Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố ...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố đông nam bộ

.PDF
28
625
107

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ KIM VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀNH CHÍNH CÔNG HÀ NỘI, 2017 2 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS. TS Trần Văn Giao 2. TS. Đào Đăng Kiên Phản biện 1: .......................................................... .......................................................... Phản biện 2: .......................................................... .......................................................... Phản biện 3: .......................................................... .......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Hành chính quốc gia Vào hồi ...... giờ......., ngày....... tháng........ năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Hành chính quốc gia 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới kể cả những nước đang phát triển hay những nước phát triển cao. Cụ thể ở cấp quốc gia FDI có vai trò: kích thích công ty khác tham gia đầu tư, góp phần thu hút viện trợ phát triển chính thức, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó tăng thêm tỷ lệ huy động vốn trong nước, FDI góp phần đáng kể trong việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đối với các quốc gia chậm và đang phát triển ngoài các vai trò nêu trên, FDI còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. FDI còn có vai trò tích cực trong việc góp phần giải quyết việc làm và quan trọng hơn cả là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các nước chậm và đang phát triển. Số lượng lao động có việc làm và chuyên môn cao ở trong nước ngày càng tăng, và điều cơ bản mà FDI đã làm được đó là không chỉ nâng cao tay nghề mà còn thay đổi tư duy và phong cách lao động theo kiểu công nghiệp hiện đại, là lực lượng tiếp thu chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiến bộ. Đối với các đơn vị hành chính lãnh thổ cấp tỉnh FDI cũng có vai trò đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo chiều hướng phát triển dịch vụ, công nghiệp có tỷ trọng lợi nhuận cao. FDI cũng góp phần thay đổi lớn “ bộ mặt” của các địa phương bằng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cùng các nhà máy xí nghiệp trong đó, cơ sở hạ tầng của địa phương cũng được phát triển, bên cạnh đó FDI còn có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò quan trọng đối với các quốc gia nói chung và các đơn vị hành chính cấp tỉnh FDI cũng bộc lộ nhiều mặt trái của quá trình đầu tư đặc biệt đối với các nước chậm và đang phát triển. Ô nhiễm môi trường đáng báo động và tham vọng chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI không thành là hồi chuông cảnh báo cho chính sách thu hút FDI thiếu cẩn trọng. An ninh trật tự xã hội và các vấn đề có liên quan đến truyền thống đạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc, phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền, vấn đề bóc lột, vấn đề giai cấp …phát sinh. Chính vì vậy không thể thiếu được vai trò của Nhà nước trong quản lý FDI. Trên đây là lý do mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện quản lý nhà nước đối với FDI. Bên cạnh vai trò quản lý FDI của Nhà nước không thể không đề cập đến vai trò quản lý FDI của các chính quyền địa phương cấp tỉnh. Tùy theo thể chế nhà nước của các quốc gia, chính quyền địa phương cấp tỉnh có các mức độ khác nhau về quyền tự chủ trong quản lý xã hội, nhưng nhìn chung đều phải tuân thủ khung pháp luật, chính sách của trung ương. Tuy nhiên phần 4 lớn chính quyền trung ương không bao quát được hết lãnh thổ quốc gia và để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chính quyền địa phương được thành lập và thực hiện chức năng quản lý công trong phạm vi địa phương trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có FDI. Vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với FDI rất quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo sự hợp tác và liên kết với nhau trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có trên địa bàn lãnh thổ của các doanh nghiệp FDI. Cụ thể: trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, lâm sản, hải sản,…), khai thác và sử dụng điều kiện tự nhiên ( như đất đai, thời tiết, sông hồ, bờ biển, thềm lục địa…); sử dụng nguồn nhân lực; xử lí chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái; sử dụng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cung ứng điện nước, bưu chính viễn thông…) trong đó rất quan trọng là vai trò quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường của chính quyền cấp tỉnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì các doanh nghiệp FDI trên địa bàn lãnh thổ phát sinh nhiều mối quan hệ như trên nên đòi hỏi phải có sự tổ chức, điều hòa và phối hợp hoạt động của chúng, đòi hỏi phải có sự kiểm tra, thanh tra, giám sát để đảm bảo FDI đạt hiệu quả cao trên địa bàn lãnh thổ. Trên đây là những lý do quan trọng cần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với FDI của chính quyền cấp tỉnh góp phần đạt hiệu quả cao trong quản lý nhà nước đối với FDI trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Tổng kết 25 năm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy FDI đã khẳng định vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này được thể hiện qua đóng góp của FDI vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế. Điểm đáng lưu ý là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đi liền với xuất hiện nhiều sản phẩm công nghiệp mới, có giá trị gia tăng cao. Khu vực có vốn nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, bên cạnh khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước [17,Tr 2]. Thành tựu của FDI đã phản ánh những thành công của công tác quản lý nhà nước đối với FDI đó là: - Nhà nước đã từng bước hoàn thiện khung pháp luật về FDI và khung pháp lý của các lĩnh vực có liên quan đến FDI như luật về FDI ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, được sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào năm 1992, 1996, 2005, 2014, mỗi lần sửa đổi, bổ sung đều hoàn thiện hơn môi trường FDI ở Việt Nam. Bên cạnh đó pháp luật có liên quan đến FDI như đất đai, môi trường, chuyển giao khoa học, công nghệ, pháp luật về lao động và thuế cũng được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cùng làm hoàn thiện hơn môi trường FDI ở Việt Nam. - Thực hiện xây dựng và tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với FDI theo hướng tinh gọn, đồng bộ và thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Công tác tổ chức thực hiện qui định pháp luật về FDI cũng đạt nhiều thành tự đáng kể gắn với công cuộc cải cách hành chính ở nước ta. 5 Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phân theo quy hoạch vùng lãnh thổ theo quyết định số 910/1997/QĐTTg. Theo quyết định này khu vực Đông Nam Bộ bao gồm các địa phương có địa giới hành chính và vị trí địa kinh tế nằm trong không gian kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước. Theo Cục đầu tư nước ngoài [192], trong năm 2015 vùng thu hút được 663 dự án cấp mới và 287 dự án tăng vốn với tổng số vốn cả đăng ký cấp mới và tăng vốn là 7,79 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đầu tư so với cả nước và là vùng dẫn đầu đầu tư nước ngoài năm 2015. Các thành công về FDI nêu trên là kết quả của các chủ trương, chính sách, qui định pháp luật đúng đắn mà Trung ương ban hành cùng với những thành công trong quản lý nhà nước của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ. Một số thành công trong quản lý FDI của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ cụ thể như sau: - Công tác ban hành các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, tổ chức thực hiện các Luật, nghị định do Trung ương ban hành về lĩnh vực FDI phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương kịp thời. - Công tác tổ chức thực hiện các qui định, chính sách về FDI năng động, sáng tạo - Tư duy của các nhà lãnh đạo tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ rất rõ ràng, quyết tâm trong thu hút FDI. Bên cạnh những thành công đạt được trong FDI ở nước ta thời gian qua, những hạn chế của quá trình này cũng bộc lộ khá rõ nét như sự phân bố các dự án FDI chưa đồng đều trong vùng Đông Nam Bộ; Quy mô các dự án đầu tư không lớn; các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là khai thác khoáng sản; Về mặt kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI “ lỗ giả, lãi thật”, trốn thuế làm thất thu thuế của Nhà nước; hiện tượng nợ xấu và chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng gia tăng; các vấn đề ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu …phát sinh tại các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ . Hạn chế, bất cập của hoạt động FDI không thể không có liên quan đến hạn chế, bất cập của hoạt động QLNN đối với FDI, cụ thể như sau: - Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến FDI còn thiếu và chưa đồng bộ Việc đảm bảo các yếu tố của cơ sở hạ tầng phục vụ thu hút FDI của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như chưa tạo điều kiện tốt để dòng vốn ĐTNN phát huy hiệu quả. - Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI còn nhiều bất cập. - Chưa thực hiện tốt công tác phối hợp trong quản lý FDI giữa sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, ủy ban nhân dân tỉnh trong xét duyệt các dự án đầu tư gây khó khăn, chậm trễn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó trong các qui định hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách về FDI của chính quyền các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ còn 6 qui định về “các trường hợp đặc biệt” khi xét duyệt các dự án FDI dễ dẫn đến tiêu cực trong quản lý FDI. Tình trạng quan liêu, hách dịch, tham nhũng vẫn còn tồn tại trong quản lý FDI tại các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, về công nghệ, về lao động đặc biệt về thuế của cơ quan chức năng các tỉnh, thành phố vùng Đông nam bộ đối với các doanh nghiệp FDI còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều sai phạm lớn của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua, như vụ việc của công ty Vê đan ở Đồng Nai. - Đông Nam Bộ là một vùng kinh tế năng động đặc biệt trong lĩnh vực FDI, tuy nhiên sự liên kết giữa các địa phương, ví dụ về giao thông, hệ thống thoát nước, về môi trường... để có được một môi trường đầu tư thuận lợi hơn nhằm thu hút FDI còn rất hạn chế, thậm chí còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương để lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài... Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nói trên bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức, trình độ, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức, nguyên nhân khách quan xuất phát từ tiềm lực, xuất phát điểm về kinh tế của đất nước ta còn thấp cộng thêm các yếu tố lịch sử, văn hóa... Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài luận án Tiến sỹ :“Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh , thành phố Đông Nam Bộ” là phù hợp với chuyên ngành đào tạo và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề về lý luận và thực tiễn có liên quan đến quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp tỉnh tại một số tỉnh, thành phố Đông nam bộ nhằm xây dựng những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố Đông nam bộ hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích nêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở khoa học về QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh. - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về hoạt động QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và rút ra một số bài học cho hoạt động QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ, nơi dẫn đầu cả nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm những kết quả đạt được, hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. 7 - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh , thành phố Đông Nam bộ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Về lý luận Đối tượng nghiên của luận án là những vấn đề về lý luận về QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan trực tiếp như: các lý thuyết về FDI, khái niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng, nội dung quản lý nhà nước đối với FDI tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, kinh nghiệm QLNN của chính quyền cấp tỉnh đối với FDI tại một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. 3.1.2. Về thực tiễn Đối tượng nghiên cứu về thực tiễn của hoạt động QLNN về FDI tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về không gian nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ, bao gồm các tỉnh, thành phố sau đây: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước. 3.2.2. Về thời gian nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu QLNN về FDI tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ trong gia đoạn từ 2005 đến năm 2014. Ngoài ra, một số nội dung trong luận án được phân tích với số liệu cập nhật đến năm 2015. 3.2.3. Về nội dung nghiên cứu của luận án Theo tác giả, Nội dung QLNN đối với FDI nói chung hay của chính quyền cấp tỉnh cũng diễn ra trong 3 giai đoạn khác nhau sau đây: - QLNN trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư nước ngoài ( giai đoạn trước khi nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư ) - QLNN trong giai đoạn cấp GCN đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài - QLNN giai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI ( giai đoạn sau khi các nhà đầu tư nước ngoài được cấp GCN đầu tư ) Trong phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung của luận án, tác giả xin phép chỉ đề cập tới hoạt động QLNN của chính quyền cấp tỉnh đối với FDI trong 2 giai đoạn: giai đoạn cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài và giai đoạn triển khai dự án FDI là giai đoạn sau khi các nhà đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư. 8 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 4.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Tác giả đã hệ thống hóa và bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về hoạt động FDI, về hoạt động quản lý FDI, vấn đề QLNN về FDI của chính quyền cấp tỉnh, vấn đề liên kết vùng trong FDI, cụ thể như sau: Trong luận án tác giả đã đưa ra nhiều cách tiếp cận với hoạt động FDI: khái niệm của Ngân hàng thế giới ( WB ) , khái niệm của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD; tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng; Bên cạnh nghiên cứu về FDI, luận án còn nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động QLNN đối với FDI nói chung và QLNN đối với FDI tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh của quốc gia trong đó có đề cập đến vấn đề liên kết vùng. Trong luận án tác giả cũng nghiên cứu kinh nghiệm QLNN của chính quyền cấp tỉnh đối với FDI tại một số quốc gia qua đó đúc rút những bài học kinh nghiệm về QLNN đối với FDI của một số quốc gia Châu Á và trên thế giới nhằm bổ sung vào lý luận QLNN đối với FDI tại vùng Đông Nam bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận nêu trên về mặt lý luận, luận án còn đề cập tới những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với FDI để làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Tác giả khảo sát các vấn đề nói trên về không gian: tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông nam bộ, đây cũng là một điểm mới trong luận án, bởi vì các nhà khoa học trước đó nghiên cứu thu hút FDI (không phải nghiên cứu QLNN) tại một địa phương nào đó như Nghệ An, Vĩnh Phúc...hoặc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Chưa tác giả nào nghiên cứu QLNN đối với FDI tại các tỉnh, thành phố vùng Đông nam bộ, thêm nữa trong luận án tác giả phân tích khá kỹ lưỡng về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động FDI trên phạm vi cả nước nói chung và ở một số tỉnh, thành phố Đông nam bộ nói riêng, nghiên cứu toàn diện về hai mặt ưu điểm và hạn chế trong liên kết các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ. Tác giả cho rằng về thực tiễn luận án có thể được sử dụng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng về kinh tế, về quản lý kinh tế, tại các trường Chính trị tỉnh, thành phố. Luận án có thể được sử dụng cho các nhà nghiên cứu về các vấn đề có liên quan quan trong luận án sau này, luận án cũng có thể được sử dụng tham khảo trong một số cơ quan QLNN tại vùng Đông Nam Bộ trong hoạch định các chính sách, ban hành các văn bản quản lý trong lĩnh vực quản lý FDI. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trong luận án tác giả sử dụng các phương pháp sau đây: 9 - Phương pháp hệ thống hóa: phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài QLNN đối với FDI và trong phần cơ sở lý luận của luận án, nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó xác định được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động FDI tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ của luận án ( chương 3 ), trên cơ sở khung lý thuyết tác giả đã xây dựng ở chương 2. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thống kê và so sánh: phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng ở chương 3 của luận án. - Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được sử dụng để thẩm vấn và kiểm nghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia đầu ngành quản lý về FDI, cũng như các nhà hoạch định chính sách đối với FDI nói riêng. Những kinh nghiệm, gợi ý, của các chuyên gia sẽ rất hữu ích cho tác giả trong quá trình đưa ra những giải pháp ở chương 4. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ Chương 4: Quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh của các tác giả ngoài nước 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung của các tác giả trong nước 10 1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh của các tác giả trong nước 1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NÓI CHUNG VÀ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH NÓI RIÊNG, CÁC KHOẢNG TRỐNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẦN NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 1.2.1. Đánh giá chung các công trình đã công bố về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và của chính quyền cấp tỉnh nói riêng 1.2.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa được đề cập tới trong các nghiên cứu nêu trên 1.2.3. Định hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Với sự nghiên cứu và nhìn nhận bản chất của FDI, tác giả cho rằng: đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là một hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do các pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư. 2.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.2.Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.2.1. Phân loại theo hình thức thâm nhập 2.1.2.2. Phân loại theo quy định của pháp luật Việt Nam 2.1.2.3. Phân loại theo các cấp hành chính 2.1.3. Tính tất yếu khách quan của đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.4. Tác động tích cực và tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1.4.1.Đối với nước đi đầu tư a. Tác động tích cực: b. Tác động tiêu cực 2.1.4.2.Đối với nước nhận đầu tư a. Tác động tích cực 11 b. Tác động tiêu cực 2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH 2.2.1. Tổng quan về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh 2.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước Tóm lại có thể hiểu “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội theo ý chí của Nhà nước” 2.2.1.2. Khái niệm chung về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ những phân tích trên về FDI, về QLNN, có thể nói “quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ khác nhau tác động tới đối tượng quản lý để đảm bảo cho lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vận động, phát triển đạt được mục tiêu đã xác định” 2.2.1.3. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2.2. Quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh 2.2.2.1. Quan niệm về đơn vị hành chính cấp tỉnh Như vậy, có thể hiểu: “ chính quyền cấp tỉnh là hệ thống các cơ quan được Nhà nước thành lập hoặc thừa nhận nhằm thực hiện hoạt động quản lý trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trên địa bàn và lợi ích của nhà nước.” 2.2.2.2. Khái niệm và các chức năng quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh Từ các vấn đề lý luận nêu trên tác giả đã mạnh dạn đưa ra kái niệm sau đây: “Quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh là quá trình nhà nướ, chính quyền địa phương cấp tỉnh sử dụng các công cụ khác nhau tác động tới đối tượng quản lý thuộc thẩm quyền để đảm bảo cho lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh vận động, phát triển đạt được mục tiêu đã xác định của nhà nước nói chung và của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh nói riêng” hay có thể hiểu “QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nước ngoài nói riêng nhằm đạt được các mục tiêu nhất định của nhà nước nói chung và của cộng đồng dân cư 12 trên địa bàn tỉnh nói riêng”. 2.2.2.3. Nội dung của quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh a. Xây dựng và ban hành pháp luật cụ thể hóa, hướng dẫn hoạt động QLNN đối với FDI trên địa bàn tỉnh của các chính quyền cấp tỉnh. b. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh c. Tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh d. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đ. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh. 2.2.2.4. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH 2.3.1. Chiến lược phát triển nền kinh tế quốc gia và chất lượng công tác quy hoạch của địa phương 2.3.2. Chất lượng của văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của địa phương 2.3.3. Tổ chức và hiệu lực tổ chức thực hiện những văn bản pháp luật về QLNN đối với FDI cấp tỉnh 2.3.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh trong QLNN đối với FDI cấp tỉnh 2.3.5. Công tác thanh tra và kiểm tra trong QLNN đối với FDI của chính quyền cấp tỉnh 2.3.6. Cơ chế hợp tác quốc tế của địa phương 2.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh của một số quốc gia trên thế giới 2.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 2.4.1.2. Kinh nghiệm của Singapore 13 2.4.1.4. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 2.4.2. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm quản lý của các quốc gia về FDI cho các vùng kinh tế và các tỉnh, thành phố ở Việt Nam 2.4.2.1. Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư 2.4.2.2. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư: 2.4.2.3. Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư: 2.4.2.4. Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ 2.4.2.5. Các chính sách ưu đãi về dịch vụ: 2.4.2.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng 2.4.2.7. Coi trọng đầu tư cho giáo dục: 2.4.2.8. Cải thiện sự liên kết vùng giữa các đơn vị hành chính có sự tương đồng nào đó về phát triển kinh tế KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài một xu thế lớn trong phát triển kinh tế ở các khu vực và toàn cầu. Các quốc gia dù phát triển, đang pháp triển hay chấm phát triển đều không đứng ngoài xu thế này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nhiều tác động tích cực, xong cũng có những tác động tiêu cực đến các quốc gia chính vì vậy các quốc gia đều thực hiện quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính khách quan đó là để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước các chính quyền trung ương đều phân cấp cho các địa phương quản lý những lĩnh vực, phạm vi phù hợp, thêm vào đó bất kỳ một dự án FDI vào quốc gia đều đều sẽ triển khai tại dịnhđịa bàn của địa phương nhất định và điều đó làm phát sinh hoạt động quản lý nhà nước về FDI của chính quyền cấp tỉnh. Chương 2 của luận án đã khái quát nhất các vấn đề cơ bản về FDI, đặc biệt nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với FDI của chính quyền cấp tỉnh: về khái niệm, vai trò, chức năng, các tiêu chí đánh giá, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với FDI của chính quyền cấp tỉnh. Chương 2 cũng phân tích khái quát một số bài học của Trung Quốc, các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông của Trung Quốc trong quản lý nhà nước đối với FDI; một số bài học của Singapo, của Thái Lai, của Malaixia về quản lý nhà nước đối với FDI của chính quyền cấp tỉnh. Các vấn đề lý luận nêu trên về quản lý nhà nước đối với FDI của chính quyền cấp tỉnh nêu trên sẽ là Các cơ sở khoa học để nghiên cứu các nội dung tiếp theo của luận án. Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ. 14 3.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ 3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ 1 Thành phố Hồ Chí Minh 2 Bà Rịa Vũng Tàu Bà Rịa 2 3 Bình Dương Thủ Dầu Một 1 4 Bình Phước Ðồn g Xoài 5 Ðồng Nai Biên Hòa 1 6 Tây Ninh Tây Ninh 1 19 5 2.095 7.162.864 3.419 6 1.982,2 996.682 503 4 4 2.695,5 1.481.550 550 3 8 6.857,3 873.598 127,4 1 9 5.903,940 2.486.154 421 8 4.029,6 1.066.513 264,6 Nguồn: wikipedia 3.1.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố Đông Nam bộ Bảng 3.2.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Đông Nam bộ ( Tính đến tháng 12/2014, chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Địa phương Số dự án Vốn đầu tư ( triệu USD ) 1 TP. Hồ Chí Minh 5271 38275,8 2 Đồng Nai 1241 21645,4 3 Bình Dương 2513 20086,4 4 Bà Rịa – Vũng Tàu 303 26810,2 5 Tây Ninh 236 2754,8 6 Bình Phước 128 956,2 9692 110,528,8 Toàn vùng 15 Cả nước 17768 252,716,0 Nguồn: Tổng cục thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bảng 3.3. Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo địa phương trong vùng Đông Nam bộ so với cả nước (giai đoạn 2005 – 2015) Địa phương Số dự án % Tổng vốn đầu tư % Vốn pháp định % Vốn đầu tư thực hiện % TP Hồ Chí Minh 30,19 23,40 23,87 22,13 Đồng Nam 11,45 14,99 13,75 14,22 Bình Dương 18,44 9,98 9,94 7,05 Bà rịa – Vũng tàu 2,05 7,61 7,10 4,41 Tây Ninh 0,13 0,75 0,75 1,37 Bình Phước 0,16 0,14 0,13 0,33 Toàn vùng 63,84 59,08 57,36 50,44 100 100 100 100 Cả nước Nguồn Cục xúc tiến Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 3.1. Tỷ trọng vốn FDI đổ vào Vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2015 Bình Phước; 4,7% Tây Ninh; 5,2% % TP Hồ Chí Minh; 26,9% BR - VT; 9,5% Bình Dương; 20,8% Đồng Nai; 22,1% Nguồn Cục xúc tiến Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2014 theo lĩnh vực 16 % 7,5% 3% 2,3% 7,5% CN chế biến chế tạo KD bất động sản 8,9% Xây dựng 70,8% Y tế và trợ giúp XH DV lưu trú và ăn uống Lĩnh vực khác Nguồn Cục xúc tiến Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Một số đánh giá, nhận xét về tình hình FDI tại vùng Đông Nam bộ thời gian qua ( 2005 đến 2014 và một số số liệu 2015 ) Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng vốn FDI vào vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2014 theo quốc gia % 3,50 6,20 26,30 12,10 Hàn Quốc Singapore Hồng Kong 12,20 Nhật Bản 19,30 Đài Loan Anh Nguồn: Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3.2.1.2. Các quy định pháp luật khác có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài a. Quy định pháp luật về thuế b. Quy định pháp luật về đất đai c. Quy định pháp luật về môi trường d. Quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ đ. Quy định pháp luật về lao động 17 3.2.1.3. Thực trạng xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ 3.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố Đông nam bộ 3.2.2.3. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh ở nước ta Biểu đồ 3.5 Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh Nguồn: UBND thành phố Hồ Chí Minh 3.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ. 3.2.3.1. Thực trạng tổ chức thực hiện các qui định pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài Bảng 3.5. Tình hình cấp phép và thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế Đông Nam bộ (tính đến tháng 12/2015) TT Địa phương Đã thực Đang hiện 01 BR- VT 02 triển khai Chưa Thu hồi Tổng triển khai phép cộng 137 19 3 6 165 Bình Dương 1.313 76 91 25 1.505 03 Bình Phước 48 6 04 Đồng Nai 702 42 05 TP.HCM 2.370 54 119 27 890 8 8 2.386 18 07 Tây Ninh Toàn vùng 116 11 13 4 144 4.848 161 239 70 5318 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các Khu chế xuất – khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bảng 3.6. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ Tỉnh, TP Năm TP Hồ Đồng Nai Chí Minh Bình BR – Dương Vũng Tàu Tây Ninh Bình Phước 2008 13 15 2 12 56 32 2009 16 18 2 8 28 42 2010 23 25 5 19 33 36 2011 20 9 10 6 25 8 2012 13 9 19 21 57 39 2013 10 40 30 39 11 35 2014 4 42 27 24 19 38 2015 6 37 25 18 16 54 Nguồn: http://www.pcivietnam.org/ 3.2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư a. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về thuế Biểu đồ 3.6.Thứ tự nộp NSNN của các doanh nghiệp FDI theo địa phương Nguồn: Tổng cục thuế b. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về đất đai Bảng 3.7. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và mặt bằng kinh doanh 19 Năm Số ngày trung bình Doanh nghiệp để nhận được FDI nắm giữ GCNQSDĐ (sau khi GCNQSDĐ (%) nộp đơn) GCNQSDĐ do Đối tác liên doanh nắm giữ (%) Thuê đất từ người có GCNQSDĐ (%) Doanh nghiệp FDI đặt tại KCN (%) Câu hỏi D4=1 D4=3 D4=2 D2 2011 28.86 6.32 64.82 46.86 2012 26.1 1.79 72.12 51.23 2013 27.31 42.5 2.86 69.83 48.2 2014 37.25 30 4.26 58.49 49.58 D4.2 Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường c. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường d. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về chuyển giao công nghệ đ. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về lao động 3.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực FDI tại một số tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ 3.2.4.1. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra 3.2.4.2. Thực trạng khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo a. Tình hình khiếu nại, tố cáo b. Giải quyết khiếu nại, tố cáo 3.2.4.3. Thực trạng vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật a. Tình hình vi phạm pháp luật a. Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ 3.2.5. Thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông nam bộ. 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ Hoạt động quản lý nhà nước đối với FDI giai đoạn 2005 – 2014 có những ưu điểm, những hạn chế nhất định, tác giả xin phép được khái quát như sau: 3.3.1. Ưu điểm 3.3.1.1. Ưu điểm trong công tác xây dựng và ban hành pháp luật cụ thể hóa, hướng dẫn hoạt động quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ. 20 a. Ưu điểm trong công tác xây dựng và ban hành quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư. b. Ưu điểm trong công tác xây dựng và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Ưu điểm trong công tác xây dựng và ban hành quy định pháp luật về thuế Ưu điểm trong công tác xây dựng và ban hành Quy định pháp luật về đất đai Ưu điểm trong công tác xây dựng và ban hành Quy định pháp luật về môi trường Ưu điểm trong công tác xây dựng và ban hành quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ Ưu điểm trong công tác xây dựng và ban hành quy định pháp luật về lao động c. Ưu điểm trong công tác xây dựng và ban hành pháp luật cụ thể hóa hướng dẫn hoạt động quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính quyền một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ 3.3.1.2. Ưu điểm trong công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ 3.3.1.3. Ưu điểm trong tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài a. Ưu điểm trong công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ b. Ưu điểm trong tổ chức thực hiện các quy định pháp luật sau khi các nhà đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư Đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật về đất đai Đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật về thuế Đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật về chuyển giao công nghệ Đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật về môi trường Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về lao động 3.3.1.4. Ưu điểm trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ 3.3.1.5. Ưu điểm trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông nam bộ. 3.3.2. Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam bộ 3.3.2.1. Hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành pháp luật a. Hạn chế trong công tác xây dựng và ban hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan