Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo

.PDF
171
491
126

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN BÁU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN BÁU HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 34 04 10 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƢ HÀ 2. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC THÁI HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Báu Hà MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước 1.3. Đánh giá tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 2.1. Tổng quan về khu kinh tế cửa khẩu 2.2. Quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu kinh tế cửa khẩu 2.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu, bài học cho Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 8 8 12 20 22 22 33 63 79 79 3.1. Tổng quan về Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 88 3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 111 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 122 ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO 4.1. Bối cảnh mới trong và ngoài nước có ảnh hưởng đến sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 122 4.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 134 4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 134 4.4. Một số kiến nghị 148 KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 152 153 161 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN : Asscociation of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á BOT : Build Operate Transfer - Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BQL : Ban quản lý BQLCK : Ban quản lý cửa khẩu BT : Build Transfe - Xây dựng - Chuyển giao BTO : Build Transfer Operate - Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh CBTA : Cross Border Transport Agreement - Hiệp định vận tải qua biên giới EWEC : East-West Economic Corridor - Hành lang kinh tế Đông - Tây FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Free Trade Agreement - Hiệp định Thương mại tự do GMS : Greater Mekong Subregion - Tiểu vùng sông Mekong mở rộng GMS- : Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua CBTA lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng JICA : Japan International Cooperaition Agancy - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KHTKTBG : Khu hợp tác kinh tế biên giới KKT : Khu kinh tế KKTCK : Khu kinh tế cửa khẩu KKT-TM : Khu kinh tế thương mại KKTXBG : Khu kinh tế xuyên biên giới KTM : Khu thương mại KT-XH : Kinh tế xã hội NAFTA : North - South Economic Corridor - Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ ODA : Official Development Assistance - Viện trợ phát triển chính thức PPP : Public Private Partner - Đối tác công tư QLNN : Quản lý Nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân USD : United States Dollar - Đô la Mỹ XNC : Xuất, nhập cảnh XNK : Xuất, nhập khẩu WB : World Bank - Ngân hàng thế giới WTO : World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ Trang Bảng 3.1: Đánh giá đất xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Bảng 3.2: 81 Cơ cấu bố trí nhân sự quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trước và sau khi hợp nhất hai Ban quản lý Bảng 3.3: Số liệu xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 Bảng 3.4: 86 102 Các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2010-2015 103 Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu và thu ngân sách của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 Hình 3.1: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Hình 3.2: 99 82 Quy hoạch phân khu chức năng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 90 Sơ đồ 2.1: Nội dung quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu 59 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo 87 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khu kinh tế cửa khẩu thường được xác định là một không gian kinh tế nhất định có đ c tính gắn với cửa khẩu biên giới đất liền; được hình thành và phát triển dựa trên nhiều chính sách đ c thù riêng biệt nhằm khai thác tối đa lợi thế sẵn có, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư, mở rộng giao lưu kinh tế qua biên giới, phát triển thương mại và các loại hình dịch vụ, gắn với xây dựng và phát triển tình hữu nghị ổn định, bền vững về chính trị giữa hai nước có chung biên giới, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), đ c biệt là bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Việt Nam, từ năm 1996, Chính phủ đã cho phép thí điểm chính sách phát triển đầu tiên ở Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, đến nay cả nước đã có 26 KKTCK được thành lập ở 21 tỉnh có biên giới đất liền. Quá trình hình thành và phát triển các KKTCK trong những năm qua đã đem lại những tác động lan toả rõ rệt, làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên và giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước láng giềng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Các KKTCK cũng đã thu hút một lượng lớn dân cư đến làm ăn, sinh sống, tạo thành những khu dân cư tập trung, những đô thị biên giới, làm tăng tiềm lực kinh tế quốc phòng tại tuyến biên giới, góp phần củng cố an ninh quốc phòng. Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nằm trên trục Quốc lộ 8, một trong những trục giao thông quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và hoạt động kinh tế đối ngoại với Lào và các nước láng giềng. Trước năm 1998, khu vực cửa khẩu Cầu Treo là vùng núi hoang vu, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội đ c biệt khó khăn. Từ năm 1998 khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm một số chính sách ưu đãi về đầu tư và thương mại nên bước đầu đã 2 kích thích được phát triển kinh tế, thương mại, cơ sở hạ tầng được cải thiện; tuy nhiên các kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn. Đến năm 2007, KKTCK quốc tế Cầu Treo được chính thức thành lập với nhiều chính sách ưu đãi hơn về đầu tư, thương mại, thuế, đất đai, tín dụng... Nhờ những động lực có được từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ và sự tăng cường phối hợp quản lý nhà nước (QLNN) đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, KKTCK này đã đạt được những kết quả khá quan trọng, những năm gần đây kim ngạch xuất, nhập khẩu (XNK) đạt bình quân khoảng 200 triệu USD/năm; xuất, nhập cảnh (XNC) trên 600.000 người/năm; thu ngân sách khoảng 200 tỷ đồng/năm; nhiều dự án cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, bước đầu đã tạo ra diện mạo đô thị miền núi tương đối khang trang; đã thu hút được một lượng lớn người dân từ miền xuôi lên định cư và làm ăn (từ khoảng 1,3 vạn người (năm 1998) đến nay đã tăng lên khoảng 03 vạn người), thu nhập và đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, an ninh quốc phòng được giữ vững; sự giao lưu, hợp tác toàn diện về văn hóa, kinh tế với Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan được tăng cường. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trở thành một trong 09 KKTCK trọng điểm của cả nước, hiện đang được Chính phủ lựa chọn để ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy vậy, kết quả đạt được trong những năm qua của KKTCK quốc tế Cầu Treo vẫn chưa chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chưa đáp ứng được kỳ vọng như những mục tiêu đã đề ra. Quản lý nhà nước đối với KKTCK này còn nhiều m t hạn chế như: Tổ chức bộ máy QLNN đối với KKTCK nhiều bất cập, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng chuyên ngành tại KKTCK chưa thực sự thống nhất và hiệu quả, nhất là sau khi sáp nhập ban quản lý (BQL) Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào ban quản lý khu kinh tế (KKT) tỉnh; Việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KKTCK còn nhiều vướng mắc nhưng chậm được khắc phục; Việc điều hành, quản lý các hoạt động XNK, XNC, đầu tư 3 xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại vào KKTCK kết quả chưa cao,... Vì thế, đến nay nền sản xuất ở KKTCK này vẫn còn ở trình độ thấp, lạc hậu và nơi đây vẫn là khu vực miền núi đ c biệt khó khăn; tăng trưởng kinh tế và việc làm trong KKTCK những năm gần đây liên tục sụt giảm, thu nhập và đời sống của người lao động còn g p nhiều khó khăn. M t khác, bối cảnh quốc tế và trong nước như: Việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới của Việt Nam đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, bao gồm cả các chính sách kinh tế, thương mại biên giới; Sự mở rộng các hoạt động của Tiểu vùng sông Mê-kông ảnh hưởng quan trọng đến phát triển của KKTCK; Yêu cầu đ t ra từ nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước trong giai đoạn mới và quan điểm, mục tiêu quy hoạch phát triển các KKTCK Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII cũng đã đ t ra mục tiêu xây dựng KKTCK quốc tế Cầu Treo đến năm 2020 trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ lớn phía Tây của tỉnh, là cửa ngõ giao thương với các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây;... Bối cảnh đó vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi nhưng cũng đ t ra không ít khó khăn, thách thức trong QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo như: Yêu cầu phát triển nhanh cơ sở hạ tầng KKTCK trong điều kiện NSNN còn eo hẹp; Phải xây dựng được các chính sách ưu đãi đ c biệt đảm bảo kích thích phát triển KKTCK (vốn là địa bàn đ c biệt khó khăn) một cách có hiệu quả nhưng không trái các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA); Các vấn đề về an ninh, chính trị, xã hội cần phải giải quyết; Sự cạnh tranh của các KKTCK khác để lọt vào danh sách KKTCK được Chính phủ ưu tiên đầu tư;... Những thuận lợi cũng như các hạn chế, khó khăn, thách thức nêu trên đã đ t ra những yêu cầu mới trước QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo trong thời gian tới. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo" để làm luận án Tiến sĩ. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN đối với KKTCK, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để tìm khoảng trống nghiên cứu. - Hệ thống hóa, bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK trong bối cảnh hiện nay dưới góc nhìn của chuyên ngành quản lý kinh tế. - Khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với KKTCK trong nước (Khu KTTM đ c biệt Lao Bảo và KKTCK Cha Lo) để rút ra bài học kinh nghiệm cho KKTCK quốc tế Cầu Treo. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là hoạt động quản lý nhà nước (cấp tỉnh) đối với khu kinh tế cửa khẩu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước (cấp tỉnh) đối với khu kinh tế cửa khẩu. Chủ thể quản lý là chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan quản lý trực thuộc. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh. - Về thời gian: Luận án khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng 5 QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015. Các giải pháp chủ yếu cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở u n và phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời có tiếp thu và kế thừa các phương pháp luận nghiên cứu hiện đại chuyên ngành quản lý kinh tế. Phương pháp tiếp cận chủ yếu của luận án là từ góc độ hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan cấp tỉnh đối với KKTCK, đ t trong khung khổ chính sách quốc gia và lợi ích vùng để xem xét. Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh, kết hợp với phân tích, tổng hợp,... nhằm hệ thống hóa, có bổ sung phát triển các vấn đề về cơ sở lý luận QLNN đối với KKTCK. Để có thêm các thông tin, tư liệu nhằm đánh giá thực trạng về QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, Nghiên cứu sinh đã khảo sát các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các phương pháp được sử dụng cụ thể trong các chương như sau: Chương 1, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp hệ thống hóa, phân tích để đánh giá về quan điểm của các học giả trong nước cũng như trên thế giới về QLNN đối với KKT nói chung và KKTCK nói riêng. Qua đó, rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu cũng như các vấn đề cần nghiên cứu bổ sung và nghiên cứu mới về QLNN đối với KKTCK. Các tài liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài được thu thập và hệ thống hóa theo các mảng vấn đề chính như nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu, về hợp tác kinh tế biên giới, về KKT, khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) hay những công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Chương 2, chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận logic để hệ thống hóa và luận giải, bổ sung, phát triển những vấn đề cốt lõi về 6 cơ sở lý luận QLNN đối với KKTCK dưới góc nhìn của chuyên ngành quản lý kinh tế. Đồng thời, sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với một số KKTCK khác trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Nhiệm vụ chủ yếu của chương này là xác định được khung phân tích của đề tài, vì vậy việc hệ thống hóa và phát triển các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn là hết sức cần thiết. Dựa trên việc phân tích đánh giá so sánh các nhân tố tác động ảnh hưởng đến QLNN đối với KKTCK, luận án đã tiến hành tổng hợp, suy luận logic để định hình khung khổ lý thuyết. Chương 3, luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp khảo sát, thu thập số liệu (thông qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các cán bộ của Ban quản lý và các lực lượng chức năng tham gia quản lý tại KKTCK quốc tế Cầu Treo; thu thập một số tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý tại KKTCK quốc tế Cầu Treo; thời gian khảo sát là giai đoạn 2012-2015, có cập nhật bổ sung thêm một số thông tin đến năm 2016), trên cơ sở đó phân tích tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh đối chiếu, suy luận logic nhằm đánh giá về QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015. Các thông tin được xử lý s được thể hiện thông qua các bảng, biểu, đồ thị và hình v . Trong chương này của luận án, nguồn thông tin chủ yếu lấy từ: (i) Thông tin khoa học trong các công trình nghiên cứu về QLNN đối với KKT và KKTCK trong và ngoài nước; (ii) Thông tin và số liệu thống kê của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý cấp Trung ương, cấp tỉnh Hà Tĩnh, đ c biệt là của Ban quản lý và các lực lượng chức năng tại KKTCK quốc tế Cầu Treo. Chương 4, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, xây dựng khung logic để xác định các quan điểm về QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo và đề xuất các định hướng, các giải pháp QLNN đối với KKTCK này đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Dựa trên các hạn chế được phát hiện ở chương 3, luận án tiến hành xây dựng cây mục tiêu theo khung logic để từ đó xác định hệ mục tiêu tầm nhìn và giải pháp khắc phục. 7 5. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của u n án Một là, hệ thống hoá và xây dựng được khung phân tích về QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK dưới góc nhìn của chuyên ngành quản lý kinh tế. Hai là, trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với KKTCK ở một số địa phương, đã chọn lọc được những kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo một cách có hiệu quả. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN cấp tỉnh đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng, chỉ ra những thành công, những hạn chế, bất cập chủ yếu trong thực tế QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo. Bốn là, luận án đề xuất được hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 6. Kết cấu của u n án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƢỚC NGOÀI Biên giới đất liền luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với mỗi quốc gia, vì vậy các hoạt động ở khu vực này bao gồm cả các hoạt động về kinh tế, thương mại và an ninh… cũng đ c biệt được chú trọng. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, hội thảo, báo cáo… về đề tài phát triển kinh tế cửa khẩu ở ngoài nước, dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu Toward a New Frontier, Improving the U.S. - Canadian Border [67] (Hướng đến một biên giới mới, cải thiện khu vực cửa khẩu Mỹ-Canada, Sands, Christopher, Viện Brookings). Bài viết của Tiến sĩ Christopher Sands (là một thành viên cao cấp tại Viện Hudson, chuyên về mối quan hệ Mỹ Canada và hội nhập kinh tế khu vực Bắc Mỹ) đề cập đến Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ năm 1994 (NAFTA) đã từng trở thành nền tảng cho sự thống nhất về kinh tế và chính trị giữa ba quốc gia từ việc phát triển thương mại giữa hai bên biên giới Mỹ - Canada và Mỹ - Mexico, những tác động quan trọng của việc phát triển thương mại đối với các cộng đồng xung quanh khu vực biên giới. Christopher Sands đã phân tích thực trạng quản lý biên giới của Mỹ và Canada, chỉ ra các bất cập, hạn chế và nguyên nhân trên ba m t: Khu vực biên giới; Hoạt động của con người ở khu vực biên giới; và thẩm quyền quản lý, sự chồng chéo giữa pháp lý liên Bang và địa phương liên quan đến cải cách chính sách biên giới. Từ đó, tác giả đã đề xuất các cải cách để các bên liên quan ở cả hai nước hoạch định chính sách, xây dựng một mô hình quản lý mới để khu vực biên giới của Mỹ và Canada hoạt động có hiệu quả và an toàn hơn như: Kiểm tra và phân cấp quản lý biên giới ở mức độ lớn hơn, phân bổ nguồn lực một cách linh hoạt hơn, thiết lập các điều kiện thuận lợi đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của các hoạt động ở khu vực biên giới mà không phạm đến quyền lợi an 9 ninh quốc gia... Các chính sách này được thực thi s tạo nên sự đồng thuận biên giới mới của bao gồm các bên liên quan ở cả hai bên biên giới, hướng tới giải quyết nhanh chóng hầu hết các mối quan tâm về biên giới của các bên liên quan nhằm tăng sức cạnh tranh của cả hai quốc gia. The Cross Border Economies of Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam (Các nền kinh tế biên giới của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam) [68]. Đây là nghiên cứu trong khuôn khổ dự án mạng lưới phát triển (DAN) được điều phối bởi Viện Phát triển nguồn Campuchia (CDRI) do Quỹ Rockefeller tài trợ, với sự đóng góp của các viện nghiên cứu phát triển hàng đầu tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, nhóm tác giả gồm: KAS Murshid và Sokphally (Trung Tâm nghiên cứu cao cấp - Viện Phát triển nguồn Campuchia, Phnom Penh); Leeber Leebouapao, bà Phonesaly Souksavath, bà Phetsamone Sone, ông Souphith Darachanthara và ông Vanthana Norintha (Trung tâm Thống kê Quốc gia - Viện nghiên cứu kinh tế (Neri), Viêng Chăn); Worawan Chandoevwit, Yongyuth Chalamwong và Srawooth Paitoonpong (Viện Tài nguyên Phát triển Thái Lan - TDRI); Nguyễn Thị Kim Dung (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế (CIEM), Hà Nội); Cù Chi Lợi (Viện Kinh tế, Hà Nội). Nghiên cứu này đã giới thiệu một cách tổng quát kinh tế biên giới các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam (CLTV), các chính sách và các thỏa thuận thương mại biên giới, các biện pháp tạo thuận lợi và chi phí giao dịch cho hàng hóa, phương tiện và người qua cửa khẩu các nước CLTV, cấu trúc và hoạt động thương mại cũng như các tác động đối với phúc lợi của hộ gia đình, đ c biệt là những người sống dọc theo khu vực biên giới các nước này. Cả bốn quốc gia đều xác định phát triển kinh tế biên giới là rất quan trọng. Thái Lan với tầm nhìn lớn về phát triển kinh tế biên giới và tham vọng biến mình thành một trung tâm kinh tế khu vực. Việt Nam coi phát triển kinh tế qua biên giới như một chiến lược quan trọng, đã thành lập và ban hành các chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu dọc biên giới của mình. Campuchia và Lào nhận thức được vị trí chiến lược của họ giữa hai quốc gia lớn hơn là Việt Nam và Thái Lan, mong muốn mở rộng tiếp cận thị trường trong khu vực. Mỗi quốc gia đã thiết lập các cơ hội mới để biên giới trở nên cởi mở hơn. 10 Tuy nhiên, cả bốn nước này đều đang hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, đồng thời cũng nhận thức rất rõ về sự cần thiết để xây dựng một cách hiệu quả nền kinh tế thị trường cạnh tranh trên cơ sở lợi thế so sánh của quốc gia mình. Thương mại qua biên giới ngày càng được xem như là một phương tiện để thúc đẩy hội nhập khu vực và là một cách để chuẩn bị cho nhiều chính sách kinh doanh tự do hơn, cởi mở hơn, ví dụ như là thành viên của ASEAN, AFTA, APEC và WTO. Kinh nghiệm cho thấy đến nay một số nước (như Việt Nam) đã coi trọng phát triển kinh tế cửa khẩu và và đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Regional Economic Impacts of Cross - Border Infrastructure: A General Equilibrium Application to Thailand and Lao PDR (Tác động kinh tế của cơ sở hạ tầng xuyên biên giới: Mô hình cân bằng với Thái Lan và Lào) [71]. Trong bài viết này, các tác giả đã sử dụng mô hình cân bằng để nghiên cứu tác động về kinh tế của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới giữa Lào và Thái Lan đối với sự phát triển của thương mại. Các tác giả đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới đường cao tốc trong việc thúc đẩy dòng hàng hóa lưu thông cũng như thu hút đầu tư nước ngoài ở các nước Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng (GMS). Phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu có thể làm giảm thời gian trung chuyển hàng hóa và giảm các phát sinh chi phí tại cửa khẩu. Bài viết tập trung phân tích các lợi ích kinh tế từ cây cầu quốc tế thứ hai (cầu Hữu Nghị II) bắc qua dòng sông Mê-kông giữa tỉnh Mukdahan của Thái Lan và tỉnh Savannakhet ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Từ đó, các tác giả đã chỉ ra rằng: cơ sở vật chất tại các cửa khẩu (hạ tầng cửa khẩu) không chỉ giảm chi phí vận chuyển mà còn tiết kiệm thời gian qua sông, giảm nhiều chi phí cho người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho phát triển du lịch không chỉ giữa Thái Lan và Lào mà còn cả đối với giữa Thái Lan và Việt Nam (quá cảnh qua Lào). Ngoài ra, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cửa khẩu đúng đắn s tạo điều kiện để thu hút các ngành công nghiệp vào khu vực cửa khẩu, tạo công ăn việc làm, gia tăng các sản phẩm cũng như thu nhập cho người dân ở khu vực cửa khẩu, góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói… 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hợp tác kinh tế biên giới Cross Border Economic zone Roadmap-Developing Cross-Border Economic Zones Between the PRC and Viet Nam (Lộ trình khu kinh tế xuyên biên giới - phát triển các khu kinh tế xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam) [69], là báo cáo kỹ thuật trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển châu Á về "Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam". Dự án này nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động về Hành lang kinh tế Bắc - Nam bằng cách phát triển các KKT xuyên biên giới tại Hà Khẩu - Lào Cai và Bằng Tường - Đồng Đăng, dọc theo biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Báo cáo này đã nghiên cứu hiện trạng và phân tích các xu hướng phát triển thương mại song phương cũng như thương mại biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hiện trạng phát triển KT-XH và các đ c điểm của khu vực hai bên các c p cửa khẩu Hà Khẩu - Lào Cai và Bằng Tường - Đồng Đăng. Đồng thời phác thảo về mô hình KKT xuyên biên giới, các khái niệm và luận giải lý do tại sao nên phát triển các KKT xuyên biên giới, coi đây là một cách hữu hiệu để thu hút đầu tư nhất là từ khu vực kinh tế tư nhân vào khu vực biên giới vốn đang còn rất khó khăn, đ c biệt các KKT xuyên biên giới s góp phần quan trọng vào việc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi các hành lang giao thông thành hành lang về dịch vụ hậu cần và hành lang kinh tế. Từ đó đề xuất việc thành lập hai KKT xuyên biên giới Hà Khẩu - Lào Cai và Bằng Tường - Đồng Đăng cũng như các giải pháp và lộ trình để hình thành và phát triển hai KKT xuyên biên giới này. Institutional Development and Capacity Building - developing crossborder economic zones between the PRC and Viet Nam (Phát triển thể chế và tăng cường năng lực - Dự án Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung quốc và Việt Nam) [70]. Đây là báo cáo của chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật trong khuôn khổ dự án Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ. Chủ trì là Robert L. Wallack, chuyên gia tư vấn quốc tế, Hoa Kì; Người hỗ trợ là Wei Zhaohui, chuyên gia tư vấn Trung Quốc và Nguyễn Anh Thu, chuyên gia tư vấn của Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu các kinh nghiệm về hợp tác kinh tế cửa khẩu ở châu Âu, Bắc Mĩ 12 và châu Á, thực trạng quản lý Khu kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam, và đưa ra một khung thể chế sơ bộ của KKT xuyên biên giới. Bằng nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng việc xây dựng KKT xuyên biên giới đóng vai trò quan trọng để thu hút đầu tư và cải thiện cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dọc theo hai hành lang kinh tế Bắc - Nam và tiểu vùng sông Mekông mở rộng. Các vấn đề nổi bật nhất của bản báo cáo này là: - Kinh nghiệm của quốc tế cho phát triển KKT xuyên biên giới. - Đề xuất các thể chế cho các KKT xuyên biên giới trong giai đoạn đầu tiên, trong đó lấy việc xây dựng các cảng cạn là trọng tâm của thể chế. Việc phát triển các KKT xuyên biên giới cần hình thành hai loại thể chế: thể chế chiến lược, và thể chế vận hành. - Mối quan hệ thương mại Việt - Trung có tiềm năng tiếp tục tăng trưởng, nhưng cần được hai bên cùng lập kế hoạch tại cửa khẩu để cân bằng thương mại tại khu vực cửa khẩu và cân bằng sự phát triển đô thị. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC Năm 2011 đánh dấu 20 năm hình thành và phát triển các KCN, KCX và KKT ở nước ta, trong đó có KKTCK. Để tiếp tục phát huy có hiệu quả vai trò của khu vực này vào quá trình phát triển của đất nước, Chính phủ đã chỉ đạo tổng kết, đánh giá đầy đủ và toàn diện quá trình xây dựng và phát triển KCN, KCX, KKT trong 20 năm qua, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, định hướng phát triển KCN, KCX, KKT trong giai đoạn tới. Vì vậy, thời gian gần đây chủ đề về KKT, KKTCK thu hút được khá nhiều chuyên gia, học giả tham gia nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Một số công trình tiêu biểu như: 1.2.1. Những nghiên cứu về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế Đề tài Khu kinh tế tự do - Những vấn đề lý luận và thực tiễn của Cù Chi Lợi [30]. Theo tác giả, Khu kinh tế tự do là một khái niệm có nội hàm rộng chỉ một khu vực địa lý có áp dụng những chính sách đ c biệt nhằm thu hút đầu tư và khuyến khích xuất khẩu bao gồm khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, đ c khu kinh tế,... Dù cho tên gọi và chức năng của 13 khu có khác nhau, khu kinh tế tự do luôn là một công cụ kinh tế quan trọng được nhiều nước sử dụng nhằm tạo ra động lực phát triển cho một khu vực hay toàn bộ nền kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã sử dụng công cụ kinh tế này một cách mạnh m với nhiều KCX, KTK, KKTCK được hình thành, và hàng loạt KCN được xây dựng. Tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu đang xóa bỏ những khoảng trống áp dụng chính sách và vì vậy tương lai của các KKT đang dần bị thu hẹp. Các công cụ thuế quan và phi thuế quan không còn nhiều tác dụng, các chính sách ưu đãi tạo dựng các "thiên đường doanh nghiệp" cũng trở thành khá phổ thông, các KKT đang "lan tràn" khắp các nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, nhiều câu hỏi đ t ra cho chiến lược xây dựng KKT tự do của Việt Nam rằng liệu mô hình khu kinh tế tự do như vẫn áp dụng xưa nay còn hữu hiệu trong bối cảnh toàn cầu hóa hay không? Mô hình KKT tự do trong bối cảnh toàn cầu hóa s như thế nào? Và, Việt Nam có thể xây dựng KKT tự do được hay không? Đề tài tập trung vào trả lời các câu hỏi trọng tâm trên bằng việc tổng kết các kinh nghiệm quốc tế, thực tế phát triển của Việt Nam, và qua đó đưa ra một mô hình KKT tự do phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh riêng có của Việt Nam. Đề tài Xây dựng các KKT mở và đặc KKT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Võ Đại Lược [32]. Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu xây dựng các KKT mở và đ c KKT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là: Làm rõ tiêu chí của KKT mở, đ c KKT, KKT tự do trong điều kiện mới trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của một số nước châu Á; Đánh giá thực trạng xây dựng các KKT mở, KKT tự do, đ c KKT hiện nay ở Việt Nam. Quan điểm của chính sách mở và xây dựng định hướng phát triển các KKT mở, KKT tự do, đ c KKT ở Việt Nam đến năm 2020. Một số cơ sở lý thuyết về chính sách mở cửa các vùng ven biển và KKT tự do. Đề xuất các thể chế cho các KKT tự do ở Việt Nam. Cuốn Các khu kinh tế tự do ở Dubai, Hàn Quốc và Trung Quốc của Võ Đại Lược [31]. Cuốn sách này tác giả chủ yếu giới thiệu một số khu kinh tế của Dubai, Hàn Quốc và Trung Quốc, có sự nghiên cứu so sánh: Trung quốc đã xây dựng các khu kinh tế tự do rất đa dạng từ cuối những năm 90 của thế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan