Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh thái nguyên...

Tài liệu Quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh thái nguyên

.PDF
100
364
148

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÀN PHÚC QUANG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÀN PHÚC QUANG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH ĐỨC HỢI HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Bàn Phúc Quang LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học xã hội cùng các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học cao học ngành Công tác xã hội. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đinh Đức Hợi đã nhiệt tình, tận tụy hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Lao động TB&XH; Lãnh đạo, cán bộ các phòng Lao động - Thương binh và xã hội; cán bộ lao động - Thương binh và Xã hội các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Lương, Phú Bình và thành phố Thái Nguyên; người cao tuổi và gia đình người cao tuổi đã hợp tác, giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến các bạn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học để luận văn của tôi được hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2017 Tác giả Bàn Phúc Quang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTXH : Công tác xã hội KT-XH : Kinh tế - Xã hội LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội NXB : Nhà xuất bản NVXH : Nhân viên xã hội NVCTXH : Nhân viên công tác xã hội NCT : Người cao tuổi UBND : Ủy ban nhân dân MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI .........................................................................................10 1.1. Người cao tuổi, khái niệm và đặc điểm ...........................................................10 1.2. Lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi ............................13 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi ..22 1.4. Cơ sở pháp lý về quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi..................25 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................30 2.1. Đặc điểm địa bàn và khách thể nghiên cứu .....................................................30 2.2. Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................................36 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi tại tỉnh Thái Nguyên ......................................................................................................58 Chƣơng 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI NGUYÊN ..................................................................................................................65 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ..........................................................................65 3.2. Nhóm biện pháp đề xuất ...................................................................................66 KẾT LUẬN ................................................................................................................71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................73 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng người cao tuổi của tỉnh Thái Nguyên năm 2014 ...................33 Bảng 2.2 Đặc điểm về đội ngũ NVXH, NVCTXH ...............................................35 Bảng 2.3 Đặc điểm về người cao tuổi ....................................................................36 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 2.1 Mức độ bao phủ của chính sách ..........................................................37 Biểu đồ 2.2 Tiến độ triển khai thực hiện chính sách .............................................37 Biểu đồ 2.3 Mức độ thực hiện soạn thảo văn bản của NVXH cấp tỉnh, huyện ....38 Biểu đồ 2.4 Đánh giá mức độ thể chế chính sách .................................................39 Biểu đồ 2.5 Khối lượng công việc của đội ngũ NVXH .........................................40 Biểu đồ 2.6 Thực hiện chế độ phụ cấp, chi hoạt động chuyên môn .....................41 Biểu đồ 2.7. Đào tạo bồi dưỡng nghề CTXH .........................................................41 Biểu đồ 2.8. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của NVXH, NVCTXH .........................42 Biểu đồ 2.9 Công tác quản lý hồ sơ đối với NCT ..................................................43 Biểu đồ 2.10 Công tác quản lý số lượng người cao tuổi .......................................44 Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ người cao tuổi của tỉnh và TP.Thái Nguyên, huyện Phú Bình, huyện Phú Lương năm 2016 ....................................................................................45 Biểu đồ 2.12 Hiểu biết Luật người cao tuổi ...........................................................45 Biểu đồ 2.13 Nguồn thu nhập chủ yếu của NCT tại cộng đồng ............................46 Biểu đồ 2.14 Vai trò của NCT trong gia đình ........................................................47 Biểu đồ 2.15 Đánh giá việc thực hiện chế độ báo cáo công tác người cao tuổi ...47 Biểu đồ 2.16 Thực hiện các quy định về hồ sơ, thủ tục .........................................48 Biểu đồ 2.17 Chất lượng thực hiện trợ cấp xã hội tại cộng đồng..........................49 Biểu đồ 2.18 Số lượng NCT hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng .........................51 Biểu đồ 2.19 Mức độ hài lòng của NCT về thực hiện chế độ nuôi dưỡng ...........51 Biểu đồ 2.20 Người cao tuổi được tư vấn sức khỏe ...............................................52 Biểu đồ 2.21. Người cao tuổi có nguyện vọng được cấp thẻ BHYT ....................53 Biểu đồ 2.22 Mức độ hài lòng của NCT khi đi khám bệnh ...................................53 Biểu đồ 2.23 Tỷ lệ NCT tham gia Hội NCT Việt Nam .........................................54 Biểu đồ 2.24: Tỷ lệ người cao tuổi được chúc thọ, mừng thọ ..............................55 Biểu đồ 2.25 Công tác tư vấn, hỗ trợ NCT tại Trung tâm CTXH .........................56 Biểu đồ 2.26 Công tác tư vấn, hỗ trợ NCT tại cộng đồng .....................................57 Biểu đồ 2.27 Những đề xuất của NVXH, NVCTXH và NCT tại cộng đồng về thực hiện chính sách NCT trong thời gian tới. .......................................................57 Biểu đồ 2.28 Yếu tố ảnh hưởng xuất phát từ nhận thức ........................................59 Biểu đồ 2.29. Yếu tố ảnh hưởng bởi năng lực, kinh nghiệm công tác..................60 Biểu đồ 2.30. Yếu tố ảnh hưởng của Hội người cao tuổi ......................................62 Biểu đồ 2.31. Yếu tố ảnh của nguồn lực tài chính .................................................63 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người cao tuổi ở Việt Nam hiện chiếm trên 10% dân số và đang có xu hướng gia tăng, là lớp người có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ con cháu, bảo vệ thuần phong mỹ tục và truyền thống yêu nước của dân tộc. Chăm sóc sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động của mình trong gia đình và trong xã hội là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và xã hội. Ngay sau khi Cách mạnh tháng 8/1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh với vai trò là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong thư gửi các vị phụ lão, đăng trên báo cứu quốc, số 48 ngày 21 tháng 9 năm 1945, trong thư Bác đã không tán thành quan niệm người già tài hết, không làm được gì hết, Bác viết “Chúng ta là bậc phụ lão, cần phải tinh thành đoàn kết trước để làm gương cho con cháu ta. Vậy tôi mong các vị phụ lão ở Hà thành ra xung phong tổ chức “Phụ lão cứu quốc hội” để cho các phụ lão cả nước bắt chước và để hùn giữ gìn nền độc lập của nước nhà”. [36] Ngày 10/5/1995 Hội NCT Việt Nam ra đời, đến ngày 27/9/1996 Ban chấp hành Trung ương Đảng có Chỉ thị số 59-CT-TW về chăm sóc NCT, Chỉ thị nêu rõ “Chăm sóc và phát huy tốt NCT là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta và đạo đức người Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nêu rõ “Đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những NCT thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới; đáp ứng nhu cầu thông tin, phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt động xã hội; nêu gương tốt, giáo dục lí tưởng và truyền thống cách mạng cho thanh niên, thiếu niên…”. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định “Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão thành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội. Chăm 1 sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người già cô đơn, không nơi nương tựa…”. Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ “Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện để NCT hưởng thụ văn hoá, được tiếp cận thông tin, sống vui, sống khoẻ, sống hạnh phúc. Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của NCT trong xã hội và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Đại hội lần thứ XII tiếp tục khẳng định “ Chăm lo bồi dưỡng, phát huy vai trò thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, NCT” [14]. Quan điểm của Bác Hồ và của Đảng về NCT đã được thể hiện trong quá trình xây dựng và phát triển Luật pháp của Quốc gia. Hiến pháp năm 1946, Điều 14 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”. Điều 32 của Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Giúp đỡ người già, người đau yếu và tàn tật. Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khoẻ và cứu trợ xã hội…”. Hiến pháp năm 1992, Điều 64 quy định: “…Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ… ”; Điều 67 quy định “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ”. Hiến pháp năm 2013, Điều 37 quy định “ NCT được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Năm 2000, Pháp Lệnh NCT ra đời là bước đi thích hợp để chăm sóc và phát huy vai trò của NCT. Luật Hôn nhân và gia đình, khoản 2 Điều 36 quy định:“Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật”…Điều 47 quy định “Cháu có bổn phận… chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ngoại”. Luật bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân năm 2004 đã dành một chương riêng: Bảo vệ sức khoẻ NCT … trong đó, khoản 1 Điều 41 của Luật này quy định:“NCT … được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình”. Bộ Luật Lao động tại Điều 124 quy định “Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ người lao động cao tuổi, không được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm… ảnh hưởng sức khoẻ”. Bộ luật hình sự Điều 151 quy định: “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, 2 cháu, người có công nuôi dưỡng mình” và Điều 152 quy định “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”. Bên cạnh đó, luật cũng quy định một số tình tiết giảm nhẹ khi “người phạm tội là người già”. Luật người khuyết tật tại Khoản 3 Điều 44 quy định “người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, NCT được hưởng mức trợ cấp cao hơn các đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật”. Luật NCT, gồm 31 Điều quy định cụ thể trong 6 chương, trong đó có 02 chương “Chương II quy định phụng dưỡng, chăm sóc NCT” và “Chương III quy định về phát huy vai trò NCT”. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn “già hoá dân số” hay “dân số già” từ năm 2012 (số NCT từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% tổng số dân). Già hoá dân số là cơ hội và cũng là thách thức của các quốc gia. Cơ hội có một lực lượng lao động giầu kinh nghiệm, có uy tín và có trách nhiệm cao; phần lớn NCT còn tham gia lao động và tích cực lao động trong quãng đời còn lại, phần lớn NCT tham gia lao động phi chính thức như chăm sóc trẻ em, công việc nội trợ trong gia đình. Tăng tuổi thọ là một trong những thành tựu lớn nhất của loài người, nhưng cũng đang là thách thức của xã hội ngày nay như; nhận thức của người dân chưa đáp ứng với xã hội già hoá; không phát huy được lợi thế của NCT, coi NCT là gánh nặng xã hội; hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của NCT; hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho NCT còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tại cộng đồng; những thay đổi trong phân bố tuổi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua sự thay đổi đáng kể về quy mô và cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động và cơ cấu tiêu dùng cá nhân; trong công tác lập kế hoạch, hoạch định chính sách chưa lồng ghép đầy đủ vấn đề về NCT. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi mở cho tôi lựa chọn đề tài “Quản lý công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ thứ XX, ở nước Anh, Mỹ, Canada, Úc... nghề công tác xã hội đã phát triển và cho đến nay đã phát triển ở hầu hết các 3 quốc gia trên thế giới. Đã có rất nhiều báo cáo, bài viết, công trình khoa học chia sẻ kinh nghiệm công tác xã hội trên thế giới, trong đó có một số công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực NCT, tiêu biểu đó là; Author Mary Marshall (1990) trong cuốn “Social work whith old people”, Publisher Basinhstoke, angleterre: MacMilan. Nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của NCT trong xã hội, con người sống trong môi trường xã hội có ảnh hưởng đến môi trường xã hội và tác động của môi trường xã hội đối với mỗi cá nhân. Con người chịu tác động của môi trường sống – môi trường sinh thái, do vậy nhiệm vụ của nhân viên xã hội chính là cải tạo môi trường, tạo ra những điều kiện thuận lợi để các nhóm yếu thế trong xã hội dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ xã hội, cộng với sự nỗ lực của cá nhân bên trong để có cuộc sống tốt hơn [17, tr.2]. Ann McDONAL (2010) trong cuốn sách “Social worrk with Older People”, First published by polity press. Theo tác giả các khung lý thuyết có thể ứng dụng trong thực hành công tác xã hội đối với NCT. Những khó khăn, những vấn đề phát sinh trong làm việc với NCT, quá trình lão hóa của NCT và những vấn đề NCT phải đối đầu khi về già. Theo tác giả thì cần chú trọng đến các quy trình can thiệp hỗ trợ NCT ở góc độ can thiệp nhóm hay cá nhân. Tác giả cũng đưa ra được cách giải quyết vấn đề thông qua các trường hợp điển cứu, cách tìm kiếm và lựa chọn các nguồn lực để trợ giúp [17, tr 3]. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trong cuốn sách “Trong miền an sinh xã hội - những nghiên cứu về NCT”, xuất bản năm 2005 của tác giả Bùi Thế Cường, nghiên cứu NCT trong xã hội ở Việt Nam được bắt đầu từ những năm 1970 các nhà y khoa là những người đầu tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu y học về NCT. Chương trình nghiên cứu y học Tuổi già được thành lập năm 1970 và sau đó trở thành đơn vị nghiên cứu Y học Tuổi già của Bộ Y tế [21, tr.2 ]. Trong chương trình nghiên cứu y học NCT do Phạm Khuê thực hiện năm 1977 đã tiến hành khảo sát đánh giá lớn đầu tiên để tìm hiểu về sức khoẻ của NCT sống ở phía Bắc với 13.399 người từ 60 tuổi trở lên. Cuộc khảo sát đã cung cấp cho 4 các nhà nghiên cứu một bức tranh dịch tễ học về bệnh tật và sức khoẻ của NCT ở Miền Bắc Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết số NCT có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, phải lao động để tăng thu nhập [21, tr2]. Theo yêu cầu của ESCAP (năm 1989) những nghiên cứu dân số và lao động về tuổi già đã có một báo cáo quan trọng đầu tiên về tuổi già ở Việt Nam được giới thiệu ra quốc tế. Những năm sau đó Bộ Lao động – TB&XH được Chính phủ giao thực hiện quản lý nhà nước về công tác NCT đã tiến hành nhiều khảo sát để làm cơ sở trong việc xây dựng các chính sách cho NCT. Những khảo sát, nghiên cứu đó phải kể đến nghiên cứu của Trịnh Văn Lễ về “người nghỉ hưu” đã chỉ ra chế độ bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu hình thành từ năm 1950. Đến đầu năm 1991, Viện Bảo vệ sức khoẻ NCT đã chủ trì một hội thảo lớn về lão khoa xã hội, các công trình nghiên cứu đã được giới thiệu và xuất bản, đây là mốc quan trọng cho nghiên cứu xã hội học đối với NCT. Một số khảo sát tiếp sau đó như: khảo sát về đời sống NCT ở đồng bằng Sông Hồng (1996 RRDES, Bùi Thế Cường, 1996), khảo sát về đời sống NCT vùng Đông Nam Bộ mở rộng (1997 ESEES, Trương Sĩ Ánh, 1977), thực hiện với cỡ mẫu 840 người từ 60 tuổi trở lên tại 28 điểm nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh xung quanh [21, tr. 3 ]. Năm 2015, có đề tài “Công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Lê Thị Mai Hương, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng và nhu cầu công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, qua đó tác giả đã thực hiện phân tích các dịch vụ công tác xã hội đối với NCT; nhận diện những vấn đề, nhu cầu mà NCT cần sự trợ giúp từ công tác xã hội, từ đó đưa ra các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và những yêu cầu với nhân viên công tác xã hội hoạt động trong lĩnh vực này. Qua thực tiễn cho thấy đã có một số công trình nghiên cứu về NCT nhưng chủ yếu dừng lại ở các nghiên cứu mang tính chất của chuyên ngành xã hội học là chủ yếu. Đề tài nghiên cứu về quản lý công tác xã hội đối với NCT còn rất ít. Cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào thuộc chuyên ngành công tác xã hội nghiên cứu về quản lý công tác xã hội đối với NCT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, vì thế tác giả lựa 5 chọn Đề tài “Quản lý công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý công tác xã hội đối với NCT tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh quản lý công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý công tác xã hội đối với NCT. - Phân tích đánh giá về thực trạng quản lý công tác xã hội đối với NCT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý công tác xã hội đối với NCT tại tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý công tác xã hội với NCT từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn của tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Cán bộ làm công tác quản lý từ cấp phòng Lao động – TB&XH trở lên; cán bộ trực tiếp làm việc trong lĩnh vực NCT tại các cơ sở bảo trợ xã hội và tại các xã, phường, thị trấn. - NCT sống tại các Trung tâm bảo trợ xã hội và tại cộng đồng của 03 địa phương Phú Lương, Phú Bình và thành phố Thái Nguyên của tỉnh Thái Nguyên. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng: nghiên cứu hoạt động quản lý công tác xã hội đối với NCT, cụ thể là nội dung quản lý về công tác xây dựng chính sách đối với NCT; quản lý về nhân lực làm việc trong lĩnh vực NCT; quản lý về đối tượng là NCT; các hoạt động tư vấn hỗ trợ NCT; nguồn lực thực thi các chính sách NCT. 6 Số lượng khách thể: nghiên cứu trên tổng số 150 khách thể, trong đó bao gồm: + Cán bộ làm công tác quản lý cấp tỉnh, huyện: 20 người. + Cán bộ làm việc trực tiếp với NCT: Tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm công tác xã hội 20 người và tại các xã, phường, thị trấn là 30 người. + NCT: Tại cộng đồng 60 người, tại Trung tâm bảo trợ xã hội 20 người. - Phạm vi về thời gian: Tình hình và kết quả thực hiện công tác người cao tuổi tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến 12/2016. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Dựa trên cơ sở triết học duy vật biện chứng: từ thực trạng quản lý công tác xã hội đối với NCT rút ra được những lý luận và đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với NCT. Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: hệ thống các yếu tố có liên quan như công tác xã hội, quản lý công tác xã hội đối với NCT, hệ thống chính sách và chương trình trợ giúp NCT… 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Phân tích tổng hợp thông tin, số liệu từ các báo cáo, ấn phẩm, tài liệu liên quan đến lĩnh vực trợ giúp NCT và hoạt động công tác xã hội trong phạm vi cả nước và của tỉnh Thái Nguyên. 5.2.2. Phương pháp bảng hỏi Phương pháp bảng hỏi là phương pháp chủ yếu của đề tài, dựa trên các khái niệm đã được thao tác hóa bằng các bảng hỏi, bao gồm những câu hỏi được xây dựng xoay quanh vấn đề thực hiện quản lý công tác xã hội đối với NCT. Thông qua việc thu thập và phân tích các thông tin định lượng giúp đo lường một cách hệ thống các vấn đề mà cuộc nghiên cứu đặt ra. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp phỏng vấn sâu là phương pháp đối thoại giữa người nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng và những khó 7 khăn mà đối tượng nghiên cứu (cán bộ làm công tác lao động TBXH, cán bộ công tác xã hội, người cao tuổi) mà khi trả lời theo bảng hỏi chưa đánh giá được hết. 5.2.4. Phương pháp quan sát Là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra đề tài còn sử dụng thêm các phương pháp như: thống kê toán học (cộng, trừ, nhân, chia..), xã hội học, tâm lý học. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Đề tài vận dụng những kiến thức chuyên ngành về công tác xã hội như hệ thống các lý thuyết, các phương pháp, kỹ năng, để tìm hiểu, nghiên cứu một nhóm đối tượng, một vấn đề cụ thể. Từ đó góp phần làm rõ thêm chức năng quản lý công tác xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội khẳng định được tính khoa học, chuyên môn cao của công tác xã hội. Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác xã hội đối với NCT; từ đó phân tích, đánh giá làm rõ hơn hệ thống quản lý nhà nước về công tác xã hội đối với NCT để hoàn thiện thể chế: luật pháp, chính sách, cơ chế và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với NCT, nhằm trợ giúp NCT đáp ứng các nhu cầu cơ bản, phát huy được vai trò trong giáo dục gia đình, dòng họ, con cháu, là những tấm gương sáng về đạo đức và nhân văn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Đề tài chỉ ra cách nhìn tổng quan về quản lý công tác xã hội đối với NCT, những kết quả đã đạt được, những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, những vấn đề xã hội quan tâm đến NCT. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho quá trình tham mưu, hoạch định, điều chỉnh, bổ sung các chính sách trợ giúp cho NCT ngày một hiệu quả hơn. Đối với người nghiên cứu: qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn để thực hành 8 các phương pháp công tác xã hội. Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác của bản thân. Những nghiên cứu của Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý công tác xã hội trong việc xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chương trình về công tác NCT cũng như các chương trình, dự án trợ giúp cho NCT. 7. Cơ cấu luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác xã hội đối với NCT Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với NCT từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên 9 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI 1.1. Ngƣời cao tuổi, khái niệm và đặc điểm 1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi Có nhiều quan niệm và cách gọi khác nhau về NCT như: người già, người cao niên, người lớn tuổi…ở các nước phát triển, NCT được quy định là người từ 65 tuổi trở lên. Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì cho rằng NCT là người phải từ 70 tuổi trở lên. Ở Việt Nam, theo Pháp Lệnh NCT năm 2000 “NCT là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Luật NCT năm 2009, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 tại Điều 2 quy định “NCT được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. NCT còn có cách gọi khác nhau là “người già”. Theo Từ điển tiếng Việt, già tức là “ở vào tuổi có những hiện tượng sinh lý suy yếu dần trong giai đoạn cuối của quá trình sống tự nhiên”. Theo giáo sư, Phó tiến sĩ Dương Xuân Đạm thì người có tuổi là người ≥ 60 tuổi; người già là người ≥ 75 tuổi; người sống lâu là người > 90 tuổi. Nhìn chung khái niệm tuổi già có sự thay đổi tương quan với tuổi thọ trung bình [16, tr. 206,207]. Như vậy thuật ngữ “người già” hay “người cao tuổi ” đều dùng để chỉ những người đã có nhiều tuổi, thực chất là cách gọi khác nhau để chỉ chung cho nhóm NCT. Tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ “người cao tuổi” ở Việt Nam hiện nay để nêu lên các vấn đề có liên quan đến NCT trong công tác nghiên cứu. Nó phù hợp với quan niệm dân gian và hơn hết thể hiện đúng với đạo lý truyền thống “kính lão đắc thọ” của dân tộc, của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Quan điểm của công tác xã hội, với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công tác xã hội nhìn nhận về NCT như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm 10 sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội, do vậy trong cuộc sống họ sẽ gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cần được trợ giúp của xã hội. Do vậy người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần trợ giúp của công tác xã hội. 1.1.2. Đặc điểm, nhu cầu của người cao tuổi 1.1.2.1. Đặc điểm của người cao tuổi * Đặc điểm về sinh lý Quá trình lão hóa: Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm hay muộn tùy thuộc vào cơ thể của từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhậy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, sức khỏe về thể chất và tinh thần có phần giảm sút. Về thể xác giai đoạn này có những thay đổi theo chiều hướng đi xuống. Diện mạo thay đổi, tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn; bộ răng yếu làm cho NCT ngại ngùng các thức ăn cứng, dai, mặc dù là thức ăn giầu Vitamin; các cơ quan cảm giác bắt đầu kém hiệu quả; các cơ quan nội tạng như Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hóa cao cùng với tuổi tác cũng chịu những vấn đề tương tự như cơ bắp khác; khả năng tình dục giảm do sự thay đổi nội tiết tố; xương khớp giảm, vận động kém linh hoạt, hay bị mệt mỏi.. Các bệnh thường gặp: NCT thường mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, các bệnh về xương khớp, các bệnh về hô hấp, các bệnh về răng miệng, tiêu hóa và dinh dưỡng, ngoài ra còn các bệnh về ung bướu, bệnh thần kinh và sức khỏe tinh thần... * Đặc điểm về tâm lý Trạng thái tâm lý và sức khỏe của NCT không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa – tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu chung lại những thay đổi thường gặp: Hướng về quá khứ: Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, NCT thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, Hội cựu chiến binh, Hội hưu trí... để họ có cơ hội ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn... 11 Chuyển từ trạng thái tích cực sang tiêu cực: Khi về già NCT phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về nghề nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy NCT sẽ phải tìm cách để thích nghi với cuộc sống mới. Những biểu hiện về tâm lý của người cao tuổi: Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu thường bận rộn với công việc. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác coi mình không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại họ sợ cô đơn, sợ phải ở nhà một mình. Cảm thấy bất lực và tủi thân: Đa số NCT nếu có sức khỏe vẫn còn có thể giúp con cháu tăng gia lao động sản xuất, làm việc vặt trong nhà, tự phục vụ bản thân hoặc có thể tham gia sinh hoạt giải trí cộng đồng. Nhưng cũng có một số NCT do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chán nản, buồn phiền hay tự dằn vặt bản thân..nên rất dễ tự ái và tủi thân. Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức hệ nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu, dẫn đến bị trầm cảm. Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật tự nhiên, dù vậy NCT vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ lảng tránh, không chấp nhận và sợ chết [12]. Việc nhận thức đầy đủ về những đặc điểm tâm sinh lý của NCT sẽ là cơ sở để các cấp chính quyền xây dựng và ban hành các chính sách, phát triển các dịch vụ nhằm đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về tâm sinh lý của NCT. Nhân viên xã hội, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên CTXH nắm được những đặc điểm cơ bản của NCT sẽ có những chương trình, hoạt động hỗ trợ can thiệp kịp thời cho NCT đồng thời đề xuất xây dựng các chính sách cho phù hợp. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan