Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện đô lƣơng, tỉnh ng...

Tài liệu Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện đô lƣơng, tỉnh nghệ an

.PDF
122
304
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/---------------/---HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG XUÂN THÁI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG VĂN CHỨC HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn: "Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An" là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin của một số tác phẩm, tạp chí khoa học, kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học. Các số liệu trong Luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo tính khách quan, khoa học; các trích dẫn theo đúng quy định và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Luận văn Hoàng Xuân Thái 1 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, tôi nhận đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của quý thầy, cô giáo công tác tại Học viện Hành chính quốc gia. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng Văn ChứcNgƣời hƣớng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học và giúp tôi hoàn thành luận văn chƣơng trình thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ giúp đỡ của Khoa Nhà nƣớc và Pháp luật, Khoa Quản lý nhà nƣớc về Tài chính công, Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Khoa Quản lý nhà nƣớc về Xã hội, Khoa Hành chính học, Khoa Lý luận cơ sở, Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính, Khoa Quản lý nhà nƣớc về Kinh tế, Bộ môn Ngoại Ngữ, Khoa sau Đại học... Học viện Hành chính quốc gia và tập thể cán bộ, công chức tại UBND huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nội vụ - UBND huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này. Mặc dù có nhiều nỗ lực và cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhƣng luận văn vẫn còn một số thiếu sót, tác giả mong nhận đƣợc những đóng góp, bổ sung từ phía độc giả và hy vọng đƣợc tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn, góp phần nhỏ bé vào công cuộc cải cách nền hành chính nƣớc nhà hiện nay. Tác giả Luận văn 2 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ANTT-ATXH An ninh trật tự - An toàn xã hội BCĐ Ban chỉ đạo BHG Ban hành giáo CT CTQG GS HĐMV HTCTCS NĐ-CP NQ NXB PGS.TS PL QLNN TS Chỉ thị Chính trị quốc gia Giáo sƣ Hội đồng Mục vụ Hệ thống chính trị cơ sở Nghị định Chính phủ Nghị quyết Nhà xuất bản Phó Giáo sƣ Tiến sỹ Pháp lệnh Quản lý nhà nƣớc Tiến sỹ TTg Thủ tƣớng TW Trung ƣơng UBMTTQ UBND UBTVQH XHCN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Ủy ban nhân dân Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội Xã hội chủ nghĩa 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 15 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Tín ngƣỡng và hoạt động tín ngƣỡng 1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo 1.1.3. Mê tín dị đoan 1.1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo 15 16 17 17 1.2. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 19 1.2.1. Thực hiện vai trò của Nhà nƣớc trong quản lý ngành, lĩnh vực 19 1.2.2. Ảnh hƣởng của tín ngƣỡng, tôn giáo trong phát triển KT-XH 21 1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 22 1.3.1. Chủ thể và đối tƣợng quản lý 22 1.3.2. Nội dung quản lý 25 1.3.3. Phƣơng thức quản lý 34 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 38 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Nghi Lộc 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo ở huyện Con Cuông 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động tôn giáo tại tỉnh Quảng Bình 1.4.4. Bài học cho huyện Đô Lƣơng Tiểu kết Chƣơng 1 39 40 41 44 46 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 47 2.1. KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 47 2.1.1. Khái quát về vị trí đị lý và điều kiện tự nhiên 47 2.1.2. Về phát triển kinh tế 49 4 2.1.3. Về xã hội 2.2. HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 2.2.1. Công giáo 2.2.2. Phật giáo 49 50 50 52 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 55 2.3.1. Xây dựng kế hoạch quản lý đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 55 2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 57 2.3.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 58 2.3.4. Phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 60 2.3.5. Tổ chức bồi dƣỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 61 2.3.6. Xét duyệt một số việc thuộc hành chính đạo 62 2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 63 2.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 64 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc 2.4.2. Hạn chế 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Tiểu kết Chƣơng 2 64 68 71 74 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN 76 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CÔNG TÁC TÔN GIÁO 3.1.1. Quan điểm 3.1.2. Mục tiêu 76 76 77 3.2. XU HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI 83 5 3.2.1. Một số vấn đề đặt ra trong QLNN đối với hoạt động tôn giáo hiện nay 84 3.2.2. Xu hƣớng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An 88 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔ LƢƠNG 90 3.3.1. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo 90 3.3.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 91 3.3.3. Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối với đồng bào có đạo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 93 3.3.4. Phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào có đạo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 94 3.3.5. Tăng cƣờng phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các cơ quan trong hệ thống chính trị về công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 96 3.3.6. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ở vùng tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 97 3.3.7. Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng 100 3.4. KIẾN NGHỊ 101 3.4.1. Với Đảng, nhà nƣớc, với các cơ quan chức năng ở TW 101 3.4.2. Với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An 102 Tiểu kết Chƣơng 3 103 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 115 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. C.Mác đã nhiều lần khẳng định: Con ngƣời sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con ngƣời. Tôn giáo là một thực thể khách quan của loài ngƣời nhƣng lại là một thực thể có nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Tôn giáo là hình thức, là niềm tin tác động lên cá nhân, cộng đồng. Tôn giáo thƣờng đƣa ra các giá trị có tính tƣơng đối làm mục đích cho con ngƣời vƣơn tới cuộc sống tốt đẹp và nội dung ấy đƣợc thể hiện bằng những hình thức, nghi thức, nghi lễ, luật lệ.....Ngƣời ta thƣờng nói khi con ngƣời bế tắc không có lối thoát thƣờng tìm đến tôn giáo để đƣợc giải thoát. Tôn giáo là văn hóa và là một bộ phận cấu thành của văn hóa mỗi quốc gia nên tôn giáo có đóng góp đầu tiên là về văn hóa. Tôn giáo khi du nhập vào mỗi quốc gia, nó đã đi trƣớc vấn đề của toàn cầu hóa ngày nay là tạo ra sự giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc với nhau. Chính nó góp phần làm phong phú văn hóa nƣớc sở tại bằng những gì văn minh tiến bộ mà tôn giáo ấy mang theo từ bên ngoài vào đồng thời cũng giới thiệu đƣợc đất nƣớc, con ngƣời, văn hóa của nƣớc chủ nhà ra thế giới bên ngoài. Trong cuốn “Ảnh hƣởng của các tƣ tƣởng tôn giáo đối với con ngƣời Việt Nam hôm nay” đã có nhận xét rất chính xác rằng: Nói đến những ảnh hƣởng của văn hóa, tƣ tƣởng phƣơng Tây ở Việt Nam thì chắc chắn đạo Thiên Chúa là nhân tố đầu tiên trong sự ảnh hƣởng này. Và nhƣ vậy, trong lịch sử, tôn giáo luôn đóng vai trò những sứ giả đi đầu trong những cuộc viếng thăm, tiếp xúc giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc.[1] Tôn giáo có vai trò góp phần củng cố hòa bình. GS. Han King đã từng khẳng định: Không thể có hòa bình giữa các dân tộc trên địa cầu, nếu không có hòa bình giữa các tôn giáo. Việt Nam tự hào là 7 không có xung đột tôn giáo nhƣng hiềm khích, bạo động trong quá khứ không phải là không có, nhất là dƣới thời Pháp thuộc hay chế độ của Ngô Đình Diệm. Còn sau này là cạnh tranh, lôi cuốn tín đồ của nhau hay mâu thuẫn giữa tôn giáo lớn và tôn giáo nhỏ, giữa tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận và tôn giáo chƣa hợp thức… Đạo đức tôn giáo góp phần vào ổn định xã hội. Có một thời, một số ngƣời quan niệm tôn giáo là lạc hậu, là vật cản bƣớc tiến của xã hội. Trong không ít báo cáo của địa phƣơng vùng có đồng bào tôn giáo nhất là Công giáo đều coi đó là lý do khó khăn, cản trở sự đi lên của địa phƣơng. Nhƣng có thể phản biện, các nƣớc tiên tiến, văn minh giàu có trên thế giới đều có tôn giáo. Không thấy họ nói tôn giáo kìm hãm tiến bộ quốc gia. Thậm chí, một số nƣớc còn coi tôn giáo nhƣ là một cầu nối với thế giới để phát triển đất nƣớc. Vì vậy, nhà nƣớc cần đổi mới chính sách để đáp ứng chủ trƣơng xã hội hóa y tế, giáo dục để huy động sự đóng góp của các tôn giáo. Tuy nhiên, cũng cần phải có hƣớng dẫn để các tôn giáo vận hành chặt chẽ hơn, tránh để xảy ra các vụ việc tiêu cực trong việc nuôi dạy trẻ mồ côi hiện nay. Ở Nghệ An nói chung và huyện Đô Lƣơng nói riêng, tôn giáo là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Tôn giáo đã góp phần tạo nên đa dạng văn hóa của địa phƣơng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Việc phát triển tôn giáo theo đúng hƣớng, đúng quy định của pháp luật còn góp phần giao lƣu, đoàn kết trong nhân dân, tạo điều kiện ổn định để phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý nhà nƣớc nói chung, đặc biệt là trong tình hình mới. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng đều nhấn mạnh 8 "Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo" là một trong những giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo hiện nay. Trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An hiện nay có 02 tôn giáo chính đang tồn tại, hoạt động và đƣợc pháp luật thừa nhận là Phật giáo và Công giáo. Nhìn chung tuyệt đại đa số các tín đồ tôn giáo đều là những công dân sống tốt đời đẹp đạo. Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Đô Lƣơng nói riêng đã có nhiều tiến bộ và đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo trên địa bàn vẫn còn xảy ra một số vụ việc nổi cộm nhƣ vụ việc ở Yên Khê, Con Cuông; vụ việc Trại Gáo ở Nghi Lộc... Bên cạnh đó là trách nhiệm chƣa cao của một số công chức làm công tác tôn giáo, lực lƣợng cốt cán; sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tôn giáo còn thiếu tập trung; khả năng giải quyết tình huống và sự việc của một số cán bộ, công chức và địa phƣơng còn thiếu linh hoạt...Hoạt động tôn giáo ngày càng lớn mạnh và thông qua nhiều hình thức, tiềm ẩn nhiều cơ hội cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nƣớc để trục lợi và gây mất trật tự, đoàn kết trong nhân dân. Từ thực tế đó, việc chọn và nghiên cứu đề tài: " Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An" là một yêu cầu tất yếu, khách quan và có tính cấp thiết về lý luận lẫn thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tôn giáo luôn là một vấn đề nóng, phức tạp và nhạy cảm. Hoạt động tôn giáo có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của rất nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó cũng là đề tài đƣợc rất nhiều học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam việc nghiên cứu về vấn đề tôn giáo đã đƣợc quan tâm từ rất lâu, nhƣng 9 phải kể từ khi có Nghị quyết số: 24/NQ/TW (năm 1990) của Bộ Chính trị thì việc nghiên cứu tôn giáo ngày càng đƣợc quan tâm nhiều hơn với nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo viết về tôn giáo nhƣ: GS. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB CTQG; TS. Hoàng Minh Đô – Chủ nhiệm đề tài (2002) Đạo Tin lành ở Việt Nam – Thực trạng, xu hƣớng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác lãnh đạo quản lý, Thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc. Một số công trình liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo nhƣ: TS. Nguyễn Hữu Khiển (2001), Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân; PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ (2008) Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, NXB Tôn giáo; PGS.TS. Cao Văn Than – TS. Đậu Tuấn Nam (2011), Một số vấn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc hiện nay; Nguyễn Thị Bình (2015),Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công; Trần Văn Tình (2015), Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công; Nguyễn Hồng Hải (2009), QLNN về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công; 10 Trần Thị Huyền (2010), Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Nguyễn Hữu Có (2003), Quản lý nhà nƣớc đối với dòng tu của đạo công giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Lê Tiến Bộ (2015), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Trần Thị Hà (2012), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Hà Thị Xuyên (2011), Hoàn thiện QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Lê Xuân Quỳnh (2013), QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Trần Thị Minh Nga (2009), Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của giáo hội Phật giáo Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. Các công trình nêu trên đã đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề tôn giáo cả về lý luận lẫn thực tiễn. Song hầu hết các công trình nghiên cứu trên chƣa toàn diện, mang tính chất chung chung về lý luận, mang tính cục bộ và cụ thể ở các địa phƣơng, vùng miền nghiên cứu. Hiện nay chƣa có công trình nghiên cứu tôn giáo nào làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. Kế thừa một số quan điểm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu đi trƣớc, đề tài này hy vọng sẽ phần nào làm sáng tỏ vấn đề quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn có mục đích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc 11 đối với hoạt động tôn giáo, áp dụng trong quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An; từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà nƣớc nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. + Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng tỉnh Nghệ An. + Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: các nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An theo quy định của pháp luật. - Về không gian: huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. - Về thời gian: từ năm 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1.Về phƣơng pháp luận Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngƣỡng, tôn giáo và QLNN đối với các hoạt động tôn giáo thời kỳ đổi mới. 12 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phƣơng pháp sƣu tầm số liệu, tƣ liệu; - Phƣơng pháp quan sát thực tế; - Phƣơng pháp phân tích; - Phƣơng pháp thống kê; - Phƣơng pháp tổng hợp; - Phƣơng pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1.Về lý luận Phân tích, tổng quan làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo. Vận dụng trong QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. 6.2. Về thực tiễn + Phân tích thực trạng hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An. + Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng tỉnh Nghệ An. + Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới. + Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cho các nhà quản lý trong lĩnh vực QLNN đối với các hoạt động tôn giáo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; nội 13 dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chương 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An Chương 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các hoạt động tôn giáo trên dịa bàn huyện Đô Lƣơng, tỉnh Nghệ An thời gian tới 14 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Tín ngƣỡng và hoạt động tín ngƣỡng Tín ngưỡng Ở nƣớc ta hiện nay, khi nói tự do tín ngƣỡng, chúng ta có thể hiểu đó là tự do về ý thức hay tự do về tín ngƣỡng tôn giáo. Trong Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng về công tác tôn giáo ở nƣớc ta, cụm từ “tín ngƣỡng tôn giáo không phân biệt hai phạm trù tín ngƣỡng và tôn giáo” [3]. Tín ngƣỡng đƣợc đặt trong văn hóa tổ chức đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng đƣợc tổ chức theo những tập tục đƣợc lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tƣởng và ngƣỡng mộ vào những thần thánh do họ tƣởng tƣợng ra (tín ngƣỡng). Tín ngƣỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng, từ tự phát lên tự giác theo con đƣờng quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đƣờng… tín ngƣỡng trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngƣỡng dân gian chƣa chuyển đƣợc thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những mầm mống của những tôn giáo nhƣ thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi các tôn giáo thế giới nhƣ Phật, Đạo, Kitô giáo… đã đƣợc du nhập và đến thời điểm giao lƣu với phƣơng Tây, các tôn giáo dân tộc nhƣ: Cao Đài, Hòa Hảo mới xuất hiện” [61]. Hoặc nói theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO): Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cần có tự hào về quá khứ của mình để bảo vệ và phát triển văn hóa của mình vào kho tàng văn hóa nhân loại. Sự đa dạng trong tín ngƣỡng, tức niềm tin tín ngƣỡng, biểu hiện rất khác nhau, 15 xuyên qua không gian và thời gian, phụ thuộc hoàn cảnh địa lý - lịch sử của từng quốc gia, từng dân tộc. Có một định nghĩa khác là: “Tín ngưỡng là không phải là niềm tin nói chung, mà nó là niềm tin đặc biệt. Tín ngưỡng là gốc của tôn giáo. Mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều có một cái chung là thế giới bên kia khác với thế giới hiện thực mà con người đang sống” [23:9] Hoạt động tín ngưỡng Theo Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội: Về tín ngƣỡng tôn giáo quy định: "Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội"(Điều 3). 1.1.2. Tôn giáo và hoạt động tôn giáo Tôn giáo Theo quan điểm của các nhà triết học duy tâm thì, tôn giáo - một hình thái ý thức xã hội, đã ra đời và vẫn có cơ sở để phát triển trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, từ cuối thời kỳ công xã nguyên thuỷ cho đến tận bây giờ. Còn một số nhà duy vật lại có quan điểm khác, trong tác phẩm Chống Duyhrinh, Ăngghen đã đƣa ra những nhận định quan tôn giáo là sự phản ánh hƣ ảo - vào trong đầu óc của con ngƣời - của những lực lƣợng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lƣợng ở trần thế đã mang hình thức những lực lƣợng siêu trần thế. C.Mác đã khẳng định rằng: "con ngƣời sáng tạo ra tôn giáo”, "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống 16 nhƣ nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"[30]. Trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo, thì: Tôn giáo là một tổ chức, đại diện cho một cộng đồng người có chung một đức tin, theo một giáo lý hay một giáo chủ và có một kết cấu là tổ chức giáo hội. [23:11] Hoạt động tôn giáo Theo Pháp lệnh số: 21/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội: Về tín ngƣỡng tôn giáo quy định: “Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo” (Điều 3). 1.1.3. Mê tín,dị đoan “Mê tín, dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.”[27] Dƣới giác độ quản lý nhà nƣớc, “mê tín, dị đoan là khái niệm kép dùng để chỉ một niềm tin mù quáng như: bói toán, gọi hồn,… và coi đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là những gì trái với lợi ích xã hội, nó gây thiệt hại cho chính những người tin theo mê muội”.[23] 1.1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo Quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về tôn giáo nói riêng là hoạt động chức năng của nhà nƣớc. Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nƣớc về tôn giáo là quá trình dùng quyền lực nhà nƣớc (cả lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) theo quy định của pháp luật để tác động điều chỉnh, hƣớng dẫn các hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt đƣợc các mục tiêu của chủ thể quản lý. 17 Theo nghĩa hẹp: là quá trình chấp hành và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh, hƣớng dẫn hoạt động các tôn giáo trong quy định của pháp luật. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, hƣớng các hoạt động tôn giáo phục vụ lợi ích chính đáng của các tín đồ và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nhà nƣớc quy định bằng pháp luật các hoạt động tôn giáo nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giữa các công dân, các tổ chức xã hội trƣớc pháp luật, hình thành khung pháp lý, làm cơ sở để các tôngiáo thực hiện hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật. Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về tôn giáo: Một là, nhà nƣớc đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của công dân; nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tín ngƣỡng, tôn giáo. Hai là, công dân có tín ngƣỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngƣỡng, tôn giáo đều bình đẳng trƣớc pháp luật, đƣợc hƣởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Ba là, các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ pháp luật của nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam. Bốn là, mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, mọi hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để chống lại nhà nƣớc Việt Nam, ngăn cản tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, làm tổn hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật. 18 Nhƣ vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra theo dung quy định của pháp luật. 1.2. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO 1.2.1. Thực hiện vai trò của nhà nƣớc trong quản lý ngành, lĩnh vực “Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.[27] Quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nƣớc đƣợc hiểu theo hai nghĩa. Nhà nƣớc có vai trò quan trọng nhất trong quản lý kinh tế - xã hội. Nhà nước và kinh tế: Nhà nƣớc đƣợc quy định bởi kinh tế, do điều kiện kinh tế quyết định. Từ sự xuất hiện của nhà nƣớc, bản chất, chức năng, hình thức, bộ máy nhà nƣớc đều phụ thuộc vào đòi hỏi khách quan của cơ sở kinh tế, không phụ thuộc tuyệt đối, chỉ tƣơng đối thể hiện ở 2 phƣơng diện: - Nhà nƣớc cùng các bộ phận khác của kinh tế tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển nhanh thông qua các chính sách kinh tế có căn cứ khoa học và phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại trong chừng mực nó phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị. - Nhà nƣớc có thể đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế. Thể hiện chính sách kinh tế lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển chung của thế giới, kìm hãm sự phát triển của quan hệ sản xuất tiến bộ. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan