Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh quảng nam...

Tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh quảng nam

.PDF
93
89
139

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Â Áá HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NẴNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019 HÀ NỘI - năm VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ NẴNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế Mã số : 8 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Bích Thủy. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Những số liệu trong Luận văn phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Thị Nẵng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH ...........8 1.1. Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................8 1.2. Khái niệm Quản lý nhà nước và Quản lý nhà nước về du lịch ..........................16 1.3. Nội dung Quản lý nhà nước cấp tỉnh .................................................................18 1.4. Sự cần thiết của Quản lý nhà nước về du lịch ....................................................25 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về du lịch ...................................27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................30 2.1. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................30 2.2. Thực trạng Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ................38 2.3. Đánh giá chung thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ....51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .....................................................56 3.1. Dự báo phát triển ngành du lịch .........................................................................56 3.2. Giải pháp hoàn thiện QLNN đối với du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam...62 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị ...................................................................................69 KẾT LUẬN ..............................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nghĩa đầy đủ Từ viết tắt 1 XHCN Xã hội chủ nghĩa 2 UBND Ủy ban nhân dân 3 UBTV Ủy ban thường vụ 4 QLNN Quản lý nhà nước 5 TP Thành phố 6 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á 7 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 8 UNESCO 9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 10 ANTT, ATXH An ninh trật tự, An toàn xã hội 11 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 12 CSVC-KT Cơ sở vật chất - kỹ thuật 13 HĐDL Hoạt động du lịch 14 KCHT Kết cấu hạ tầng 15 KT-XH Kinh tế - xã hội 16 VH,TT&D Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 3.1 Số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch Quảng Nam giai đoạn 2013 – 2019 Trang PL DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ 3.1 Tên biểu đồ Nguồn khách du lịch Quảng Nam (2015-2019) Trang PL DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình hình 2.1 2.2 Trang Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp Quảng Nam PL Bản đồ quy hoạch khu kinh tế mở chu lai và vùng đông Quảng Nam PL 2.3 Quy hoạch phát triển tổng thể Quảng Nam đến 2025 PL 2.4 Bản đồ du lịch thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam PL 2.5 Bản đồ du lịch Quảng Nam PL MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, du lịch Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Du lịch được coi là một ngành kinh tế tổng hợp, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước; thúc đẩy, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Du lịch xác lập và nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam năng động, thân thiện, hòa bình trên trường quốc tế; góp quần quan trọng vào tiến trình hội nhập kinh tế và thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước. Ngày nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến và là cầu nối hữu nghị, là phương tiện để gìn giữ hòa bình và hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho người dân. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, thời kỳ toàn cầu hóa, ngành du lịch đứng trước những khó khăn thách thức, hoạt động du lịch tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường... đòi hỏi phải có sự Quản lý của Nhà nước. QLNN đối với hoạt động du lịch luôn được chú trọng, không ngừng đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế. Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những điểm thu hút du lịch ở khu vực Đông Nam Á. Và Quảng Nam là tỉnh có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn với các tài nguyên vật thể và phi vật thể thuộc ba thể loại chính: tự nhiên, văn hóa/lịch sử và các thành phố; 2 di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An, thuộc thành phố Hội An và khu Di tích Mỹ Sơn, thuộc huyện Duy Xuyên; Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghi lễ dựng cây Nêu và bộ Gu truyền thống người Cor; Nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; các sản phẩm nghề mộc 1 Kim Bồng và nghề khai thác yến sào Thanh Châu (TP.Hội An) là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong những năm gần đây, một số dự án hợp tác giữa Việt Nam-UNESCO và Italia đã và đang được thực hiện tại Mỹ Sơn như dự án “Bảo tồn, tu bổ cấp thiết một số hạng mục thuộc khu đền tháp Mỹ Sơn,” “Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn - Đề cử và đào tạo việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn di sản thế giới ở các công trình kiến trúc nhóm G Mỹ Sơn,”. Với chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ di sản văn hóa trong cộng đồng, ngoài việc đầu tư tu bổ tôn tạo di tích từ các nguồn vốn, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân trong vùng nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hóa, kết hợp các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản với việc tạo thu nhập cho nhân dân địa phương nơi có di sản, để nhân dân địa phương được hưởng lợi từ di sản. Điểm đến tự nhiên bao gồm những danh thắng đẹp và đa dạng ở các đảo, hồ, bãi biển đến vùng núi mà có thể kể đến như Cù Lao Chàm, đảo Tam Hải, biển Tĩnh Thủy, biển Tam Thanh, làng bích họa, làng du lịch cộng đồng Tam thanh, biển Rạng Núi Thành, biển Hà My Hội An, hồ Phú Ninh, khu quần thể tượng đài Mẹ Thứ v.v... Tỉnh có nhiều điểm tham quan văn hóa, mang lại những trải nghiệm về văn hóa và lịch sử như di tích địa đạo Kỳ Anh, khu căn cứ Nước Oa – Bắc Trà My, Khu căn cứ Quân khu V – Hiệp Đức, Nhà lưu niệm Võ Chí Công, Huỳnh Thúc Kháng…Quảng Nam có rất nhiều thành phố như thành phố Hội An và thành phố Tam Kỳ được Tổ chức Định cư con người Liên Hiệp Quốc tại Châu Á trao tặng giải thưởng "Phong cảnh thành phố châu Á năm 2015", tạo những cơ hội mua sắm và ăn uống cho khách du lịch. Du lịch Quảng Nam đã và đang đóng một vai trò khá quan trọng trong ngành du lịch miền Trung, không chỉ thu hút được lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời cũng mang lại một nguồn thu tương đối lớn vào ngân sách của tỉnh và Nhà nước. Do đó, sự phát triển của du lịch tỉnh Quảng Nam đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng. 2 Vùng đất Quảng Nam, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam, lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của các cộng đồng dân tộc Ca dong, Xê đăng, Mơ nông, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Cor... cùng chung sống với những bản sử thi truyền đời, những di tích lịch sử, không gian nghệ thuật, văn hóa cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm tinh xảo; nơi đây cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, hữu tình, giữa không gian xanh mượt của thung lũng, núi, đồi xen kẽ những cánh rừng nguyên sinh trải bạt ngàn, những con sông, suối, hồ nước, thác nước thiên nhiên và các khu bảo tồn thiên nhiên với hệ động thực vật phong phú tạo thành quần thể du lịch hấp dẫn. Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX, XX, XXI đã xác định du lịch là mũi nhọn đột phá cần tập trung phát triển. Mặc dù tỉnh đã ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch nhưng trên thực tế việc đầu tư cho ngành du lịch của tỉnh mới chỉ ở mức độ giới thiệu tiềm năng, mời gọi đầu tư và hình thành hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch. Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế, ngành du lịch vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, việc kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch chưa đạt hiệu quả cao…Vấn đề QLNN đối với ngành du lịch đã và đang có nhiều cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa QLNN về du lịch, từng bước đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho nền kinh tế toàn tỉnh. Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế nhằm góp phần vào giải quyết những vấn đề đặt ra, tạo sự phát triển bền vững ngành du lịch. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến vấn đề nghiên cứu và vấn đề QLNN về du lịch đã được rất nhiều tác giả và nhóm tác giả nghiên cứu. Sau đây là một số công trình tiêu biểu: - Bùi Quang Mích (2016) ''Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông'' tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Đắk Nông. Tham luận đã tập trung nêu bật tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và thực trạng 3 phát triển du lịch về giao thông, cơ sở lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển, …, nêu ra được một số khó khăn hạn chế trong việc phát triển du lịch. Tuy nhiên, nội dung công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh tác giả chỉ mới đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp về công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch trên địa bàn tỉnh. - Giáo trình “QLNN về kinh tế” của Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu (2008) do Đại học kinh tế quốc dân, Bộ môn quản lý kinh tế xuất bản, chỉ rõ được khái niệm, quy luật, nguyên tắc, công cụ, mục tiêu và các chức năng QLNN về kinh tế nói chung. Giáo trình này cung cấp bức tranh tổng quan về QLNN về kinh tế nói chung giúp người đọc có góc nhìn tổng thể về hoạt động QLNN. - Giáo trình “Quy hoạch du lịch” của Bùi Thị Hải Yến (2009) – Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội- cung cấp các khái luận liên quan về khái niệm, nguyên tắc, tiềm năng và các điều kiện trong quy hoạch du lịch. Tác giả cũng đề cập cách thức dự báo nhu cầu phát triển du lịch, tổ chức thực hiện và đánh giá tác động từ các dự án quy hoạch phát triển du lịch đến tài nguyên và môi trường. - Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam 2016. Với hai ngôn ngữ Việt – Anh, cuốn sách xuất bản năm 2016, phản ánh bức tranh toàn cảnh về kết quả hoạt động của ngành Du lịch trong năm 2016, đóng góp của du lịch vào nền kinh tế quốc dân và phát triển trong năm 2017. - Luận văn Thạc sỹ Vũ Thị Hòa, năm 2013 “Phát triển du lịch theo hướng bền vững tại tỉnh Nam Định”. Luận văn trình bày tổng quan một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững, những bài học trong nước và quốc tế theo hướng phát triển bền vững. Phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển du lịch của tỉnh Nam Định về tiềm năng, lợi thế sẵn có, những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Nam Định trong phát triển du lịch theo hướng phát triển bền vững. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Nam Định nhằm khai thác có hiệu quả các thế mạnh về tiềm năng du lịch, đảm bảo sự đóng góp của ngành Du lịch 4 vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường. 4 Ngoài ra, còn một số bài viết liên quan đến vấn đề phát triển du lịch và QLNN về du lịch, cụ thể như: - Alexander Alexandrovich Ignatiev (2015) nghiên cứu về cách thức phát triển du lịch ở miền Bắc nước Nga dựa vào môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện ở khu vực này thiếu các quy hoạch về phát triển du lịch, hạ tầng giao thông kém, cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch nghèo nàn, các chính sách tiếp thị không hiệu quả, mức độ thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch thấp. Căn cứ vào thực trạng đó, tác giả kiến nghị các cơ sở lưu trú và các hình thức kinh doanh du lịch khác cần kết hợp với nhau trong việc quảng cáo du lịch địa phương, hình thành cơ sở dữ liệu điện tử có kết nối giữa du khách, các nhà điều hành tour, các đại lý du lịch để quảng bá sản phẩm; cần đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện các chính sách thuế linh hoạt; hỗ trợ nhà nước công nhận các chứng chỉ mang tầm quốc tế; nhà nước tài trợ các hoạt động mang tính chất bảo tồn, sử dụng hợp lý và khôi phục văn hóa. - Balzhan Shilibekova và cộng sự (2016) nghiên cứu về cách thức cải thiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp du lịch tại Kazakhstan. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu chủ các doanh nghiệp, những người trước đây tham gia lập kế hoạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch cần áp dụng hệ thống công nghệ như là một yêu cầu tất yếu trong việc quảng bá du lịch. Các quan điểm lý luận và công trình nghiên cứu nêu trên cơ bản đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch, thực tiễn quản lý, phát triển du lịch một số địa phương. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chuyên sâu QLNN về du lịch chưa nhiều, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu ''QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam''. Trên cơ sở nghiên cứu, Luận văn có sự kế thừa, học hỏi những thành quả khoa học của các công trình nghiên cứu đi trước và tiếp tục giải quyết, hiến kế những vấn đề còn để ngỏ, nhằm hoàn thiện lý luận QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu 5 Trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề QLNN về du lịch của tỉnh Quảng Nam để tìm ra các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa quản lý đối với du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xu hướng hội nhập của đất nước. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu những lý luận chung về du lịch và QLNN về du lịch. + Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến nay, nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại của vấn đề, chỉ rõ nguyên nhân của vấn đề. + Đề xuất hoàn thiện hơn nữa vấn đề QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Về thời gian: Sử dụng các thông tin, tư liệu từ từ năm 2016 – 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí minh; quan điểm, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về vấn đề du lịch và Quản lý Nhà nước về du lịch. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu về kết quả hoạt động du lịch về quy mô, số lượng du khách, doanh thu, lực lượng lao động đang hoạt động trong ngành, các cơ sở vật chất khác, các chính sách mà địa phương đã thực hiện trong thời gian vừa qua... để làm rõ thực trạng kết quả hoạt động du lịch, công tác QLNN về du lịch của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2019. Sử dụng phương pháp thu thập: sử dụng số liệu thứ cấp, lựa chọn những số liệu tìm kiếm được phù hợp như: xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát 6 triển du lịch, cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch, trình độ chuyên môn của lao động trực tiếp trong ngành du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, kiểm tra thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về du lịch... để phân tích thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thu thập các thông tin thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp từ các tài liệu như: Các tài liệu, số liệu thống kê về đ iều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội; niên giám thống kê Quảng Nam; văn bản pháp luật, các báo cáo tổng kết hoạt động du lịch hàng năm của tỉnh Quảng Nam, đặc san du lịch, các số liệu từ Tổng cục Du lịch... Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng biểu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để các cá nhân, cơ quan ban ngành trong việc nghiên cứu tình hình du lịch ở Quảng Nam; nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển du lịch của cả nước. 7. Cơ cấu luận văn: Gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận QLNN về du lịch Chương 2. Thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Chương 3. Hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Du lịch và một số khái niệm liên quan khác Trên thế giới Du lịch được đưa ra với nhiều khai niệm khác nhau. Như theo thuật ngữ du lịch của người Hy Lạp (tiếng Hy Lạp): thì Tonos được hiểu nghĩa là đi một vòng. Và cũng chính thuật ngữ này được đưa vào hệ ngữ La tinh lấy tên thành Turnur và sau đó trong tiếng Pháp trở thành Tour với nghĩa là đi vòng quanh hay cuộc dạo chơi. Theo Robert Langquar (1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên được sử dụng trong tiếng Anh vào năm 1800 và được quốc tế hóa, nhiều nước đã sử dụng trực tiếp từ này mà không dịch nghĩa. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được hiểu theo một nghĩa khác là một từ gốc Hán - Việt,được hiểu tạm là đi chơi hay trải nghiệm. Tuy nhiên, quan điểm tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, cho đến nay quan niệm về du lịch vẫn chưa có sự thống nhất. Có thể đề cập một số quan niệm về du lịch như sau: - Du lịch là sự di chuyển của con người và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các cá nhân hoặc tập thể nhằm đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu của họ. - Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư khi họ có thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm phát triển thể chất và tinh thần, nghỉ ngơi, chữa bệnh, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về kinh tế, tự nhiên và văn hóa. [Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ] Tại Việt Nam, theo các học giả biên soạn Từ điển Bách khoa toàn thư Việt 8 Nam (1966) đã tách 2 nội dung cơ bản của du lịch thành 2 phần riêng biệt: - Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ người đi du lịch, góc độ cầu. - Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ; nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình;. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế. Việc nhận định rõ hai nội dung cơ bản của khái niệm về du lịch có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, một bộ phận cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch và ngoài ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Vì vậy, vấn đề được quan tâm hàng đầu là hiệu quả kinh tế mang lại từ du lịch. Điều đó cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tài nguyên du lịch, tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Ngoài ra, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, tình yêu thương, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau… Chính vì vậy, sống trong xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hóa khác. Theo Điều 3, Luật Du lịch 2017, quy định cụ thể như sau: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Khách du lịch là người chỉ đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch với công việc khác, nơi đến là để đi học, làm việc để nhận thu nhập. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh 9 doanh trong lĩnh vực du lịch và tổ chức, cơ quan, cá nhân trong cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch. Tài nguyên du lịch là các yếu tố điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để tạo nên sản phẩm du lịch, điểm du lịch, khu du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của con người. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ dựa trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch để khách du lịch thỏa mãn nhu cầu của họ. Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch. Chương trình du lịch là loại văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ du lịch và giá bán được tính toán trước cho chuyến đi của khách du lịch từ khi xuất phát đến khi kết thúc chuyến đi. Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việctổ chức hay cá nhân kinh doanh du lịch xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Hướng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch. Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường, qua đó nhằm bảo đảm hài 10 hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng phát triển đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển dựa trên các giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư, do chính họ quản lý, tổ chức khai thác và họ tự hưởng lợi. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch chủ yếu dựa vào yếu tố thiên nhiên, gắn liền với bản sắc văn hoá dân tộc địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển dựa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. Môi trường du lịch là nơi diễn ra các hoạt động du lịch bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội 1.1.2. Hoạt động du lịch Trước đây, hoạt động du lịch được coi là một hoạt động mang tính chất văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con người, nó không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được đầu tư phát triển. Ngày nay, du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới xem xét là một ngành kinh tế quan trọng thì quan niệm hoạt động du lịch được hiểu một cách đầy đủ hơn. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm các hoạt động khá đa dạng từ dịch vụ phòng nghỉ, ăn uống, mua bán đồ lưu niệm và hàng hóa,…các dịch vụ này được gọi là hoạt động du lịch. Khác với khái niệm du lịch nói chung, hoạt động du lịch là khái niệm có liên quan đến các chủ thể là cá nhân hay tổ chức cụ thể. Các chủ thể tham gia vào các khâu, các quá trình du lịch, tạo thành các hoạt động du lịch. Luật Du lịch năm 2005, đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch như sau: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”. Luật Du lịch năm 2017, đưa ra khái niệm về “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và các cơ quan, tổ 11 chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch”. Với cách tiếp cận như vậy, hoạt động du lịch được nhìn nhận dưới 3 khía cạnh: Thứ nhất, hoạt động của khách du lịch được hiểu là việc di chuyển và lưu trú tạm thời của người du lịch đến một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ để tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Thứ hai, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch là những người hoạt động tổ chức lưu trú, phục vụ ăn uống, hướng dẫn tham quan, vận chuyển đưa đón khách du khách, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Thứ ba, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tức là cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan tại địa phương du lịch tổ chức quản lý, điều phối, phục vụ hoạt động của khách du lịch và tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các đối tượng này thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động du lịch theo đúng luật định. Như vậy, hoạt động du lịch ở đây được tiếp cận bao gồm các dịch vụ trực tiếp và gián tiếp cho du lịch. Ở một chừng mực nhất định, hoạt động du lịch có thể được coi là đồng nghĩa với khái niệm ngành du lịch. 1.1.3. Các loại hình du lịch Loại hình du lịch rất đa dạng tùy thuộc vào cách phân chia các loại hình du lịch. Việc phân chia dựa trên các tiêu chí sau: - Căn cứ vào phạm vi địa lý lãnh thổ: + Du lịch nội địa: là những chuyến đi du lịch trong phạm vi quốc gia của mình mà khách du lịch trải qua. Ví dụ: Người Việt Nam đi du lịch tới các điểm du lịch trong nước như Đà Nẵng, Nha trang, Đà Lạt, SaPa,…v.v. + Du lịch quốc tế: là việc du khách phải ra khỏi vùng lãnh thổ biên giới và di chuyển từ nước này sang nước khác, họ phải tiêu bằng ngoại tệ nơi họ đến du lịch. Ví dụ: người Việt Nam đi sang các nước khác du lịch như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…v.v. - Căn cứ vào mục đích của chuyến đi: + Du lịch tham quan văn hóa – lịch sử: đây là loại hình phổ biến trong các 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan