửa chữa đối với đường giao thông .............................. 127 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đất phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp từ 2006 đến 2013 .............. 60 Biểu đồ 3.2: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa ....................................... 60 Biểu đồ 3.3: Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2008 .. 62 Biểu đồ 3.4: Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2010 .. 63 Biểu đồ 3.5 : Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ...................................................... 69 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam từ 2005 đến 2013 .......................... 69 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 1980 đến 2013 ........................................... 70 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ các loại đường ở Việt Nam .................................................................. 72 Biểu đồ 3.9: Chất lượng đường ở Việt Nam ..................................................................... 72 Biểu đồ 3.10: Kết cấu mặt đường ở Việt Nam .................................................................. 73 Biểu đồ 3.11: Chi phí xuất khẩu (US$) ............................................................................. 75 Biểu đồ 3.12 : Các trụ cột của năng lực cạnh tranh của Việt Nam ............................................. 77 Biểu đồ 3.13 : Tỷ lệ số người tử vong do tai nạn giao thông trên 10.000 phương tiện .... 80 Biểu đồ 3.14 : Tỷ lệ số người tử vong do tai nạn giao thông trên 100.000 người ............ 81 Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ số vụ tai nạn giao thông theo phương tiện giao thông ...................... 81 Biểu đồ 3.16 : Mật độ ô tô trên 1.000 người ..................................................................... 81 Biểu đồ 3.17 : Mật độ mô tô, xe gắn máy trên 1.000 người .............................................. 82 Biểu đồ 3.18 : Mật độ đường quốc lộ của một số nước .................................................... 82 Biểu đồ 3.19: Số lượng mô tô và xe máy của Thàng phố Hà Nội từ 2001 - 2013 ............ 85 Biểu đồ 3.20: Số lượng mô tô và xe máy của Thàng phố Hồ Chí Minh từ 2001 - 2013 .. 85 Biểu đồ 3.21: Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam .................... 86 Biểu đồ 3.22: Dân số và mật độ dân số các vùng của Việt Nam năm 2008, 2011 và 2012................................................................................................................ 87 Biểu đồ 3.23: Cơ cấu sử dụng xăng dầu theo các ngành của Việt Nam ........................... 91 Biểu đồ 3.24: Nhu cầu xăng dầu của Việt Nam những năm qua và dự báo cho những năm tiếp theo .................................................................................................. 91 Biều đồ 3.25 : Lũ quét ở vùng núi phía bắc và các khu vực khác thời kỳ 1990 – 2013 ... 96 Biểu đồ 3.26 : Lũ quét gia tăng liên tục trong 4 thập kỷ gần đây ..................................... 96 Biểu đồ 3.27 : Số lượng trận lốc xảy ra ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 ................... 96 Biểu đồ 3.28 : Số lượng cơn bão đổ vào Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 ........................... 97 Biểu đồ 3.29: Thiệt hại kinh tế do thiên tai thời kỳ 2000 - 2013 ...................................... 98 Hình 2.1: Khung logic xây dựng mục tiêu và tiêu chí phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững ..................................................................... 23 Hình 4.1: Các giải pháp về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững....................................................................................................... 114 ix Hình 4.2: Các giải pháp về quản lý quy hoạch hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững ........................................................................................... 114 Hình 4.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Chỉ đạo Chính phủ về Quy hoạch ........................ 116 Hình 4.4: Các giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ ....... 124 Hình 4.5: Gắn trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức cá nhân .................................. 124 Hình 4.6: Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng ................................... 128 Hình 4.7: Xây dựng thông tư liên tịch về giá đất ............................................................ 130 Hình 4.8: Các giải pháp về quản lý khai thác vận hành hạ tầng giao thông đường bộ ... 138 x MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu Đề tài “Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững” có kết cấu như sau: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục còn có 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Trong chương này, tác giả đã tóm tắt các kết quả của 19 công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, để tìm ra các khoảng trống mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu, đó là công tác quản lý nhằm phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững. Đồng thời đã chỉ ra 7 vấn đề cần hướng tới nhằm quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững. Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững. Trong chương này, tác giả đã đưa ra khái niệm, nội dung (gồm dự báo, quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác), các yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí (cùng các chỉ tiêu liên quan) về công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững. Ngoài ra tác giả còn tổng hợp kinh nghiệm công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ của một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chương 3: Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2013, ở cả ba giai đoạn quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác, để tìm ra các mặt được và chưa được cùng nguyên nhân của các tồn tại hạn chế; mối tác động qua lại giữa phát triển hạ tầng giao thông đường bộ với kinh tế xã hội và môi trường; công tác phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tác động của công tác dự báo đến phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Chương 4: Nghiên cứu các giải pháp về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững. Trong chương này, tác giả đưa ra các giải pháp trong cả ba giai đoạn quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác. 2. Lý do lựa chọn đề tài Hạ tầng giao thông đường bộ góp phần quan trọng trong việc khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng, miền; tăng cường hoạt động giao lưu kinh tế văn hóa 1 (giữa các vùng miền, các khu vực, các quốc gia với nhau), nâng cao dân trí … thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh, quốc phòng. Quá trình quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ cần sử dụng nhiều đất, tài nguyên thiên nhiên, sử dụng lượng vốn đầu tư lớn … nên nếu định hướng đầu tư sai sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Mặt khác, nếu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội sẽ gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, tăng thời gian và chi phí đi lại … nên sẽ kìm hãm quá trình phát triển kinh tế xã hội. Quá trình phát triển hạ tầng giao thông đường bộ chịu tác động rất lớn của vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết. Việt Nam vừa là nước nằm trong vùng chịu ảnh hưởng rất nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu; vừa là nước đang phát triển; cần tập trung nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội … trong điều kiện hạn hẹp về tài chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn. Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vốn, đề ra rất nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) nói chung, đặc biệt phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng, nhưng giao thông đường bộ chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), củng cố an ninh quốc phòng (ANQP); đồng thời gây tác động xấu đến môi trường. Theo đánh giá năm 2013 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho thấy Việt Nam có chất lượng cơ sở hạ tầng đứng ở vị trí thứ 110, chất lượng đuờng bộ đứng thứ 102 trên tổng số 148 nước tham gia diễn đàn Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững đang là xu hướng được quan tâm nghiên cứu, giải quyết ở mhiều quốc gia trong những năm gần đây, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đánh giá công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) theo hướng bền vững còn nhiều vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết, như: cơ chế chính sách nói chung; cơ chế chính sách về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác hạ tầng giao thông đường bộ (HTGTĐB) nói riêng Với mong muốn nghiên cứu, tìm ra các giải pháp về công tác quản lý nhằm tạo ra hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại, có chất lượng tốt, tuổi thọ cao, tiết kiệm chi phí (đầu tư xây dựng và vận hành khai thác) hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường, cũng như các tác động tiêu cực của môi trường đến quá trình phát triển hạ tầng giao thông đường bộ…nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, nên tác giả chọn đề tài “Quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững; - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước để rút ra bài học cho Việt Nam về công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững; - Căn cứ vào cơ sở lý luận đã xây dựng được, tổng kết các bài học kinh nghiệm của một số nước đối với quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ làm cơ sở để đánh giá thực trạng quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững; - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam từ 2007 đến năm 2013. Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam theo hướng bền vững có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa, làm rõ và bổ sung cở sở lý luận về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững; Đề ra các nguyên tắc, xây dựng các tiêu chí cùng các chỉ tiêu có liên quan về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Đã phân tích đánh giá toàn diện, sát thực về thực trạng hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam và công tác quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam; học tập kinh nghiệm của một số nước trong quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ. Trên cơ sở các quan điểm và mục tiêu phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã đề xuất các giải pháp có tính khả thi về quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng bền vững. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến quản lý phát triển hạ tầng giao thông đường bộ 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Vấn đề môi trường và PTBV đã trở thành vấn đề quan tâm của rất nhiều chính phủ và các nhà khoa học, nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, như: - Cuấn sách “Môi trường và phát triển bền vững (2007)” của PGS.TS Nguyễn Đình Hoè [44] đã cho thấy, để phát triển bền vững (PTBV) cần gắn kết ba chương trình: phát triển kinh tế, phát triển xã hội; bảo vệ môi trường. - Bài báo “Phát triển bền vững về mặt môi trường ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức hiện tại và định hướng trong thời gian tới” của GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng [39] đã đề cập đến 9 lĩnh vực ưu tiên về sử dụng TNTN và BVMT, trong đó có các lĩnh vực: (1) Sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; (3) Khai thác hợp lý và bền vững tài nguyên khoáng sản; (6) Giảm ô nhiễm không khí đô thị và công nghiệp; (9) Ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH) và thiên tai; Đã có rất nhiều các tác giả của Việt Nam và thế giới nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác phát triển hạ tầng GTĐB với mục tiêu bền vững, trong đó có: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam (2009)” của Viện Chiến lược và phát triển GTVT [71]. Đề tài này đã đưa ra định hướng phát triển bền vững kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam, với: các quan điểm phát triển như: quản lý nhu cầu vận tải và gắn với công tác bảo vệ môi trường; mục tiêu phát triển để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và hạn chế các tác động môi trường; kiến nghị, cần nghiên cứu các giải pháp về môi trường nhằm bảo vệ chất lượng môi trường nước, không khí; kiến nghị, cần nghiên cứu về thể chế để “có chính sách đền bù hợp lý cho người có đất bị thu hồi và phải di dời tái định cư”; kiến nghị, nghiên cứu “thành lập quỹ đường bộ qua các nguồn thu thuế nhiên liệu sử dụng đối với phương tiện giao thông” và “phí và tiền phạt đối với xe quá khổ quá tải”; - Cuấn sách “Quy hoạch môi trường và phát triển” của TS Nguyễn Thế Thôn (2004) [60] đã cho thấy trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, nếu không tính đến 4 yếu tố môi trường sẽ để lại các hậu quả. - Bài báo “Phát triển giao thông vận tải bền vững luôn gắn bó mật thiết với công tác bảo vệ môi trường (2010)” của TS Chu Mạnh Hùng có [45]. Bài viết cho rằng GTVT bền vững với môi trường sẽ thực hiện được thông qua các hoạt động: quy hoạch giao thông; phát triển kết cấu hạ tầng GTVT; bảo trì tốt hệ thống GTVT; kiểm tra và bảo dưỡng các phương tiện giao thông (PTGT); kiểm soát khí thải từ PTGT; kiểm soát xử lý chất thải độc hại tác động tiêu cực đến môi trường; hạn chế ùn tắc giao thông (UTGT). Đồng thời đưa ra kiến nghị, cần “tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương nhằm đạt mục tiêu đề ra”. - Bài báo “Chiến lược và phát triển giao thông vận tải bền vững về mặt môi trường (2010)” của TS Lý Huy Tuấn và ThS. Cao Thị Thu Hương [61]. Bài viết đã:  Khái quát các thách thức về phát triển GTVT bền vững về mặt môi trường bao gồm: ÔNMT trong GTVT tác động đến môi trường đất, tác động đến đa dạng sinh học và xâm phạm các vùng sinh thái; chất lượng CSHT giao thông yếu kém lạc hậu; các phương tiện tham gia giao thông có chất lượng kỹ thuật thấp ... gây ÔNMT; UTGT ở các thành phố lớn ngày càng trầm trọng; TNGT gây thiệt hại về người và của xảy ra ngày càng nhiều; BĐKH làm nhiệt độ tăng, làm NBD, lũ lụt, hạn hán xảy ra ngày càng nhiều  Đề ra định hướng phát triển bền vững GTVT gồm: quy hoạch giao thông và quản lý nhu cầu đi lại; lồng ghép giữa quy hoạch phát triển GTVT với quy hoạch BVMT ... - Bài báo “Bàn về các giải pháp phát triển giao thông đô thị bền vững – giao thông đô thị xanh ở nước ta (2010)” của GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng [38]. Bài viết đã:  Đưa ra các tiêu chí đánh giá giao thông đô thị bền vững, trên cơ sở đó đã nêu bật khái niệm về giao thông đô thị bền vững - giao thông đô thị xanh;  Đưa ra các số liệu cho thấy các thiệt hại do ô nhiễm không khí từ hoạt động GTVT và ngày càng tăng. Nguyên nhân tăng, do tốc độ phát triển các phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị ở Việt Nam đang tăng rất nhanh;  Đề xuất các biện pháp bảo đảm phát triển giao thông đô thị bền vững, gồm: quy hoạch đô thị và xây dựng hệ thông giao thông bền vững về mặt môi trường; phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC), đi xe đạp và đi bộ ..... - Bài báo “Hợp tác công tư trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông” của PGS.TS Nguyễn Hồng Thái (2010) [57]. Bài viết đã phân tích sự cần thiết và lợi ích cũng như trách nhiệm của Nhà nước nhằm nâng cao khả năng hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân 5 trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam. Để mô hình này phát huy hiệu quả cần có hành lang pháp lý rõ ràng trong các giai đoạn của dự án. - Luận án Tiến sĩ với đề tài “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” [51] của tác giả Trần Minh Phương (2012). Đề tài này đã: đề nghị tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tính khả thi thực hiện kế hoạch thông qua xây dựng Luật Quy hoạch và thành lập Ủy ban Giám sát quy hoạch; đề nghị thực hiện tốt các quy định về đấu thầu, công khai minh bạch trong lựa chọn nhà thầu. - Luận án Tiến sĩ kinh tế với đề tài “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại” của tác giả Đỗ Đức Tú (2012) [69]. Đề tài này đã:  Đưa ra ba nguyên tắc về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, bao gồm: đồng bộ; đi trước một bước; tầm nhìn dài hạn;  Đưa ra các chỉ tiêu và tiêu chí phản ánh tính hiện đại và đồng bộ của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm: tỷ lệ đường cao tốc; tốc độ xe chạy cho phép; cấp đường bộ;  Đưa ra mười giải pháp nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại, trong đó có mục tiêu tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành (giải pháp thứ 7); nâng cao chất lượng công tác quy hoạch (giải pháp thứ 8). - Luận án Tiến sĩ kinh tế với đề tài: “Nghiên cứu phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Đặng Trung Thành (2012) [58]. Đề tài này đã: đưa ra ba điều kiện để phát triển bền vững cơ sở hạ tầng giao thông vùng, trong đó có “Quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông vùng”; đưa ra giải pháp “Hoàn thiện cơ chế chính sách trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng”; đưa ra giải pháp “Hoàn thiện công tác quy hoạch” và cho rằng để công tác quy hoạch mang tính khả thi thì công tác quy hoạch cần mang tính “liên ngành”; đưa ra giải pháp “Thành lập quỹ đường bộ” trên cở sở hình thành quỹ qua: thuế xăng dầu; qua săm lốp, qua tải trọng xe .... - Luận án Tiến sĩ kinh tế với đề tài: “Nghiên cứu mô hình tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ” của tác giả Bùi Thị Hoàng Lan (2012) [48]. Đề tài này đã: đưa ra các tiêu chí đánh giá tác động của mạng lưới giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế-xã hội Việt nam thông qua các chỉ tiêu: chi phí vận chuyển, thời gian đi lại; tỷ lệ đường tốt trên tổng đường (%) (theo 6 cấp kỹ thuật), mật độ mạng lưới giao thông đường bộ (km đường /dân số; km đường/ diện tích), khả năng tiếp cận mạng lưới giao thông đường bộ. - Bài báo “ Tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội” của PGS.TS Trần Thục, TS Huỳnh Thị Lan Hương và Ths. Đào Minh Trang đã cho thấy, trong tương lai, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất lớn do biến đổi khí hậu, nên cần tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - Peter HALL và Ulrich PFEIFFER (2000) với đề tài “Urban Future 21” [83]. Đề tài này đã đưa ra các nguyên tắc để đô thị có một tương lai bền vững cần có một tầm nhìn xa; cần trao quyền quản lý và quyết định cho các cấp chính quyền địa phương và nhân dân trên cơ sở có định hướng rõ ràng. - Andrea Broaddus, Todd Litman, Gopinath Menon (2009) với đề tài “Transportation demand management”[76]. Đề tài này đã trình bày kinh nghiệm của một số thành phố (ở một số nước) về quản lý nhu cầu giao thông, hạn chế nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân bằng cơ giới như:  Kiểm soát sự gia tăng sở hữu ô tô thông qua các loại thuế, phí, hạn ngạch sử dụng ô tô, thuế đường, phí nhiên liệu, phí đỗ xe, phí tắc đường;  Hạn chế phương tiện ở các tuyến phố hay bị tắc đường thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp giảm việc cung cấp bãi đỗ xe; - European conference of ministers of transport (2007) với đề tài “Managing urban traffic congestion” [80]. Đề tài này cho thấy, để giảm vấn đề ùn tắc giao thông cần kết hợp nhiều giải pháp khác nhau như: cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông hiện có; xây dựng mới thêm hạ tầng giao thông đường bộ; cải tạo và phát triển giao thông công cộng; quản lý sử dụng phương tiện giao thông; phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan tổ chức … - The World bank Group (2010) với đề tài “Performance Based Contracts in the Road Sector: Towards Improved Efficiency in the Management of Maintenance and Rehabilitation Brazil’s Experience” [93]. Bàn về kinh nghiệm của Brazin trong việc giao cho các công ty tư nhân phục hồi, bảo trì đường bộ; các nhà thầu được thanh toán phụ thuộc vào mức độ đáp ứng chất lượng của đường bộ theo cam kết. Giải pháp này:  Ra đời trong bối cảnh cuối những năm 1990, hầu hết các bang của Brazin gặp khủng hoảng tài chính, nên năm 1998 Brazin đã phải tiến hành cơ cấu lại nợ của 25 trong số 27 bang của Brazin. Đặc biệt, các năm 2000 – 2003, Brazin đã phải cắt giảm chi tiêu để 7 đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ hàng tháng, nên Brazin chỉ còn chưa đến 2% các khoản thu hàng tháng để chi tiêu (bao gồm cả các khoản đầu tư). Chính vì vậy, Brazin đã phải tiến hành các cải cách trong lĩnh vực bảo trì đường bộ nhằm: duy trì hoạt động của hạ tầng giao thông đảm bảo kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thiếu vốn; thực hiện cam kết của Chính phủ đảm bảo chi tiêu trong giới hạn cho phép;  Thông qua đấu thầu, nhà thầu sẽ được giao quản lý, làm nhiệm vụ bảo trì tuyến đường trong một số năm nhất định, với cam kết duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường (độ nhám, độ bằng phẳng, vết nứt …), không thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng công việc thực hiện. Sau khi Brazin thực hiện thành công cách làm này, đã có rất nhiều nước trên thế giới học tập làm theo. - John Fletcher, TRL; Jacqueline Lacroix, DVR; David Silcock, GRSP (2011) với đề tài “Urban Road Safety” [94]. Đề tài này cho biết:  Kinh nghiệm ở các quốc gia cho thấy, vấn đề an toàn giao thông liên quan đến rất nhiều tổ chức khác nhau, nhưng các tổ chức liên quan lại không đặt vấn đề an toàn giao thông là mục tiêu quan tâm hàng đầu;  Quy hoạch giao thông trong tương lai cần hạn chế số người sử dụng PTGT cá nhân bằng cơ giới; khuyến khích người dân đi bộ, đi xe đạp, sử dụng PTGT thân thiện với môi trường và GTCC; cần ưu tiên xây dựng các tuyến đường cho người đi bộ;  Để nâng cao an toàn giao thông đường bộ cần sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau, cần tạo ra sự đồng thuận của các tổ chức, các bên có liên quan. - Bernhard O. Herzog (2010) với đề tài “Urban Freight in Developing Cities” [77]. Đề tài bàn về tình hình vận tải hàng hóa ở các thành phố đang phát triển, đã cho thấy:  Gây ra các tác động tiêu cực: chiếm diện tích đường phố; thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường; ô nhiễm tiềng ồn; giảm an toàn giao thông đường bộ; hủy hoại kết cấu và áo đường; gây ùn tắc giao thông. Chính vì vậy cần phải tổ chức tốt công tác hậu cần trong đô thị để nâng sức cạnh tranh;  Các thách thức đối với công tác vận tải hàng hóa tại các đô thị đang phát triển gồm: mật độ dân số cao; tốc độ tăng dân số nhanh; quá trình phát triển cơ sở hạ tầng bị gián đoạn; cấu trúc công nghiệp rời rạc; các phương tiện vận chuyển quá đa dạng về chủng loại, khác nhau về mức độ cơ giới hóa …;  Để nâng cao công tác vận tải trong đô thị cần kết hợp bảy giải pháp sau: quản lý giao thông (hạn chế phương tiện đi qua trung tâm thành phố, quy định giới hạn được 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan