Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của ...

Tài liệu Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1955-1975)”

.DOC
27
1100
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ˜ ˜ ˜™ ™ ™ VŨ QUÝ TÙNG ANH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI CỦA MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1955-1975) Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 62.22.03.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ SƠN ĐÀI Phản biện 1: .......................................................................... Phản biện 2:.......................................................................... Phản biện 3: .......................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM vào hồi ........ giờ .....ngày.... tháng ... năm 2017. Phản biện độc lập 1:............................................................... Phản biện độc lập 2:............................................................... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh - Thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) - Thư viện Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) 1 PHẦN MỞ ĐẦU  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) với âm mưu bá chủ thế giới, dựa trên tiềm lực kinh tế, quân sự giàu mạnh, Mỹ thực hiê ên chính sách can thiê êp vào nô êi bô ê của nhiều nước trên thế giới, xác lâ pê vai trò và buô êc các nước này phụ thuô êc vào Mỹ. Ở các nước, khu vực mà phong trào giải phóng dân tô êc đang dâng cao như Á - Phi - Mỹ Latinh, Mỹ thực thi chính sách thực dân mới, xây dựng bộ máy tay sai hiện đại khoác áo “quốc gia”, “dân tô êc” nhằm lừa bịp dư luâ ên thế giới và nhân dân Mỹ tiến hành mua chuộc, dụ dỗ, tiến tới can thiệp, lật đổ hoặc xâm lược, nhằm biến các nước này thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Ở MNVN, nhằm che đậy bản chất xâm lược, sau khi Pháp phải ký Hiệp định Geève (1954). Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai và quân đội được tổ chức biên chế và trang bị hiện đại, tác chiến theo kiểu Mỹ lấy tên là QĐVNCH (1955) và sau đó được đổi tên là QLVNCH (1964). Đội quân này là công cụ quân sự của Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ thể chế VNCH do Mỹ thành lập và tiến hành những hoạt động quân sự đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân; đàn áp những tổ chức chính trị, xã hội, quân sự không theo phe cánh của chúng. Sau đó, từ năm 1967, Mỹ chính thức còn giao cho đội quân này thêm một nhiệm vụ hết sức quan trọng khác, đó là nắm quyền chính trị, chi phối “thượng tầng kiến trúc” của chế độ VNCH (trong thực chất đã chi phối từ sau khi đảo chính lật Diệm, cuối năm 1967 chính thức được Hiến pháp VNCH công nhận). Ngoài ra, đội quân này có nhiệm vụ chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và phe XHCN, ngăn chặn phong trào “Cộng sản” ở Đông Nam Á, thực hiện chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Với những mục tiêu đó, QLVNCH được Mỹ xây dựng lên tới cả triệu người với đầy đủ các quân binh chủng, với khí tài hiện đại nhất, nguồn viện trợ quân sự dồi dào. Được tổ chức biên chế một cách chặt chẽ nhằm biến MNVN thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ. Đội quân này được thay đổi tổ chức một cách liên tục theo các chiến lược chiến tranh của Mỹ đề ra để đáp ứng nhu cầu chiến trường và không ngừng gia tăng số lượng qua các giai đoạn… . Chiến tranh đã lùi xa hơn bốn thập niên, đã có hàng ngàn công trình, hàng trăm hội thảo, bài viết trong và ngoài nước viết về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam trên nhiều bình diện khác nhau, lập trường quan điểm khác nhau để lý giải quá trình can thiệp, xâm lược và sự thất bại của Mỹ và thể chế VNCH ở MNVN… Tuy nhiên, chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể về công cụ quân sự của Mỹ - QLVNCH ở MNVN trên các mặt: Tổ chức biên chế, tổ chức chiến trường; các hoạt động và sự thất bại của đội quân này về mặt quân sự từ năm 1955 đến 1975 đặt trong quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở MNVN. Hơn thế nữa trong bối cảnh đổi mới và mở cửa, lịch sử giai đoạn này đang bị một số thế lực xuyên tạc theo nhiều cách, khiến những ai không tìm hiểu nhiều về giai đoạn này dễ bị hiểu sai, đánh giá lại lịch sử theo hướng lật ngược các giá trị, thậm chí ca tụng chế độ và QLVNCH. Vì thế, cần nghiên cứu lại, kỹ càng hơn về các tổ chức của chế độ VNCH trong giai đoạn lịch sử này để có những khẳng định, đánh giá xác đáng, thuyết phục về mặt lịch sử. Để phản ánh trung thực lịch sử, trong giai đoạn 1955-1963, luận án lấy tên gọi đúng thực tế là Quân đội Việt Nam Cộng hòa; từ năm 1964 là Quân lực Việt Nam Cộng hoà. 2 Để góp phần tìm hiểu thêm về công cụ chiến tranh của Mỹ ở MNVN đó là QLVNCH và có cách nhìn khách quan và toàn diện hơn về cuộc chiến (qua việc khai thác sâu nguồn tài liệu lâu nay chưa được chú ý đúng mức - đó là nguồn tài liệu chính quyền VNCH). Thấy rõ hơn sự đấu tranh gian khổ, quật cường nhưng vô cùng anh dũng của cha ông để giành lại độc lập, tự do, chúng tôi chọn đề tài “Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1955-1975)” làm đề tài Luận án Tiến sỹ Sử học của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu QLVNCH trong quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở MNVN (1955-1975) nhằm làm rõ chính sách thực dân kiểu mới mà Mỹ thực hiện ở MNVN qua ba thời kỳ của chế độ VNCH: 1955-1963 (Đệ nhất Cộng hòa); 1963-1967 (khủng hoảng quyền lực) và 1967-1975 (Đệ nhị Cộng hòa). Tái hiện lại một cách khách quan, chân thực toàn bộ cơ cấu tổ chức và hoạt động quân sự của QLVNCH một cách có hệ thống từ 1955-1975, qua ba thời kỳ gắn liền với chính quyền VNCH: 1955-1963 (Đệ nhất Cộng hòa); 1963-1967 (khủng hoảng quyền lực) và 1967-1975 (Đệ nhị Cộng hòa), chỉ ra đặc điểm, tính chất của đội quân này qua từng thời kỳ. Lý giải sự thất bại không thể tránh khỏi của QLVNCH cũng như sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ ở MNVN sau hơn 20 năm xây dựng trước sức mạnh của một dân tộc yêu chuộng hòa bình, thống nhất và độc lập dân tộc. 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLVNCH, trong đó tập trung vào cơ cấu tổ chức và hoạt động trong bối cảnh mà Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở MNVN. Cụ thể: Về tổ chức: Tổ chức các cơ quan trung ương; tổ chức lực lượng; tổ chức lãnh thổ quân sự. Về hoạt động: Tập trung chủ yếu vào hoạt động quân sự trên chiến trường. Tuy nhiên, luận án cũng nghiên cứu những “hoạt động chính trị” của đội quân này trong thời kỳ 1963-1967 để thấy rõ việc Mỹ sử dụng QLVNCH vào các cuộc đảo chính của thể chế VNCH và chính thức nắm chính quyền chính trị từ 1967-1975. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án khảo cứu toàn diện diễn tiến về tổ chức và hoạt động của QLVNCH từ năm 1955 đến năm 1975 đặt trong bối cảnh thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, trong đó giới hạn trong những vấn đề: Về không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu ở MNVN nơi tồn tại chính quyền và quân đội tay sai thực dân mới của Mỹ. Về thời gian: Từ năm 1955, khi thành lập thể chế VNCH đến khi QLVNCH đầu hàng Quân giải phóng vô điều kiện (30-4-1975), dẫn tới sụp đổ chế độ VNCH - chủ nghĩa thực dân mới Mỹ thất bại hoàn toàn ở Việt Nam sau hơn 20 năm tạo dựng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU 3.1. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân. 3 Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu là dựa trên hệ thống phương pháp luận của nền sử học Mác-xít, đó là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. Bằng việc sử dụng hai phương pháp đó, công cụ quân sự - QLVNCH trong quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở MNVN được tái hiện một cách khách quan nhất về sự ra đời, phát triển và tiêu vong của nó qua các thời kỳ cụ thể. Bên cạnh hai phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc luôn được coi trọng và sử dụng thường xuyên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, coi đó là phương pháp bổ trợ hữu hiệu cho đề tài và giải quyết các vấn đề do đề tài đặt ra. 3.2. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu quan trọng nhất, chủ yếu nhất đó là từ các phông lưu trữ (được lưu giữ tại TTII) gồm: Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954-1963); phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa (1967-1975); phông Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (1965-1967); phông Hội đồng Quân nhân Cách mạng (1963-1965); phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa (1955-1975); Kho tư liệu... Nguồn tài liệu đã xuất bản: Bao gồm các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã xuất bản và các bài viết đăng trên báo, tạp chí... liên quan đến chiến tranh Việt Nam được lưu giữ tại Thư viện Tổng hợp TP.HCM, Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, Thư viện Trường Đại học KHXHNV - ĐHQG TP.HCM... Các công trình nghiên cứu là luận văn, luận án về lịch sử Việt Nam hiện đại đã được bảo vệ thành công tại Trường Đại học KHXHNV - ĐHQG TP.HCM. Nguồn tài liệu trên Internet: Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, nghiên cứu sinh có tham khảo thêm những nguồn tài liệu trên Internet. 4. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Một là, Tái hiện bức tranh tổng thể về cơ cấu tổ chức và hoạt động của QLVNCH công cụ quân sự của Mỹ khi tiến hành cuộc chiến tranh thực dân mới ở MNVN qua 3 giai đoạn gắn liền với chính quyền VNCH, thời kỳ 1955-1963 (Đệ nhất Cộng hòa), thời kỳ 1963-1967 (khủng hoảng quyền lực) và thời kỳ 1967-1975 (Đệ nhị Cộng hòa). Từ đó đánh giá, phân tích sự khác nhau về tổ chức và hoạt động của QLVNCH qua từng thời kỳ, chỉ ra đặc điểm, tính chất của đội quân này. Hai là, Khẳng định QLVNCH là công cụ quân sự điển hình của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, được xây dựng theo hình mẫu của quân đội Mỹ, do Mỹ trực tiếp trang bị, chỉ đạo và huấn luyện nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở MNVN. Ba là, Phân tích, lý giải nguyên nhân tan rã của QLVNCH năm 1975, dẫn tới sụp đổ của cả chế độ VNCH- sản phẩm của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở MNVN trong hơn 20 năm đã thất bại hoàn toàn. Bốn là, Luận án sẽ khai thác sâu nguồn tài liệu lâu nay chưa được chú ý đúng mức, đó là tài liệu lưu trữ của “phía bên kia”- chính quyền VNCH. Từ đó có thể làm tài liệu tham khảo, góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Việt Nam từ 1955-1975; đồng thời, giúp cho thế hệ trẻ thấy được cuộc đấu tranh gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng của cha ông ta. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Dẫn luận (6 trang), Kết luận (10 trang), Tài liệu tham khảo (14 trang), Phụ lục (106 trang), nội dung chủ yếu của luận án gồm 4 chương, 15 tiết, 34 tiểu tiết. CHƯƠNG 1 4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trong chương này, có 3 tiết, 5 tiểu tiết, gồm: 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Chủ nghĩa thực dân mới Theo từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, “chủ nghĩa thực dân mới là hình thức mới của chủ nghĩa thực dân nhằm tiếp tục duy trì sự thống trị và bóc lột của CNĐQ đối với các nước mới giành được độc lập và đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ Latinh sau CTTG-II” [31]... 1.1.2. Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành một đế quốc giàu mạnh, họ ra sức bảo vệ và phát triển lợi ích kinh tế, khống chế và nắm chắc thế giới tư bản về mọi mặt và thông qua đó thống trị các thuộc địa cũ, cũng như các nước bị phụ thuộc nhằm giải quyết một loạt các vấn đề về đầu tư, thị trường, nguyên liệu tạo thành sức mạnh to lớn cả về quân sự, chính trị, kinh tế hòng ngăn chặn ba dòng thác cách mạng phát triển, thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới... Nội dung của chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ là duy trì chế độ thực dân đối với nhân dân các nước đã giành được độc lập bằng nhiều phương pháp và hình thức mới trên tất cả các mặt chính trị, quân sự và kinh tế. Về quân sự, Mỹ thành lập đội quân người bản xứ do họ trực tiếp trang bị, huấn luyện và chỉ huy thông qua viện trợ quân sự và cố vấn quân sự. Cùng với đó lôi kéo quân đội các nước tham gia các khối liên minh quân sự, thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài. Đội quân người bản xứ có nhiệm vụ bảo vệ chính phủ do Mỹ dựng lên và thực hiện những chính sách dài hơi của Mỹ trong việc thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Trong đó, QLVNCH là một trong những công cụ quân sự điển hình của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ. 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tác giả chia thành ba nhóm nghiên cứu đã được trình bày trong luận án (với 18 trang), phần tóm tắt chúng tôi chỉ nêu một cách khái quát, cụ thể là: 1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu chung về chiến tranh cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. - “Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam” do Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự biên soạn (Nxb. Hà Nội, 1991) là một công trình nghiên cứu, tổng kết về hoạt động của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Công trình đã đề cập đến toàn bộ quá trình “xâm nhập và xâm lược từ đầu những năm 40 của Mỹ” và tập trung phân tích những mục tiêu, biện pháp chiến lược trong cuộc chiến tranh thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam từ năm 1954-1975; từ những phân tích đánh giá, luận giải, công trình đã làm rõ quá trình xâm nhập và xâm lược và sự thất bại của đế quốc Mỹ trong việc thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam. Về khía cạnh quân sự, công trình có đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của QLVNCH gắn liền với vai trò của Mỹ, trong đó đã nêu ra lực lượng, vũ khí, các cuộc hành quân… và sự thất bại của chính quyền VNCH trên mặt trận quân sự. Trong phần kết luận, công trình đã khẳng địnhviệc Mỹ viện trợ cho QLVNCH để làm chỗ dựa cho chính sách thực dân mới; việc được trang bị những vũ khí hiện đại, quân số đông, được huấn luyện theo kiểu của Mỹ, để nhằm mục tiêu biến đội quân này thành“một lực lượng xung kích với chức năng sen đầm quốc tế” nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ. Để thực hiện những mục tiêu đó, Mỹ đã đưa ra những biện pháp để 5 nắm chắc QLVNCH của chính quyền VNCH như “phản động hóa quân ngụy về mặt tư tưởng bằng một hệ thống triết lý chính trị”, “ràng buộc quân đội ngụy bằng nhiều chính sách mỵ dân” và đẩy mạnh chiến tranh tâm lý… Công trình cũng khẳng định, quân đội của chính quyền VNCH trước sau vẫn chỉ là đội quân đánh thuê, chiến đấu cho lợi ích của nước Mỹ, phụ thuộc hoàn toàn vào sự nuôi dưỡng, trang bị, chỉ huy và yểm trợ của Mỹ. Mặc dầu công trình không đi vào đối tượng chính là QLVNCH, nhưng cách phân tích, đánh giá, luận giải về QLVNCH và những chính sách thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam, giúp tác giả kế thừa và tổng hợp cho việc thực hiện đề tài. - “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến” tập 2, 1954-1975 của Hội đồng Biên soạn Lịch sử Nam Bộ Kháng chiến (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010) là công trình nghiên cứu khá toàn diện về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Nam Bộ... “Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch về bài học về Việt Nam” của Robert S. Mc. Namara (Nxb. Chính trị Quốc gia, 1995), nguyên là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, người được coi là “bộ óc” của hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” ở Việt Nam. “Một chiến thắng bị bỏ lỡ” (Nxb. Công an Nhân dân, 2007) của tác giả William Colby, người từng là Giám đốc CIA ở Sài Gòn và có một quá trình công tác rất lâu trong ngành tình báo. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá và quan điểm của mình về hành động của Mỹ ở MNVN; cách xử sự của chính quyền và QLVNCH và những phương pháp của Bắc Việt Nam. Tác giả đã cung cấp thông tin về nội tình của MNVN, chủ trương chiến lược của Mỹ và hoạt động của CIA ở Sài Gòn… giúp cho người đọc hiểu thêm về cuộc chiến tranh đã qua. “Lời phán quyết về Việt Nam” của Giô-dép A. Am-tơ (Nxb. Quân đội Nhân dân, 1985), đã nêu ra những chính sách của Mỹ ở MNVN và sự thất bại của những toan tính qua các đời Tổng thống Mỹ. Mặc dù còn nhiều hạn chế về cách đánh giá nhưng công trình có nội dung phong phú, cung cấp tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả nghiên cứu đề tài của mình. “Việt Nam cuộc chiến tranh mười ngàn ngày” M. Maclia (Nxb. Sự thật, 1990) đã cung cấp một khối tư liệu đồ sộ bao gồm các bài phỏng vấn nhiều nhân vật trong chính giới Mỹ, các nhà lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các nhân vật quan trọng trong chính quyền VNCH; công trình đã chú trọng đến chính sách của Mỹ đối với vấn đề Việt Nam và những hậu quả của những chính sách đó đến tận ngày nay. “Chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam Việt Nam (khía cạnh văn hóa - tư tưởng)” của tác giả Phong Hiền (Nxb. Thông tin Lý luận, 1984) đã trình bày quá trình can thiệp, phân tích những thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ ở MNVN và tác động của sự can thiệp này trên các mặt văn hóa - xã hội... “Chiến lược chiến tranh giới hạn và ảnh hưởng đối với Việt Nam Cộng hòa” của Khứu Hữu Diêu (VNCH, 1970-1971) đã khái quát về chiến lược chiến tranh giới hạn và coi chiến tranh giới hạn của Mỹ ở MNVN “là một nghệ thuật và khoa học về sử dụng quân lực”... Vào tháng 4 năm 2005, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Những vấn đề khoa học và thực tiễn” nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các tham luận trong hội thảo đã phân tích, lý giải, bình luận lịch sử, đề xuất giải pháp về nhiều nội dung khoa học và thực tiễn liên quan đến cuộc chiến tranh ở Việt 6 Nam giai đoạn 1954-1975 và hậu quả của cuộc chiến tranh này sau 30 năm. Hội thảo đã khẳng định những giá trị khoa học và thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; tầm vóc to lớn và ý nghĩa lịch sử trọng đại của cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại của nhân dân ta... Năm 2008, tại Hội thảo Quốc tế “Những khía cạnh chọn lọc trong lịch sử và nhận thức phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam 1954-1975”, tác giả Võ Văn Sen với tham luận “Sự phá sản của nghệ thuật quân sự Mỹ trong cuộc chiến tranh thực dân mới Mỹ ở Việt Nam (1954-1975)” đã tập trung lý giải sự phá sản, những vấn đề chỉ đạo cơ bản nhất của nghệ thuật quân sự mà Mỹ đã áp dụng ở MNVN. Trong đó, tác giả đi vào ba vấn đề chính đó là sự phá sản của tư tưởng chiến tranh tiêu hao; sự thất bại về mặt chiến lược và luôn ở thế bị động trong việc đề ra các chiến lược chiến tranh; về việc Mỹ không thể phát huy cái mạnh, cái sở trường mà ngược lại còn bị khoét sâu vào chỗ yếu, không giải quyết được những mâu thuẫn về quân sự khi đối phó với cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện của nhân dân Việt Nam... Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã xuất bản bộ “Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” gồm 9 tập (Nxb. CTQG, 2013); bộ “Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam”, gồm 2 tập, trong đó có tập 2, phần 3 “Thời kỳ trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước(19541975)” (Nxb. Quân đội Nhân dân, 1994). Nội dung công trình này đã trình bày âm mưu, thủ đoạn, biện pháp thống trị của Mỹ và chính quyền VNCH đối với MNVN, đồng thời tái hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.. Các công trình do người Việt Nam và các tướng lĩnh VNCH đang định cư ở nước ngoài viết, tiêu biểu như: công trình Vũng lầy Bạch ốc - người Mỹ và chiến tranh Việt Nam của tác giả Nguyễn Kỳ Phong(Nxb. Tiếng Quê Hương, Virginia, 2006); Nguyễn Văn Minh với công trình “Dòng họ Ngô Đình-Ước mơ chưa đạt” (Nxb. Hoàng Nguyên, California, 2003); Nguyễn Chánh Thi với “Việt Nam – một trời tâm sự” (Nxb. Anh Thư, Los Alamitos, California, 1987); Hoàng Linh Đỗ Mậu Tâm sự tướng lưu vong (Việt Nam máu lửa quê hương tôi)” (Nxb. Công an Nhân dân, 2001); Trần Văn Đôn với “Việt Nam nhân chứng”(Nxb. Xuân Thu, California, 1989)…Đây là những công trình ít nhiều có giá trị sử liệu cho nghiên cứu sinh tham khảo. Ở nước ngoài có rất nhiều công trình viết về chiến tranh ở Việt Nam, trong đó tiêu biểu như: công trình “The Vietnam War: A History in Documents (Pages from History)”của nhóm tác giả Marilyn B. Young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld (Oxford University Press, 2003); công trình “Misalliance Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South Vietnam”của tác giả Edward Miller xuất bản năm 2013 tại Mỹ, được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật biên dịch và hiệu đính sang tiếng Việt “Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam” vào năm 2016…Các công trình này có độ lùi thời gian gần nửa thế kỷ, được kế thừa nhiều nguồn tư liệu phong phú, kể cả các tư liệu tiếng Việt của chính quyền VNCH nên rất hữu ích cho tác giả khi nghiên cứu đề tài của mình. Các công trình như “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ - Thắng lợi và bài học” (Nxb. CTQG, 1996); “Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) -Thắng lợi và bài học” (Nxb. CTQG, 2000) của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị; Trần Nhâm với công trình “Nghệ thuật biết thắng từng bước” (Nxb. KHXH, 1978)...., đã trình bày khái quát những sự kiện và tiến trình lịch sử chủ yếu; nội dung cơ bản của đường 7 lối và phương pháp, chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, từ đó đúc kết những bài học cơ bản trong 30 năm chiến tranh cách mạng. Đặc biệt trong công trình “Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) -Thắng lợi và bài học”, ở phần “Phụ lục- Sự kiện và Con số” rất có ích cho tác giả tham khảo để so sánh, đối chiếu với các nguồn tài liệu ở “phía bên kia”. Nhìn chung, các công trình trong và ngoài nước đã phản ánh được những nét cơ bản về âm mưu, thủ đoạn để tiến hành cuộc chiến tranh thực dân mới của Mỹ ở MNVN. Các công trình trên dù có một số quan điểm khác nhau, lập trường khác nhau nhưng nguồn tư liệu và những nhận xét, đánh giá, luận giải có hữu ích cho tác giả luận án để tham khảo khai thác. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức chỉ huy, tổ chức lực lượng và tổ chức lãnh thổ quân sự của Quân lực Việt Nam Cộng hòa “Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn hình thành 1946-1955” là công trình do Phòng 5, Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH xuất bản, đây là tập 4 trong Bộ quân sử gồm 4 tập. Công trình đã đề cập chi tiết tới biên chế, tổ chức và thiết chế chiến trường của QLVNCH qua các thời kỳ từ năm 1946-1955. Đây là công trình có giá trị tham khảo lớn cho tác giả trong việc thực hiện luận án của mình bởi những chi tiết trong công trình do chính những người tham gia trong QLVNCH viết. “Tổ chức Quân lực Việt Nam Cộng hòa thời Hậu chiến” của Phạm Đình Chi (VNCH, 1971-1972) là Đại tá của QLVNCH đã khái quát diễn tiến tổ chức của đội quân này từ những năm 1946 đến năm 1972. Tác giả đã lý giải quá trình thành lập và vai trò của QLVNCH, trong đó nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của bộ máy Hải - Lục - Không quân, Địa phương quân và Nghĩa quân…; từ những lý giải đó, tác giả đưa ra một số nhận định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của QLVNCH và đề xuất việc thay đổi cơ cấu tổ chức trong giai đoạn sau năm 1972. “Hải quân Việt Nam Cộng hòa ra khơi” của Điệp Mỹ Linh (1975), tác giả đi sâu tìm hiểu khá chi tiết về cơ cấu tổ chức, các tướng lĩnh, quá trình hình thành, phát triển của Hải quân VNCH đến năm 1975. Tác giả cũng đã ghi chép lại những trận đánh trên các sông ngòi và các vùng duyên hải ở MNVN giữa Hải quân VNCH và quân đội Bắc Việt vào những ngày cuối tháng 4 của năm 1975. “Hệ thống tổ chức quân sự của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong chiến tranh Việt Nam” (Nxb. Quân đội Nhân dân, 2003) của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã mô tả cơ cấu tổ chức, quá trình triển khai các hoạt động có tính chất quân sự của Mỹ và QLVNCH từ khi Mỹ trực tiếp tham chiến ở MNVN (1965) đến khi kết thúc chiến tranh năm 1975. Tuy nhiên, công trình mới chỉ “phác họa” tổ chức của QLVNCH trong giai đoạn 1965-1975. Luận án Tiến sĩ “Chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1963” của Nguyễn Xuân Hoài (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP.HCM, 2011) là một công trình tổng thể về chế độ thực dân mới với chính thể Việt Nam Cộng hòa; luận án đã phục dựng toàn cảnh quá trình phát sinh và tồn tại, tiêu vong của chế độ VNCH giai đoạn 1955-1963 trên tất cả các mặt quân sự, văn hóa - xã hội, chính trị - ngoại giao. Tuy nhiên, do nghiên cứu tổng thể về cả bộ máy chính quyền nên chưa đi sâu vào việc tìm hiểu về QLVNCH; dẫu vậy, đây được coi là nguồn tài liệu rất quan trọng, phục vụ thiết thực cho quá trình nghiên cứu của tác giả luận án... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về tổ chức của QLVNCH trong giai đoạn 1955-1975 đang còn rất hạn chế, ngoại trừ các công trình chúng tôi kể trên có đề cập đến cơ 8 cấu tổ chức của QLVNCH. Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ đề cập đến những giai đoạn nhất định, thời gian nhất định hoặc một lực lượng mà chưa đưa ra được cái nhìn tổng thể về cơ cấu tổ chức của QLVNCH trong 20 năm chiến tranh ở Việt Nam (1955-1975). Mặc dù vậy, những nguồn tư liệu trong các công trình trên sẽ bổ ích cho tác giả khi dựng lại “bức tranh toàn cảnh” về QLVNCH của chế độ VNCH từ năm 1955-1975. 2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về các hoạt động và sự thất bại của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên chiến trường “Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ ngụy trên chiến trường B2” của Ban Tổng kết chiến tranh B2 được lưu hành vào năm 1984, là một công trình tương đối toàn diện về chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ về quân sự ở MNVN. Với hơn 700 đầu tài liệu bao gồm: Tài liệu mật của chính quyền VNCH, tài liệu của tù binh, tài liệu sách báo; tài liệu sơ kết, tổng kết đánh giá về chính quyền VNCH… Công trình trên đã cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về âm mưu, thủ đoạn, chủ trương, biện pháp chiến lược của cuộc chiến tranh thực dân mới của Mỹ trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ, là chiến trường chủ yếu trong cuộc chiến tranh thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam. Đồng thời, từ sự phân tích, luận giải, công trình còn rút ra một số vấn đề có tính quy luật về hoạt động quân sự, công cụ quân sự của Mỹ - QLVNCH, góp phần tổng kết kinh nghiệm trong chiến tranh về mặt chiến lược. Đây là một trong số ít các công trình đầu tiên nghiên cứu về mặt quân sự của Mỹ và QLVNCH, tạo tiền đề để các công trình nghiên cứu tiếp theo về cuộc kháng chiến ở các địa phương cũng như ở toàn Nam Bộ về sau trong đó có đề tài của tác giả. “Mặt thật tướng ngụy” (Nxb. Văn học Giải phóng, 1976) của Nguyễn Khắc, Lê Kim và “Chân dung tướng ngụy Sài Gòn” của Nguyễn Đình Tiên (Nxb. Thuận Hóa, 1982) đã khắc họa chân dung các tướng tá từng phục vụ trong QLVNCH. Thông qua việc khắc họa các chân dung, các tác giả cho rằng với những tính chất khác nhau và tương phản nhau nhưng các tướng tá chính quyền VNCH đều có điểm chung đó là “tận tụy thờ phụng Mỹ”, “bất tài”, “quân phiệt”; các tác giả cũng tố cáo bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và cho rằng đây là nguồn gốc sản sinh ra quân đội và chính quyền VNCH. “Vấn đề chỉ đạo chiến tranh và chỉ đạo tác chiến trong việc huấn luyện Quân lực Việt Nam Cộng hòa”(VNCH; 1974) do Tổng cục Quân huấn- QLVNCH xuất bản để hướng dẫn, đưa ra những lý thuyết thực hiện chiến tranh, đề ra những nguyên tắc chỉ đạo tác chiến, nguyên tắc chỉ đạo các cuộc hành quân trên chiến trường nhằm đối phó với lực lượng cách mạng. “Vai trò của quân đội trong đời sống chính trị của Việt Nam Cộng hòa” của Nguyễn Thành Hoàng (VNCH, 1970-1971) đã nêu ra những nguyên nhân và bối cảnh dẫn tới việc quân đội giành quyền lãnh đạo chính trị thay cho phe dân sự. Tác giả đã phân tích vai trò của QLVNCH trong việc dẹp bỏ giáo phái, chấm dứt chế độ độc tài năm 1963, tái lập chế độ độc tài quân nhân năm 1964, giám hộ chính quyền dân sự năm 1964-1965, thiết lập nền Đệ II Cộng hòa năm 1967… “Một số vấn đề về Việt Nam hóa chiến tranh” (Viện Sử học, 1974) của nhóm tác giả Bùi Đình Thành - Hoàng Vĩ Nam - Quỳnh Cư - Cao Văn Lượng - Nguyễn Hoài Nguyệt Hương - Phạm Quang Toàn - Lê Vũ Hiển, đã trình bày rõ nét chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” trong mối quan hệ với chiến lược toàn cầu của Mỹ, quá trình diễn tiến của những chính sách đó trên các mặt quân sự, ngoại giao, kinh tế ở MNVN… “Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” (Nxb. 9 Quân đội Nhân dân, 2005), công trình đã khái quát quá trình đi lên của cách mạng Việt Nam và sự lãnh đạo tài tình của Đảng, trong đó mục IV, phần 1 của công trình “Đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi quyết định” đã tái hiện lại sự thất bại của Mỹ và chính quyền VNCH trên mặt trận quân sự với những cú đấm thép trên chiến trường đã buộc họ phải nối lại cuộc đám phán với ta. Phần thứ 2 của công trình, tác giả đã cho thấy diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó có nêu ra những trận đánh quyết định của quân và dân ta với QLVNCH của để kết thúc chiến tranh. “Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam” của Nguyễn Phú Đức (Nxb. Lao Động, 2009) đã lý giải và đưa ra những nguyên nhân dẫn tới Mỹ thua ở Việt Nam, ... Tác giả từng là Cố vấn đặc biệt của Nguyễn Văn Thiệu, cho nên công trình có giá trị tham khảo lớn, giúp tác giả luận án hiểu rõ hơn về sự thất bại của Mỹ và QLVNCH của chế độ VNCH ở miền Nam Việt Nam. “Những bí mật cuộc cách mạng 1-11-1963” của Lê Tử Hùng (Đồng Nai, 1971) đã đề cập tới cuộc đảo chính của các tướng tá trong QLVNCH lật đổ Ngô Đình Diệm (1-111963), trong đó tập trung vào quá trình chuẩn bị của các tướng tá và Mỹ, diễn tiến, kết quả đạt được sau đảo chính và lý giải cái chết của Diệm - Nhu trong cuộc đảo chính này; tác giả cũng đã đưa ra những nhận xét, đánh giá và hệ quả của nền chính trị Sài Gòn từ sau cuộc đảo chính. “Cuộc Tổng tiến công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam năm 1968 qua tài liệu lưu trữ của chính quyền Sài Gòn” (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2015) do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Hoài-Phạm Thi Huệ-Bùi Thượng Hải-Cù Thị Dung-Hà Kim Phương-Nguyễn Thị Việt biên soạn. Đây là công trình được biên soạn từ hàng ngàn trang tài liệu của cơ quan Trung ương của chính quyền VNCH như Phủ Tổng thống, Phủ Thủ tướng, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo, Trung tâm Tình báo hỗn hợp Mỹ - VNCH, trong đó có nhiều tài liệu được chính quyền VNCH xếp loại “mật”, “tối mật... “Từ Xuân Hè năm 1972 đến Điện Biên Phủ trên không qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2012) do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Hoài-Phạm Thị Huệ-Hà Kim Phương-Nguyễn Thị Vui-Lê Vị biên soạn. Đây là công trình giới thiệu về hàng ngàn trang tư liệu của các cơ quan Trung ương chính quyền VNCH và các cơ quan của Mỹ tại miền Nam Việt Nam trước năm 1972, về những diễn tiến chính trị, quân sự của năm 1972, trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam... “Về Đại thắng mùa Xuân năm 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010), do nhóm tác giả Nguyễn Xuân Hoài-Phạm Thi Huệ-Bùi Thượng Hải-Phạm Ngọc Hưng -Hà Kim Phương-Nguyễn Thị Việt- Trần Thị Vui biên soạn. Đây là công trình được nhóm tác giả biên soạn dựa trên việc tuyển chọn trên cơ sở tập hợp nguồn tư liệu của chính quyền VNCH thu thập ghi chép qua những sự kiện lịch sử diễn ra trong giai đoạn từ khi Hiệp định Paris được ký kết (1973) đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975)... Trong hai ngày 9, 10-12-1994, Trường Đại học Tổng hợp, Quân khu 7, Quân đoàn 4, Hội Cựu Chiến binh TP.HCM đã phối hợp tổ chức cuộc Hội thảo “Lực lượng vũ trang trong cuộc chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ”. Tại cuộc hội thảo, có nhiều tham luận nói đến lực lượng vũ trang của ta và sự thất bại của QLVNCH, quân đội Mỹ trên mặt trận quân sự, đáng chú ý là các tham luận:“Chiến thắng Ấp Bắc quân và dân Đồng bằng sông Cửu Long khẳng định khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt” của tác giả Phan Lương Trực; tham luận “Ý nghĩa của chiến thắng Phước Long” của tác giả Bùi Cát Vũ; 10 tham luận “Nhớ lại và suy nghĩ về chiến dịch Bình Giã” của Nguyễn Văn Tòng; tham luận “Vai trò của bộ đội chủ lực và tác chiến tập trung trong chiến tranh nhân dân chống Mỹ ở Nam Bộ” của tác giả Nguyễn Hữu Nguyên… Tháng 4-2010, Tạp chí Lịch sử Quân sự đăng bài “Vì sao chính quyền VNCH sụp đổ?” của Vũ Dương Ninh. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra những lập luận phân tích, đánh giá và nhìn từ góc độ chính trị để giải thích sự thất bại và sụp đổ của chính quyền VNCH... Từ những lập luận trên, tác giả khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất đem lại thắng lợi cho nhân dân Việt Nam và tính chất phi nghĩa, bám vào kẻ xâm lược là nguồn gốc thất bại của chính quyền VNCH; việc Mỹ bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chỉ là một nguyên cớ trực tiếp để dẫn tới chính quyền này sụp đổ. Luận văn Thạc sĩ “Vành đai diệt Mỹ ở Nam Bộ (1965-1972)” của tác giả Phạm Phú Lữ (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐGQG TP.HCM; 2005) đã trình bày quá trình hình thành và hoạt động của các vành đai diệt Mỹ ở Nam Bộ, trong đó đi sâu nghiên cứu bốn vành đai diệt Mỹ đó là các vành đai Trảng Lớn (Tây Ninh), Bắc Hà (Gia Định), Rạch Kiến (Long An), Bình Đức (Mỹ Tho). Ngoài những công trình kể trên, còn có những công trình Tổng kết hoạt động của QLVNCH đang được lưu giữ tại TTII như: “Tổng kết hoạt động Quân lực VNCH năm 1971” (1971); “Tổng kết hoạt động Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1972” (1972); “Tổng kết hoạt động của Quân lực Việt Nam Cộng hòa theo từng tháng, từ tháng 1 đến tháng 10 năm 1972” (1972); “Tổng kết hoạt động Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1974” (1974) …và còn rất nhiều công trình có giá trị khác để tác giả tham khảo nghiên cứu đề tài của mình. 1.3. Những vấn đề đặt ra và luận án cần tập trung nghiên cứu Qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, có thể thấy: - Trong các công trình nêu trên, các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của nhiều vấn đề; tuy nhiên, do được kết cấu chung từ những vấn đề khác nên các tác giả chưa đi sâu, phân tích về những chính sách của Mỹ dẫn tới sự ra đời của QĐVNCH; - Một số công trình còn cho thấy sơ lược cơ cấu tổ chức, hoạt động của QLVNCH từ năm 1955-1975, nhưng chưa chỉ ra đặc điểm, tính chất về tổ chức và hoạt động cụ thể của QLVNCH qua từng thời kỳ: Thời kỳ 1955-1963-Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa đến khi thể chế này sụp đổ (1-111963); thời kỳ 1963-1967-tranh giành quyền lực của các phe phái dân sự và quân sự dẫn tới sự khủng hoảng của chế độ VNCH; thời kỳ 1967-1975, Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống nền “Đệ nhị Cộng hòa” chính thức “hoạt động”. Đây là thời kỳ giới quân nhân nắm quyền lãnh đạo chế độ VNCH, kéo dài đến năm 1975 khi QLVNCH tan rã, dẫn tới chế độ VNCH sụp đổ, chính sách thực dân kiểu mới Mỹ thất bại hoàn toàn; - Một số công trình có lý giải về sự sụp đổ của chế độ VNCH, nhưng lý giải về sự tan rã của QLVNCH là một nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của cả nền chính trị còn khá ít. Trong đó phân tích, đánh giá những nguyên nhân nội tại, bên trong dẫn đến QLVNCH tan rã còn đang sơ sài… Tóm lại, cho đến nay chưa có một công trình nào coi QLVNCH (1955-1975) là đối tượng nghiên cứu trực tiếp, cụ thể để đưa ra cái nhìn toàn diện và có hệ thống về đội quân 11 này. Hơn nữa, trong một số công trình đã xuất bản còn có những khiếm khuyết như sử liệu còn sơ lược, nhiều tư liệu chưa thật chính xác. Vì vậy, bằng việc khai thác nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trong đó có nguồn tài liệu gốc - tài liệu được sản sinh trong quá trình hoạt động của QLVNCH và các cơ quan Mỹ ở Sài Gòn trong thời gian từ 1955-1975, hiện được bảo quản ở TTII sẽ mang đến cái nhìn khách quan, đầy đủ hơn về đội quân này. Kế thừa những nhà nghiên cứu đi trước, có bổ sung những nguồn tài liệu lâu nay chưa được chú ý đúng mức (tài liệu gốc), tài liệu lưu trữ của chính thể VNCH và các nguồn tài liệu khác, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1955-1975)” nhằm tiếp tục làm rõ một số nội dung sau đây: - Trên cơ sở cập nhật và khảo cứu nguồn tài liệu từ nhiều phía lý giải việc Mỹ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở MNVN từ 1955 đến 1975, thông qua ba thời kỳ cụ thể mà QLVNCH thực thi. - Tái hiện chi tiết về vai trò của Mỹ trong việc xây dựng QLVNCH và sự chỉ huy của chúng để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở MNVN qua ba thời kỳ (1955-1963, 1963-1967 và 1967-1975). Từ đó, thấy được bản chất của QLVNCH là công cụ quân sự của Mỹ trong việc thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở MNVN; công cụ của chế độ VNCH- tay sai của Mỹ. - Phác họa chân thực, khách quan toàn bộ cơ cấu tổ chức và hoạt động của QLVNCH qua ba thời kỳ (1955-1963, 1963-1967 và 1967-1975) để thấy được đội quân này đã thực hiện những “nhiệm vụ” của Mỹ và chính quyền VNCH như thế nào trong việc thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Từ đó khẳng định: Về tổ chức QLVNCH được xây dựng theo mô hình quân đội Mỹ, trang bị theo kiểu Mỹ… và đã trở thành một trong những đội quân mạnh, được tổ chức tương đối chặt chẽ, trang bị hiện đại nằm trong “thế giới tự do” của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới; về hoạt động, QLVNCH đã thực hiện bảo vệ chế độ VNCH thân Mỹ; đàn áp lực lượng cách mạng; thất bại trước sức tấn công của lực lượng cách mạnh vào năm 1975. - Phân tích, đánh giá những nguyên nhân dẫn tới QLVNCH thất bại dẫn tới sự sụp đổ của chế độ VNCH. Từ những phân tích đánh giá đó, khẳng định thất bại của QLVNCH là tất yếu khách quan bởi họ được “sinh ra” để phục vụ âm mưu của ngoại bang chống lại nhân dân đất nước mình. CHƯƠNG 2 QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA 12 THỜI KỲ “ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA” (1955-1963) 2.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1955-1963) 2.1.1. Bối cảnh lịch sử Ở tiểu tiết này, luận án trình bày về bối cảnh quốc tế, Đông Nam Á và Việt Nam, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, đi tới nhận xét: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới diễn ra sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, đã có tác động mạnh mẽ tới chính sách đối nội, đối ngoại và quan trọng nhất là quan hệ quốc tế; trong đó quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô đã hình thành trật tự thế giới mới, tác động đến mọi quốc gia dân tộc, thậm chí cả mậu dịch của hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam và Đông Dương cũng không ngoại lệ… 2.1.2. Chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam MNVN được coi là nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam Á bởi đây là “trung tâm điểm nối liền thủ đô các quốc gia và cũng là hành lang đưa đến các quốc gia nằm về phía Nam Ấn Độ Dương” [145; 1]. Nếu chiếm được MNVN thì sẽ tạo điều kiện “thuận lợi để xâm lăng toàn cõi Đông Nam Á” [145; 1]. Bởi khu vực này là một trong những khu vực giàu có về tài nguyên của thế giới. Như vậy, MNVN trở thành nơi then chốt để Mỹ thực hiện những mưu đồ ở khu vực Đông Nam Á, bởi nguồn lợi kinh tế vùng này được coi là “có giá trị lớn”. Tuy nhiên, không chỉ có mục đích về kinh tế, khi tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược MNVN còn có mục đích quân sự và chính trị. Cụ thể hóa những chính sách đó, Mỹ đã từng bước loại Pháp khỏi sân khấu chính trị. Xây dựng lại bộ máy chính quyền VNCH, tổ chức lại QĐVNCH theo hướng hiện đại theo mô hình quân đội Mỹ. Dùng bộ máy an ninh, cảnh sát kết hợp với quân đội tiến hành đàn áp phong trào cách mạng, tiêu diệt những người được gọi là “cộng sản nằm vùng”. Mỹ - Diệm thực hiện các chiến dịch “đả thực”, “bài phong”, “diệt cộng”. Đây cũng là mục tiêu mà Mỹ - Diệm thực hiện trong suốt thời gian từ năm 1954-1959... Phong trào “Đồng Khởi” của lực lượng cách mạng cuối năm 1959 đầu năm 1960 đã làm cho Mỹ và chính quyền của Diệm rơi vào tình trạng khủng hoảng về tinh thần, lúng túng về chiến lược. Đứng trước tình hình đó, Mỹ đã chủ trương chuyển hướng từ “tố cộng”, “diệt cộng” sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Để thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ dựa trên cơ sở lấy QĐVNCH làm lực lượng chủ yếu, dưới sự chỉ huy và viện trợ của Mỹ. Dùng biện pháp quân sự kết “chiến tranh chính trị” nhằm tiêu diệt và cô lập lực lượng vũ trang cách mạng, giành lại trận địa nông thôn. Kết hợp ngăn chặn biên giới, phong tỏa vùng biển, cắt mọi sự chi viện từ miền Bắc vào để cuối cùng đánh bại chiến tranh cách mạng, nhằm giành thắng lợi trong thời gian ngắn. Như vậy, dù có những biện pháp và mục tiêu khác nhau nhưng trong giai đoạn 1955-1963, những chính sách xuyên suốt của Mỹ ở MNVN đều nhằm “thay Pháp, phá Hiệp định Genève, tiêu diệt cơ sở Đảng và phong trào cách mạng của nhân dân ta, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để Mỹ cùng với Lào và Thái Lan hình thành phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội tràn xuống Đông Nam Á, tiếp đó lấy Nam Việt Nam làm bàn đạp uy hiếp tiến tới thôn tính Bắc Việt Nam, hòng bao vây, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa ở phía Nam” [9; 36]. Tuy nhiên, những chính sách của Mỹ đã không đạt được kết quả như mong muốn và trở thành “một di sản bi thảm nhất của chiến lược toàn cầu trong kỷ nguyên của Kennedy” vì ngày càng”lao sâu vào trong bãi lầy” [63; 13 100] ở MNVN. 2.2. Mỹ-Diệm cải danh Quân đội Quốc gia Việt Nam thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa 2.2.1. Mỹ thành lập thể chế Việt Nam Cộng hòa Được sự ủng hộ của “rộng rãi của nhân dân” và của chính quyền đương nhiệm (dưới hình thức Quốc hội Lập hiến), Ngô Đình Diệm đã tổ chức cuộc Trưng cầu Dân ý để truất phế Bảo Đại vào ngày 23-10-1955.. Sau đó, ngày 26-10-1955, trong bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến ước tạm thời), Diệm tuyên bố thành lập nền “Đệ nhất Cộng hòa” tại MNVN, quy định “Quốc trưởng, đồng thời cũng là Thủ tướng Chính phủ, lấy danh hiệu là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa” [68]. Sau khi có được vị trí “độc tôn” ở MNVN, Diệm thẳng thừng tuyên bố cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước và thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam. Như vậy, với quyền lực trong tay và được sự trợ giúp của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã giành thắng lợi một cách dễ dàng [77]. Đó là sự “thắng lợi” của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở MNVN, đúng như ngoại trưởng Mỹ đã thổ lộ “là một dịp may cho Hoa Kỳ” kể từ sau khi Pháp thất bại tại Điện Biên Phủ. 2.2.2. Quá trình chuyển hóa từ Quân đội Quốc gia Việt Nam thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa Quá trình chuyển hóa từ QĐQGVN thành QĐVNCH nhìn chung khá êm thấm. Bởi Mỹ tìm mọi cách thâm nhập, thông qua viện trợ, từng bước ép Pháp và cuối cùng lợi dụng điều khoản tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực giữa lực lượng cách mạng và Pháp cũng như QĐQGVN mà lật Pháp, phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống VNCH. Đối với quân đội, cũng bằng cách này mà chuyển hóa “thành công” từ QĐQGVN (thuộc Pháp) thành QĐVNCH (thuộc Mỹ) kể từ tháng 10 năm 1955. Đến đây về cơ bản, chính sách thực dân kiểu mới Mỹ bằng việc tạo dựng chính quyền và đội quân đánh thuê cho Mỹ đã được thực hiện. 2.3. Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với việc tổ chức và xây dựng Quân đội Việt Nam Cộng hòa (1955-1963) Ở tiết này, luận án trình bày 2 tiểu tiết: 2.3.1. Mỹ với việc xây dựng Quân đội Việt Nam Cộng hòa nhằm thực hiện chính sách thực dân mới ở miền Nam Việt Nam Với nguồn viện trợ quân sự, cố vấn quân sự không ngừng được gia tăng và “len lỏi” vào từng “ngõ ngách” trong quân đội. Về cơ bản Mỹ đã giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và tổ chức QĐVNCH để: “đảm bảo an ninh nội bộ, hậu thuẫn cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa; đảm bảo tác chiến đương đầu với Bắc Việt; biến Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành một đội quân thân Mỹ, hoàn toàn do Mỹ chi phối về mặt tổ chức, trang thiết bị, huấn luyện, điều lệnh tác chiến cũng như xu hướng chính trị” [9; 50]. Tuy nhiên, việc xây dựng QĐVNCH có một số vấn đề mà chính quyền Diệm không hẳn nghe theo Mỹ, thậm chí đứng ra một cách “độc lập” với Mỹ. Ví như việc Bộ Quốc phòng có vai trò rất lớn trong vai trò tổ chức nhân sự mà đáng ra thuộc về thẩm quyền Bộ Tổng Tham mưu. Hay việc để những người thân cận, hay cùng “Công giáo”, “Đảng Cần lao” với Ngô Đình Diệm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy quân đội đã gây lên sự bất bình trong hàng ngũ các tướng lĩnh cấp cao của đội quân này. Là người trực tiếp xây dựng đội quân này nên Mỹ rất hiểu những “ưu tư” và “buồn phiền” của các tướng lĩnh đối với chính quyền. Chính vì vậy, khi chính quyền của Ngô Đình Diệm không nghe theo Mỹ, đội quân này lại được Mỹ “tung ra” để làm áp lực với Diệm bằng các cuộc đảo chính. 14 2.3.2. Chủ trương của chính quyền Ngô Đình Diệm Để thực thi những chính sách của Mỹ, một mặt chính quyền Ngô Đình Diệm đã chủ trương “Chống Cộng”, “Đả thực”, “ Bài phong”. Mặt khác xây dựng quân đội nhằm bảo vệ chính quyền và đối phó với lực lượng lượng cách mạng. Nhìn chung, trong giai đoạn 1955-1963, Ngô Đình Diệm và Mỹ đã xây dựng được một đội quân tương đối hùng hậu nhằm bảo vệ chính quyền, đối phó với ba thứ quân của lực lượng cách mạng và thực hiện mục tiêu biến MNVN thành căn cứ quân sự, làm bàn đạp để thực hiện những chính sách dài hơi hơn của Mỹ ở MNVN và ở Đông Nam Á. Khi Pháp đang thất thủ tại Điê nê Biên Phủ, buô êc phải ngồi vào bàn Hô êi nghị ở Genève, các cường quốc đã có sự dàn xếp, chia phần ảnh hưởng ở Viê êt Nam. Vì vâ êy, Hiê pê định Genève về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương dù công nhâ ên chủ quyền, đô êc lâ êp và thống nhất của Viê êt Nam, nhưng đồng thời quy định lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, chờ hai năm sau sẽ Tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam. Buô êc lực lượng Viê êt Minh phải tiến hành tâ êp kết, chuyển quân ra miền Bắc, giao MNVN cho“chính quyền bản xứ” thân Pháp. Thực tế đã chia Viê êt Nam thành hai quốc gia riêng biê êt. Nắm bắt cơ hô êi đó, Mỹ đưa Ngô Đình Diê êm về Sài Gòn làm Thủ tướng QGVN và sau đó thành lập thể chế VNCH do ông ta làm Tổng thống (26-10-1955), nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở MNVN. Thực hiện sách lược trên, Mỹ tích cực hỗ trợ để Ngô Đình Diệm hất cẳng thực dân Pháp, thâu tóm quyền lực về quân sự, biến QĐQGVN chịu sự chi phối của Pháp trở thành QĐVNCH dưới sự điều khiển của Mỹ. Về nguyên tắc Quân đội VNCH là công cụ của chế đô ê Diê êm, nhưng thực tế, bằng sức mạnh của đồng đô la và thông qua việc trực tiếp tổ chức và huấn luyện cho đội quân này, QĐVNCH đã trở thành “lực lượng quân đội Mỹ người bản xứ”. 2.4. Tổ chức Quân đội Việt Nam Cộng hòa (1955-1963) 2.4.1. Tổ chức chỉ huy các cơ quan Trung ương. Luận án trình bày cách thức tổ chức quân đội VNCH, nhiệm vụ, chức năng: Tổng Tư lệnh tối cao; Bộ Quốc phòng; Bộ tổng Tham mưu. 2.4.2. Tổ chức lực lượng các quân binh chủng bao gồm: Tổ chức của Hải quân;Tổ chức của Lục quân; Tổ chức của Không quân, Dân vệ đoàn và Bảo an đoàn. Ngoài các lực lượng kể trên, Mỹ - Diệm còn tiến hành thành lập lực lượng Đặc biệt do Phủ Tổng thống trực tiếp quản lý. Lực lượng này được tổ chức nhằm “thi hành những nhiệm vụ chiến thuật và chiến lược do Tổng thống ấn định” [153]. Nhiệm vụ cụ thể là “xâm nhập miền Bắc qua đường biển… và truy tìm dấu vết hành lang vận chuyển của quân đội Nhân dân Việt Nam qua lãnh thổ Lào…” [267; 8]. Lực lượng này “có 2.411 quân chính quy và 15.949 bán chính quy” [154] được phân thành “116 Đại đội Biệt - Cách chiến thuật gồm: 46 Đại đội Biệt - Cách biên phòng và 70 Đại đội dân sự chiến đấu” [27]. Thành lập thêm binh chủng Biệt động quân vào ngày 20-2-1960, lực lượng này trực thuộc Bộ tổng Tham mưu QĐVNCH, có nhiệm vụ “thi hành những công tác biệt kích, du kích và phản du kích để duy trì an ninh lãnh thổ trong kế hoạch bình định của các Quân khu” [126]. 2.4.3. Tổ chức lãnh thổ quân sự: Ở tiết này, luận án trình bày cách thức tổ chức các quân khu, vùng chiến thuật, khu chiến thuật và tiểu khu và đưa tới đánh giá: Nhìn chung, tổ chức quân sự lãnh thổ của QĐVNCH khá hoàn hảo, tổ chức vùng chiến thuật đã cơ bản để đáp ứng được yêu cầu của Mỹ trong việc đàn áp phong trào cách mạng đang ngày càng dâng cao. Chính vì vậy, trong 89 [43] điều mà Mỹ 15 “lưu ý” chính quyền Diệm về mặt tổ chức quân đội, không có sự chỉ đạo nào đề cập đến việc hạn chế về tổ chức lãnh thổ quân sự. Tóm lại, tổ chức của QĐVNCH (1955-1963) đã không ngừng được củng cố và phát triển về quy mô, cũng như quân số và trang bị kỹ thuật so với QĐQGVN của Bảo Đại thời Pháp. Tuy nhiên, cái hiện đại mà lực lượng đó có được đều do Pháp mà hình thành, được Mỹ xây dựng bằng đô la và vũ khí. 2.5. Quân đội Việt Nam Cộng hòa thực hiện chính sách thực dân mới của Mỹ (1955-1963) 2.5.1. Hoạt động của Quân đội Việt Nam Cộng hòa (1955-1960)  Tiêu diệt lực lượng giáo phái và tổ chức chính trị thân Pháp  Triệt phá căn cứ cách mạng và lực lượng vũ trang kháng chiến Những hoạt động của QĐVNCH từ năm 1955 đến 1959, đã thu được những kết quả nhất định trong việc “tiếp thu lãnh thổ”, dẹp trừ các giáo phái và tổ chức chính trị thân Pháp, ngăn chặn được sự phát triển của lực lượng cách mạng. Những hoạt động này cũng là phép thử đầu tiên của Mỹ trong việc thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở MNVN với việc sử dụng QĐVNCH như một công cụ chủ yếu. Chính những thành quả ban đầu của đội quân này đã làm cho “mối thâm tình’ giữa Mỹ và VNCH đứng đầu là Diệm trở nên “đằm thắm” hơn bao giờ hết. Mỹ-Diệm dùng bộ máy quân sự, mà ở đây lực lượng chủ yếu là QĐVNCH, để đàn áp nhân dân bằng bạo lực phản cách mạng thì nhân dân ắt phải nổi dậy, đó là quy luật. Khi chính quyền càng khủng bố đàn áp thì phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam càng lên cao. Cùng với việc đàn áp phong trào quần chúng, chính Diệm còn thực thi những chính sách gia đình trị độc tài, tham lam và tàn bạo đã gây nên sự chống đối, căm phẫn ngay trong lòng của chính quyền này. Họ đã tự cô lập với quần chúng, xa lánh dần cộng sự, bất cứ một chống đối nào dù chỉ trong khuôn khổ “chân thành hợp tác” đều bị coi như nguy hiểm cho chế độ. Điều đó đã làm cho mâu thuẫn ngay trong nội bộ của chế độ VNCH ngày càng sâu sắc và khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn bắt đầu từ năm 1960 năm đánh dấu thời kỳ tạm thời ổn định của chế độ VNCH đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng bắt đầu. 2.5.2. Hoạt động của Quân đội Việt Nam Cộng hòa (1960-1963)  Đàn áp lực lượng cách mạng và thực hiện quốc sách “Ấp chiến lược”  Quân đội Việt Nam Cộng hòa tham gia các cuộc đảo chính Trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963), với đô êi ngũ cố vấn và đồng đô la của mình, Mỹ mới chính là người điều khiển mọi hoạt động của QĐVNCH. Mỹ đã biến QĐVNCH thành đội quân đánh thuê cho Mỹ ở MNVN trong việc thực hiện đàn áp, tiêu diệt cách mạng miền Nam, cũng như tiêu diệt những kẻ cản đường Mỹ và Diệm cũng không phải là ngoại lệ (đảo chính 1-11-1963). Vai trò điều khiển của Mỹ không dừng lại ở việc vạch ra chiến lược, chiến thuâ êt và chỉ huy các cuô êc hành quân của từng đơn vị QĐVNCH. Mà còn thể hiê ên rõ nét trong viê êc Mỹ sử dụng đô êi quân này nhằm can thiê êp vào chính trị, biến nó thành công cụ để điều khiển chính quyền VNCH. Tiểu kết chương 2 Có thể nói trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963), với vai trò là người trực tiếp trang bị, huyến luyện và chỉ huy, Mỹ đã từng bước xác lập và xây dựng được một bộ máy “quân đội” hết sức hiện đại từ tổ chức biên chế đến hoạt động tác chiến, chiến thuật theo kiểu Mỹ ở MNVN. Về tổ chức, từ “Quân đội Quốc gia” thân Pháp của Bảo Đại với lực lượng được 16 coi là không còn sức chiến đấu. Với sự trợ giúp đắc lực của cố vấn quân sự và viện trợ quân sự của Mỹ, sau 9 năm QĐVNCH đã được tổ chức thành một đội quân chính quy hiện đại theo kiểu Mỹ. Về hoạt động, QĐVNCH không chỉ là công cụ để đàn áp phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân miền Nam mà còn trấn áp các lực lượng đối lập, sẵn sàng thực thi mê nê h lê nê h của các quan chức Mỹ ở VNCH khi cần. Thực tiễn lịch sử cũng cho thấy, Mỹ luôn sử dụng quân đô êi để đạo diễn các cuô êc đảo chính ở MNVN. CHƯƠNG 3 QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA THỜI KỲ “KHỦNG HOẢNG QUYỀN LỰC” (1963-1967) 3.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1963-1967) 3.1.1. Bối cảnh lịch sử: Ở tiểu tiết này, luận án trình bày bối cảnh lịch sử trên chiến trường miền Nam vào đầu thập niên 60 của thế kỷ XX về cả 2 phía ta và chính quyền VNCH. Tình hình miền Nam Việt Nam: lực lượng cách mạng tiếp tục phát triển, đã tiến hành nhiều cuộc tấn công và giành được những thắng lợi từ sau Ấp Bắc, đẩy chính quyền VNCH vào thế nguy ngập. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bước vào thế đường cùng, quyền chủ động đã thuộc về phía lực lượng cách mạng. Có thể nói “rối loạn về chính trị, hèn yếu về chính quyền, sa sút về quân đội” [9; 130] là những mô tả chính xác về tình hình “hỗn độn” của chế độ VNCH kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1-11-1963. Tình hình quốc tế cũng có những biến chuyển, Mỹ phải đương đầu với những khó khăn mới: Cách mạng sôi sục ở Đôminich, Venezuela thuộc châu Mỹ Latinh. Pháp rút khỏi khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đặc biệt ở Đông Nam Á, chính quyền Sihanuk tại Campuchia từ bỏ viện trợ Mỹ và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ để theo đường lối trung lập. Ở Indonesia phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh, ở Philippines phong trào du kích được nhen nhóm lại… Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ diễn ra, cùng với những thất bại trên chiến trường MNVN làm cho nội bộ chính quyền Mỹ bắt đầu phân hóa. Bối cảnh lịch sử trên chiến trường, khu vực và thế giới nêu trên có tác động đến chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ ở MNVN. 3.1.2. Chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1963-1967) Trong thời gian từ tháng 11-1963 đến tháng 6-1965, thời kỳ cuối của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ và QLVNCH đã dốc sức toàn diện thực hiện đồng thời hai đòn chiến lược: Đánh quyết liệt tại chiến trường miền Nam mà Nam Bộ là hướng chủ yếu để diệt chủ lực và bình định, và thực hiện chiến tranh bóp nghẹt đánh phá hành lang biên giới; phong tỏa biển, đưa chiến tranh bằng không quân, hải quân ra miền Bắc, hy vọng giành thắng lợi quyết định. Tuy nhiên, những tác động mạnh mẽ, đúng hướng và toàn diện của cách mạng đã làm thất bại âm mưu chiến lược của Mỹ và chính quyền VNCH, đẩy Mỹ và chính quyền thực dân mới của Mỹ đến nguy cơ sụp đổ vào cuối 1964 đầu 1965. Đứng trước nguy cơ đó, Mỹ đã đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Chuyển chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở MNVN và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, trực tiếp đưa quân Mỹ và đồng minh vào MNVN với mục tiêu giành thắng lợi trong 17 vòng 2 năm rưỡi… Đến đây mới là cuộc chiến tranh thực thụ của người Mỹ như tài liệu mà Bộ Quốc phòng Mỹ đã bình luận: “vượt qua ngưỡng cửa chính thức bước vào cuộc chiến tranh trên bộ… là một chuỗi sự kiện phản ánh tính chất gay go và bị động để có một quyết định lớn về thay đổi đường lối và chính sách chiến tranh của Mỹ ở Đông Nam Á” [9; 135]. 3.2. Chủ trương của Mỹ - chính quyền VNCH trong việc tổ chức và hoạt động của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1963-1967) 3.2.1. Mỹ với việc xây dựng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược MNVN, ngoài viện trợ kinh tế cho VNCH, Mỹ còn không ngừng tăng cường cố vấn quân sự, viện trợ vũ khí, trang thiết bị cho QLVNCH đề đối phó với lực lượng cách mạng. Vào năm 1961, Mỹ đã tăng cường đội ngũ cố vấn lên tới 3.200 người. Sau đó, tiếp tục mở rộng can thiệp quân sự vào MNVN. Ngày 6-2-1962, Mỹ cho thành lập Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở Việt Nam do Đại tướng Paul Harkin làm tư lệnh. Sau khi Johnson bước vào Nhà Trắng đã sáp nhập MAAG vào MACV (15-51964) để trở thành một cơ quan chỉ huy thống nhất về viện trợ, cố vấn và chỉ huy quân sự cao nhất của Mỹ và đồng minh tại VNCH. Không chỉ sáp nhập bộ máy quân sự của Mỹ ở MNVN, Tổng thống Johnson còn thay thế các vị chỉ huy của các bộ máy này, thay Paul Harkin bằng tướng William C. Westmoreland lãnh đạo MACV, thay Cabot Lodge bằng tướng Maxwell Taylor làm Đại sứ Mỹ tại VNCH. Bước sang đầu năm 1966, Mỹ tiếp tục tăng cường thêm 15.927 quân vào MNVN với Lục quân: 10.860, Không quân: 1.024; Thủy quân Lục chiến: 332; Không quân: 3.711. Tính đến 15-2-1966, tổng số lực lượng Mỹ và đồng minh hiện diện ở MNVN đã lên tới 222.679 người...Cùng với quân số của Mỹ và đồng minh liên tục được tăng cường qua các năm nhằm giúp đỡ QLVNCH đang ở thế thua trên chiến trường, thì viện trợ của Mỹ cũng liên tục tăng trong giai đoạn 1963-1967...Cùng với đó, Mỹ tiếp tục giúp đỡ đội quân này trong việc cải tổ hệ thống chỉ huy, đặc biệt chú trọng phát triển lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân để thực hiện nhiệm vụ “bình định nông thôn”. Còn nhiệm vụ chính trên chiến trường - đối phó với lực lượng cách mạng sẽ do quân đội Mỹ và đồng minh gánh vác, đó là điểm khác biệt khi Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục” bộ từ giữa năm 1965. 3.2.2. Chủ trương của chính quyền Việt Nam Cộng hòa Các chính quyền được dựng lên từ sau cuộc đảo chính 1-11-1963, đều tiếp tục nguyên vẹn cái gọi là “quốc sách chống Cộng” điên cuồng [157; 33] mà đã có từ thời Ngô Đình Diệm. Có chăng chỉ thêm chút ít đó là ngăn cản tất cả mọi người có tư tưởng “trung lập”, “thân Pháp” và ai có tư tưởng này thì đều khép vào tội phản quốc và coi như “Cộng sản”. 3.3. Tổ chức Quân lực Việt Nam Cộng hòa (1963-1967) 3.3.1. Tổ chức chỉ huy các cơ quan Trung ương Hội đồng An ninh quốc gia: trong giai đoạn 1963-1967, Hội đồng An ninh Quốc gia của VNCH mới chỉ dừng lại ở mức độ khởi tạo chứ chưa thực chất. Năm 1969, Nguyễn Văn Thiệu mới thông qua Quốc hội ban hành sắc lệnh về tổ chức và hoạt động của cơ quan này. Hội đồng Quân lực: Cũng giống như Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Quân lực trong giai đoạn này cũng chỉ dừng ở mức độ “cho có”. Bộ Quốc phòng: Trong giai đoạn từ 1963-1967, tên gọi của Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên nhiệm vụ của nó vẫn không thay đổi nhiều. 18 Bộ Tổng Tham mưu: Cũng như Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH trong giai đoạn 1963-1967 cũng nhiều lần thay đổi tên gọi, nhiệm vụ cũng không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, có nới rộng hơn về tổ chức nhân sự trong việc thuyên chuyển, bổ nhiệm và phối hợp công tác tham mưu liên quân [37; 88]. Về cơ cấu tổ chức của Bộ Tổng Tham mưu được tiến hành một cách chặt chẽ hơn so với giai đoạn 1955-1963. Trong đó xuất hiện các Tổng cục. Các Tổng cục được hình thành trên cơ sở sáp nhập bởi các phòng, hay những “cơ sở tiếp vận” thuộc Bộ Tổng Tham mưu... 3. 3.2. Tổ chức các đơn vị quân chủ lực và địa phương Tổ chức các lực lượng trong QLVNCH theo Sắc lệnh 205-CT/ LĐQG/SL ngày 212-1965 và Nghị định 468/QP ngày 9-7-1966: - Chủ lực quân gồm có các quân chủng: Lục quân, Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến có nhiểu thay đổi so với giai đoạn trước... - Địa phương quân và Nghĩa quân: trong giai đoạn 1963-1967, Địa phương quân và Nghĩa quân đã được “hợp thức hóa vào cơ cấu chủ lực quân” điều này cũng bởi nhiệm vụ của QLVNCH kể từ khi Mỹ và đồng minh vào đã thay đổi, trọng trách mà Mỹ giao cho đội quân này chủ yếu là thực hiện công tác bình định và trên chiến trường QLVNCH đã trở thành những người “phụ giúp” cho Mỹ. Ngoài ra, ngày 1-11-1965, chính quyền VNCH còn thành lập thêm Đoàn nữ quân nhân [181] thuộc QLVNCH, tổ chức gồm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, Trung tâm huấn luyện nữ quân nhân; các phân đoàn nữ quân nhân tại Trung ương, các vùng chiến thuật, hải quân và không quân; các toán nữ quân nhân tại các cơ quan và đơn vị thuộc QLVNCH. Trưởng đoàn nữ quân nhân được mang cấp hàm Đại tá, đoàn nữ quân nhân được sử dụng trong công tác chuyên môn thuộc phạm vi y tế, văn phòng, xã hội, truyền tin… và không có tính chiến đấu. 3.3.3. Tổ chức lãnh thổ quân sự  Tổ chức lãnh thổ quân sự giai đoạn “khủng hoảng chính trị” (1963-1965)  Tổ chức lãnh thổ giai đoạn “nội các chiến tranh” (1965-1967) Trong giai đoạn 1963-1967, tổ chức của QLVNCH đã được thay đổi nhiều lần để phù hợp việc đối phó với lực lượng cách mạng; mặt khác việc thay đổi tổ chức của QLVNCH là do việc thay đổi nhân sự trong việc nắm quyền lãnh đạo chính trị của chính thể VNCH. Tuy nhiên, dù thay đổi thế nào thì tổ chức đội quân này ngày càng được kiện toàn hơn, tăng cường về quân số, trang thiết bị, vũ khí tối tân hơn để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở MNVN. 3.4. Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện chính sách thực dân mới của Mỹ (1963-1967) 3.4.1. Hoạt động của Quân lực Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1963-1965: Ở tiểu tiết này, luận án trình bày cụ thể hoạt động của QLVNCH trên các mặt:  Đàn áp lực lượng cách mạng và hỗ trợ “bình định nông thôn”  Tranh giành quyền lực trong hệ thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Trong thời gian từ năm 1963 đến giữa năm 1965, những hoạt động của QLVNCH nhằm thực hiện 2 mục tiêu: Thứ nhất, về quân sự tiến hành hàng trăm ngàn cuộc hành quân nhằm tìm kiếm và tiêu diệt lực lượng cách mạng; triệt phá kinh tế của lực lượng cách mạng; bảo vệ trục giao thông; xây dựng Ấp chiến lược và các cơ cấu hạ tầng cơ sở và giành lại ưu thế trên chiến trường. Tuy nhiên, mục tiêu của những cuộc hành quân đó không đạt được những kết quả như mong muốn, Mỹ buộc phải trực tiếp đưa quân vào MNVN, làm nhiệm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan