Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nƣớc chdcnd lào h...

Tài liệu Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh luang prabang nƣớc chdcnd lào hiện nay

.PDF
121
267
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ HOUAVANG YONGKOUACHEUXA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LUANG PRABANG NƢỚC CHDCND LÀO HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ HOUAVANG YONGKOUACHEUXA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LUANG PRABANG NƢỚC CHDCND LÀO HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60.34.04.03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐỖ THỊ KIM TIÊN HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả HOUAVANG YONGKOUACHEUXA LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Đỗ Thị Kim Tiên, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành Luận văn này. Để hoàn thành Luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Kim Tiên, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và cán bộ của Học viện Hành chính quốc gia, nhất là cán bộ Khoa sau đại học - Học viện Hành chính quốc gia, của Lãnh đạo Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như Sở Công Thương và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Luang Prabang và đồng nghiệp. Ngƣời viết luận văn HOUAVANG YONGKOUACHEUXA MỤC LỤC MỞ ĐẦU: ....................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI .......................................................................... 10 1.1. Những vấn đề cơ bản về thƣơng mại .......................................... 10 1.1.1. Khái niệm về thƣơng mại ............................................................ 10 1.1.2. Hoạt động thƣơng mại ................................................................. 13 1.2. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại tại cấp tỉnh ........................... 16 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ............................... 16 1.2.2. Chức năng của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ................................................................................... 26 1.2.3. Sự cần thiết khách quan trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của chính quyền cấp tỉnh ............................................................. 30 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc của chính quyền cấp tỉnh đối với hoạt động thƣơng mại .......................................................................... 32 1.3. Các yếu tố chi phối hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của chính quyền cấp tỉnh ............................................................................................... 36 1.3.1. Các yếu tố khách quan ................................................................. 36 1.3.2. Các yếu tố chủ quan..................................................................... 39 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại của một số tỉnh, thành trong nƣớc và quốc tế ............................................................... 41 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của tỉnh Viêng Chăn nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào............................... 41 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại của thành phố Hồ Chí Minh nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam................ 42 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại tại các tỉnh, thành ..................................................... 46 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI TẠI TỈNH LUANG PRABANG ........................................................ 49 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Prabang . 49 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân số ....................................................... 49 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Prabang ..................... 51 2.2. Tình hình thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại tại tỉnh Luang Prabang .................................................................................... 61 2.2.1. Thực trạng hoạt động thƣơng mại tại tỉnh Luang Prabang ........ 61 2.2.2. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại tại tỉnh Luang Prabang giai đoạn 2011-2015 ........................................................ 64 2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại tại tỉnh Luang Prabang ............................................................................ 72 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang ................................................... 72 2.3.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh tỉnh Luang Prabang ............................................................... 74 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................ 79 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LUANG PRABANG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ....... 82 3.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang....................................................... 82 3.1.1. Định hƣớng của Bộ Công Thƣơng - Lào giai đoạn 2016-2020 .. 82 3.1.2. Kế hoạch phát triển thƣơng mại tại Lào ...................................... 83 3.1.3. Phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại của tỉnh Luang Prabang .. 86 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang ............................................................. 89 3.2.1. Xây dựng chính sách phù hợp để phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh .......................................................................................... 89 3.2.2. Sửa đổi, bổ sung, tuyên truyền, phổ biến văn bản quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ....................................................................... 92 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ - công chức quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng mại trên địa bàn tỉnh ................................................................................................. 94 3.2.4. Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan chức năng, triển khai quản lý thƣơng mại hiệu ......................................................................... 98 3.2.5. Hoàn thiện hoạt động đăng ký kinh doanh................................ 101 3.2.6. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thƣơng mại ............. 104 3.2.7. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm .............................................. 106 3.2.8. Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại .............................................................. 107 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang ....................... 108 3.3.1. Đối với Chính phủ nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân Lào .............. 108 3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Luang Prabang................... 109 KẾT LUẬN .................................................................................................. 110 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN AFTA : Khu vực thƣơng mại mậu dịch tự do APEC : Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng ASEAN : Tổ chức các hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXHKH : Chủ nghĩa xã hội khoa học GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GMP : Hƣớng dẫn thực hành sản xuất tốt HACCP : Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HĐND : Hội đồng nhân dân ICT : Công nghệ thông tin và truyền thông ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế KH-CN : Khoa học - công nghệ KT-XH : Kinh tế - xã hội NDCM : Nhân dân cách mạng PCCC : Phòng cháy chữa cháy QLNN : Quản lý nhà nƣớc TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTTM : Trung tâm thƣơng mại UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc WTO : Tổ chức thƣơng mại thế giới VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm XHCN : Xã hội chủ nghĩa XTTM : Xúc tiến thƣơng mại MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thƣơng mại là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng. Hoạt động thƣơng mại bao gồm nhiều hình thức nhƣ trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ thƣơng mại và các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhằm mục đích sinh lời. Trong quá trình tiến hành các hoạt động thƣơng mại, chủ thể kinh doanh một mặt tạo ra lợi ích cho chính mình, mặt khác đã tạo ra lợi ích cho toàn nền kinh tế, nhƣ việc làm cho ngƣời lao động, xuất khẩu thu ngoại tệ, đóng thuế cho ngân sách Nhà nƣớc và thúc đẩy tăng trƣởng. Trong điều kiện thế giới ngày càng rút ngắn ranh giới giữa các quốc gia, thị trƣờng rộng mở do quá trình hội nhập và phát triển, để khai thác lợi thế thông qua hoạt động thƣơng mại, Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đã tiến hành công cuộc đổi mới. Cũng nhƣ Việt Nam và các nƣớc trong khu vực, CHDCND Lào đã chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng. Qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng nhân dân cách mạng (NDCM) Lào khởi xƣớng và lãnh đạo, bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1986) đã mở đƣờng cho một thời kỳ phát triển mới, thừa nhận kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nƣớc, CHDCND Lào cũng đã định hƣớng phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ trƣơng hội nhập và phát triển kinh tế đã đƣợc đặt ra từ năm 1986, theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố có tác động lớn đến hoạt động thƣơng mại của một nƣớc, kể cả về cơ hội và thách thức. Mặc dù vậy, hầu hết các quốc gia đều không thể đứng ngoài quỹ đạo hội nhập nếu muốn có cơ hội phát triển kinh tế. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là nƣớc đã nhận thức đƣợc đầy đủ ý 1 nghĩa của vấn đề, tích cực hội nhập vào các tổ chức ASEAN, WTO, APEC, AFTA. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm 2001 của Đảng NDCM Lào đã đề ra chƣơng trình cải cách hành chính và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của nhà nƣớc đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành, trong đó có thƣơng mại nhằm thực hiện mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của CHDCND Lào đến năm 2020. Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng trong những năm qua, hoạt động thƣơng mại và quản lý thƣơng mại đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, QLNN đối với thƣơng mại tại Lào cũng còn nhiều hạn chế. Biểu hiện của những hạn chế đó là chƣa đảm bảo chính sách định hƣớng, chƣa có chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại. Đồng thời, quá trình tổ chức thực hiện, chƣa kiểm soát chặt chẽ hoạt động thƣơng mại của các thành phần kinh tế tham gia. Hoạt động của các thành phần kinh tế đã phát triển nhanh chóng, nhƣng không đồng đều giữa các vùng, miền và còn mang tính tự phát, thị trƣờng nông thôn, miền núi hầu nhƣ bị bỏ trống. Từ khi trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại quốc tế (WTO) tháng 10 năm 2012 đến nay, hoạt động thƣơng mại của CHDCND Lào đã bộc lộ những hạn chế ngày càng rõ. Tỷ lệ tăng trƣởng thấp, trong khi hoạt động thƣơng mại tại các địa phƣơng còn khai thác ở dƣới mức tiềm năng. Xét ở tầm vĩ mô, Nhà nƣớc Lào còn thiếu các phƣơng thức hỗ trợ phát triển thực tế, cũng nhƣ thiếu một hành lang pháp lý cần thiết cho việc tiến hành các hoạt động thƣơng mại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, trong đó Lào còn thiếu thông tin cho việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách hợp lý, nhất là không cập nhật đƣợc thông tin về các hoạt động thực tế của các thị trƣờng thƣơng mại hiện đại. Trong thực tế, cơ chế quản lý của nhà nƣớc còn nặng về bảo hộ thƣơng mại, thị trƣờng kém tính thông thoáng, bên cạnh hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động thƣơng mại vẫn chƣa rõ nét. Để tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình hội nhập, thúc đẩy phát triển kinh 2 tế thì CHDCND Lào cần phải có những chính sách mới để vƣợt qua những khó khăn đang gặp phải. Những khó khăn đó chính là sự hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại hiện nay. Luang Prabang là tỉnh miền núi nhƣng có cả nông thôn và đô thị, hoạt động thƣơng mại có sự đan xen, hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, Luang Prabang còn có vị trí địa lý rất thuận lợi là đƣờng qua giữa các tỉnh miền Trung với các tỉnh miền Bắc, có nhiều tiềm năng để phát triển thƣơng mại. Tuy nhiên, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong thực tiễn nhƣ: Công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thƣơng mại còn nhiều bất cập so với thực tế; Việc xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại thƣờng xuyên thay đổi, thiếu tính ổn định; Việc tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng hệ thống thông tin và xúc tiến thƣơng mại kém hiệu quả; Công tác tổ chức đăng ký kinh doanh còn rƣờm rà, phức tạp, nhiều thủ tục, gây chậm trễ; Hoạt động xúc tiến thƣơng mại thiếu tính chuyên nghiệp và phối hợp chƣa hiệu quả; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về thƣơng mại còn nhiều yếu kém; Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công chức quản lý hoạt động thƣơng mại chƣa theo kịp thực tế. Bên cạnh đó, mặc dù là một tỉnh có điều kiện phát triển du lịch, là đầu mối buôn bán hàng hóa, nhƣng Luang Prabang chƣa có chính sách hợp lý để khai thác lợi thế của địa phƣơng về hoạt động thƣơng mại, tăng thu ngân sách, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế cho tỉnh. Mỗi năm tỉnh đón hàng trăm nghìn lƣợt khách đến du lịch. Chỉ tính riêng năm 2014-2015, tỉnh đã đƣợc đón khoảng 600.000 lƣợt khách du lịch, trong khi có nhiều điểm du lịch chƣa khai thác hết. Thực tế, Luang Prabang còn nhiều hang động đẹp nhƣng đƣờng xá khó đi, phƣơng tiện giao thông hạn chế, thiếu tàu thuyền đi lại trên sông để tham quan hang động. Các dịch vụ đi kèm còn yếu nhƣ thiếu khách sạn có chất lƣợng, phong cách phục vụ và dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, quảng bá giới thiệu làng nghề truyền thống và sản phẩm làng nghề để bán cho khách du lịch, cũng 3 nhƣ khu mua sắm chƣa đƣợc quy hoạch, quản lý tốt. Bên cạnh đó, tỉnh dồi dào về nguồn lao động nhƣng lại thiếu lao động đáp ứng yêu cầu công việc, tiếng Anh và tính chuyên nghiệp còn kém, thiếu sự quan tâm đào tạo. Không chỉ hạn chế trong tầm nhìn, trong hỗ trợ phát triển du lịch, về thủ tục hành chính cho hoạt động thƣơng mại còn rƣờm rà, mất nhiều thời gian để một doanh nghiệp hoạt động thƣơng mại đƣợc ra đời, cản trở đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ. Các hành vi không tuân thủ pháp luật, tranh chấp thƣơng mại còn kéo dài, xử lý thiếu triệt để. Vì lẽ đó, tác giả luận văn đã chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại tại CHDCND Lào và tại Việt Nam là vấn đề đã đƣợc nhiều đề tài và bài viết nghiên cứu dƣới dạng chuyên đề, đƣợc đăng tải trên các báo, tạp chí và một số công trình nghiên cứu khác nhƣ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỹ nhƣ sau: - Luận văn với đề tài: “Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” (2006) của Kham Kâng Phiu Van Na là công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò, mối quan hệ và tác động của hoạt động thƣơng mại và thực trạng QLNN đối với hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất các giải pháp chủ yếu đổi mới QLNN đối với hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo trong những năm tiếp theo. - Nghiên cứu về “Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại ở thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” (2007), trong luận văn của mình, tác giả Tích Lítđa Vông đã phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại và đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại. Tuy nhiên, những giải pháp này đều xuất phát từ điều kiện thực tiễn của Thủ đô Viêng Chăn, nơi có mức độ giao dịch thƣơng mại lớn, với tính chất đa dạng và phức tạp hơn các địa phƣơng khác. 4 - Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Nguyễn Minh Đức (2007), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là công trình nghiên cứu đã phân tích chức năng, vai trò và thực trạng QLNN đối với hoạt động thƣơng mại, du lịch ở tỉnh Sơn La trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung QLNN đối với hoạt động thƣơng mại, du lịch của tỉnh Sơn La trong thời gian tới. - Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế về “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” (2010) của Đặng Thế Kiên, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là đề tài phân tích nội dung QLNN về thƣơng mại trong nền kinh tế thị trƣờng. Tác giả cũng đã phân tích về những đòi hỏi khách quan phải đổi mới và thực trạng QLNN đối với hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Trong luận văn thạc sĩ quản lý công với đề tài "Quản lý nhà nước về hoạt động thương mại dịch vụ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” (2011), tác giả Dƣơng Thành Phụng đã đi sâu phân tích những đặc điểm, nguyên tắc hoạt động thƣơng mại dịch vụ, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện QLNN về hoạt động thƣơng mại dịch vụ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, đề tài“Quản lý nhà nước về thương mại ở Thành phố Đà Nẵng” (2013) của Bùi Văn Quang, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã phân tích sự cần thiết, các nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng QLNN về thƣơng mại ở thành phố Đà Nẵng, từ đó đã đề ra giải pháp để nâng cao hiệu lực QLNN về thƣơng mại ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. 5 - Đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế“Quản lý nhà nước về thương mại ở tỉnh Khăm Muôn, CHDCND Lào” (2013) của Khăm Pheo Sải Pạ Đít, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào cũng có những nghiên cứu liên quan đến QLNN về thƣơng mại. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc đối với QLNN về thƣơng mại và thực trạng những kết quả đạt đƣợc và những mặt còn tồn tại trong QLNN về thƣơng mại ở tỉnh Khăm Muôn, từ đó đề xuất định hƣớng và giải pháp quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở tỉnh Khăm Muôn trong những năm tới. - Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội” (2014) của Hoàng Trọng Quyết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã phân tích đặc điểm, nội dung và các nhân tố tác động và thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại của quận Ba Đình. Trên cơ sở đó tác giả đánh giá về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại ở quận và đƣa ra định hƣớng và giải pháp hoàn thiện QLNN về thƣơng mại trên địa bàn quận. - Trong bài “Tính cấp thiết của quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” (2014), tác giả Vi Lay Sẳn Tị Vông đăng trên Tạp chí nghiên cứu lý luận chính trị - hành chính đề cập đến sự cần thiết của QLNN đối với hoạt động thƣơng mại, thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Trong bài “Quản lý thương mại ở Thủ đô Viêng Chăn” (2015) của tác giả Khăm Phu Văn La Xa Chắc đăng tại Tạp chí nghiên cứu lý luận chính trị hành chính đã đi sâu phân tích về tầm quan trọng của quản lý thị trƣờng, hàng giả - hàng lậu, hàng hóa hết hạn sử dụng. Bài viết còn đề cập đến thực trạng, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại trong hoạt động thƣơng mại ở Thủ đô Viêng Chăn. Từ đó đề xuất những định hƣớng phát triển thƣơng mại và một số giải pháp hoàn thiện quản lý thƣơng mại ở Thủ đô Viêng Chăn. 6 Mặc dù, các công trình đã đề cập đến những khía cạnh nhất định của quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại, nhƣng chƣa có công trình nào đề cập đến quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại tại tỉnh Luang Prabang. Vì lẽ đó, tác giả luận văn chọn đề tài “Quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” là không trùng với bất cứ đề tài nào đã nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Trên cơ sở hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề khoa học về QLNN đối với thƣơng mại, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang, luận văn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với thƣơng mại tại tỉnh Luang Prabang đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030. Nhiệm vụ: - Làm rõ bản chất của thƣơng mại, các hoạt động thƣơng mại chủ yếu, những lý do phải quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại và những nội dung Nhà nƣớc cần quản lý. - Phân tích thực trạng QLNN về thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang trong giai đoạn 2011-2015; đánh giá những kết quả đạt đƣợc, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang. - Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện QLNN về thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang giai đoạn 2016 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại ở tỉnh Luang Prabang, trong đó tập trung vào nghiên cứu cơ chế chính sách thƣơng mại, công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại tại tỉnh. 7 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trong phạm vi tỉnh Luang Prabang, từ năm 2010 đến năm 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào. - Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phƣơng pháp luận đã nêu trên, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp: tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê để giải quyết các vấn đề đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề khoa học về thƣơng mại, hoạt động thƣơng mại, làm rõ bản chất của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại. - Luận văn đánh giá đầy đủ những thành tựu và hạn chế, xác định nguyên nhân của những hạn chế nhằm đƣa ra những căn cứ xác đáng và giải pháp cho những yếu kém thực tế của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại tại Luang Prabang. - Bên cạnh việc chỉ ra những nguyên nhân yếu kém, luận văn góp phần đƣa ra ý tƣởng về việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang, đồng thời gợi ý cho các tỉnh khác thuộc CHDCND Lào có điều kiện tƣơng tự vận dụng nhằm thúc đẩy phát triển thƣơng mại. - Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc, đồng thời là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạt động thực tiễn, nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và gợi mở những vấn đề cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn 8 Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang nƣớc CHDCND Lào Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Luang Prabang nƣớc CHDCND Lào. 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THƢƠNG MẠI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm thƣơng mại Thƣơng mại là một trong những hoạt động cơ bản của các chủ thể kinh tế, đƣợc hình thành và phát triển khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế chƣa phát triển, các hoạt động sản xuất tự nhiên, nhỏ lẻ có thể thúc đẩy hình thành một số giao dịch dƣới dạng hàng đổi hàng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân, gia đình, lúc đó chƣa có các hoạt động thƣơng mại. Kinh tế có thể phát triển ở những nấc thang cao hơn, nhƣng trong điều kiện của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp cũng chƣa đủ để tạo ra các giao dịch có tính thƣơng mại theo đúng nghĩa. Trong nền kinh tế này, các giao dịch mua, bán chủ yếu đƣợc diễn ra giữa một bên là Nhà nƣớc, với bên kia là ngƣời dân. Nhà nƣớc thành lập ra các doanh nghiệp của họ để sản xuất và cung ứng hàng hóa cho nhau và cho nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân, cũng nhƣ Chính phủ. Các doanh nghiệp của Nhà nƣớc cung cấp những thứ họ sản xuất đƣợc (theo giá Nhà nƣớc xác định), không theo nhu cầu luôn mở rộng của ngƣời mua. Trong một nền kinh tế mà hoạt động mua và bán không phản ánh đúng quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, thiếu tính cạnh tranh thì chƣa có hàng hóa. Do đó, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung - nền kinh tế hiện vật, chỉ xuất hiện khái niệm thƣơng nghiệp, phân phối theo tem phiếu. Khi Nhà nƣớc thừa nhận phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các quy luật cung - cầu, cạnh tranh và giá trị đƣợc vận hành, tạo ra các giao dịch gắn với mục đích sinh lời. Lúc này, giá của các sản phẩm sản xuất ra đem giao dịch, mua bán trên thị trƣờng sẽ do nhà cung cấp và ngƣời mua quyết định. Trong một nền kinh tế mà mục đích của nhà sản xuất là làm ra những sản phẩm để bán nhằm tìm kiếm lợi nhuận, đó là nền kinh tế hàng hóa. Giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa là kinh tế thị trƣờng. Trong nền kinh tế này, hàng hóa đƣợc phân phối tới tay ngƣời tiêu 10 dùng bằng các hình thức khác nhau. Quá trình từ sản xuất đến phân phối, cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng, cả nhà sản xuất và các lực lƣợng trung gian bán hàng đều tìm kiếm lợi nhuận, đƣợc gọi chung là hoạt động kinh doanh thƣơng mại. Kinh doanh và thƣơng mại là hai khái niệm gần nhau nhƣng không đồng nhất với nhau, có một số nội dung để phân biệt. Theo Từ điển tiếng Việt, “kinh doanh” đƣợc hiểu là tổ chức sản xuất, buôn bán sao cho sinh lời [29]. Trong Đại Từ điển tiếng Việt thì: “Kinh doanh là tổ chức buôn bán để thu lời lãi” [15, Tr 947]. Luật Doanh nghiệp Việt Nam quy định “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số, hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lời” [13, Điều 4]. Bên cạnh các khái niệm về kinh doanh, khái niệm thƣơng mại cũng đƣợc tiếp cận dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong cuốn sách Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại, tác giả Thân Danh Phúc cho rằng: “Thƣơng mại hay hoạt động thƣơng mại là một loại hoạt động kinh tế, bao gồm hoạt động mua bán hàng hóa của thƣơng nhân, hoạt động mua các yếu tố đầu vào và bán sản phẩm hàng hóa ở đầu ra của nhà sản xuất, hoạt động mua hàng hóa của ngƣời tiêu dùng và các dịch vụ thƣơng mại khác” [25, Tr 25]. Trong đó, thƣơng nhân là ngƣời chuyên mua hàng để bán kiếm lời một cách độc lập, thƣờng xuyên. Tiếp cận theo phạm vi của các ngành kinh tế: “Thƣơng mại đƣợc hiểu là một lĩnh vực kinh tế của nền kinh tế quốc dân, đƣợc cấu trúc bởi hệ thống thƣơng nhân (tổ chức, cá nhân hoạt động thƣơng mại độc lập, thƣờng xuyên)” [25, Tr 26]. Xét theo quá trình hoạt động kinh tế: “Thƣơng mại là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, nên luôn có sự tƣơng tác hoạt động với các ngành thuộc khâu phân phối, lƣu thông (nhƣ tài chính, ngân hàng, giá cả và các ngành dịch vụ khác), với các ngành sản xuất hàng hóa vật chất nhƣ nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng. Chức năng thƣơng mại trong trƣờng hợp này là liên kết, nối 11 liền sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy tái sản xuất xã hội phát triển (trong phạm vi quốc gia, cũng nhƣ khu vực hoặc toàn cầu)” [25, Tr 26]. Trên thực tế, các quốc gia trên thế giới có những cách hiểu khác nhau về thƣơng mại. Điều đó gây cản trở trong giải quyết các vấn đề thƣơng mại khi hội nhập kinh tế quốc tế. Vì lẽ đó, cần phải thống nhất luật pháp quốc gia với luật pháp quốc tế trong cách hiểu về thƣơng mại. Tại Việt Nam, khi ký Hiệp định Thƣơng mại với Hoa Kỳ (năm 2000). Thƣơng mại, (Trade, hay commerce) đƣợc hiểu theo nghĩa rộng. Theo Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại của Việt Nam (2003) ghi nhận: “Hoạt động thƣơng mại đƣợc hiểu là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thƣơng mại của các cá nhân, tổ chức kinh doanh nhƣ: mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ, phân phối; đại diện; đại lý thƣơng mại; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tƣ vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tƣ; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, khách hàng là các hành vi thƣơng mại khác theo quy định của pháp luật” [16, Điều 3]. Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, không tồn tại khái niệm thƣơng mại mà chỉ có khái niệm hoạt động thƣơng mại. Theo đó, Luật Thƣơng mại của Việt Nam (2005) quy định: “Hoạt động thƣơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác” [14, Điều 3]. Từ những nghiên cứu trên đây cho thấy, mặc dù đƣa ra những khái niệm không hoàn toàn giống nhau, nhƣng các công trình nghiên cứu và chính sách, pháp luật của nhà nƣớc có những điểm chung. Những điểm chung đó là: - Các quan điểm đều đƣa đến quan niệm cho rằng, thƣơng mại và kinh doanh là hai khái niệm gần nhau nhƣng không đồng nhất với nhau; - Thƣơng mại thực chất đƣợc xem xét thông qua các hoạt động cụ thể, vì vậy khái niệm thƣơng mại là phản ánh các hoạt động thƣơng mại. Kinh doanh là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều hoạt động hoặc để chỉ một hoạt động nào đó của quá trình, từ sản xuất đến phân phối hàng hóa ra thị trƣờng. Trong khi đó, thƣơng mại có phạm vi hẹp hơn, chỉ hoạt động diễn ra trong 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan