Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố hà nội tr...

Tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục

.PDF
228
662
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THI QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CÔNG GIÁP Hà Nội - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các số liệu kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực theo thực tế nghiên cứu, chưa từng được bất cứ tác giả nào khác nghiên cứu và công bố. Tác giả luận án ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i MỤC LỤC.............................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .................................................................................... x MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 6 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu...................................................................... 6 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 6 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6 6. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 7 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 7 8. Đóng góp mới của luận án................................................................................ 9 9. Luận điểm khoa học bảo vệ ............................................................................ 10 10. Cấu trúc luận án ........................................................................................... 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................................... 11 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...................................................................... 11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho học sinh................ 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về QLGDĐĐ cho học sinh .......................... 14 1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 17 1.2.1. Quản lý ................................................................................................. 17 1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường ................................................ 22 1.2.3. Đạo đức ................................................................................................ 23 1.2.4. Giáo dục đạo đức .................................................................................. 26 1.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở................................ 27 1.3.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ........... 27 1.3.2. Nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS.................................................................................................. 29 1.4. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ................... 35 1.4.1. Tiếp cận CIPO trong quản lý giáo dục đạo đức ..................................... 35 1.4.2 Nội dung quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ................................................................................................................... 37 iii 1.5. Kinh nghiệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số nước trên thế giới............................................................................................................... 52 1.5.1. Ở Nhật Bản ........................................................................................... 52 1.5.2. Ỏ Trung Quốc....................................................................................... 53 1.5.3. Ở Singapore ......................................................................................... 54 1.5.4. Ở Mỹ ................................................................................................... 54 1.5.5. Ở Thái Lan .......................................................................................... 54 Kết luận chương 1 ................................................................................................ 56 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......... 57 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục trung học cơ sở của thành phố Hà Nội ....... 57 2.1.1. Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh ............................................ 57 2.1.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ....................................... 57 2.1.3. Thực trạng chất lượng giáo dục............................................................. 58 2.2. Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội ............................................................................... 59 2.2.1. Mục tiêu ............................................................................................... 59 2.2.2. Nội dung ............................................................................................... 59 2.2.3 .Phương pháp......................................................................................... 59 2.3. Thực trạng đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở ............................. 61 2.3.1. Thực trạng nhận thức về các chuẩn mực đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ............................................................................................... 61 2.3.2. Thực trạng thái độ của học sinh đối với những quan niệm đạo đức xã hội hiện nay .................................................................................................... 67 2.3.3. Thực trạng hành vi đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở. ......... 70 2.4. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở .............. 74 2.4.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở.................................................................................... 74 2.4.2. Thực trạng về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh đang thực hiện trong các trường THCS ........................................................................... 76 2.4.3. Thực trạng các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở. .............................................................................................. 78 2.4.4. Thực trạng các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS ............................................................................................................. 80 2.5. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội .......................................................................................... 82 iv 2.5.1. Quản lý các yếu tố đầu vào của giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở.................................................................................... 82 2.5.2. Quản lý quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục ................................................................. 90 2.5.3. Quản lý đầu ra của giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS ....... 102 2.5.4. Các yếu tố bối cảnh tác động đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở ....................................................................... 103 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS thành phố Hà Nội......................................................... 106 2.6.1. Điểm mạnh ......................................................................................... 106 2.6.2. Điểm yếu ............................................................................................ 107 Kết luận chương 2 ............................................................................................... 109 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ................................................... 110 3.1. Các nguyên tắc xây dựng các giải pháp ..................................................... 110 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ...................................................... 110 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ........................................................ 110 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, tác động vào các khâu của quá trình rèn luyện của học sinh .......................................................................... 111 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi......................................................... 111 3.2. Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS thành phố Hà Nội .................................................................................. 111 3.2.1. Giải pháp 1: Quản lý xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở phù hợp với chương trình giáo dục ...................................... 111 3.2.2. Giải pháp 2. Quản lý các điều kiện tinh thần và vật chất hỗ trợ thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS ....................... 114 3.2.3. Giải pháp 3: Thiết lập bộ máy tổ chức và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh..... 118 3.2.4. Giải pháp 4: Chỉ đạo triển khai kế hoạch GDĐĐ cho học sinh THCS theo hướng tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy học ngoại khóa và chính khóa .................................................................................................... 123 3.2.5. Giải pháp 5: Đa dạng hóa các loại hình hoạt động chuyên đề ngoại khóa để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ........................ 126 3.2.6. Giải pháp 6: Tổ chức thực hiện thi đua khen thưởng, kiểm tra đánh giá xếp loại đạo đức của học sinh trường THCS .......................................... 130 v 3.2.7. Giải pháp 7: Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ...................................................................................................... 134 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ................................................................. 136 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp............................ 140 3.4.1. Mục đích ............................................................................................ 140 3.4.2. Đối tượng thăm dò ý kiến ................................................................... 140 3.4.3. Cách thức tiến hành ............................................................................ 140 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................... 142 3.5. Tổ chức thử nghiệm .................................................................................. 142 3.5.1. Mục đích thử nghiệm .......................................................................... 143 3.5.2. Địa điểm thử nghiệm và mẫu thử nghiệm .......................................... 143 3.5.3. Kế hoạch tổ chức thử nghiệm ............................................................. 144 3.5.4. Tiến hành thử nghiệm ......................................................................... 145 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 154 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 155 1. Kết luận ....................................................................................................... 155 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................... 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 160 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BGH: Ban Giám hiệu CBGVNV: Cán bộ giáo viên, nhân viên CBQL : Cán bộ quản lý CNH: Công nghiệp hóa GD: Giáo dục GDĐĐ: Giáo dục đạo đức GD – ĐT: Giáo dục – Đào tạo GV: Giáo viên HS: Học sinh HĐH: Hiện đại hóa QLGDĐĐ: Quản lý giáo dục đạo đức QLHĐNGLL: Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp QL: Quản lý QLGD: Quản lý giáo dục TW: Trung ương XH: Xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa THCS: Trung học cơ sở GĐ: Gia đình NT: Nhà trường LLGD: Lực lượng giáo dục LLXH: Lực lượng xã hội CSVC : Cơ sở vật chất PHHS: Phụ huynh học sinh vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục THCS Hà Nội năm học 2014-2015 .................... 58 Những chuẩn mực đạo đức cần thiết cho học sinh trường THCS ........ 61 Bảng 2.3: Sự khác biệt về những chuẩn mực đạo đức cần thiết của học sinh trường trung học cơ sở ....................................................................... 63 Tỷ lệ ý kiến đánh giá về nhận thức các phẩm chất đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở ................................................................ 64 Bảng 2.4: Bảng 2.5: Bảng 2.6: Bảng 2.7: Bảng 2.8: Tỉ lệ ý kiến đánh giá về các quan niệm đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở ....................................................................... 68 Tỷ lệ đánh giá của học sinh đối với các quan niệm đạo đức................ 69 Tỷ lệ ý kiến đánh giá về hành vi đạo đức của học sinh trường trung học cơ sở................................................................................... 70 Tỷ lệ ý kiến đánh giá về mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ....................................................................... 75 Bảng 2.9: Tỷ lệ ý kiến đánh giá về việc thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ............................................ 76 Bảng 2.10: Tỷ lệ ý kiến đánh giá về việc sử dụng các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ............................................ 78 Bảng 2.11: Tỷ lệ ý kiến đánh giá về việc sử dụng các giải pháp GDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở ......................................................... 80 Bảng 2.12: Tỷ lệ ý kiến đánh giá về việc xây dựng kế hoạch QLGDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở ......................................................... 82 Bảng 2.13: Sự khác biệt trong việc sử dụng các hình thức triển khai giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ......................................... 84 Bảng 2.14. Tỷ lệ ý kiến đánh giá về việc triển khai kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở ................................................... 86 Bảng 2.15. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy đạo đức cho học sinh.......................................................... 87 Bảng 2.16. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý học sinh ............................... 88 Bảng 2.17. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật và tài chính phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh .............................................. 89 Bảng 2.18. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên ............................................................................................ 90 viii Bảng 2.19. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý quá trình học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh .......................................................................... 92 Bảng 2.20. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ................................................................... 93 Bảng 2.21: Sự khác biệt về sự đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ....................................................................... 96 Bảng 2.22: Ảnh hưởng của các LLGD đến QLGDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở................................................................................... 97 Bảng 2.23: Tỷ lệ ý kiến đánh giá về nội dung chỉ đạo phối hợp thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ........... 100 Bảng 2.24. Tỷ lệ ý kiến đánh giá thực trạng quản lý học sinh ............................. 102 Bảng 2.25. Tỷ lệ ý kiến đánh giá mức độ tác động của các yếu tố bối cảnh ........ 103 Bảng 3.1: Nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS ............................... 141 Bảng 3.2: Bảng 3.3: Kết quả đánh giá trình độ đầu vào của nhóm thử nghiệm về mặt nhận thức đạo đức ............................................................................ 145 Kết quả đánh giá trình độ đầu vào của nhóm thử nghiệm về mặt thái độ đối với các biểu hiện đạo đức ............................................... 146 Bảng 3.4: Kết quả đánh giá trình độ đầu vào của nhóm thử nghiệm về mặt hành vi đạo đức ................................................................................ 146 Bảng 3.5: Kết quả thử nghiệm nhận thức về giáo dục đạo đức ......................... 149 Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng 3.8: Kết quả thử nghiệm về thái độ đối với nội dung GDĐĐ.................... 150 Kết quả thử nghiệm việc thực hiện hành vi giáo dục đạo đức ........... 151 Mối liên hệ giữa Nhận thức, Thái độ, Hành vi đạo đức ở các em học sinh trường Trung học cơ sở ...................................................... 151 ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Nhận thức của 5 trường (Bảng hiện thị điểm trung bình) ................ 64 Biểu đồ 2.2: Kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh các trường THCS năm học 2012-2013 ................................................................................ 72 Biểu đồ 2.3: Kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh trường THCS năm học 2013-2014 ...................................................................................... 73 Biểu đồ 2.4: Kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh các trường THCS năm học 2014-2015 ................................................................................ 73 Biểu đồ 2.5: Hình thức tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở (Theo giá trị điểm trung bình) ............. 83 Biểu đồ 2.6: Đánh giá kết quả về các hình thức triển khai kế hoạch QLGDĐĐ cho HS của lực lượng giáo dục (Theo giá trị điểm trung bình) ........ 85 Biểu đồ 2.7: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ........................................................................................ 94 Biểu đồ 2.8: Ảnh hưởng của các LLGD đến GDĐĐ cho học sinh ....................... 99 Biểu đồ 2.9: Các lực lượng ít ảnh hưởng đến QLGDĐĐ cho HS ...................... 100 Biểu đồ 2.10. Các yếu tố tác động lớn nhất đến GDĐĐ cho học sinh trường trung học cơ sở ............................................................................. 105 x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Quản lý giáo dục đạo đức theo quá trình CIPO ................................. 37 Sơ đồ 2.1: Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trường Trung học cơ sở .................................................................... 74 Sơ đồ 2.2: Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức cho học sinh ................................................................................... 106 Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ............................................................ 139 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với sự phát triển và hưng thịnh của mỗi quốc gia, yếu tố con người luôn giữ vai trò quyết định. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng đến nguồn lực con người, nhất là vai trò của giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo con người có đạo đức, tri thức, kỹ năng,.. được coi là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững [21]. Trong thời kỳ đổi mới bắt đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối đổi mới đã đem lại những kết quả to lớn và quan trọng trong tất cả các mặt hoạt động của xã hội, đất nước ta trong từng gia đình, từng con người. Không những thế, mục tiêu của Đại hội này còn quán triệt tư tưởng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của giáo dục là phải đào tạo ra những con người chủ nhân tương lai của đất nước vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh trường trung học cơ sở nói riêng là rất cần thiết. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã đưa ra mục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống”[29, Tr3]. Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri 2 thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh [ 29, Tr5]. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liên kết để tối ưu hóa sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. “Kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin” đang dần dần hình thành trên cơ sở phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia với mức độ khác nhau, tuỳ thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị của hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, đầu tư vào giáo dục - đào tạo luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của bất cứ quốc gia nào với hi vọng quốc gia mình sẽ sở hữu một nguồn nhân lực giàu tài năng và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo. Nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế và bắt kịp xu thế chung của nhân loại, tại Việt Nam, trong những năm cuối thể kỉ XX và hơn mười năm đầu thế kỉ XXI chính sách phát triển Giáo dục và đào tạo đã có nhiều thay đổi, vấn đề này được thể hiện rõ trong việc Đảng và nhà nước ta xác định mục tiêu của nền giáo dục, tại Điều 2 Luật giáo dục được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH); hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Để thực hiện mục tiêu nêu trên, hệ thống giáo dục đào tạo ở nước ta đã được hình thành với nhiều bậc học, cấp học có nội dung phù hợp với lứa tuổi và khả năng của người học với những mục đích cụ thể. Trong đó: “Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào 3 cuộc sống (Theo khoản 3 Điều 27 Luật giáo dục năm 2005). Sự phát triển nhân cách của học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng giáo dục toàn diện ở mỗi cấp học, bậc học. Trung học cơ sở là cấp học cho học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 16 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ có sự định hình nhân cách và bộc lộ khả năng cũng như những sở thích, khao khát trong cuộc sống một cách rõ nét nhất. Do đó, nếu các em không được giáo dục một cách hợp lý, đầy đủ và đạt kết quả giáo dục tốt ở trung học cơ sở thì chắc chắn cũng khó tiến bộ được trong những cấp học tiếp theo. Để giúp học sinh phát triển toàn diện hình thành nhân cách con người trong một quốc gia phát triển theo định hướng XHCN như Việt Nam, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động dạy học nhằm truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống còn phải đẩy mạnh hoạt động giáo dục nhằm hình thành cho học sinh về ý thức và niềm tin, về thái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi và các kỹ năng hoạt động, tạo cơ sở để học sinh bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp. Đất nước ta có sự cải thiện về mức sống vật chất đầy ấn tượng. Tuy nhiên, nhân cách thế hệ trẻ của nước ta đang bị giao thoa bởi ba hệ giá trị: Hệ giá trị do quá trình lạc hậu của giáo dục từ trước tác động, hệ giá trị do hệ lụy nền giáo dục chịu ảnh hưởng kinh tế bao cấp tác động, hệ giá trị do nền giáo dục nhúng vào nền kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh đã tạo nên tiêu cực tác động vào dạy học. Trước sự phát triển quá nhanh, có một bộ phận thế hệ trẻ khi cái lõi nhân cách chưa đủ vững bền đã đứt gãy về đạo đức, về lối sống. Làn sóng tiêu thụ vật chất đang tràn vào, không thể không lo ngại khi có một số người chỉ số IQ (thông minh trí tuệ) thì cao song chỉ số EQ (thông minh cảm xúc) lại sa sút đến mức thảm hại. Không thể không lo ngại khi có một lớp người, quần áo thì bảnh bao, sinh hoạt thì sành điệu, ăn nói thì lưu loát mà con tim thì vô cảm trước các số phận không may của cộng đồng. Họ không có lòng trắc ẩn, không có sự xấu hổ, không biết tôn trọng phục tùng, không biết phân biệt phải trái. Họ thấm nhuần chưa sâu sắc những thông điệp về sống có “Lễ - Nghĩa - Liêm - Sỉ”[8, Tr145]. 4 Hơn nữa, trước những biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức của học sinh, sinh viên do tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường với hàng loạt sự kiện diễn ra khiến dư luận hết sức quan tâm, từ chuyện đánh nhau trong trường, ngoài đường phố, vi phạm thuần phong mỹ tục trong lời ăn, tiếng nói; cách ăn mặc,… dẫn đến thực trạng đạo đức ở học sinh có những biểu hiện ngày càng xuống cấp. Vì sao lại như vậy, ngoài tất cả những nguyên nhân khác thì một nguyên nhân rất quan trọng đó là các em còn thiếu kỹ năng sống, chưa được quan tâm giáo dục đạo đức. Đối với học sinh trung học cơ sở thì việc giáo dục đạo đức có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong thực tế đã có những biểu hiện như ở tỷ lệ HS nói dối cha mẹ tăng dần cùng lứa tuổi. Một khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục Việt Nam cho thấy, tỷ lệ học sinh tiểu học nói dối cha mẹ là 22%, THCS 50% và lên đến cấp THPT thì tỷ lệ này lên tới 64%. Ở trường, hành vi này cũng được thể hiện qua tỷ lệ quay cóp: ở tiểu học là 8%, ở THCS là 55%, ở cấp THPT là 60%. Năm 2004, chỉ có 600 HS, SV nghiện ma túy thì đến năm 2007, con số này đã ở mức 1.234 HS, SV. Các thông tin mà Vụ Công tác HS, SV, Bộ GD-ĐT đưa ra rất đáng lưu ý. Một cuộc thăm dò đối với 500 học sinh THCS ở TPHồ Chí Minh cho thấy 32,2% HS có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo; 38% thường xuyên nói tục; nhiều HS chỉ chào hỏi thầy cô ở trong trường, còn khi gặp ở ngoài trường thì cứ như không quen biết... Đứng trước thực trạng đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chỉ đạo và triển khai tiến hành lồng ghép giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các nhà trường trong phạm vi toàn quốc bắt đầu từ năm 2010 -2011 nhằm trang bị cho các em những năng lực cần thiết để nâng cao giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở được đưa vào thông qua hai hoạt động đó là: - Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Lồng ghép vào các môn học. Để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả cao thì không thể không kể đến vai trò của công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh, nó góp phần phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Song thực tế, công tác này ở các trường nói 5 chung và các trường trung học cơ sở nói riêng còn nhiều bất cập và chưa thực sự có hiệu quả, đặc biệt là những yếu kém trong quản lý. Các trường chỉ chú trọng đến việc trang bị những kiến thức chuyên môn mà chưa quan tâm đến GDĐĐ cho học sinh đúng như yêu cầu. Có thể thấy, ở các trường học chưa có những giải pháp quản lý nhằm phát huy sự gương mẫu của thầy và ý thức tự rèn luyện của học sinh, chưa phát huy được sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên trong thực tế việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt trong bối cảnh thực tế hiện nay, thành phố Hà Nội Thời gian qua trên diễn đàn báo chí, rất nhiều lãnh đạo phụ trách công tác văn hóa đã tỏ ra lo ngại, đồng thời thẳng thắn chỉ ra rằng “văn hóa Hà Nội đang thực sự có vấn đề”, sự ứng xử của một số người đang “lệch chuẩn” khi môi trường xã hội có nhiều đổi thay “Lối ứng xử nhã nhặn, thanh lịch của người Hà Nội đang mất dần, thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, kiểu ăn nói “lệch chuẩn”, nhất là ở giới trẻ. Nhiều fan cuồng ồn ào, la hét, quỳ mọp dưới chân thần tượng nhưng lại kiệm lời, không biết nói lời “cám ơn”, “xin lỗi”. Do điều kiện còn hạn chế nên các trường trung học cơ sở hiện nay chủ yếu vẫn chỉ cung cấp tri thức để hình thành nhận thức, thái độ, chưa coi trọng đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng, trau dồi những cảm xúc, tình cảm, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ. Phạm Minh Hạc đánh giá: “Ngành giáo dục Việt Nam có phần lệch về dạy chữ, ít dạy nghề, không chú trọng dạy người”.Việc dạy người mới thật là cơ bản cho tương lai của dân tộc. Bởi vì không coi trọng “dạy người” sẽ làm cho một bộ phận học sinh giảm sút về đạo đức, nhân cách, bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng và các tệ nạn xã hội. Với những cơ sở phân tích trên cần phải có nghiên cứu chuyên sâu hơn, hệ thống hơn và tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục” làm luận án nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở (THCS) và đề xuất một số giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 6 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội, Luận án đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh trường trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục đạo đức ở các trường trung học cơ sở ở thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Do tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, đạo đức trong xã hội nói chung và ở thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh nói riêng, đang có những biến đổi thiếu tích cực. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở hiện nay chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục đạo đức còn nhiều hạn chế, công tác quản lý giáo dục đạo đức của Ban Giám hiệu nhà trường chưa thực sự hiệu quả. Nếu phân tích làm rõ bản chất của giáo dục đạo đức trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức theo tiếp cận CIPO, phối hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường- gia đình- xã hội, từ đó xây dựng được các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ở thành phố Hà Nội có căn cứ khoa học, có tính đồng bộ và khả thi, tạo ra sự đổi mới ở các yếu tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh và phát huy tính tích cực của chủ thể tham gia vào công tác này thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh trường THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nói chung. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở. 7 2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội 3. Đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp quản lý đã đề xuất. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: 1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS bao gồm nhiều chủ thể quản lý thuộc trong và ngoài nhà trường. Chủ thể quản lý chính trong luận án này là hiệu trưởng trường THCS. 2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Hệ thống các trường THCS Hà Nội bao gồm các trường công lập và ngoài công lập. Luận án này giới hạn nghiên cứu hệ thống trường THCS công lập đại diện cho nội thành vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội. 3. Giới hạn khách thể khảo sát: Luận án tập trung khảo sát các đối tượng sau: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ học sinh và đại diện các lực lượng xã hội. 6. Câu hỏi nghiên cứu 1. Dựa trên lý thuyết nào để quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS có hiệu quả ? 2. Những yếu tố nào tác động đến quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở? 3. Giáo dục đạo đức ảnh hưởng như thế nào đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh ? 4. Giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ở Hà Nội hiện nay có những hạn chế gì? 5. Làm thế nào để quản lý tốt hơn hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ở Hà Nội ? 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 7.1.1. Tiếp cận hệ thống: Giáo dục là một bộ phận của kinh tế - xã hội. Do vậy, nghiên cứu giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở thì phải đặt các hoạt động này trong bối cảnh kinh tế- xã hội của đất 8 nước, của thời đại, cụ thể là yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Mặt khác, giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở là một bộ phận của chương trình giáo dục tổng thể, có mối quan hệ với các mặt giáo dục khác, với các chủ thể khác - ngoài nhà trường - trong xã hội. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải được kết hợp trong mọi hoạt động của quá trình dạy học, phải huy động sự tham gia của mọi thành phần trong nhà trường và ngoài nhà trường. 7.1.2. Tiếp cận CIPO kết hợp với chức năng quản lý: Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở là một quá trình diễn ra liên tục dưới sự tác động của các yếu tố đầu vào (input), các yếu tố quá trình (process), các yếu tố đầu ra (output-outcome) và các yếu tố bối cảnh (context). Quản lý các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh thông qua thực hiện tốt 4 chức năng quản lý sẽ đảm bảo giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đạt được chất lượng theo yêu cầu. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn: Tiếp cận thực tiễn trong luận án được sử dụng nhằm làm sáng tỏ thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh, thực trạng giáo dục đạo đức trong nhà trường và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ở thành phố Hà Nội hiện nay như thế nào. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tri thức chủ yếu trong các công trình nghiên cứu, các tác phẩm kinh điển trong và ngoài nước, văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: quan sát thái độ, sự chú ý của học sinh trong các hoạt động giáo dục đạo đức - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: được sử dụng để thu thập ý kiến của các loại đối tượng cần thiết, liên quan đến luận án, đặc biệt là cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, học sinh nhằm khảo sát thực trạng đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. 9 - Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện, điều tra sâu đối với một số đối tượng để có thông tin nhằm đánh giá định tính các hiện tượng đạo đức của học sinh. Ngoài ra, Luận án còn dùng phương pháp chuyên gia và phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 7.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận án sử dụng phương pháp phân tích định tính là chủ yếu, trong đó bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp nghiên cứu từng trường hợp, phương pháp phân tích so sánh. Luận án còn sử dụng phương pháp phân tích SWOT và phần mềm SPSS khi đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh. 8. Đóng góp mới của luận án - Luận án đã làm sáng tỏ thêm nội hàm khái niệm đạo đức, các đặc trưng biểu hiện đạo đức trong bối cảnh kinh tế-xã hội chuyển đổi hiện nay, các giá trị mới và các yếu tố tác động đến nhân cách nói chung và đạo đức nói riêng của học sinh trung học cơ sở. Luận án đã sử dụng cách tiếp cận CIPO trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở và đã chứng minh được tính ưu việt của cách tiếp cận này trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở. - Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng, luận án đã chỉ ra được những bất cập trong giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở ở thành phố Hà Nội hiện nay, tìm ra nguyên nhân của thực trạng này. Đó là: thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lý thể hiện qua thiếu kế hoạch, thiếu chỉ đạo sát sao hoạt động giáo dục này; thiếu sự phối kết hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở. - Xây dựng các giải pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng một cách hiệu quả và thuận tiện cho các nhà trường vận dụng. - Xác định được vai trò và mối quan hệ của nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan