Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhân lực tại viện công nghiệp phần mềm và nội dung số việt nam ...

Tài liệu Quản lý nhân lực tại viện công nghiệp phần mềm và nội dung số việt nam

.PDF
103
261
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM THỊ LAN ANH QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VIỆN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VÀ NỘI DUNG SỐ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM THỊ LAN ANH QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI VIỆN CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM VÀ NỘI DUNG SỐ VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU SỞ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi luôn luôn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình của các thầy giáo, cô giáo, cũng nhƣ bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, các bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là cảm ơn TS.Nguyễn Hữu Sở, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực xuất phát từ thực tế nghiên cứu tình hình quản lý nhân lực của Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. TÓM TẮT Luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng. Chƣơng 1. Một số vấn đề chung về quản lý nhân lực. Nội dung chủ yếu của chƣơng là trình bày các cơ sở lý luận liên quan tới nhân lực và quản lý nhân lực, bao gồm cả các nội dung chủ yếu của quản lý nhân lực ở các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ những yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhân lực; Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu trình bày quá trình thực hiện nghiên cứu, các nguồn dữ liệu chủ yếu phục vụ cho nghiên cứu và các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu luận văn; Chƣơng 3. Thực trạng quản lý nhân lực của Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. Chƣơng này trình bày sơ lƣợc về cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Phần nghiên cứu trọng tâm của chƣơng trình bày về thực trạng quản lý nhân lực của Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam với các số liệu về nhân lực đƣợc trình bày bằng các bảng biểu và đồ thị . Trên cơ sở những phân tích thực trạng đi vào đánh giá về quản lý nhân lực để từ đó làm cơ sở cho việc đƣa ra các đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. Chƣơng 4. Định hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. Chƣơng này trình bày về những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn đối với công tác quản lý nhân lực, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................ii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN . 5 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................ 5 1.1.1. Sách, giáo trình ................................................................................ 5 1.1.2. Luận văn .......................................................................................... 7 1.1.3. Bài viết ............................................................................................. 7 1.1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật .................................................. 10 1.1.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .......................................... 10 1.2 Lý luận chung về nhân lực .................................................................... 10 1.2.1. Quan niệm về nhân lực .................................................................. 10 1.2.2. Vai trò của nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội................. 12 1.3 Quản lý nhân lực ................................................................................... 14 1.3.1. Quan niệm quản lý nhân lực.......................................................... 14 1.3.2. Quản lý nhân lực của các cơ quan nhà nước ............................... 16 1.3.3. Sự cần thiết phải quản lý nhân lực ................................................ 19 1.3.4. Nội dung quản lý nhân lực ............................................................ 20 1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhân lực ................................ 32 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại một số cơ quan nhà nƣớc Việt Nam ...35 1.4.1. Kinh nghiê ̣m quản lý nhân ựl c của Văn phòng Bộ Thông tin và truyền Thông........................................................................................................ 35 1.4.2. Kinh nghiê ̣m quản lý nhân lực của Bộ Kế hoạch và Đầ u tư ......... 36 1.4.3. Một số bài học về quản lý nhân lực của các cơ quan Nhà nước .. 37 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................. 38 2.1 Phƣơng pháp luận .................................................................................. 38 2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu............................................................... 39 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu tại chỗ ............................. 41 2.4. Phƣơng pháp Thống kê mô tả............................................................... 42 2.5. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp ..................................................... 42 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆN CNPM VÀ NDS VIỆT NAM ................................................................................... 44 3.1 Khái quát về Viện CNPM và NDS Việt Nam và yêu cầu đối với quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam.............................................. 44 3.1.1 Giới thiệu về Viện CNPM và NDS Việt Nam .................................. 44 3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức ................................................................... 47 3.1.3 Yêu cầu đối với quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam . 49 3.2 Thực trạng nhân lực và quản lý nhân lực tại Viện trong những năm gần đây................................................................................................................ 50 3.2.1 Thực trạng nhân lực tại Viện CNPM và NDS Việt Nam ................. 50 3.2.2 Thực trang quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam . 54 3.3. Đánh giá chung về quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam ............................................................................................................. 63 3.3.1. Kết quả đạt được............................................................................ 64 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 65 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QL NHÂN LỰC TẠI VIỆN CNPM VÀ NDS VIỆT NAM ........................... 69 4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đến quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam............................................................................ 69 4.1.1. Bối cảnh mới .................................................................................. 69 4.1.2. Những ảnh hưởng của bối cảnh mới đến công tác QL nhân lực tại Viện CNPM và NDS Việt Nam ................................................................. 71 4.2 Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Viện CNPM và NDS Việt Nam ............................................................................................. 76 4.2.1 Định hướng đặt ra đối với công tác quản lý nhân lực ................... 76 4.2.2. Nguyên tắc quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam . 78 4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại viện CNPM và NDS VIệt Nam........................................................................................ 78 4.3.1. Giải pháp về xác định nhu cầu nhân lực ....................................... 78 4.3.2. Giải pháp về tuyển dụng nhân lực ................................................. 79 4.3.3. Giải pháp về sử dụng nhân lực ...................................................... 79 4.3.4. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực ................................ 80 4.3.5. Giải pháp về đánh giá nhân lực .................................................... 81 4.3.6. Các giải pháp khác ........................................................................ 81 4.4. Kiến nghị .............................................................................................. 85 4.4.1. Đối với Nhà nƣớc .......................................................................... 85 4.4.2. Đối với Viện CNPM và NDS Việt Nam ........................................ 85 4.4.3 Một số đề xuất khác ........................................................................ 87 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 92 DANH MỤC TƢ̀ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghiã 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CNPM Công nghiệp phần mềm 3 NDS 4 QLNN 5 SWOT Nội dung số Quản lý nhân lực Điể m ma ̣nh, điể m yế u , cơ hô ̣i, thách thức (Strengs, weakenesses, oppotunities, threats) i DANH MỤC BẢNG TT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Nội dung Nhân lực Viện CNPM và NDS Việt Nam theo nhóm tuổi Nhân lực Viện CNPM và NDS Việt Nam theo giới tính Nhân lực Viện CNPM và NDS Việt Nam theo trình độ chuyên môn Nhân lực Viện CNPM và NDS Việt Nam theo trình độ tiếng Anh ii Trang 51 51 52 53 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nhân lực là nguồn lực có vai trò quyết định mọi sự thành công cũng nhƣ thất bại của mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, các ngành và các địa phƣơng hay quốc gia. Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện chức năng giúp Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, xây dựng, thực hiện chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Với nhiệm vụ quan trọng đó, nhân lực và quản lý nhân lực có vai trò quan trọng, quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. Để có thể phát huy tối đa năng lực và hiệu quả của nguồn nhân lực, viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam cần phải thực hiện tốt công tác quản lý để xây dựng đƣợc đội ngũ công chức, viên chức thống kê vững mạnh và ổn định, đảm bảo cả về số lƣợng và chất lƣợng. Trong những năm qua, công tác quản lý nhân lực tại viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, thƣờng xuyên bổ sung về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng nhân lực. Điều đó đã góp phần quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện chức năng xây dựng, thực hiện chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc tổ chức quản lý nhân lực tại Viện vẫn còn nhiều hạn chế dẫn tới tình trạng thiếu hụt nhân lực về số lƣợng và đặc biệt chƣa đảm bảo về chất lƣợng so với yêu cầu phát triển của ngành. Điều đó đã làm ảnh hƣởng không ít tới kết quả hoạt động chuyên môn của Viện . Nhằm đánh giá một cách đầy đủ những kết quả và hạn chế cần phải khắc phục của hoạt động quản lý nhân lực tại viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt 1 Nam, để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực, học viên đã chọn đề tài: “Quản lý nhân lực tại viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: + Thực trạng quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung só Việt Nam và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý nhân lực, liên hệ với tình hình thực tế để đánh giá phân tích, làm rõ thực trạng công tác quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam và góp phần vào sự phát triển của ngành . b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: + Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nhân lực và quản lý nhân lực + Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân; + Đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. 3. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhân lực tại viện Công nghiệp phần mềm và nội dung sốViệt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong công tác quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. + Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2014. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp thu thập dữ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. - Tham vấn ý kiến của một số chuyên gia về công tác quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. 5. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong thời kì phát triển mạnh của khoa học công nghệ hiện nay. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc sơ kết,tổng kết, đánh giá về công tác quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam và làm cơ sở để xây dựng một số kế hoạch, đề án… về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp và thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý CBCC tại Viện. - Luận văn cũng có thể sử dụng làm tƣ liệu tham khảo phục vụ cho việcnghiên cứu, học tập và giảng dạy cho đội ngũ cán bộ, công chứcquản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, chủ yếu về chuyên đề xây dựng lực lƣợng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 4 chƣơng: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực và tổng quan tài liệu nghiên cứu; Chương 2. Phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Thực trạng quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam; 3 Chương 4. Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhƣng do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm thực tiễn cũng nhƣ khả năng nghiên cứu nên luận văn không tránh đƣợc những khiếm khuyết và sai sót. Học viên rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè và các độc giả để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nhân lực là chủ đề đƣợc quan nghiên cứu khá sâu rộng bởi nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đó là các đề tài, luận văn, bài báo và giáo trình giảng dạy tại các trƣờng Đại học. Trong số các tài liệu này, giáo trình của các trƣờng Đại học thƣờng là những tài liệu tổng quan về lý thuyết, thƣờng tập trung vào các nội dung cơ bản của quản lý nhân lực với các cách tiếp cận khác nhau. Các đề tài, luận văn, bài báo thƣờng tập trung đi sâu vào phân tích một hoặc một vài khía cạnh của quản lý nhân lực. Những công trình nghiên cứu này là cơ sở nền tảng cho vấn đề nghiên cứu về quản lý nhân lực của Viện CNPM và NDS Việt Nam . Các tài liệu này đƣợc phân thành các nhóm chính nhƣ sau: 1.1.1. Sách, giáo trình - Sách Những vấn đề cơ bản về nhà nước và chế độ công vụ, công chức của Viện Khoa học tổ chức Nhà nƣớc: Cuốn sách đề cập tới hệ thống chính trị, hệ thống các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức bộ máy cũng nhƣ chế độ công vụ và quản lý cán bộ công chức. Những kiến thức trong cuốn tài liệu này cung cấp những thông tin chắt lọc, xúc tích nhất liên quan tới quản lý công chức, là cơ sở để ngƣời đọc hiểu một cách ngắn gọn và dễ hiểu về vấn đề công vụ và công chức. - Sách Nhà nước và công nghệ của Học viện hành chính quốc gia : Tài liệu đi sâu vào các vấn đề liên quan tới quản lý , ví dụ nhƣ quyết định quản lý nhà nƣớc xây dựng và thực thi chính sách công, quản lý công vụ - công chức. Tài liệu cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức tổng quan về quản lý công chức, bao gồm quan hệ lao động trong các cơ quan nhà nƣớc, mục đích và nguyên tắc cơ bản, nội dung của quản lý công chức trong các cơ quan nhà nƣớc. - Sách Nhân sự Nhà nước của Học viện hành chính quốc gia : Tài liệu phân tích những vấn đề chung về nguồn nhân lực, nhân sự và quản lý nhân sự trong tổ 5 chức và trong hệ thống nhà nƣớc để giúp ngƣời đọc hiểu rõ những nội dung cơ bản cũng nhƣ sự khác nhau giữa quản lý nguồn nhân lực với quản lý nhân sự. - Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công do Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân làm chủ biên: Trong giáo trình, các tác tác giả đã trình bày các khái niệm, nội dung và các lý luận cơ bản liên quan tới nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, cung cấp những thông tin cần thiết cho nghiên cứu lý thuyết của luận văn. + Giáo trình Giáo trình quản trị nhân lực do Lê Thanh Hà làm chủ biên: Tài liệu trình bày các nội dung liên quan tới quản trị nhân lực, không chỉ là các nội dung cơ bản của quản trị nhân lực mà còn trình bày chi tiết về các mô hình quản trị nhân lực, quá trình hình thành quản trị nhân lực v.v... . Cách thể hiện này là xuất phát từ quan điểm đào tạo của trƣờng là chú trọng tới các vấn đề mang tính nguyên tắc, nguyên lý. + Giáo trình Quản trị nhân lực của Trƣờng đại học kinh tế quốc dân do Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân làm chủ biên: Giáo trình cung cấp cho ngƣời học các kiến thức cơ bản và có hệ thống về quản trị nhân lực trong tổ chức từ khi ngƣời lao động bƣớc vào làm việc đến khi ra khỏi quá trình lao động. Những kiến thức này vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. + Sách Kinh nghiệm công tác nhân sự của một số nước do Lê Minh Thông và Nguyễn Danh Châu làm chủ biên. Trong tài liệu này, các tác giả đã tổng hợp và phân tích những nét cơ bản về chế độ công vụ, chế độ nhân sự cũng nhƣ quản lý công chức của một số nƣớc trên thế giới nhƣ Nhật Bản, Hoa kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức và Trung Quốc. Qua đó ngƣời đọc có thể thấy đƣợc sự khác nhau về quản lý nhân lực của các quốc gia. Tài liệu cho thấy dù ở quốc gia nào với cách quản lý nhân lực khác nhau thì mục đích của quản lý nhân lực đều là tạo điều kiện phát triển con ngƣời. Các tác giả cũng đƣa ra các nhận xét tổng quát về đặc điểm của chế độ công vụ và công chức nói chung, đồng thời đƣa ra những ý kiến kiến nghị các giải pháp đổi mới công tác cán bộ của Đảng và nhà nƣớc phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. 6 + Sách Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước của Christian Batal do Phạm Quỳnh Hoa dịch: Cuốn sách làm sáng tỏ khái niệm quản lý nhân lực, phân tích các vấn đề trong hoạt động quản lý nguồn nhân lực cũng nhƣ các phƣơng pháp và công cụ cần thiết của quản lý nhân lực trong khu vực Nhà nƣớc. + Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế do Phan Huy Đƣờng làm chủ biên (chƣơng I): Trong phần này, tác giả trình bày những vấn đề chung về nhà nƣớc, giúp ngƣời đọc có khái niệm về Nhà nƣớc, quản lý, quản lý nhà nƣớc và tổng quan về nền Nhà nƣớc Việt Nam. 1.1.2. Luận văn + Luận văn thạc sĩ Quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch tỉnh Quảng Bình của Bùi Thị Nhƣ Hoa: Luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với việc phát triển nguồn nhân lực, làm rõ các khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực, thực trạng phát triển, những kết quả đạt đƣợc và những bất cập, yếu kém của phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Quảng Bình, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch. + Luận văn thạc sĩ Quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư ở nước ta hiện nay của Ứng Thị Thanh Nga: Luận văn đã nêu tổng quan quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực, các nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực, thực trạng nguồn nhân lực của ngành kế hoạch và đầu tƣ, những kết quả đạt đƣợc và hạn chế còn tồn tại của công tác phát triển nguồn nhân lực, đồng thời đƣa ra những giải pháp để tăng cƣờng quản lý nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tƣ. + Luận văn thạc sĩ Quản lý nhân lực tại Cokyvina của Nguyễn Thu Phƣơng: Luận văn đã nêu tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, thực trạng quản lý nhân lực tại công ty Cokyvina, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhân lực tại công ty. Luận văn cũng đã áp dụng phƣơng pháp đánh giá SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế và thách thức trong quản lý nhân lực của công ty. 1.1.3. Bài viết 7 - Bài viết của Lƣu Đình Vinh đăng trên trang web của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2014: “Yếu tố con ngƣời trong cải cách hiện nay”. Bài viết đã nêu lên vai trò quan trọng của con ngƣời đối với cải cách , phân tích những hạn chế, yếu kém nảy sinh trong quản lý , sự cần thiết phải cải cách và những giải pháp nhằm cải cách hiệu quả. - Bài viết của Lê Thị Hƣờng đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội, số 329, 2008 “Nguồn lực con ngƣời – Yếu tố quyết định sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nội dung bài viết tập trung đi sâu phân tích vai trò của nguồn lực con ngƣời đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhấn mạnh con ngƣời với trí tuệ, năng lực, phẩm chất là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời bài viết cũng khẳng định quan điểm của Đảng về con ngƣời, đó là mục tiêu và động lực của phát chiển là vì con ngƣời, do con ngƣời, đầu tƣ vào con ngƣời là đầu tƣ cho sự phát triển, cho sự thành công của đất nƣớc. Bài viết của Nguyễn Thị Loan đăng trên trang báo tạp chí cộng sản năm 2014: “Đổi mới giáo dục, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI”. Nội dung của bài viết là nêu quan điểm của Đảng ta về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, một vài nét cơ bản về nguồn nhân lực nƣớc ta hiện nay, kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của một số nƣớc; đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Bài viết khẳng định Đảng ta luôn coi nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nƣớc. - Bài viết của Nguyễn Hữu Dũng đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số 353, 2009 “ Vấn đề phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở Việt Nam”. Bài viết bàn về tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực; trong đó có đi sâu phân tích, đánh giá nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, có minh hoạ bằng những số liệu cụ thể từ đó nêu lên nhƣợc điểm của nguồn nhân lực nƣớc ta; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực. - Bài viết của Phạm Đức Toàn đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc 6/2007 “Đổi mới công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực công”. Bài viết nhấn mạnh 8 tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của các tổ chức, đặc biệt là nguồn nhân lực công; đánh giá tổng quan về công tác quản lý nguồn nhân lực; đồng thời bài viết nêu lên một số giải pháp quản lý nguồn nhân lực để nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức , trong đó tập trung chủ yếu vào khâu tuyển dụng và đánh giá công chức. - Bài viết của Thạch Thọ Mộc đăng trên trang web điện tử của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nƣớc ”Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá đội ngũ công chức ở nƣớc hiện nay”. Bài viết khẳng định vai trò của cán bộ, công chức đối với tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, đối với sự phát triển của đất nƣớc, sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý đội ngũ công chức trong nền công vụ. Tác giả cũng đi sâu phân tích một số hạn chế còn tồn tại của công tác tuyển dụng và đánh giá công chức, đề xuất một số điểm cần thực hiện để thực hiện đổi mới tuyển dụng và đánh giá công chức. - Bài viết của Trần Anh Tuấn trên Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số 11, 2007: “Về công tác đánh giá trong quản lý đội ngũ công chức”. Trong bài viết, tác giả đi sâu phân tích công tác đánh giá trong quản lý đội ngũ công chức để từ đó nêu lên đƣợc những thay đổi trong đánh giá công chức kể từ khi áp dụng pháp lệnh cán bộ công chức 1998, những hạn chế của công tác này. Đồng thời tác giả cũng đƣa ra những nguyên tắc cần áp dụng khi đánh giá công chức, đề xuất một số tiêu chí cần áp dụng bảo đảm đánh giá đúng mức kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi công chức. - Bài viết của Vĩnh Nguyên đăng trên Tạp chí Thƣơng Mại, số 200, 2007 “Nhân lực – Nhân tố hàng đầu của phát triển”. Tác giả của bài viết phân tích vai trò của yếu tố con ngƣời đối với sự phát triển chung của đất nƣớc, khẳng định đó là nhân tố quan trọng nhất có tính chất quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Các công trình đã nêu ra ở trên cung cấp những kiến thức bổ ích ở các khía cạnh và mức độ khác nhau về quản lý nhân lực nói chung cũng nhƣ quản lý nhân lực củ các cơ quan nhà nƣớc nói riêng, đúc rút nhiều kinh nghiệm trên thế giới và đề xuất các giải pháp có giá trị về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác 9 quản lý nhân lực, là nguồn tƣ liệu quý cho việc nghiên cứu công tác quản lý nhân lực của Việt Nam nói chung và của các cơ quan nhà nƣớc nói riêng. 1.1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật Luật cán bộ công chức, số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Luật này gồm 10 chƣơng, 86 điều, trong đó quy định cụ thể các vấn đề liên quan tới các nội dung cơ bản trong quản lý cán bộ, công chức. Một số nghị định khác hƣớng dẫn cụ thể về quản lý cán bộ công chức, nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ của Viện CNPM và NDS Việt Nam . 1.1.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Nhìn chung, tác giả của các công trình khoa học trên tiếp cận quản lý nhân lực từ nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, nghiên cứu, phân tích và đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực nói chung, của cơ quan nhà nƣớc nói riêng. Những kết quả nghiên cứu đó có những giá trị nhất định làm cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý nhân lực. Tuy nhiên, trong số các công trình khoa học nêu trên còn ít tài liệu nghiên cứu một cách hệ thống về công tác quản lý nhân lực hiện nay ở từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, trong đó có Viện CNPM và NDS Việt Nam . Luận văn xin kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố có liên quan để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. 1.2 Lý luận chung về nhân lực 1.2.1. Quan niệm về nhân lực Nhân lực thƣờng đƣợc nhắc tới trong cụm từ “nguồn nhân lực”. Để phân biệt rõ quan niệm nhân lực, trƣớc hết hãy tìm hiểu các khái niệm về nguồn nhân lực là khái niệm rộng hơn và thƣờng đƣợc sử dụng trong các tài liệu nghiên cứu. Cho đến nay vẫn tồn tại những quan niệm khác nhau về nguồn nhân lực. Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con ngƣời bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp... của mỗi cá nhân. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan