Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh...

Tài liệu Quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

.PDF
122
128
70

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ĐÌNH QUANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI – Năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ĐÌNH QUANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI ĐỨC HÙNG HÀ NỘI – Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn ““Quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”” là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Trần Đình Quang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CẤP HUYỆN ............................................................................................................ 8 1.1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện........................................................................................................... 8 1.2 Nội dung quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp của chính quyền cấp huyện......................................................................................................... 13 1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đấn công tác quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp cấp huyện.................................................................................... 20 1.4 Kinh nghiệm của các địa phương liên quan đến quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp ..................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TRONG THỜI GIAN QUA ......................................................................... 29 2.1 Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở thị xã điện bàn ......................................................... 29 2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn thời gian qua ............................................................................... 34 2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn................................................................................................ 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ............................................................................................... 60 3.1. Quan điểm, định hướng trong công tác quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn ....................................................................... 60 3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn ............................................................... 62 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị ......................................................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các Thầy cô tại học viện Khoa học xã hội Việt Nam. Trước tiên Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc học viện Khoa học xã hội Việt Nam, đặc biệt là khoa Kinh tế của học viện và những thầy, cô đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian học tập tại học viện. Tôi xin gửi lời biết ơn đến PGS. TS Bùi Đức Hùng đã giành nhiều thời gian hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghệp. Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là các nhà khoa học đang tham gia nghiên cứu đề tài TN18/X06 thuộc chương trình Tây Nguyên 2016-2020 do Thầy giáo PGS. TS Bùi Đức Hùng làm chủ nhiệm đã chia sẻ thông tin và giúp tôi thu thập tài liệu, thu thập thông tin, dữ liệu khảo sát trong suốt quá trình nghiên cứu. Mặc dù bản thân tôi có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót, rất mong sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để luận văn đạt kết quả cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Đình Quang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm GCN Giấy chứng nhận KSGM Kiểm soát giết mổ KT-XH Kinh tế-xã hội NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn QLNN Quản lý nhà nước SX, KD Sản xuất, kinh doanh TN&TKQ Tiếp nhận và trả kết quả TTHC Thủ tục hành chính UBMTTQVN Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VSTY Vệ sinh thú y VTNN Vật tư nông nghiệp GTNN Giá trị nhỏ nhất GTLN Giá trị lớn nhất GTXHTX Giá trị xuất hiện thường xuyên GTTB Giá trị trung bình SL Sai lệch TĐKTTN Tập đoàn kinh tế tư nhân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng bảng 1.1. 1.2. 1.3. 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. Quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch Trình tự thực hiện thủ tục cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP Nội dung thực hiện công tác KSGM, sơ chế, chế biển động vật, sản phẩm động vật Diễn biến khí hậu thị xã Điện Bàn giai đoạn 2014-2018 Một số chỉ tiêu kinh tế thị xã Điện Bàn giai đoạn 20142018 Thu – chi trong cân đối ngân sách thị xã Điện Bàn 20142018 Tốc độ phát triển và cơ cấu của ngành nông nghiệp thị xã Điện Bàn giai đoạn 2014-2018 Trang PL PL PL PL PL PL PL 2.5. Một số chỉ tiêu lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 214-2018 PL 2.6. Một số chỉ tiêu lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2014-2018 PL 2.7. Kết quả đo mức độ hài lòng về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch PL Kết quả đo mức độ hài lòng về công tác tác xây dựng, ban 2.8. hành các quy định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp PL Số hiệu Tên bảng bảng 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 Kết quả giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp thị xã Điện Bàn năm 2016,2017,2018 Kết quả đo mức độ hài lòng về công tác triển khai các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, quy định Kết quả thực hiện chính sách cơ giới hóa nông nghiệp thị xã Điện Bàn giai đoạn (2014- 2018) Kết quả thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa thị xã Điện Bàn giai đoạn (2016-2018) Đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp thị xã Điện Bàn giai đoạn 2014-2018 Trang PL PL PL PL PL 2.14. Kết quả kiểm tra KSGM và VSTY giai đoạn 2014-2018 PL 2.15. Kết quả kiểm tra VTNN giai đoạn 2014-2018 PL 2.16. Kết quả kiểm tra xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh PL 2.17. 2.18. 2.19. Kết quả đo mức độ hài lòng về công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp Đội ngũ CBCCVC QLNN về nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012-2016 Kết quả đo mức độ hài lòng về công tác tổ chức thực hiện QLNN về nông nghiệp PL PL PL DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ hình vẽ 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. Thực trạng quy trình xây dựng đề án của thị xã Điện Bàn Thực trạng quy trình xây dựng kế hoạch nông nghiệp hằng năm của thị xã Điện Bàn Quy trình xây dựng các thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn Nội dung, quy trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án ở thị xã Điện Bàn Trang PL PL PL PL Quy trình triển khai công tác kiểm tra, giám sát và xử lý 2.5. các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiêp của thị xã Điện PL Bàn 2.6. Tổ chức thực hiện QLNN trong phát triển nông nghiệp PL MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự tác động của Nhà nước ta đối với phát triển nông nghiệp từ khi tiến hành đổi mới đến nay ngày càng có hiệu quả rõ rệt. Thông qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, Nhà nước ta đã thể hiện được vai trò quản lý phát triển nông nghiệp của mình trên cả ba phương diện: định hướng sự phát triển, phân bổ nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. Nhờ sự tác động này mà có bước chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp. Đó là sự chuyển biến cả trong mô hình sản xuất kinh doanh lẫn sự đa dạng của các hình thức tiêu thụ sản phẩm, cả trong đời sống vật chất lẫn trong đời sống tinh thần của người nông dân, cả trong nguồn thu nhập lẫn sự đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Nhìn một cách khái quát, nông nghiệp nước ta đang chuyển dần sang nền sản xuất theo cơ chế thị trường. Sản phẩm nông nghiệp ngày càng trở thành hàng hoá nhiều hơn trong tổng sản phẩm nông nghiệp. Đời sống văn hoá tinh thần trong nông thôn ngày càng xích lại dần với thành thị và với toàn xã hội. Đối với cấp huyện là một cấp quản lý nhà nước dưới cấp Trung ương và cấp Tỉnh có vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện quản lý nhà nước nói chung, trong phát triển nông nghiệp nói riêng. Thời gian vừa qua, có rất nhiều sáng kiến mang tính “vượt rào”, tạo bước đột phá về thể chế quản lý, có tác động lớn đến quá trình đổi mới tư duy và phát triển ngành nông nghiệp đều xuất phát từ quản lý nhà nước cấp huyện. Điện Bàn là thị xã đồng bằng ven biển, có vị trí địa lý-kinh tế quan trọng, là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Những năm qua, với nỗ lực to lớn của các cấp, các ngành của thị xã trong công tác quản lý nhà nước (sau đây gọi tắt là QLNN) về nông nghiệp đã phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế-xã hội (sau đây gọi tắt là KT-XH) và tranh thủ nhiều nguồn lực đầu tư để đưa ngành nông nghiệp đạt được những kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng ngành nông-lâm-thủy sản năm 2018 đạt 2,98% so với năm 2017 (theo giá so 1 sánh 2010), từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH của thị xã. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp ở thị xã vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, như sản xuất manh mún, chủ yếu là sản xuất hộ gia đình; suy giảm thâm canh; tính hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tình trạng được mùa mất giá vẫn tiếp tục diễn ra, lặp đi lặp lại; thu nhập từ nông nghiệp thấp so với các ngành khác; đa phần nông dân giữ ruộng để sản xuất quảng canh, cụ thể trong năm 2018, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 0,02% so với năm 2017, diện tích đất sản xuất quảng canh chiếm 5,8%, diện tích suy giảm thâm canh chiếm 2,85%, diện tích bị bỏ hoang chiếm 0,34%{26}, và những con số này có xu hướng ngày càng tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy, bản thân trong nội bộ của ngành nông nghiệp thị xã cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt, vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này của thị xã Điện Bàn còn mờ nhạt, chưa thực sự hiệu quả, thể hiện qua các điểm sau đây: Năng lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế; Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn hạn chế, chưa gắn sản xuất với nhu cầu của thị trường, tại các xã, phường diễn ra tình trạng đầu tư vượt quy hoạch, đầu tư theo phong trào rất phổ biến; Những vi phạm phổ biến thường xuyên diễn ra như vật tư nông nghiệp giả, vi phạm an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, kháng sinh trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, trước những xu thế thay đổi chung hiện nay của ngành nông nghiệp về sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, tác động của hội nhập kinh tế và biến đổi khí hậu, đặt ra yêu cầu công tác QLNN trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn cần thiết phải được nâng cao hơn nữa. Đặc biệt với vị thế mới, được công nhận là thị xã vào năm 2015, thị xã Điện Bàn định hướng phát triển theo hướng đô thị, vì vậy yêu cầu đặt ra đối với công tác QLNN trên lĩnh vực nông nghiệp tại thị xã càng cần thiết phải được nâng cao để phù hợp với định hướng phát triển trong tình hình mới. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước trong phát 2 triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình để nghiên cứu đánh giá thực trạng, phát hiện các vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác QLNN trong phát triển nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phát triển nông nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã- hội của Việt Nam. Từ khi đất nước đổi mới đến nay, có rất nhiều các nhà khoa học đã nghiên cứu và sáng kiến nhiều công trình khoa học về vấn đề này trên nhiều phương diện khác nhau. Cụ thể: - Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững và quản lý nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp bền vững có Luận văn của Khuất Văn hợp “ QLNN nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Vĩnh phúc(2010); Luận văn thạc sĩ của Kiều Anh Vũ “ Nông nghiệp phát triển bền vững ở thành phố Cần Thơ”(2011){33}; Các luận văn này đã chỉ rõ cơ sở lý luận phát triển nông nghiệp bền vững với các yếu tố cấu thành và mốt số vấn đề cơ bản của QLNN về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp cũng như đưa ra quan điểm, các giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. - Vũ Đình Thắng (2013){17}, “Giáo trình Kinh tế nông nghiệp”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Nội dung chính là tổng quan về kinh tế nông nghiệp, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học; những nội dung cơ bản về quan hệ sản xuất trong nông nghiệp Việt Nam; Nghiên cứu những nội dung cơ bản về phát triển lực lượng sản xuất của nông nghiệp dưới giác độ kinh tế học. Tác phẩm này đi sâu trong phát triển nông nghiệp bền vững, các chủ thể kinh tế nông nghiệp, các nguồn lực và sự tác động của tiến bộ khoa học, yếu tố thị trường, chính sách phát triển cũng như QLNN trong phát triển nông nghiệp. Thể hiện rõ nhận thức lý luận về QLNN đối với phát triển nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm rõ những căn cứ, nội dung đổi mới QLNN trong phát triển nông nghiệp trước yêu cầu hội nhập. 3 - Phạm S (2015){16}, “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Tác giả Phạm S - vừa là nhà quản lý, vừa là nhà khoa học đã đúc kết thực tiễn trong quá trình chỉ đạo sản xuất, nghiên cứu khoa học, tham gia hàng chục hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế. Cuốn sách gồm tám chương, đi sâu phân tích làm sáng tỏ cơ sở khoa học về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nêu khái quát nhiều thông tin bổ ích về công nghệ cao; phân tích các chính sách ứng dụng công nghệ cao; tổ chức sản xuất quy mô hàng hóa, đặc biệt là nông sản xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao mang tính đột phá và đồng bộ; xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản; xây dựng và phát triển nông sản chủ lực quốc gia của một số nước có nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại trên thế giới. - Bùi Thanh Tuấn (2013){24}, “Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về nông nghiệp”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16. Bài viết nêu rõ sự mờ nhạt, chưa thực sự hiệu quả của vai trò QLNN trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế. - Đoàn Tranh (2012){23}, “Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2020”, Đà Nẵng. Luận án Tiến sĩ đã nêu những vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp, thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 20112020. Tóm lại, qua nghiên cứu các tài liệu liên quan, tác giả rút ra hai vấn đề cơ bản đặt ra làm cơ sở cho nghiên cứu đề tài của mình: Thứ nhất, các công trình đều có giá trị lớn về tác giả lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp và quản lý nông nghiệp cũng như đánh giá thực trạng nông nghiệp của nước ta nói chung và ở một số vùng cụ thể nói riêng; đồng thời đưa ra được những lý giải, quan điểm, những giải pháp phát triển tất cả các mặt của nông nghiệp, nông thôn; trong đó, tầm quan trọng của nông nghiệp và công tác quản lý nông nghiệp đều được các công trình thừa nhận. 4 Thứ hai, tùy theo đặc điểm, đặc thù riêng của địa phương mà có những giải pháp cho phù hợp để nâng cao công tác QLNN trong phát triển nông nghiệp, đối với thị xã Điện Bàn, một đô thị trẻ có điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp lại chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể vấn đề QLNN trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” không trùng lặp với các công trình và bài viết khoa học đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích - Nghiên cứu và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện bàn, tỉnh Quảng Nam góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn từ nay đến năm 2025. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN trong phát triển nông nghiệp trên thị xã Điện Bàn. - Phân tích, đánh giá thực trang quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn. - Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp nông nghiệp. b. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp - Không gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu ở thị xã Điện Bàn. - Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu (5 năm) từ năm 2014-2018. Đưa ra các định hướng và giải pháp; đề xuất có ý nghĩa trong những năm tới. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp như sau : - Phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử: Đề tài nghiên cứu đặt bối cảnh nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể của thị xã Điện Bàn, các xu hướng được nghiên cứu trong quá khứ được sử dụng cho việc định hướng các chính sách trong tương lai. - Phương pháp duy vật biện chứng: Nghiên cứu công tác QLNN trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Từ đó tìm nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong QLNN trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn. - Phương pháp thu thập dữ liệu: + Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua các thông tin từ Chi cục Thống kê thị xã, các báo cáo về nông nghiệp của UBND thị xã và các phòng chuyên môn của thị xã. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các kết quả đã công bố tại các luận văn, bài báo, tạp chí, giáo trình của các tác giả để phục vụ cho nghiên cứu. + Thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát 50 cá nhân, tổ chức về công tác QLNN trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn thông qua bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Các phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này là: Phân tích thống kê như phân tích chỉ số, phân tích tỷ lệ, phân tích số trung bình; phương pháp so sánh giữa các thời kỳ; phương pháp tổng hợp dữ liệu từ các nguồn định tính khác nhau; phương pháp khái quát hóa thông qua các mô hình dự báo, mô hình nhân-quả; ... 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác QLNN vận dụng tại địa phương. - Đánh giá thực trạng công tác QLNN trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn trong thời gian qua; phân tích những thành công, hạn chế và nguyên nhân. 6 - Đề xuất giải pháp tăng cường hiệu lực và hiệu quả QLNN trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn trong tương lai. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương với tên gọi như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn thời gian qua. - Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn thời gian đến. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CẤP HUYỆN 1.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước Như chúng ta đã biết thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cùng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Từ đó, có thể hiểu theo các góc độ khác nhau. Nhìn chung quản lý nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN được xem như một chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp đến hoạt động tư pháp. Như vậy, Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.{11}. 1.1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện Qua cách hiểu chung nhất về QLNN thì QLNN đối với phát triển nông nghiệp là một lĩnh vực riêng biệt, chuyên ngành của quản lý, gắn với một địa bàn cụ thể. Để có được cái nhìn chính xác và toàn diện đối với hình thực quản lý này, chúng ta cần căn cứ vào các đặc điểm và đối tượng mà lĩnh vực hướng tới. Trong phát triển nông nghiệp, các đối tượng cơ bản chính là trồng trọt, chăn nuôi và các loại hình dịch vụ nông nghiệp. Quản lý và thúc đẩy đối tượng này được thực 8 hiện bởi các cơ quan, tổ chức có chức năng được pháp luật quy định và có thẩm quyền xem xét theo góc độ quản lý tại địa phương cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố/huyện, cấp xã. Tóm lại: Quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra... của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn một huyện cụ thể nào đó đối với lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở nhận thức vai trò,vị trí và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, chuyên môn của ngành nông nghiệp để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa bàn huyện, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất.{11} 1.1.2. Chức năng quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp Một là, định hướng chiến lược cho sự phát triển nông nghiệp cho phù hợp từng giai đoạn phát kinh tế triển đất nước Nông nghiệp là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất, có vai trò nhiều mặt về kinh tế và xã hội của đất nước. Việc đảm bảo sự phát triển hài hoà cân đối của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân đòi hỏi phải xác định chiến lược phát triển của ngành phù hợp với chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở xác định chiến lược phát triển, Nhà nước cụ thể hoá thành các chương trình, các kế hoạch định hướng phát triển trung hạn và ngắn hạn hàng năm để hướng dẫn sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. các chiến lược và kế hoạch phát triển nói trên được xây dựng cụ thể cho toàn bộ nền nông-lâm-ngưnghiệp ở từng cấp trong bộ máy quản lý nhà nước. Chiến lược phát triển nông nghiệp ở nước ta từ nay đến năm 2010 được Đại hội Đảng IX (4/2001) nêu ra chủ yếu gồm: Chiến lược dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Chiến lược phát triển các vùng kinh tế; Chiến lược phát triển khoa học công nghệ; Chiến lược sản xuất và xuất khẩu,... Hai là, điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ nông nghiệp, nông thôn và giữa nông nghiệp, nông thôn với phần còn lại của nền kinh tế Trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá dựa trên trình độ xã hội hoá sản xuất hàng hoá ngày càng cao, các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ nông nghiệp 9 nông thôn cũng như giữa nông nghiệp nông thôn với phần còn lại của nền kinh tế, thậm chí với nền kinh tế khu vực và quốc tế, ngày càng phát triển rộng rãi và đa dạng. Sự hình thành và phát triển các mối quan hệ kinh tế đó có thể là phù hợp với mục tiêu của sự phát triển, lại cũng có thể không phù hợp và thậm chí xa lạ với bản chất kinh tế xã hội tốt đẹp của đất nước. Trong điều kiện như vậy, Nhà nước phải thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tếbằng các biện pháp khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đoán. Các mối quan hệ kinh tế mà Nhà nước cần điều chỉnh có nhiều loại. Có loại liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng các tài nguyên, nguồn lực như: Đất đai nguồn lực vốn góp cổ phần... Nhà nước cần điều chỉnh bằng luật sao cho sự phát triển đa dạng hoá sở hữu ở mức độ phù hợp. Có loại quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất như quan hệ hợp tác sản xuất, liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ... dưới những hình thức đa dạng khác nhau, Nhà nước cần điều chỉnh bằng cách giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi để các quan hệ này phát triển một cách tối ưu, hiệu quả. Có loại quan hệ liên quan đến lĩnh vực ăn chia phân phối, Nhà nước cần hướng dẫn để các quan hệ này được thực hiện một cách công bằng Nói tóm lại, việc quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn thực hiện chức năng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế nhằm lành mạnh hoá toàn bộ các mối quan hệ kinh tế xã hội nông thôn. Chỉ có trên cơ sở hệ thống các mối quan hệ kinh tế lành mạnh được duy trì ổn định sẽ là điều kiện thúc đẩy sự phát triển ổn định của của nông nghiệp, nông thôn. Ba là, hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ và các loại hình tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp, nông thôn phát triển. Chuyển sang kinh tế thị trường, ở nước ta kể từ tháng 4/1988 hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, kinh tế trang trại dần hình thành và phát triển.Với việc xác định lại vai trò của hộ kinh tế như vậy, hợp tác dần dần đổi mới để chuyển sang dịch vụ cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại. Trong một số doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất và chế biến thuộc sở hữu, Nhà nước thực hiện đổi mới bằng cách từng bước chuyển sang công ty cổ phần... 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan