Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã...

Tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần từ thực tiễn trung tâm bảo trợ xã hội thành phố cần thơ

.PDF
100
244
142

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ TRÍ DŨNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số : 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ VIỆT HẠNH HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Công tác xã hội với Đề tài “Quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài Luận văn này là hoàn toàn trung thực, đƣợc thu thập và phỏng vấn, quan sát tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ và không trùng lặp với các Đề tài khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Luận văn Ngô Trí Dũng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN .................................................................................. 9 1.1. Một số khái niệm liên quan đến Đề tài nghiên cứu ............................................. 9 1.2. Các hoạt động quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần ......................... 18 1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần . 30 Kết luận chƣơng 1 ………………………………………………………………... .. 38 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ .. 39 2.1. Khái quát về Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ ............................... 39 2.2. Các hoạt động quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ ............................................................................. 45 2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ ........................................................... 57 Kết luận chƣơng 2 ………………………………………………………………… .. 60 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................................................................. 62 3.1. Định hƣớng phát triển và các giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần ..................................................................... 62 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ ........................... 62 3.3. Một số kiến nghị .................................................................................................. 67 Kết luận chƣơng 3 ………………………………………………………………… .. 69 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 73 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội ASXH An sinh xã hội NTT Ngƣời tâm thần CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần RNTT Rối nhiễu tâm trí PHCN Phục hồi chức năng BTXH Bảo trợ xã hội VCQL Viên chức quản lý NVCS Nhân viên chăm sóc MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Luật ngƣời khuyết tật năm 2010, tại Điều 3: quy định dạng tật và mức độ khuyết tật bao gồm: khuyết tật vận động, khuyết tật nghe, nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh, tâm thần, khuyết tật trí tuệ và khuyết tật khác. Điều 7: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân Khoản 1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khuyết tật. Khoản 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm vận động xã hội trợ giúp ngƣời khuyết tật tiếp cận dịch vụ xã hội, sống hòa nhập cộng đồng; tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật và chƣơng trình, đề án trợ giúp ngƣời khuyết tật. Khoản 3. Mọi cá nhân có trách nhiệm tôn trọng, trợ giúp và giúp đỡ ngƣời khuyết tật. Luật ngƣời khuyết tật là chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, từng bƣớc luật pháp hóa các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và các chính sách liên quan đến ngƣời khuyết tật, tạo môi trƣờng pháp lý, điều kiện và cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với ngƣời khuyết tật, trong đó có các đối tƣợng ngƣời tâm thần, khuyết tật trí tuệ [12]. Hiện nay, theo số liệu đƣa ra tại “Hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện Chiến lƣợc quốc gia về sức khỏe tâm thần” tổ chức tại Hà Nội, ngày 07/12//2015, có gần 15% dân số Việt Nam (tƣơng đƣơng gần 14 triệu ngƣời) mắc các bệnh về rối loạn tâm thần, trong đó khoảng 3 triệu ngƣời mắc rối loạn tâm thần nặng nhƣ tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, chậm phát triển. Thành phố Cần Thơ là trung tâm của Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, với diện tích tự nhiên gần 140.000 ha, dân số 1.234.000 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,00‰ trong thời gian qua tốc độ đô thị quá diễn ra khá nhanh, nhiều hộ dân xuất phát từ thành phần nông dân chuyển sang các ngành nghề khác, tình trạng dân nhập từ các tỉnh xung quanh di dân cơ học đến thành phố Cần Thơ ngày càng đông đúc, gây áp lực về nhà ở, việc làm, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội… Do áp lực từ cuộc sống trong một xã hội có nhiều biến chuyển, điều kiện sống thay đổi, tình hình kinh tế thế giới suy thoái tác động xấu đến kinh tế Việt Nam, thiên tai thƣờng 1 xuyên xảy ra do ảnh hƣởng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trƣờng, nhịp độ cuộc sống thay đổi nhanh chóng, tình trạng thanh thiếu niên sử dụng các chất ma túy, ma túy tổng hợp, nghiện rƣợu - bia còn xảy ra,… từ đó ngƣời bị rối nhiễu tâm trí, trầm cảm và bệnh tâm thần có chiều hƣớng gia tăng, cùng với ngƣời tâm thần, ngƣời lang thang ở các tỉnh xung quanh đến cƣ ngụ tại một số địa bàn đầu mối giao thông, khu du lịch, chợ, để xin ăn trên địa bàn thành phố. Trên địa bàn thành phố Cần Thơ, theo thống kê - Năm 2014 trợ cấp thƣờng xuyên cho 4.800 ngƣời tâm thần ở ngoài cộng đồng do xã, phƣờng và thị trấn quản lý, nuôi dƣỡng tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội có 468 đối tƣợng (kể chung của thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang). - Năm 2015 trợ cấp thƣờng xuyên cho 3.100 ngƣời tâm thần ở ngoài cộng đồng do xã, phƣờng và thị trấn quản lý, nuôi dƣỡng tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội có 394 đối tƣợng. - Năm 2016 trợ cấp thƣờng xuyên cho 3150 ngƣời tâm thần ở ngoài cộng đồng do xã, phƣờng và thị trấn quản lý, nuôi dƣỡng tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội có 446 đối tƣợng. Nguồn: từ Đề án Mô hình phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, hỗ trợ ngƣời bệnh tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ, giai đoạn 20132015. Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ hiện quản lý 530 đối tƣợng, trong đó có 447 ngƣời tâm thần và 83 ngƣời lang thang. Đội ngũ công chức, viên chức và ngƣời lao động 101 ngƣời, việc quản lý ngày càng đi vào nề nếp, chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng, hỗ trợ điều trị đƣợc quan tâm, từ đó đảm bảo cho tất cả đối tƣợng quản lý đƣợc chăm sóc và nuôi dƣỡng đáp ứng các nhu cầu theo quy định. Các hoạt động vui chơi giải trí, tập luyện thể thao, lao động trị liệu đƣợc duy trì, đội ngũ viên chức, ngƣời lao động đƣợc học tập về lý luận chính trị, chuyên môn công tác xã hội, điều dƣỡng chăm sóc ngƣời bệnh, luật, y khoa. Tuy nhiên Trung tâm vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ cơ sở vật chất chƣa đáp ứng theo yêu cầu về quản lý số lƣợng, thiếu một số thiết bị và dụng cụ phục hồi chức năng, thể dục thể thao trị liệu, phòng tƣ vấn, sinh hoạt nhóm, bộ máy tổ chức sắp xếp chƣa khoa học, còn thiếu nhân sự về chuyên môn nhƣ bác sỹ y khoa, nhân viên phục hồi chức năng, điều dƣỡng, tâm lý, nhân viên công tác xã hội. Lãnh đạo Trung tâm chỉ đƣợc 2 đào tạo về chuyên môn, chƣa có điều kiện đào tạo về công tác quản lý nên trong điều hành còn thực hiện từ kinh nghiệm ngƣời đi trƣớc, chƣa quan tâm đến việc đổi mới phƣơng thức hoạt động, đặc biệt là trong việc quản lý điều hành, nâng cao hiệu quả của việc lãnh đạo, chƣa có các công trình nghiên cứu khoa học về công tác xã hội đối việc ngƣời tâm thần tại cơ sở bảo trợ xã hội và trong cộng đồng, gia đình. Đến nay thành phố Cần Thơ chƣa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Bản thân thật sự đồng cảm và chia sẻ những thiệt thòi của ngƣời tâm thần so với những ngƣời bình thƣờng, những trăn trở đó thúc đẩy tôi quyết tâm theo học chƣơng trình Cao học Công tác xã hội, để nghiên cứu và vận dụng kiến thức về Công tác xã hội trong quản lý ngƣời tâm thần, có ý nghĩa góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng hoạt động tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội. Vì vậy, tôi chọn chủ đề “Quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ” làm Đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó đƣa ra những khuyến nghị và đề xuất về quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại các cơ sở công lập, ngoài công lập nhằm thúc đẩy hoạt động chăm sóc trợ giúp ngƣời tâm thần ngày một tốt hơn và theo hƣớng chuyên nghiệp hơn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ngày 25/3/2010 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Đề án phát triển công tác xã hội là một nghề ở Việt Nam theo Quyết định 32/2010/QĐ-TTg (gọi tắt là Đề án 32) nhằm tăng cƣờng năng lực cho các cán bộ, thúc đẩy mạng lƣới cơ sở cung cấp dịch vụ cũng nhƣ hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới lĩnh vực này. Nhƣ vậy có thể thấy việc chăm sóc trợ giúp ngƣời tâm thần đang đƣợc xem là một nội dung quan trọng và cần đƣợc triển khai theo hƣớng chuyên nghiệp, trong đó công tác xã hội là công cụ không thể thiếu đƣợc cho hoạt động này để đảm bảo tính chuyên môn ở Việt Nam. Ngày 22/7/2011 Thủ tƣớng Chính phủ có ban hành Quyết định số 1215/QĐTTg về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng, giai đoạn 2011- 2020. Mục tiêu của Đề án: - 90% số ngƣời tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số ngƣời tâm thần lang thang đƣợc phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 3 - 90% số ngƣời rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, ngƣời tâm thần đƣợc tƣ vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác; - 100% gia đình có ngƣời tâm thần, 70% ngƣời rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần đƣợc nâng cao nhận thức về trợ giúp và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần dựa vào cộng đồng; Hình thành các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần tại xã, phƣờng, thị trấn có đông đối tƣợng. Với hai Quyết định trên của Thủ tƣớng Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu về công tác quản lý ngƣời tâm thần. Trong thời gian qua, có thể có nhiều tài liệu, công trình khoa học liên quan tới hoạt động quản lý ngƣời tâm thần, tuy nhiên chƣa có nhiều đề tài, tài liệu hay các nghiên cứu về quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần ở Việt Nam. Qua nghiên cứu, nhận thấy có một vài đề tài tập trung về lĩnh vực điều trị trầm cảm, tự kỷ… và quản lý nguồn nhân lực. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2014) về phát hiện sớm và can thiệp sớm với trẻ tự kỷ trong đề tài Nhà nƣớc: “Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ ở nƣớc ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 2020” chỉ ra thực trạng và những khuyến nghị về mô hình cũng nhƣ sự phối hợp trong can thiệp sớm phát hiện sớm đối với trẻ tự kỷ. Nghiên cứu của tác giả Võ Bình Tân (2016) về quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần từ thực tiễn tỉnh Khánh Hòa [18]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Khuyên (2016) về dịch vụ Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần từ thục tiễn Trung tâm Điều dƣỡng ngƣời tâm thần tỉnh Quãng Nam [19]. Nghiên cứu đánh gía nhu cầu nguồn nhân lực về công tác xã hội của Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội (2012) hay về chăm sóc sức khỏe tâm thần của Cục Bảo trợ xã hội và Đại học Lao động - Xã hội (2012) chỉ ra sự thiếu hụt trầm trọng về nguồn nhân lực công tác xã hội nói chung hay công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu đánh gía hệ thống dịch vụ trong sức khỏe tâm thần của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và UNICEF năm 2015 cũng cho thấy những hạn chế về số lƣợng và chất lƣợng của mạng lƣới dịch vụ 4 trong lĩnh vực này ở Việt Nam đòi hỏi phải có những nỗ lực rất lớn của Chính phủ, địa phƣơng và cơ quan chức năng cũng nhƣ gia đình và cộng đồng để cải thiện tình hình. Một trong những kiến nghị quan trọng đó là đổi mới cơ chế, chính sách quản lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam trong thời gian tới. Tóm lại: Có thể thấy đã có những nghiên cứu liên quan tới sức khỏe tâm thần, các rối loạn tâm thần, cũng nhƣ quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần nói chung nhƣng chƣa có một công trình nghiên cứu đề cập đến việc quản lý Công tác xã hội từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Việc điều trị sớm, phục hồi chức năng và trợ giúp, chăm sóc ngƣời tâm thần, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đổi mới phƣơng thức hoạt động tại Trung tâm, để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đƣợc giao quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa một số lý luận về quản lý, công tác xã hội, ngƣời tâm thần và quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần và đánh gía thực trạng quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ, trên cơ sở đó đƣa ra một số kiến nghị về giải pháp thiết yếu nhằm thực hiện tốt hơn việc quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần theo hƣớng khoa học và hiện đại tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ, hiện tại cũng nhƣ trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ một số khái niệm về ngƣời tâm thần và quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về Công tác xã hội, quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần. - Đánh gía thực trạng quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần và những yếu tố chi phối đến công tác quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ. - Đƣa ra khuyến nghị về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Công tác 5 xã hội đối với ngƣời tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề về hoạt động quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu khía cạnh quản lý quản lý Công tác xã hội đối với những hình thức thực hành thực tiễn của công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần nhƣ công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm. Quản lý nghiên cứu về - Hoạch định công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần; - Tổ chức công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần; - Lãnh đạo công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần; - Kiểm tra, giám sát công tác xã hội đối với quản lý ngƣời tâm thần. Về không gian: Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu tập trung chủ yếu ở Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ. Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay. Về khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu: Điều tra bằng Bảng hỏi 20 NTT (đã thuyên giảm có khả năng tƣơng tác) và viên chức, ngƣời lao động 15 ngƣời tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ. Phỏng vấn công chức, viên chức quản lý, lãnh đạo trực tiếp tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ (10). Quan sát viên chức, ngƣời lao động trực tiếp tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu đƣợc tiếp cận với phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Các cứ liệu đƣợc xem xét từ nhiều chiều cạnh, 6 nhiều góc độ. Những lập luận đều có căn cứ cơ sở khoa học và thực tiễn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thống kê, nghiên cứu phân tích, tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết và thực tế, báo cáo, tài liệu có sẵn và phân tích các góc độ có liên quan. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại đƣợc lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và ngƣời cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu chính sách của Nhà nƣớc và địa phƣơng đối với ngƣời tâm thần; các hoạt động trong công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần, những yếu tố ảnh hƣởng, những mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của ngƣời cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của ngƣời ấy. - Phƣơng pháp điều tra bằng Bảng hỏi: Với phƣơng pháp này, nhằm mục đích để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng đời sống ngƣời tâm thần tại Trung tâm, thực trạng hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, hoạt động chăm sóc, hoạt động giáo dục và hoạt động tƣ vấn, tham vấn đối với ngƣời tâm thần. - Phƣơng pháp quan sát: Quan sát về môi trƣờng sống, sinh hoạt hằng ngày, thái độ giao tiếp của họ với ngƣời xung quanh. Trực tiếp tham gia các hoạt động công tác xã hội nhóm đang diễn ra tại Trung tâm. Quan sát các buổi sinh hoạt nhóm về nội dung, điều kiện sinh hoạt và trực tiếp quan sát nhân viên công tác xã hội, ngƣời nghiện ma túy để đánh giá thái độ, chất lƣợng, hiệu quả của tiến trình công tác xã hội nhóm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Những thông tin thu thập từ Luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội nói riêng và lý luận về chính sách an sinh xã hội với ngƣời tâm thần nói chung. Là nguồn tài liệu tham khảo, là kinh nghiệm thực tiễn giúp cho các nghiên cứu về công tác quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại các cơ sở bảo trợ xã hội hay tại gia đình và cộng đồng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng quản lý Công tác xã 7 hội đối với ngƣời tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ. Những phát hiện về những hạn chế, khó khăn trong công tác quản lý Công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, trên cơ sở đó đề xuất, khuyến nghị những giải pháp đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý liên quan tới lĩnh vực Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại thành phố Cần Thơ. Góp phần thực hiện Đề án Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho ngƣời tâm thần, ngƣời rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2016 - 2020 đạt hiệu quả cao. Đối với đội ngũ công chức, viên chức quản lý giúp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần. Đối với viên chức và ngƣời lao động giúp nâng cao hiệu quả công tác, có những đổi mới sáng tạo trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng đối tƣợng ngƣời tâm thần. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ. 8 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI TÂM THẦN 1.1. Một số khái niệm liên quan đến Đề tài nghiên cứu 1.1.1. Công tác xã hội đối với người tâm thần 1.1.1.1. Công tác xã hội Theo Nguyễn Thị Oanh: Công tác xã hội (viết tắt là CTXH) nhằm giúp cá nhân và cộng đồng tự giúp. Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình. Theo Đề án 32 của Thủ tƣớng Chính phủ cũng khẳng định: CTXH là góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời. Hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của thân chủ xã hội, hƣớng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho ngƣời dân và xây dựng nhân cách sống đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc mang tính thuần phong mỹ tục. Theo Hiệp hội CTXH quốc tế và các trƣờng đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về CTXH nhƣ sau: CTXH là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con ngƣời và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cƣờng sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con ngƣời và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tƣơng tác của con ngƣời với môi trƣờng sống [5]. Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cƣờng chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội (viết tắt là ASXH) [5]. 1.1.1.2. Khái niệm người tâm thần và một số đặc điểm chung của người tâm thần Ngƣời tâm thần là những ngƣời mắc các bệnh tâm thần (viết tắt là BTT) do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thƣờng về lời nói, ý tƣởng, 9 tƣ duy, hành vi, tác phong, tình cảm, cảm giác v.v... làm cho bản thân bị giảm sút khả năng lao động, học tập, đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình, tổn thiệt về kinh tế, tình cảm của gia đình và cộng đồng [4]. Có nhiều dạng rối loạn tâm thần đƣợc xác định bởi Tổ chức Y tế thế giới đó là các dạng: tâm thần phân liệt; trầm cảm; rối loạn lƣỡng cực; bệnh Alzheimer; rối loạn ăn uống; ám ảnh; ám sợ; lo âu; rối loạn tâm thần do rƣợu hay ma túy; chậm phát triển trí tuệ. Các cá nhân ở mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải dạng rối loạn tâm thần trên khi có những yếu tố tác động khác nhau. Hiện nay theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, do Tổ chức Y tế thế giới xuất bản năm 1992, hiện có đến hơn 300 loại rối loạn tâm thần và hành vi nhƣ sa sút tâm thần; rối loạn tâm thần sau chấn thƣơng sọ não hay viêm não; các rối loạn tâm thần do sử dụng rƣợu và ma túy; tâm thần phân liệt; rối loạn hoang tƣởng; các loại rối loạn khí sắc nhƣ trầm cảm, hƣng cảm, rối loạn cảm xúc lƣỡng cực,…; các loại rối loạn lo âu; các rối loạn ăn uống nhƣ chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn vô độ hoặc là các rối loạn giấc ngủ nhƣ chứng mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, mộng du,… Đa số các loại rối loạn này sẽ khỏi hay ổn định nếu đƣợc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chỉ có một tỷ lệ thấp (khoảng 1- 2%) là diễn tiến ngày càng nặng dần và không đáp ứng với điều trị [24]. - Tâm thần phân liệt là rối loạn kéo dài ít nhất 6 tháng và bao gồm ít nhất 1 tháng có triệu chứng trong pha hoạt động (có nghĩa là hai hay nhiều hơn trong các biểu hiện sau: hoang tƣởng, ảo giác, ngôn ngữ thanh xuân, hành vi thanh xuân và căng trƣơng lực, các triệu chứng âm tính), bao gồm các thể của tâm thần phân liệt nhƣ pananoid, thanh xuân, căng trƣơng lực, không biệt định và di chứng [2]. - Trầm cảm là một hội chứng phản ánh tâm trạng buồn bã hoặc bị một nỗi khổ quá mức bình thƣờng. Những rối loạn trầm cảm không chỉ đặc trƣng bởi các suy nghĩ, tâm trạng và hành vi tiêu cực, mà còn bởi những thay đổi trong các hoạt động chức năng (nhƣ ăn, ngủ và hoạt động tình dục). Những thay đổi về chức năng thƣờng đƣợc gọi là các dấu hiệu thần kinh thực thể [9]. - Rối loạn tâm thần do rƣợu hay ma túy: Là hậu quả của việc lạm dụng rƣợu hay chất gây nghiện và ngày nay đang là vấn đề nổi bật và khó giải quyết của hầu 10 hết các nƣớc trên thế giới bất kể giàu nghèo. Những ngƣời nghiện rƣợu hay chất gây nghiện là những ngƣời không thể kiểm soát việc sử dụng các chất này, họ cần phải dùng liên tục mỗi ngày với liều lƣợng ngày càng tăng. Nếu không có các chất này thì họ sẽ không thể làm việc bình thƣờng và sẽ xuất hiện các triệu chứng rất khó chịu nhƣ đổ mồ hôi, mạch nhanh, run tay, mất ngủ, ói mửa, kích động, lo âu, co giật,… (nếu là nghiện rƣợu) hoặc nôn, đau nhức bắp thịt, chảy nƣớc mắt nƣớc mũi, giãn đồng tử, dựng lông, toát mồ hôi, tiêu chảy, ngáp, mất ngủ,… (nếu là nghiện thuốc phiện hay hê-rô-in). Về lâu dài họ có thể bị thêm nhiều loại rối loạn tâm thần khác nhƣ sa sút tinh thần, rối loạn trí nhớ, loạn thần, rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ,… các đối tƣợng này cần đƣợc điều trị cắt cơn tƣơng đối dễ nhƣng việc điều trị phòng ngừa chống tái phát là một quá trình rất khó khăn [24]. Những ngƣời mắc rối loạn tâm thần thƣờng bị rối loạn về các khía cạnh tâm lý nhƣ cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Họ có thể mắc các rối loạn này ở những mức độ khác nhau, song nhìn chung nó đều ảnh hƣởng sâu sắc tới đời sống, sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Họ gặp khá nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội. Vì vậy họ thƣờng bị giảm sút các chức năng xã hội, không có việc làm, khó khăn ra quyết định, giao tiếp và hòa nhập cộng đồng. Nếu còn nhỏ thì họ gặp khó khăn tới trƣờng, khó khăn trong học tập, ảnh hƣởng nặng nề về khả năng tƣ duy, tƣởng tƣợng và phát triển nhân cách. Theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 thì khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thƣờng. Nguyên tắc chung trong việc điều trị bệnh tâm thần là phối hợp giữa thuốc và tâm lý liệu pháp. Từ năm 1950 đến nay đã có rất nhiều tiến bộ trong việc điều chế ra các loại thuốc mới điều trị bệnh tâm thần ngày càng có hiệu quả hơn nhƣ các loại thuốc chống loạn thần điều trị các triệu chứng hoang tƣởng, ảo giác,… các loại thuốc chống trầm cảm điều trị các rối loạn trầm cảm, các loại thuốc điều hòa khí sắc nhằm điều trị rối loạn lƣỡng cực, các loại thuốc an thần nhẹ điều trị các rối loạn lo âu và giấc ngủ, các loại thuốc chữa bệnh giảm trí nhớ Alzheimer,… còn về liệu pháp tâm lý thì hiện nay cũng có rất nhiều phƣơng pháp điều trị bệnh tâm thần nhƣ 11 các liệu pháp phân tâm, các liệu pháp nhận thức hành vi, ám thị và thƣ giãn, thiền, luyện tập yo-ga, các liệu pháp tâm lý nâng đỡ,…[21]. 1.1.2. Khái niệm Công tác xã hội đối với ngƣời tâm thần 1.1.2.1. Công tác xã hội đối với người tâm thần Là một hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp cá nhân ngƣời tâm thần (viết tắt là NTT), gia đình NTT cũng nhƣ cộng đồng của họ nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cƣờng chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trƣờng xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp giải quyết và phòng ngừa vấn đề xã hội do BTT gây nên, từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho cá nhân và gia đình của NTT. Đối tƣợng tác động của CTXH đối với NTT là những cá nhân, gia đình, cộng đồng NTT hay ngƣời mắc các bệnh tật có nguy cơ cao với BTT hậu quả ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống tình cảm, đời sống xã hội. Đặc điểm của NTT nặng thƣờng ăn mặc không gọn gàng và vệ sinh kém nên cơ thể dơ bẩn; do đó dễ nảy sinh sự phân biệt đối xử hoặc kỳ thị trong cộng đồng, đôi lúc làm cho NTT có hành vi công kích, tấn công ngƣời xung quanh. 1.1.2.2. Mục đích của Công tác xã hội đối với người tâm thần Là hƣớng tới giúp đỡ cá nhân, gia đình của NTT tăng cƣờng chức năng xã hội, hòa nhập cộng đồng và thúc đẩy các điều kiện xã hội để cá nhân, gia đình NTT tiếp cận đƣợc chính sách, nguồn lực xã hội trong can thiệp giải quyết những khó khăn mà họ gặp phải. Mục đích CTXH đối với NTT nhằm giúp họ tăng cƣờng các chức năng xã hội mà họ bị suy giảm do các rối loạn tâm thần, thúc đẩy sự hòa nhập của NTT trong xã hội, giảm sự kỳ thị với NTT, giúp cộng đồng sớm thay đổi cách nhìn với NTT, tác động làm cho nhận thức từ kỳ thị sang thân thiện hơn, không còn phân biệt nhƣ trƣớc đây. Giúp NTT có sự bình đẳng đƣợc hòa nhập cộng đồng, trở lại cuộc sống đời thƣờng với gia đình, dòng tộc, họ hàng, nhƣ những con ngƣời bình thƣờng có quyền sống, quyền tự do. CTXH với NTT còn hƣớng tới biện hộ, thúc đẩy hệ thống chính sách hoàn thiện, phù hợp cho NTT và gia đình họ. Cần tổ chức triển khai, kết nối mạng lƣới xã hội, phát triển đội ngũ tình 12 nguyện viên, nhân viên CTXH trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ tham dự vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng một cách đồng bộ và khẩn trƣơng nhƣ: truyền thông, giáo dục sức khỏe, giúp các nhóm đặc thù phục hồi, phát triển thể chất và tinh thần... các mục tiêu xã hội đƣợc thiết lập bởi nhân viên CTXH trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng). Các liệu pháp tâm lý: liệu pháp tâm lý gia đình, gặp gỡ trao đổi trò chuyện với từng gia đình ngƣời bệnh, liệu pháp tâm lý cá nhân, gặp gỡ trao đổi với từng cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm gặp gỡ trao đổi trò chuyện với một nhóm ngƣời bệnh. Ngoài ra còn quan tâm phục hồi chức năng tâm lý xã hội là quá trình, là cơ hội tạo cho ngƣời bệnh tâm thần bị thiệt thòi do các di chứng bệnh tật còn sót lại đạt đƣợc mức tối đa các chức năng về sinh hoạt, giao tiếp, tâm lý xã hội, lao động nghề nghiệp để có thể sống hòa nhập cùng cộng đồng. Huấn luyện các kỹ năng cho ngƣời bệnh tâm thần sau khi ổn định, khôi phục lại các kỹ năng cơ bản là điều kiện tiên quyết để họ có thể hòa nhập với gia đình và cộng đồng. Việc huấn luyện kỹ năng có thể thực hiện cho từng cá nhân hoặc có thể nhóm, bao gồm các kỹ năng cơ bản sau: - Kỹ năng cá nhân; - Kỹ năng giao tiếp; - Kỹ năng vui chơi giải trí; - Kỹ năng hòa nhập gia đình; - Kỹ năng lao động: yêu cầu lao động phải có ngƣời hƣớng dẫn kèm cặp nhằm hỗ trợ và đảm bảo sự an toàn cho ngƣời bệnh, bắt đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, luôn ƣu tiên cho những công việc mà trƣớc đây ngƣời bệnh đã làm, có năng khiếu và niềm ham thích. 1.1.3. Quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần 1.1.3.1. Khái niệm Quản lý Theo Tạ Minh: Quản lý là khái niệm chỉ chức năng của các hệ thống có tính tổ chức, chức năng này có trong các giới sinh học, trong đời sống xã hội, trong quá trình quản lý kinh tế - kỹ thuật,… Quản lý nói chung là chức năng nhằm bảo vệ và duy trì các cơ cấu xác định của tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt động thực 13 hiện một chƣơng trình và một mục đích đã đƣợc ý thức hóa của tập đoàn ngƣời, của một tổ chức xã hội hoặc của một tổ chức nào đó với tƣ cách là chủ thể của hoạt động quản lý [15]. Quản lý chính là sự tác động liên tục có ý chí, có tổ chức hƣớng mục đích của chủ thể vào đối tƣợng nhằm đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu so với yêu cầu đặt ra. Theo các tác giả H.Koont: Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tƣ cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học [7]. Theo Fayel là nhà khoa học tiền bối về quản lý cho rằng: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo - điều hành và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm soát ấy”. Trong định nghĩa quản lý Fayel đã trực tiếp chỉ ra rằng: quản lý chính là lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, chỉ huy, tiến hành kiểm soát; và nếu lý giải một cách đơn giản nhƣ vậy thì quản lý lại trở thành một hành động cụ thể mà mất đi bản chất thống nhất của nó. Định nghĩa quản lý nên phản ánh khách quan đặc trƣng cơ bản của hoạt động quản lý, thể hiện bản chất quản lý, hay có thể nói, trong định nghĩa về quản lý nhất định phải đề cập đến bản chất của quản lý là tập trung nâng cao năng suất, hiệu quả. Theo ông, quản lý không đơn giản chỉ là khái niệm, nó là sự thống nhất của ba yếu tố: - Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân; - Thứ hai, điều hòa quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, giảm mâu thuẫn các bên; - Thứ ba, tăng cƣờng hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm đƣợc những việc mà một cá nhân không thể làm đƣợc, thông qua hợp tác tạo ra gía trị lớn hơn gía trị cá nhân - gía trị tập thể. Quản lý là một hệ thống mở hoạt động bên trong môi trƣờng và tác động qua lại với nó. Vậy: Quản lý xã hội là những tác động có ý thức của con ngƣời và xã hội 14 nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thù của xã hội, để đáp ứng sự tồn tại và phát triển của xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Quản lý bao gồm các chức năng: - Chức năng hoạch định, nhằm định ra chƣơng trình, mục tiêu, chiến lƣợc mà quản lý cần đạt. - Chức năng tổ chức, nhằm hình thành nhóm chuyên môn hóa, các phân hệ tạo nên hệ thống để cùng góp phần vào hoạt động của hệ thống, nhằm đạt mục tiêu. - Chức năng lãnh đạo là điều khiển, nhằm phối hợp hoạt động chung của nhóm hệ thống. - Chức năng kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động và các cơ hội đột biến trong hệ thống, khi phát hiện sai sót cần điều chỉnh, sửa chữa các sai sót để thúc đẩy hệ thống phát triển [15]. Quản lý xã hội một cách khoa học, có nghĩa là phát hiện những xu hƣớng phát triển tiến bộ của xã hội và hƣớng sự vận động của xã hội phù hợp với những xu hƣớng đó. Phát hiện kịp thời những mâu thuẫn của sự phát triển xã hội và giải quyết chúng, bảo đảm sự thống nhất về chức năng và cơ cấu của hệ thống xã hội. 1.1.3.2. Khái niệm quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm khác nhau về quản lý, cần sử dụng khái niệm quản lý của Fayer đƣa ra nhƣ khái niệm công cụ cho phân tích về quản lý CTXH đối với NTT. Theo Fayer khái niệm quản lý CTXH với NTT nhƣ sau: Quản lý CTXH với NTT là một hoạt động bao gồm xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động chuyên môn CTXH trong quá trình trợ giúp NTT, gia đình và cộng đồng dân cƣ có NTT. Tính chuyên môn của CTXH đƣợc thể hiện trong quá trình quản lý này đƣợc xem xét ở khía cạnh sau: - Về chủ thể: Là ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị đƣợc phân cấp thẩm quyền quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả điều hành theo quy định pháp luật. - Về khách thể: Là công chức, viên chức và ngƣời lao động, những ngƣời tình nguyện, chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ theo sự kiểm soát quản lý của chủ 15 thể và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ chức trách đƣợc giao theo quy định pháp luật. - Về đối tƣợng: Là các hoạt động liên quan đến quản lý hoạch định, kế hoạch, tổ chức triển khai, lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, lƣợng gía, kết thúc, chuyển giao… - Mọi hoạt động trong chu trình quản lý từ xây dựng kế hoạch tới tổ chức, triển khai thực hiện hay giám sát, kiểm tra cần chú ý tới nhu cầu và nguyện vọng của NTT và gia đình họ và sử dụng các phƣơng pháp CTXH cá nhân, nhóm và cộng đồng để đáp ứng nhu cầu của NTT một cách nhân văn, nhân đạo. Nhƣ vậy có thể thấy quản lý CTXH đối với NTT đòi hỏi tính chuyên môn sâu trong mỗi bƣớc đi, mỗi hoạt động và cần tuân thủ những nguyên tắc nghề nghiệp CTXH. Có nhƣ vậy hoạt động quản lý công tác chăm sóc nuôi dƣỡng NTT mới có hiệu quả nhƣ mong muốn. 1.1.3.3. Cơ sở pháp lý của quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần ở Việt Nam Luật ngƣời cao tuổi, năm 2009. Luật ngƣời khuyết tật, năm 2010. Luật khám bệnh, chữa bệnh, năm 2012. Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 phê duyệt Đề án nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020. Quyết định số 1215/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và PHCN cho NTT, ngƣời RNTT dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật ngƣời khuyết tật. Thông tƣ số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật ngƣời khuyết tật. Thông tƣ liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH, ngày 28/12/2012 giữa Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan