Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện tây...

Tài liệu Quản lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện tây giang, tỉnh quảng nam

.DOCX
116
76
67

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN MAI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 8340410 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BÙI QUANG TUẤN HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác gia ĐOÀN MAI LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Học viện Khoa học xã hội và được sự tận tình hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS. Bùi Quang Tuấn,Viện trưởng kinh tế Việt Nam đã giúp tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam”. Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành cam ơn quý Thầy, Cô Học viện khoa học xã hội đã tận tình giang dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện. Xin chân thành cam ơn Ban Giám đốc, các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn Bao hiểm xã hội huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam và các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, có những góp ý, hỗ trợ số liệu để tôi hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Và, đặc biệt xin chân thành gởi lời cam ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng kinh tế Việt Nam người đã định hướng đề tài và tận tình hướng dẫn, chỉ bao tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn cao học này. Mặc dù có nhiều cố gắng để nghiên cứu thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song không tránh được những sai sót. Tôi rất mong nhận được những góp ý của quý Thầy, Cô để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cam ơn! MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BHYT............................................ 8 1.1. Khái quát quan lý nhà nước về bao hiểm y tế..................................................... 8 1.2. Nội dung quan lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh BHYT......................17 1.3. Các nhân tố anh hưởng đến quan lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh BHYT...................................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BHYT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM....................................................................................................................... 40 2.1. Đặc điểm cơ ban của huyện Tây Giang anh hưởng đến quan lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh BHYT.................................................................................... 40 2.2. Thực trạng công tác quan lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam............................................................. 45 2.3. Đánh giá chung công tác quan lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam...................................................... 56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BHYT TẠI HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM....................................................................................................... 60 3.1. Căn cứ của các giai pháp.................................................................................. 60 3.2. Giai pháp quan lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam.......................................................................... 66 3.3. Một số kiến nghị............................................................................................... 71 KẾT LUẬN............................................................................................................ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt 1 ASXH 2 BHXH 3 BHYT 4 KCB 5 BHTN 6 CSSKBĐ 7 TN&TKQTTHC 8 CNTT 9 DVYT 10 UBND DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1 Hiện trạng sử 2.2 Dân số trung 2.3 Lực lượng lao giai đoạn 201 2.4 Tổng san phẩm 2.5 Tỷ lệ hộ nghè 2.6 Tỷ lệ tham gia 2.7 Cơ sở y tế, giư 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15 Chức năng, nh máy hoạt độn Kinh phí tuyê của BHXH hu Kế hoạch dự t 2014-2017 Dự toán BHY Số liệu quyết đoạn 2014-20 Bang số liệu c Bang số liệu c giai đoạn 201 Bang số liệu c Tây Giang gia 2.16 2.17 Bang số liệu t 2014-2017 Kết qua công 2014-2017 Số hiệu bảng 2.18 2.19 2.20 Tổng hợp số n Tốc độ tăng s giai đoạn 201 Bang số liệu l Giang giai đo 2.21 Bang số liệu x 2.22 Bang cân đối DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 Số tiền vượt q Số chi phí KC toán giai đoạn Sự gia tăng ch 2014-2017 Tầng suất KC So sánh số l 2014-2017 So sánh số ch 2014-2017 So sánh chi p tiêu hao khôn So sánh số ch xuất toán chủ Cân đối Thu2017 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ 1.1 Q 2.1 B 2.2 M 2.3 S MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, trai qua những cuộc chiến tranh kéo dài, nền kinh tế nước ta phát triển trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động. Đồng thời với các mục tiêu mà nhà nước ta đã đề ra trong sự nghiệp xây dựng đất nước là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quan lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh sự phát triển kinh tế đất nước ta ngày càng mạnh mẽ nhưng cũng có những biến đổi sâu sắc về hệ thống chính sách xã hội và đặc biệt là hệ thống an sinh xã hội. Để bao đam chính sách an sinh xã hội (ASXH) là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ đổi mới. Trong hệ thống an sinh xã hội các bộ phận cấu thành cùng với bao hiểm xã hội, thì bao hiểm y tế là bộ phận giữ vai trò thiết yếu và quan trọng nhất. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 đã khẳng định: “Bao hiểm xã hội, Bao hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bao đam ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội”. Bao hiểm y tế chi tra phần lớn chi phí khám chữa bệnh, xét nghiệm cận lâm sàn, chi phí thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao và chăm sóc sức khỏe cho người có thẻ BHYT khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Việc khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT giúp cho người lao động, người nghèo, cận nghèo và người đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng núi, vùng sâu, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người sinh sống ở bãi ngang, ven biển, hai đao, đối tượng chính sách..., bớt đi gánh nặng về thời gian và kinh tế khi không may rủi ro, ốm đau, thai san, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí... Từ khi Luật Bao hiểm y tế (BHYT) ra đời, các chính sách về BHYT ở Việt Nam có nhiều đổi mới rõ rệt, nâng quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT cao hơn, nhiều chính sách được thụ hưởng hơn như: thông tuyến huyện trên 1 địa bàn tỉnh trong khám, chữa bệnh BHYT; thực hiện thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc; đưa chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù tiền lương và phụ cấp lương vào giá dịch vụ được thanh toán BHYT. Những nội dung này vừa bao đam tốt hơn quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT, song cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc điều hành, quan lý khám, chữa bệnh BHYT phai tra các khoan chi phí cho người đi khám, chữa bệnh BHYT ngày càng gia tăng. Do đó, công tác quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT là một trong các nội dung rất quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện chính sách BHYT. Việc đam bao hệ thống tài chính cho quỹ BHYT là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của BHYT. Để đam bao việc chi đúng, chi đủ chính sách BHYT theo pháp luật quy định. Phòng chống, hạn chế việc trục lợi, gây thất thoát, mất an toàn bao tồn quỹ BHYT. Trong bối canh hiện nay, Huyện Tây Giang có gần 18.500 người tham gia BHYT chiếm khoang 98% dân số trên toàn huyện. Với 01 Trung tâm y tế huyện và 10/10 Trạm y tế tuyến cơ sở có hợp đồng đăng ký KCB BHYT với Bao hiểm xã hội huyện. Trong năm 2017, quỹ BHYT tại tỉnh bội chi hơn 200 tỷ đồng, chiếm gần 30% quỹ khám chữa bệnh BHYT nói chung, riêng tại huyện Tây Giang bội chi gần khoan 02 tỷ đồng chiếm 9,97% trên toàn huyện. Do đó, việc quan lý trong khám, chữa bệnh BHYT của huyện cần được chú trọng hơn nữa sao cho vừa bao tồn quỹ BHYT vừa đam bao quyền lợi cho người lao động và đối tượng tham gia BHYT. Trong qúa trình triển khai thực hiện các chính sách về BHYT trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam, qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT đã phát hiện một số vấn đề anh hưởng trực tiếp đến công tác quan lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn huyện Tây Giang dẫn đến thâm hụt quỹ BHYT, mất cân đối quỹ như: tình trạng lạm dụng sử dụng dịch vụ y tế, gian lận, trục lợi quỹ BHYT; việc chỉ định điều trị nội trú, chỉ định dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng như: xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình anh…, kê đơn thuốc quá mức cần thiết, ghi tên dịch vụ kỹ thuật, 2 tên chẩn đoán không đúng với tình trạng bệnh nhằm được chi tra với giá dịch vụ cao hơn từ cơ sở KCB BHYT. Sự nhận thức và hiểu biết về chính sách, pháp luật về BHYT của đồng bào người dân tộc thiểu số chưa cao đẫn đến tình trạng mượn thẻ BHYT để được đi KCB BHYT, được điều trị hoặc được cấp thuốc BHYT và đi khám nhiều lần trong ngày, nhiều cơ sở KCB BHYT còn diễn ra. Người dân chưa được tư vấn, hướng dẫn và có biện pháp ngăn chặn kịp thời; chưa kịp thời đưa tin học hoá vào trong quan lý KCB BHYT và thanh quyêt toán chi phí khám chữa bệnh; chưa tuyên tuyền sâu rộng chính sách, pháp luật BHYT đến với nhân dân và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương để tạo sự chuyển biến và sự hiểu biết để chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về BHYT của người lao động và nhân dân trên địa bàn huyện. Công tác chi phí KCB BHYT còn một số hạn chế, yếu kém, nổi bật là một số vấn đề như: Giám định thanh toán bao hiểm y tế; thanh tra kiểm tra chi phí bao hiểm y tế; âm quỹ BHYT nhiều năm chưa được khắc phục, tình trạng trục lợi quỹ KCB BHYT tại các cơ sở y tế và người tham gia còn diễn ra thường xuyên và diễn biến phức tạp. Từ những lý do trên, tác gia chọn đề tài "Quản lý Nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam" để nghiên cứu thực trạng vấn đề này và đưa ra những giai pháp góp phần nâng cao hiệu qua chính sách an sinh xã hội tại huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Bao hiểm y tế là một trong các chính sách lớn và quan trọng nhất trong hệ thống chính sách an sinh xã hội nhằm mục đích mang lại công bằng xã hội đến với tất ca mọi người. Có thể nói, không có BHYT thì không có một nền an sinh xã hội bền vững. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động của bao hiểm y tế với nhiều khía cạnh khác nhau ở địa bàn các tỉnh, thành phố, huyện, thị xã khác nhau. Liên quan đến nội dung quan lý chi phí khám, chữa bệnh BHYT đã có một số đề tài nghiên cứu sau đây: Luận án tiến sĩ y tế công cộng “Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm 3 y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh KonTum” của tác gia Lê Trí Khai (2014), đã nêu ra được thực trạng thanh toán chi phí KCB BHYT theo phương thức dịch vụ tại một số TYT xã thuộc tỉnh Kon Tum năm 20112012; Đánh giá hiệu qua đối với một số chỉ số khám chữa bệnh, kê đơn thuốc hợp lý và việc kiểm soát chi phí khám chữa bệnh của phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh bao hiểm y tế theo định suất tại một số trạm y tế xã thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum; từ đó tác gia đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm mở rộng phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT theo định suất tại trạm y tế tuyến xã. Luận án tiến sỹ “Những nhân tố tác động đến nguồn thu của quỹ BHYT ở Việt Nam” của tác gia Trần Quang Lâm (2016). Luận văn đã khái quát được cơ sở lý luận cơ ban, phân tích thực trạng về nguồn thu và thu của quỹ BHYT. Trên cơ sở lý luận phân tích những nhân tố anh hưởng đến nguồn thu quỹ BHYT như: chính sách pháp luật về BHYT, điều kiện kinh tế xã hội, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác thanh tra kiểm tra, giám sát, chất lượng KCB BHYT và có đưa ra kiến nghị đối với từng cấp. Tạp chí Bao hiểm xã hội phát hành năm 2017 số 7B (http://tapchibaohiem-_ xahoi.gov.vn/tap-chi-so/tang-cuong-kiem-soat-chi-phi-ham-chua-benh-bhyt-viquyen-loi-nguoi-tham-gia-va-an-sinh-xa-hoi-109) của tác gia Ths. BS. Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban phụ trách, Ban Thực hiện chính sách BHYT với bài “Tăng cường kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT vì quyền lợi người tham gia và An sinh xã hội”. Tác gia chỉ rõ vấn đề quan lý Quỹ khám, chữa bệnh BHYT đang được dư luận quan tâm; Tình trạng lợi dụng, trục lợi quỹ BHYT, cung cấp dịch vụ y tế không đúng quy định, sử dụng không tiết kiệm nguồn quỹ BHYT diễn ra khá phức tạp, với nhiều hình thức tại nhiều cơ sở khám, chữa bệnh BHYT. Từ đó tác gia đề nghị các giai pháp để tăng cường kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT vì quyền lợi người tham gia và an sinh xã hội. Tạp chí Bao hiểm xã hội phát hành năm 2017 số 7A (http://tapchibaohiem_ xahoi.gov.vn/tap-chi-so/thuc-hien-giai-phap-manh-ngan-ngua-loi-dung-truc-loiquy-kham-chua-benh-bhyt-100) của tác gia Ngọc Ánh với bài “Thực hiện giải pháp 4 mạnh ngăn ngừa lợi dụng, trục lợi quỹ khám, chữa bệnh BHYT”. Tác gia đã tổng hợp những ý kiến của TS. Nguyễn Văn Tiên nhìn nhận thực trạng về chi phí BHYT và những giai pháp mạnh nhằm ngăn ngừa lợi dụng, trục lợi quỹ khám, chữa bệnh BHYT để nguồn thu và chi BHYT được hiệu qua. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác gia, hiện chưa có nghiên cứu nào cụ thể vấn đề quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT ở huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quan lý nhà nước về chi phí khám, chữa bệnh bao hiểm y tế trên địa bàn huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam” là cần thiết để đánh giá thực trạng việc quan lý nhà nước đối với công tác giám định, chi thanh toán KCB BHYT, và đề xuất các giai pháp hoàn thiện hoạt động quan lý nhà nước trong công tác chi phí KCB BHYT làm tốt hơn ở huyện Tây Giang (Quang Nam). 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Làm rõ thực trạng quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây Giang, trên cơ sở đó đề xuất một số giai pháp nhằm hoàn thiện quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam. 3.2.Các nhiệm vụ cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT. - Phân tích thực trạng quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây Giang, nêu ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất một số giai pháp nhằm hoàn thiện quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT trên địa bàn huyện Tây Giang. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quan lý chi 5 phí KCB BHYT trên địa bàn huyện Tây Giang dựa trên các số liệu thứ cấp đã có. - Về không gian: Địa bàn nghiên cứu các nội dung công tác quan lý chi phí KCB BHYT là địa bàn huyện Tây Giang. - Về thời gian: Luận văn xem xét giai đoạn từ năm 2014- 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận chung của luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặt trong mối quan hệ với các bên liên quan và đặt trong bối canh phát triển cụ thể của một địa phương. - Phương pháp thu thập thông tin: Luận văn sử dụng thông tin số liệu thứ cấp bao gồm có: Hồ sơ quan lý cán bộ tại BHXH Quang Nam, BHXH huyện Tây Giang; Các báo cáo dự toán, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây Giang; Các thông tin khác có liên quan được thu thập từ niên giám thống kê, báo chí, tạp chí, hay những trang website và những báo cáo khoa học đã được công bố có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thống kê mô ta: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp; So sánh các chỉ tiêu, dữ liệu ở các thời điểm, thời kỳ khác nhau.Thông qua việc xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê trên excel để thấy được sự thay đổi và mức độ đạt được của các hiện tượng, chỉ tiêu cần phân tích trong công tác quan lý chi phí KCB BHYT, từ đó luận văn rút ra những vấn đề còn vướng mắc trong công tác quan lý, đề xuất các giai pháp hoàn hiện. + Phương pháp phân tích thống kê: Phân tích số liệu quan lý chi phí KCB BHYT giai đoạn từ 2014 -2017. + Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các yếu tố có liên quan tác động đến chi phí KCB BHYT trên địa bàn huyện trong thời gian qua. + Phương pháp so sánh: So sánh hiệu qua quan lý chi phí KCB BHYT qua các năm để làm rõ thực trạng quan lý về chi phí KCB BHYT trên địa bàn huyện. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1.Ý nghĩa về lý luận 6 Qua nghiên cứu, luận văn góp phần hệ thống lý luận cơ ban về quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT. 6.2.Ý nghĩa về thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây Giang để cung cấp luận cứ thực tiễn để đề xuất giai pháp tăng cường quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành ba chương, bao gồm: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ ban về quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT. Chương 2: Thực trạng công tác quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại Bao hiểm xã hội huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam. Chương 3: Giai pháp tăng cường quan lý nhà nước về chi phí KCB BHYT tại BHXH huyện Tây Giang tỉnh Quang Nam. 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BHYT 1.1. Khái quát quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế 1.1.1. Một số khái niệm về BHYT a. Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động y tế, thực hiện mục đích công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo luật BHYT, Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.  - Vai trò và ý nghĩa của BHYT Thứ nhất là, tạo điều kiện thuận lợi và giúp người dân lao động khắc phục những khó khăn, tự chủ động về mặt tài chính khi gặp phai những rủi ro không may có liên quan tới sức khỏe của mình, người thân trong gia đình và đam bao được sự công bằng trong khám chữa bệnh và điều trị. - Thứ hai là, nhằm tạo điều kiện để mọi người dân lao động đều được tiếp cận với những dịch vụ y tế từ cơ ban cho đến hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Mặc dù dịch vụ y tế ngày càng đắt đỏ, giá thuốc ngày càng có xu hướng tăng cao, trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại và đắt tiền, song mọi người dân đều được KCB và điều trị. - Thứ ba là, góp phần nâng cấp trang thiết bị và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở KCB và điều trị, giam nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước và cho tổ chức, cá nhân khi tham gia BHYT. Chính sách BHYT ra đời đã tích cực góp phần đam bao an sinh xã hội trong điều kiện hiện nay trên toàn cầu. 8  - Nội dung của BHYT Ban chất của BHYT là sự chia sẻ, phân tán nguy cơ và tăng nguồn tài chính cho y tế. Vì vậy chính sách này tác động hết sức tích cực đến xã hội. BHYT giúp tăng nguồn tài chính cho y tế rất lớn, góp phần tăng quy mô và chất lượng của các dịch vụ y tế để phục vụ nhân dân, đồng thời giam chi phí ngân sách đầu tư cho y tế để đầu tư cho các ngành quan trọng khác của đất nước. - Với BHYT người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống ở vùng kinh kế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn không phai lo lắng là không được chăm sóc sức khỏe khi bị ốm đau vì lý do không có tiền, kinh tế không ổn định. - Thật ra BHYT đã làm tăng tính tiếp cận các dịch vụ y tế đến với người dân, đặc biệt là trong nhóm nghèo và cận nghèo, người đang sinh sống trên địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Đây chính là biểu hiện của việc tăng tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe khi người giàu cũng như người nghèo đều có thể sử dụng các dịch vụ y tế lúc đau ốm. - Ngoài ra với việc chia sẻ nguy cơ giữa người khỏe và người ốm, giữa người giàu và người nghèo, BHYT đã thể hiện một tính nhân văn vô cùng sâu sắc cần được khuyến khích phát triển và nhân rộng.  Nguyên tắc BHYT - Chia sẻ những rủi ro giữa những người tham gia bao hiểm y tế với nhau, trên cơ sở lấy số đông bù số ít, người khoẻ hỗ trợ người đau ốm, người có kha năng đóng góp hỗ trợ người khó khăn. - Mức đóng bao hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHYT, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu vùng, mức lương cơ sở. - Mức hưởng bao hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia BHYT đúng theo quy định của pháp luật về - Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bao hiểm y tế do quỹ BHYT và người tham 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan