Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ xix...

Tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ xix

.PDF
77
1
93

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở khu vực Đông Bắc Á. Nửa sau thế kỉ XIX, quốc gia này cũng đứng trước nguy cơ bị xâm chiếm như hầu hết các nước khác ở Châu Á. Nhờ thành công của cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản không những thoát khỏi số phận thuộc địa mà còn trở thành một đế quốc tư bản chủ nghĩa. Do sinh sau đẻ muộn, Nhật Bản không có bất kì thuộc địa nào trong khi các vùng đất vô chủ trên thế giới đều đã bị xâm chiếm. Tự nhiên cũng không ưu ái cho Nhật Bản những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và phát triển đất nước. Thêm vào đó, Nhật Bản vẫn bị lệ thuộc vào các nước phương Tây bởi các hiệp ước bất bình đẳng được kí kết từ thời Mạc Phủ.Những khó khăn trên buộc Nhật Bản phải tiến hành xâm chiếm thuộc địa và cũng chỉ có sở hữu được những vùng đất ngoài lãnh thổ mới có thể đưa vị thế của Nhật lên tầm cao mới. Ngẫu nhiên, Triều Tiên và Trung Quốc với những tương đồng về văn hóa, lịch sử, đáp ứng những khao khát của chính phủ Thiên Hoàng. Hơn nữa, khu vực này nắm giữ vị trí chiến lược đối với sự phát triển và an ninh quốc phòng của Nhật Bản đặc biệt bán đảo Triều Tiên (khi đó vẫn coi là chư hầu của Trung Quốc). Do vậy, chính sách đối ngoại của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc giành quyền kiểm soát Triều Triên làm thuộc địa, lá chắn an ninh cho đất nước. Chính bởi nguyên nhân trên, Trung Quốc và Nhật Bản đã mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề Triều Tiên, lên tới đỉnh điểm là cuộc chiến tranh Trung- Nhật (18941895). Vậy quá trình hình thành mối quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX ở trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Mối quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX diễn ra như thế nào? Hai nước đã giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi ở Triều Tiên cũng như 2 tham vọng của mình ra sao? Mối quan hệ này có ảnh hưởng gì đối với mỗi nước, với khu vực và quan hệ quốc tế, để lại hậu quả, hệ lụy của vấn đề này như thế nào? Giải quyết những vấn đề trên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc: vấn đề sẽ giúp cho chúng ta hiểu về chính sách bành trướng của Nhật Bản, chính sách ngoại giao hàng đầu của đế quốc này trong những năm cuối thế kỉ XIX; góp phần vào việc tìm hiểu lịch sử Nhật Bản đặc biệt là nỗ lực của chính quyền Minh Trị nhằm xây dựng một đế quốc Nhật Bản có vị thế ngang với các cường quốc châu Âu; đồng thời có cái nhìn khách quan và đúng đắn hơn với thái độ nhu nhược, hèn kém của triều đình Mãn Thanh trước họa xâm lược của các nước đế quốc: Đặc biệt qua mối quan hệ này, ta hiểu biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng chiến lược của bán đảo Triều Tiên đối với Trung Quốc và Nhật Bảncuối thế kỉ XIX. Quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX trên thực tế còn là một vấn đề quan trọng của quan hệ quốc tế nói chung bởi khu vực Đông Bắc Á những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là miếng mồi mà nhiều nước đế quốc Âu - Mĩ cùng thèm muốn. Nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trên đặt ra sẽ góp phần vào việc lí giải những biến động trong quan hệ quốc tế hiện nay ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khóa luận hoàn thành còn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho độc giả muốn tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên và lịch sử quan hệ quốc tế thời kì cận đại: đặc biệt là các sinh viên chuyên ngành. Chính bởi ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tôi chọn vấn đề: “Quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIXđưa đến cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895) là một vấn đề quan trọng của lịch sử thế giới những năm cuối thời cận đại. Cuộc chiến cạnh tranh quyền lợi 3 giữa hai nước trong khu vực Đông Bắc Á này đã để lại hệ quả trong quan hệ quốc tế và khu vực. Vì vậy, việc nghiên cứu Trung Quốc và Nhật Bản nói chung và quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. 2.1. Nghiên cứu của học giả nước ngoài Frederick Arthur McKenzie, trong cuốnThe tragedy of Korea( Bi kịch Triều Tiên), New York, Dutton(1908).Tác phẩm được viết theo dạng truyện kí, trình bày quá trình xâm nhập và bị biến thành thuộc địa của Triều Tiên nửa sau thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX gắn liền với sự xuất hiện của Nhật Bản. Trong tác phẩm các chương đã đề cập đến vấn đề của đề tài là: Chương 3 Người nước ngoài xuất hiện, Chương 4 Xung đột Trung – Nhật. Ở hai chương này nội dung cho thấy sự xuất hiện của những người châu Âu và Mĩ lần đầu tiên đến Triều Tiên, sự xung đột quyền lợi giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vấn Triều Tiên. Chương 5 Cuộc ám sát Hoàng hậu, Chương 6 Sau vụ ám sát, nội dung chủ yếu nói về việc Hoàng hậu bị ám sát với kế hoạch của Nhật Bản. Qua sự kiện này, người Nhật cố ngăn chặn những thông tin nghi ngờ của cộng đồng nước ngoài và đổ tội cho người Triều Tiên gây ra.Chương 9 Nhật Bản tái xuất, cho thấy tham vọng của Nhật Bản ở Triều Tiên. Như vậy, tác phẩm chưa đi vào nghiên cứu cụ thể về quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên mà chỉ trình bày cụ thể về các hoạt động của người nước ngoài và quá trình hoạt động của Nhật Bản ở Triều Tiên. Ki- baik Lee, (Lê Anh Minh dịch) (2002), Lịch sử Hàn Quốc tân biên, NXB Tp. HCM. Tác phẩm là một cuốn thông sử về Lịch sử Triều Tiên từ thời tiền sử đến những năm thập niên 60 của thế kỉ XX. Ở Chương 12 Sự bất ổn trong hệ thống địa vị Lưỡng Ban và sự bùng nổ của các cuộc nổi dậy của quần chúng, Chương 13 Sự phát triển của lực lượngkhai hóa, Chương 14 Những kích động nhân tâm và sự xâm lược của đế quốc nội dung chính trình bày về sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Triều Tiên và sự can thiệp trực tiếp của Nhật Bản vào nội bộ Triều Tiên, sự xâm lược của các đế quốc cuối 4 thế kỉ XIX.Như vậy, tác phẩm chưa trình bày cụ thể về mối quan hệ bang giao giữa Trung Quốc – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên. Nhà nghiên cứu Irie Akira, giáo sư lịch sử của đại học Harvard, đã có công trình nghiên cứu chuyên sâu Ngoại giao Nhật Bản (Từ Minh Trị Duy tân đến hiện). Cuốn sách đã được dịch bởi Nguyễn Đức Minh, Lê Thị Bình, NXB Tri thức Hà Nội năm 2013. Như tựa đề của tác phẩm, công trình tập trung nghiên cứu những chính sách ngoại giao của Nhật Bản từ khi Minh Trị Duy tân đến hết thập niên 60 của thế kỉ XX. Công trình đã phân tích về đường lối ngoại giao của Nhật Bản và những nhân tố chi phối đến chính sách này. Tác giả Irie Akira đã giải thích nguyên nhân Nhật Bản kiên quyết và sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc cuối thế kỉ XIX. Theo Nguyên soái Lục quân Yamagata Aritomo để bảo vệ chắc chắn, an toàn “tuyến chủ quyền” và đảm bảo toàn bộ “tuyến lợi ích” “Trong quan hệ với các nước, nếu khi có kẻ gây bất lợi cho ta thì ta phải có trách nhiệm bài trừ nó đi, khi không có cách nào khác thì phải dùng sức mạnh để tỏ rõ ý chí của mình” [2; 54]. Henry Alfred Kissinger trong cuốn World Order (Trật tự thế giới) do Phạm Thái Sơn dịch, NXB Thế giới năm 2016. Trong tác phẩm, tác giả đã nghiên cứu về trật tự thế giới từ thời trung cận đại cho đến thời kì hiện đại. Ở chương 5 ông viết về Sự đa dạng của châu Á, tác phẩm đã đề cập đến văn hóa, chính trị Nhật Bản và nguyên nhân đưa tới mâu thuẫn đỉnh điểm là cuộc chiến tranh Trung –Nhật 1894 – 1895. Ở chương thứ 6 Hướng về một trật tự Á Châu: đối đầu hay đối tác, tác giả cũng đề cập tới Trung Quốc và trật tự quốc tế ở châu Á. Cuốn Lịch sử Nhật Bản của R.H.P Mason và J.G Caiger ( Nguyễn Văn Sỹ dịch) do nhà xuất bản Lao Động ấn hành năm 2008, là công trình thông sử nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản từ cổ đại đến hiện đại. Công trình nghiên cứu của tác giả cũng đã đề cập đến quá trình Nhật Bản tiến hành xâm chiếm Triều Tiên, đồng thời cũng đã nêu ra rằng; “Nhật Bản sẽ dùng Triều Tiên về mặt 5 kinh tế cũng như chiến lược, đi sâu kinh tế để mở rộng bán đảo sang tận Mãn Châu và những phần khác của Trung Quốc”[4;305]. Như vậy, đây là nhận định chứng tỏ rằng Nhật Bản thực sự quan tâm đến bán đảo Triều Tiên trong chính sách đối ngoại xâm lược thuộc địa của mình. 2.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước Cuốn Nhật Bản cận đại của Giáo sư Vĩnh Sính được xuất bản năm 1991, nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội là cuốn tổng hợp, đã trình bày những nét căn bản những vấn đề chính về kinh tế, chính trị, văn hóa trước và trong công cuộc Minh Trị Duy tân trong lịch sử Nhật Bản. Nhóm tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên) Nghiêm Đình Vỹ, Đinh Ngọc Bảo trong cuốn Lịch sử Nhật Bản, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, 1997. Trong cuốn này, các tác giả đã trình bày đầy đủ về toàn diện về đất nước Nhật Bản từ nguồn gốc đến hiện đại trên tất cả các lĩnh vực như: Vị trí địa lý, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Là một công trình nghiên cứu thông sử nên mối quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên tác giả trình bày khái quát trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể. Cuốn Nhật Bản những bài học lịch sử của tác giả Nguyễn Tiến Lực do nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, xuất bản năm 2003. Trong cuốn này tác giả phản ánh khách quan, chân thực về đất nước và con người Nhật Bản. Tác phẩm nói lên những chính sách thực hiện nền ngoại giao với các nước phương Tây trong giai đoạn Minh Trị Duy tân. Vấn đề xoay quanh mối quan hệ Trung- Nhật về vấn đề Triều Tiên tác giả không đi vào nghiên cứu. Tác giả Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Kim trong cuốn Một số chuyên đề lịch sử thế giớitập II của nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2007. Trong tác phẩm có một số chuyên đềđi vào nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản như; Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản, động lực, tiến trình và ý nghĩa lịch sử, của PGS.TS. Nguyễn Văn Kim. Ở chuyên đề này, tác giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu về công cuộc cải cách của chính quyền Minh Trị. Chuyên đề 6 cũng cập đến chính sách ngoại giao và chiến tranh xâm lược của Nhật Bản đối với Đài Loan và Triều Tiên, nhưng tác giả chưa đi vào nghiên cứu cụ thể và sâu sắc về quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên. Cuốn Lịch sử Trung Quốc của Nguyễn Gia Phu (2009), NXB Giáo dục Hà Nội, là một cuốn thông sử của Trung Quốc từ thời kì cổ đại đến thời hiện đại. Tác giả khái quát về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong tiến trình lịch sử Trung Quốc. Do đó, quan hệ Trung Quốc với Nhật Bản vấn đề về Triều Tiên cuối thế kỉ XIX tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu. Nhóm tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên) Đào Tuấn Thành, Nguyễn Huyền Sâm (2011) Lịch sử thế giới cậnđại tập II, nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Trong công trình nghiên cứu các tác giả đã nêu khái quát toàn bộ tình hình, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Nhật Bản trước và sau cuộc Cải cách Duy tân Minh Trị. Các cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị đã làm thay đổi toàn diện tình hình nước Nhật Bản trên tất cả lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng, 2011, Lịch sử thế giới cận đại, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Công trình nghiên cứu của các tác giả trình bày về cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, khái quát rất rõ về đất nước Nhật Bản trong quá trình cải cách, sự nhòm ngó các nước phương Tây, đưa Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa. Cuốn Giáo trình lịch sử Nhật Bản (2013) của tác giả Nguyễn Nam Trân (bút danh), tại Tokyo. Trong cuốn này, tác giả đã trình bày toàn bộ tiến trình lịch sử Nhật Bản, công trình đã trình bày về nguyên nhân chiến tranh Trung – Nhật và sự can thiệp của các cường quốc. Tình hình chia cắt Trung Quốc sau trận Nhật Thanh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiếp cận một số khóa luận tốt nghiệp, bài viết, luận văn hay công trình nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản, lịch sử Trung Quốc về mối quan hệ của hai nước. 7 Đàm Cẩm Giang (2002), Quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX (Từ cải cách Minh Trị 1868 đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất – 1918), Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Trong khóa luận, tác giả nghiên cứu và trình bày về các giai đoạn của chính sách ngoại giao của Nhật Bản đối với Trung Quốc từ Minh Trị Duy tân 1868 đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất 1918. Tác giả trình bày khá đầy đủ về tình hình ngoại giao của Nhật Bản với Trung Quốc. Ở chương 2, trình bày về quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ 1868 đến kết thúc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) tác giả nêu rõ nguyên nhân cuộc chiến tranh, hệ quả của chiến tranh đối với hai nước. Tuy nhiên, khóa luận chỉ trình bày về quan hệ ngoại giao Nhật – Trung về việc tranh giành quần đảo Lưu Cầu và Đài Loan, Chương 3, khóa luận trình bày về vấn đề phân chia vùng Đông Bắc Trung Quốc cho các nước đế quốc và việc tranh giành quyền lợi giữa Nhật Bản và Nga đưa đến cuộc chiến tranh Nga – Nhật về vấn đề Đông Bắc Trung Quốc. Như vậy, vấn đề Triều Tiên trong quan hệ Nhật – Trung cuối thế kỉ XIX, tác giả chưa đi vào chuyên sâu làm rõ về quá trình mâu thuẫn trong quan hệ hai nước về vấn đề bán đảo Triều Tiên cũng như hành động của hai nước can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ Triều Tiên trước và sau chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) và các hệ lụy đối với mối quan hệ Trung – Nhật cũng như đối với các nước trong khu vực Đông Bác Á và quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX. Trịnh Nam Giang (2006), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1945, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Đây là một công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về chính sách đối ngoại giao của chính phủ Minh Trị từ 1868 đến 1945. Tác giả trình bày về các chính sách xâm lược và bành trướng thuộc địa của chính phủ Nhật Bản trong việc củng cố, xây dụng địa vị ở khu vực và trên trường quốc tế. Trình bày chính sách đối ngoại của Nhật từ 1919 đến 1945, về khát vọng bá 8 chủ châu Á và thế giới qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai của chính phủ Nhật Bản, đánh giá nhận xét về đặc điểm, hệ quả của chính sách đối ngoại Nhật Bản. Tuy nhiên, khóa luận không đi vào tìm hiểu sâu về quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. Đinh Thị Thu Hương (2007) Chính sách thống trị của Nhật Bản đối với Triều Tiên từu 1875 đến 1945, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Trong khóa luận, tác giả đi vào nghiên cứu về các chính sách thống trị của Nhật Bản về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự đối với Triều từ năm 1875 đến 1945. Chính vì vậy, vấn đề Triều Tiên trong quan hệ Trung – Nhật trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX, tác giả đã không đề cập đến. Nguyễn Phương Mai (2016) Quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiênvà Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thể kỉ XX, Luận án tiến sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội, là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ quốc tế thời kì cận đại. Trong luận án tác giả đã trình bày và đi vào nghiên cứu quan hệ giữa Nga và Nhật Bản về vấn đề Mãn Châu và Triều Tiên cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chính phủ Minh Trị lấy mục tiêu xâm chiếm Triều Tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu sâu về vấn đề Mãn Châu của Trung Quốc với mối quan hệ ngoại giao với Nga. 2.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho khóa luận Như vậy, qua các tài liệu và công trình nghiên cứu, nhìn chung, các tác giả chỉ đi vào nghiên cứu, tìm hiểu khái quát về một khía cạnh nội dung cụ thể. Trên thực tế, chưa tác phẩm nào phản ánh đầy đủ toàn diện về mối Quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên. Từ các công trình nghiên cứu này chúng tôi đã được tiếp cận về quá trình hình thành và sự phát triển mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản thời cận đại. Mặt khác, với một số công trình, bài viết phong phú từ nhiều góc độ, chúng tôi đã có điều kiện để tiếp thu, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. 9 Vấn đề: Quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX, vẫn còn những khoảng trống chưa đề cập đến: Bối cảnh lịch sử hình thành nên mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX về vấn đề Triều Tiên. - Quá trình xung đột và giải quyết mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề Triêu Tiên từ lúc hình thành đến khi mâu thuẫn lên đỉnh điểm (chiến tranh Trung – Nhật 1894 – 1895). - Những tác động của việc giải quyết mâu thuẫn đối với lịch sử Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực Đông Bắc Á. - Tác động của mối quan hệ này đối với sự chuyển biến của quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á trước và sau khi chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895). Tất cả các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi đi vào nghiên cứu, giải quyết vấn đề của khóa luận. Đặt nó trong mối quan hệ tương quan so sánh, sự tác động của mối quan hệ này nhằm rút ra những bài học, kinh nghiệm hữu ích cho ngoại giao và công cuộc kiến thiết, đổi mới ở nước ta hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của khóa luận là làm rõ quá trình hình thành, phát triển của mối quan hệ Trung- Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX, từ đó chỉ ra tác động đối với hai nước, khu vực Đông Bắc Á cũng như quan hệ quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận là: - Làm rõ nhân tố tác động đến sự xuất hiện mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cuối thế kỉ XIX về vấn đề Triều Tiên. - Hệ thống và tái hiện quá trình xung đột và giải quyết mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề Triêu Tiên từ lúc hình thành đến khi mâu thuẫn lên đỉnh điểm (chiến tranh Trung – Nhật 1894 – 1895). 10 - Phân tích những tác động của việc giải quyết mâu thuẫn đối với lịch sử Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực Đông Bắc Á. - Đưa ra nhận xét tác động của mối quan hệ này đối với sự chuyển biến của quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á trước và sau khi chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895). 4.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX. 4.2. Phạm vị nghiên cứu - Nội dung của mối quan hệ Trung – Nhật: Vấn đề Triều Tiên Triều Tiên là một bán đảo, có vị trí địa lý gần kề với Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời đó cũng là tên gọi của một vương quốc hình thành từ năm 1392 trên bán đảo này (triều đại Choson). Năm 1897, vương quốc này đổi tên thành Đại Hàn đế quốc, tuy nhiên để thống nhất trong ngôn từ trong khóa luận, tác giả vẫn sử dụng thuật ngữ Triều Tiên vừa mang ý nghĩa địa lý, vừa mang ý nghĩa chính trị. - Thời gian: Khóa luận nghiên cứu quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX, tập trung trong khoảng thời gian từ năm 1875 đến năm 1895. Năm 1875: Nhật Bản bắt đầu đẩy mạnh việc xâm nhập Triều Tiên thúc đẩy việc gây ảnh hưởng lên Triều Tiên nhằm gạt sự ảnh hưởng của chính quyền Mãn Thanh đối với Triều Tiên, hệ quả là đưa tới việc Triều Tiên phải kí điều ước bất bình đẳng Giang Hoa (7/1876). Từ việc tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng của Nhật Bản và Trung Quốc tại đây quan hệ hai nước bước vào giai đoạn căng thẳng. Năm 1895: Chiến tranh Trung – Nhật kết thúc, hai nước đi đến kí kết Hiệp ước Mã Quan (Simonoseki) thỏa thuận về vấn đề Triều Tiên được giải quyết. 11 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề, chúng tôi đã sử dụng kết hợp hai phương pháp chuyên ngành: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Sử dụng phương pháp này, khóa luận nhằm hệ thống và tái hiện lại quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa Trung Quốc – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên từ lúc hình thành đến khi chiến tranh Trung – Nhật 1894- 1895 nổ ra. Vấn đề này được giải quyết trong tương quan bối cảnh của từng nước Trung Quốc – Nhật Bản, bối cảnh khu vực Đông Bắc Á và quan hệ quốc tế cuối tế kỉ XIX.Từ đó, khóa luận nhằm đến việc giúp cho người đọc từng bước đi trong thái độ, hành động của Trung Quốc và Nhật Bản đối với vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX. Ngoài ra tác giả khóa luận còn sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà khóa luận đặt ra. 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung nghiên cứu của khóa luận được triển khai thành ba chương: Chương 1. Nhân tố tác động đến sự xuất hiện quan hệ Trung - Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX Chương 2. Diễn biến quan hệ Trung - Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX Chương 3. Nhận xét mâu thuẫn Trung - Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX 12 CHƯƠNG I NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰXUẤT HIỆN QUAN HỆ TRUNG – NHẬT VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN CUỐI THẾ KỈ XIX 1.1. Nhân tố khách quan 1.1.1. Tầm quan trọng của bán đảo Triều Tiên với Trung Quốc và Nhật Bản Triều Tiên nói chung là tên gọi của một bán đảo, ngày nay là lãnh thổ của hai nước Đại Hàn dân quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên. Bán đảo này bắt đầu từ lục địa Châu Á chạy dài xuống phía nam 1.100km, được bao bọc bởi biển ở ba phía: phía Đông – biển Nhật Bản; phía Nam – biển Hoa Đông và phía Tây – Hoàng Hải. Khu vực này giáp với Trung Quốc về hướng Tây Bắc và Nga về hướng Đông Bắc, với Nhật Bản ở Đông Nam qua eo biển Triều Tiên. Eo biển Triều Tiên là nơi phân cách biển Nhật Bản và biển Hoa Đông. Về mặt vị trí địa lý, bán đảo Triều Tiên có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với nhiều nước đặc biệt là hai quốc gia: Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với Trung Quốc: thời kỳ trung đại, trong lịch sử Trung Quốc đã xây dựng nên một hệ thống triều cống và duy trì nó cho đến đầu thế kỉ XX. Nó là biểu hiện của một trật tự bá quyền mà ở đó, Trung Quốc với sức mạnh của mình, thiết lập quyền bá chủ với các quốc gia khác. Với quan niện “Hoa Di khác biệt”, Trung Quốc coi mình khi đó là “trung tâm của trời đất”, Hoàng đế của Trung Quốc là “Thiên tử”, “con trời” và coi các ước xung quanh là những chư hầu của mình. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi khi đó Trung Quốc là quốc gia cơ bản ổn định về chính trị, có sức mạnh về kinh tế và đủ uy tín để xây dựng một hệ thống trật tự lấy mình làm trung tâm. Triều Tiên từ lâu vẫn được coi là nước chư hầu của Trung Quốc từ thế kỉ XVII, khi đó Triều Tiên bị nhà Thanh xâm lược và phải chịu lệ thuộc.Bởi vì vị trí địa lý, cũng như tầm quan trọng của Triều Tiên, nằm ở phía Đông Bắc, bán đảo này giống như một cánh cửa để vào đất nước Trung Quốc rộng lớn. Điều này làm cho triều đình Mãn Thanh vẫn khư khư tư tưởng thượng 13 quốc, phải giữ bằng được bán đảo Triều Tiên là phiên thuộc của mình. Giữ được vùng đất này là giữ vững được cánh cửa tiến vào lục địa rộng lớn của Trung Quốc,đồng thời cũng là lá chắn ngăn chặn sự xâm nhập của Nhật Bản tiến vào từ phía Đông Bắc. Vì vậy, giữ vững quyền bá chủ đối với bán đảo Triều Tiên luôn được các hoàng đế Mãn Thanh đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, điều đó không thể duy trì mãi mà đã có sự thay đổi ở nửa sau thế kỉ XIX. Trung Quốc đã từng là một trung tâm về kinh tế, chính trị và văn hóa thời trung đại, giờ đây bước vào gia đoạn không ít biến động, khó khăn và thách thức. Sự khủng hoảng của vương triều Mãn Thanh đã khiến Trung Quốc giờđứng trước nguy cơ bị xâm lược, bị biến thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Trung Quốc cũng như những nước khác, trở thành mục tiêu xâm chiếm của các nước thực dân Âu – Mĩ. Hiệp ước Nam Kinh (1842) là “phát súng hiệu” mở đầu của lịch sử Trung Quốc thời cận đại, cũng là mở đầu cho quãng thời gian mà Trung Quốc phải chịu thân phận của một kẻ bị nô dịch, đè nén và áp lực. Từ chỗ là trung tâm của trật tự khu vực và châu lục, Trung Quốc giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính mình và không làm chủ được cuộc chơi ngoại giao. Vì vậy, triều đình Mãn Thanh càng phải bảo vệ các vùng đất chư hầu của mình để lấy lại vị thế và uy quyền của mình đã có từ lâu. Đối với Nhật Bản: cách các đảo Honshu và Kyushu của Nhật Bản 190km về phía Đông Nam, bán đảo Triều Tiên là một trong ba con đường để Nhật Bản tiến vào lục địa và cũng là con đường từ lục địa tiến sang Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản sớm quan tâm đến Triều Tiên vì lợi ích an ninh quốc gia của mình. Một cố vấn quân đội người Phổ cho chính quyền Thiên hoàng đã từng nói “Triều Tiên như con dao nhọn chĩa thẳng vào tái tim nước Nhật” [15; 45]. Triều Tiên sở hữu những cảng biển thương mại quan trọng có thể giúp cho việc làm chủ ở Thái Bình Dương như Pusan, Masampo. Đặc biệt, bán đảo này có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho công nghiệp mà bất kì đế quốc nào cũng thèm khát như gỗ, quặng... Chính vì vậy, những tham 14 vọng từ nhiều thế kỉ trước của người Nhật lại trỗi dậy mạnh mẽ vào nửa sau thế kỉ XIX. Ngoài vị trí địa – chính trị quan trọng, bán đảo Triều Tiên còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Nhật Bản cuối thế kỉ XIX, đặc biệt là trong vấn đề lãnh thổ cư trú.Nhật Bản cần chiếm được Triều Tiên chính bởi cần một nơi để đáp ứng nhu cầu về nơi cư trú của người dân. Vì vấn đề dân dân số ngày càng đông của mình, khi đó có khoảng 45 triệu dân và tỉ lệ tăng dân số hàng năm là rất lớn, Nhật Bản coi Triều Tiên là mảnh đất thích hợp nhất để làm thuộc địa bởi sự tương đồng về lịch sử, văn hóa của hai quốc gia cũng như về mặt khoảng cách rất gần về địa lý [15;45]. Thế nhưng, nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Minh Trị coi trọng vấn đề Triều Tiên hơn cả đó là bởi tham vọng của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á ngày càng rõ rệt. Không chỉ nhằm đến Mãn Châu, Nga hoàng còn tham vọng xâm chiếm cả Triều Tiên bởi những cảng biển ở bán đảo này chính là cầu nối giữa Vladivostk với Lữ Thuận (nếu như Nga chiếm được của Trung Quốc). Âm mưu bành trướng của Nga ở Đông Bắc Á đã đặt Nhật Bản trước tình trạng quan ngại sâu sắc về an ninh quốc phòng, nhất là khi trước đó, năm 1875, Nga đã chiếm toàn bộ đảo Sakhaline. Mặc dù có nhiều ý kiến bất đồng trong nội bộ chính phủ nhưng về cơ bản ý nghĩa quân sự của bán đảo Triều Tiên đối với lãnh thổ Nhật Bản được đồng thuận cao. Nói cụ thể là để đảm bảo an ninh của Nhật Bản cần phải tránh không cho Triều Tiên và vùng xung quanh nó bao gồm cả biển Nhật Bản, eo biển Đối Mã (Tsushima), Hoàng Hải rơi vào sự chi phối của nước thứ ba. Vào những năm đầu Minh Trị, phương châm ngoại giao của Nhật Bản nhắm tới “độc lập của Triều Tiên”. Bản thân Nhật Bản không nhất thiết phải chiếm đóng Triều Tiên nhưng phải làm sao để Triều Tiên không trở thành thuộc địa của nước thứ ba [2; 40]. Năm 1890, nguyên soái lục quân, thủ tướng thứ ba của Nhật Bản là Yamagata Aritomo, đã nêu quan điểm về vấn đề quân sự trong ngoại giao 15 Nhật Bản, trong văn bản có tiêu đề Con đường bảo vệ độc lập quốc gia. Trong văn bản này, ông nêu lên “tuyến chủ quyền”, “tuyến lợi ích” của Nhật Bản và việc bảo vệ những “tuyến” đó. Theo ông, “tuyến chủ quyền” là nó về lãnh thổ của Nhật Bản, việc bảo vệ tuyến này là đương nhiên nhưng muốn làm được điều đó thì “tuyến lợi ích” tức các vùng lân cận cũng phải được bảo vệ. Ông nhấn mạnh, chừng nào không bảo vệ chắc chắn “tuyến lợi ích” thì không đảm bảo chắc chắn an ninh toàn vẹn của nước Nhật được. Vì thế, “trong quan hệ với các nước, nếu như khi có kẻ gây bất lợi cho ta thì ta phải có trách nhiệm bài trừ nó đi, khi không có cách nào khác thì phải dùng sức mạnh tỏ rõ ý chí của mình” [2; 54]. Nói cách khác, bán đảo Triều Tiên (nằm ngay trên “tuyến lợi ích”) là vấn đề quan trọng chính phủ Thiên hoàng đặc biệt quan tâm bảo vệ nhất là khi Nga ngày càng đẩy mạnh những hoạt động xâm nhập Đông Bắc Á. Việc ngăn chặn sự thống trị của Nga đối với bán đảo Triều Tiên là mục đích hàng đầu của ngoại giao Nhật Bản. Nhà nghiên cứu Irie Akira cho rằng nền ngoại giao của Nhật Bản trong suốt thập niên 90 cuảthế kỉ XIX, cho đến khi Chiến tranh Nhật – Nga bùng nổ đã tập trung vào đảm bảo “tuyến lợi ích”, tức Triều Tiên, như quan điểm của Yamagata [2; 56]. Như vậy, đứng trên phương diện chính trị, an ninh quốc phòng: Nhật Bản cần chiếm lấy Triều Tiên để bảo vệ đất nước, ngăn chặn âm mưu tấn công từ bên ngoài. Đồng thời, có được những thuộc địa, vị thế của Nhật Bản cũng sẽ nâng cao trên trường quốc tế, giúp Nhật có thể thoát ra khỏi những lệ thuộc vào các cường quốc Âu – Mĩ. Còn đứng trên phương diện kinh tế, Nhật Bản là một quốc gia nghèo nàn về tài nguyên, diện tích nhỏ bé, nhu cầu mở rộng lãnh thổ, thị trường là tất yếu, nhất là khi Nhật Bản đang chuyển mình sang giai đoạn đế quốc tư bản chủ nghĩa. Bởi những nguyên nhân quan trọng đó mà cuối thế kỉ XIX, Triều Tiên trở thành mục tiêu “sống còn” trong chính sách đối ngoại xâm lược, bành trướng thuộc địa của Nhật Bản. Việc giữ và chiếm Triều Tiên có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả Nhật Bản. 16 Điều này có thể khẳng định rõ ràng, dù mục tiêu kinh tế hay chính trị thì cả Trung Quốc hay Nhật Bản đều có một điểm chung là muốn chiếm giữ bán đảo Triều Tiên làm thuộc địa. Vị trí, tầm quan trọng của Triều Tiên đối với Trung Quốc và Nhật Bản là khác nhưng tham vọng của hai nước đối với khu vực này là như nhau. Để đạt được tham vọng, Trung Quốc và Nhật Bản buộc phải loại bỏ đối thủ của mình. Trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX, khi chủ nghĩa đế quốc đang bành trướng, tranh giành xâm lược thuộc địa thì quan hệ bang giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc trở nên hết sức căng thẳng và luôn ở tình trạng đối đầu. 1.1.2. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Triều Tiên Vào cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Triều Tiên đi vào con đường phân quyền và tan rã do những mâu thuẫn nội tại bên trong và những tác động bên ngoài. Trên danh nghĩa vẫn thuộc nước chư hầu của triều đình Mãn Thanh. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Triều Tiên biểu hiện trên tất cả các mặt: hệ tư tưởng hủ bại, chính trị thối nát và một nền kinh tế - xã hội suy sụp nghiêm trọng. Vào những năm 70 của thế kỉ XIX, hệ tư tưởng phong kiến Triều Tiên không còn giữ được uy thế của mình, nó bị những hệ tư tưởng của những nhà cải cách chống lại. Đến lúc này, sự bền vững của hệ tư tưởng thống trị hàng nghìn năm bị lung lay. Nhà nước quân chủ phong kiến Triều Tiên không còn giữ được sự hùng mạnh, nội bộ của giai cấp thống trị để thi hành những đường lối đối nội và đối ngoại bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến. Tất cả dẫn đến tình hình chính trị cực kì bất ổn. Bên cạnh đó, từ năm 1812 đến 1862 một loạt các cuộc nổi loạn đã diễn ra đặt Triều Tiên vào sự hỗn loạn.Trật tự chính trị xấu đi, kinh tế trì trệ, tất cả từ tình trạng xã hội hỗn loạn dẫn đến những thay đổi trong giai cấp thống trị, cơ cấu giai cấp cứng nhắc đang bắt đầu sụp đổ. Năm 1864, sau khi Hoàng đế Triết Tông chết, Kojong (Cao Tông) lên ngôi vua nhưng vì còn nhỏ (12 tuổi) nên quyền lực thực tế nằm trong Quan 17 nhiếp chính tên là Hungson Tae Wongin (Đại Viện Quân). Người này thay vua nắm chính quyền quản lý những việc lớn của quốc gia. Đại Viện Quân nhận thấy rõ chế độ phong kiến đang có nguy cơ sụp đổ, ông thực hiện một loạt cải cách nhằm củng cố chế độ quân chủ và phục hồi vinh quang cũ của triều đại Lý. Để thực hiện mục tiêu này, ông quyết định bổ nhiệm các quan chức cao cấp từ “tứ sắc”, bốn phe phái chính, theo tỷ lệ bình quân, không mấy quan tâm tới vấn đề gốc miền nào hay giai cấp trong xã hội nào của người được bổ nhiệm. Do chính sách cương quyết dựa trên công trạng để bổ nhiệm, Đại Viện Quân cố gắng phá đổ hình thức cai trị bởi một ít dòng họ quyền thế hay gia đình thông gia với hoàng tộc. Sự tiếp cận cơ bản của Đại Viện Quân đối với vấn đề chính trị đã được phản ánh trong chính sách kinh tế của ông. Ông đã đổi thuế quân dịch bằng vải, cho tới nay chỉ thu trên thường dân mà thôi, thành thuế hộ đánh trên cả người lưỡng ban lẫn dân thường. Hơn nữa, ông tổ chức lại hệ thống cho vay thóc gạo bằng cách thiết lập một mạng lưới các kho thóc của làng do địa phương quản lý và ông cố gắng trong sách hóa thủ tục hành chính bằng cách kiểm tra số thóc gạo bằng cách kiểm tra số thóc dự trữ hiện có trong các kho và lên án tử hình hay lưu đầy những chức quan nào ăn cắp của công để vinh thân phì gia. Để làm tăng danh giá của hoàng tộc, Đại Viện Quân bắt đầu xây lại Cảnh Phúc Cung (từng bị đốt cháy trong vụ Nhật Bản xâm lược năm 1592 và chưa hề được trùng tu vì thiếu ngân sách). Tuy nhiên, không mấy quan tâm tới tình trạng bấp bênh của nền tài chính trong nước, Đại Viện Quân ra lệnh tái thiết Cảnh Phúc Cung năm 1865, và hoàn tất chỉ trong hai năm sau đó. Để đáp ứng số chi phí khổng lồ cho dự án, nhà nước đặt ra một loại thuế “thuế phụ thu về đất”. Rồi đến một thứ môn thuế đánh trên hàng hóa vận chuyển ra hay vào qua các cửa thành Seoul. Đại Viện Quân cũng đã bắt ép dân phải có những khoản đóng góp được gọi trại đi là “vật tự nguyện dâng hiến”. Tuy nhiên, vì một số lớn lao động đã được huy động để xây dựng Cảnh Phúc 18 Cung, nên Đại Viện Quân đã làm cho họ uất hận. Cũng chính thời này “đương bách tiền” được đúc ra tùy tiện, với mệnh giá vượt xa giá trị nội tại của nó và điều này đã gây nên sự xáo trộn kinh tế lớn. Việc tái thiết Cảnh Phúc Cung cũng hoàn thành trên quy mô lớn, tô điểm thêm bằng các kiến trúc như Cần Chính Điện, Khánh Hội Lâu và Quang Hóa Môn. Đại Viện Quân cũng đã cương quyết đóng cửa các trường tư. Vào thời này, hàng trăm trường tư làm chủ những nông trang lớn và số lớn nô lệ làm việc cho họ, và các trường này lại được đặc ân là không phải trả thuế và làm lao dịch. Như vậy, các trường tư này đang phá hủy nền móng kinh tế của quốc gia. Nhưng chưa hết, các trường này còn là một vấn đề chính trị nữa, một lực lượng nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước và thi hành quyền bính tại vùng quê. Trường hợp cực đoan là trường hợp của Hoa Dương Động Thư Viện tôn vinh tổ sư Tống Thời Liệt thuộc phái Lão Thuận ở thế kỉ XVII, vì những quan điểm của trường này về các vấn đề cộng đồng được đón nhận kính cẩn hơn cả các sắc lệnh của triều đình. Do đó, bao lâu các trường còn được tồn tại, bấy lâu triều đình không thể tạo nên một phẩm trật hành chánh được củng cố dưới uy quyền tối cao của nhà vua. Vào năm 1864, Đại Viện Quân ra lệnh cấm không cho tái thiết hay xây dựng không cho phép các trường tư cũng như các miếu thờ danh nhân địa phương. Năm sau đó, ông cho phá hủy Vạn Đông Miếu, miếu thứ hai hoàng đế cuối cùng của nhà Minh (Trung Quốc), dựng lên theo nguyện vọng lúc lâm chung của Tống Thời Liệt. Năm 1868, ông ra lệnh các trường tư phải đóng thuế và cuối cùng, năm 1871, ông cương quyết ra lệnh giảm con số các trường tư đã gây nên một sự chống đối gay gắt từ phía các nhà Nho đương thời và cuối cùng chiến dịch diệt trừ các trường tư là một yếu tố trong một loạt những tình huống đã ép buộc Viện Đại Quân phải rời bỏ quyền lực. Về đối ngoại, Viện Đại Quân thi hành chính sách “bế quan” tăng cường nghiêm ngặt ngăn cách với nước ngoài. Trong khi đó thế giới đang trở nên nhỏ hơn, các quan hệ ngoại giao và thương mại giữa các nước phương Tây và 19 phương Đông đang được mở rộng, Viện Đại Quân theo đuổi chính sách cô lập để ngăn chặn Triều Tiên tiếp xúc với các quan hệ xa lạ và bị cái gọi là “những kẻ man rợ phương Tây” làm hư hỏng. Tuy nhiên, từ năm 1832, các nước phương Tây ngày càng quan tâm đến Triều Tiên và yêu cầu Triều Tiên mở cửa buôn bán. Năm 1845, một thương thuyền Anh xuất hiện tại bờ biển thuộc Trung Thanh đạo tìm cách buôn bán, năm 1845, một tàu chiến của Anh tới vùng biển Triều Tiên hơn một tháng, quan sát vùng biển đầy đảo giữa đảo Tế Châu và bờ biển phía Nam. Năm 1846, ba tàu chiến Pháp thả neo ngoài khơi Trung Thanh đạo, gửi một bức thư báo trước cho triều đình rồi đi. Năm 1854, hai tàu chiến của Nga chạy dọc bờ biển Hàm Hưng, làm một số người chết và bị thương trong số những người Triều Tiên họ gặp. Năm 1866, nhà mạo hiểm người Đức tên là Oppert hai lần xin phép tới buôn bán và khi bị từ chối thì hai năm sau đó chính Oppert đã vác súng lên bờ và bắn vào mộ của Nam Diên Quân (tức là cha của Viện Đại Quân) trong huyện Đức Sơn của Trung Thanh đạo. Cũng trong năm 1866, tàu buôn General Sherman của Mĩ đã đi lại ngạo mạn trên sông Taedong tới Bình Nhưỡng để rồi bị đốt cháy do một số người dân và binh lính địa phương, mọi người trên tàu đều chết [3; 382]. Trong khi triều đình đang khủng hoảng, rối ren vì những xáo trộn trong nội bộ triều đình, thì sự xuất hiện liên tiếp của các tàu nước ngoài lại là một mối đe dọa thêm cho Triều Tiên. Trước đó, Triều Tiên cũng đã biết rõ số phận đã xảy ra với Trung Quốc sau những va chạm với các nước phương Tây; chiến tranh Nha phiến (1840 - 1842), biến cố tàu Arrow năm 1856 và các vụ khác.Triều đình Triều Tiên đã coi việc từ chối các đề nghị thương mại của phương Tây như là một cách thức để ngăn ngừa những tai họa như vậy xảy đến cho mình. Đến năm 1876, bằng việc dùng vũ lực quân sự, Nhật Bản ép Triều Tiên ký kết Điều ước Giang Hoa, biến Triều Tiên thành một nước lệ thuộc vào Nhật Bản. Nhật Bản trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của Triều Tiên, 20 còn phía Trung Quốc thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng bởi điều ước nên cũng ra sức củng cố chi viện và đỡ đầu cho các phe nhóm của mình. Như vậy, cho đến những năm 70 - 80 của thế kỉ XIX, Triều Tiên về cơ bản là một nước có nền kinh tế - xã hội đóng cửa lạc hậu, trì trệ. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng đã tạo điều kiện thuận lợi để các cường quốc tư bản dễ dàng xâm nhập vào Triều Tiên. 1.1.3. Nhu cầu thị trường thuộc địa của các nước cuối thế kỉ XIX Nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc và đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa ở hầu hết các quốc gia ở khu vực Á, Phi, Mĩ Latinh. Nhu cầu lớn về vốn, nhân công, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ đã thúc đẩy các nước tư bản phương Tây tranh giành và xâm chiếm thuộc địa, bằng nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Trong bối cảnh đó, khu vực Đông Bắc Á nói chung và bán đảo Triều Tiên nói riêng sớm trở thành mục tiêu nhòm ngó của các nước đế quốc phương Tây. Đây là một khu vực địa chiến lược quan trọng, là một khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên; những cánh đồng màu mỡ, những mỏ quặng lớn ở Trung Quốc, những khu rừng bạt ngàn ở Triều Tiên, vùng biển giàu tiềm năng khai thác thủy hải sản. Đặc biệt Đông Bắc Á có vị trí chiến lược đắc biệt, cầu nối Đông – Tây giữa Thái Bình Dương và Ân Độ Dương. Khu vực này sở hữu những cảng biển quan trọng mà nếu sở hữu được thì sẽ nắm được dòng chảy thương mại ở Thái Bình Dương như là cảng Masampo, Pusan hay Lữ Thuận. Bán đảoTriều Tiên có nguồn tài nguyên giàu có về khoáng sản. Đó là những tài nguyên vô cùng cần thiết đối với nền kinh tế công nghiệp đang phát triển ở các nước tư bản chủ nghĩa những năm cuối thế kỉ XIX. Các cảng biển của Triều Tiên như Pussan, Masampo cũng có ý nghĩa quan trọng. Đối với Nga, các cảng biển này nếu chiếm được sẽ là cầu nối quan trọng giữa Vladivostok với Lữ Thuận (cảng biển ở bán đảo Liêu Đông mà Nga đang khao khát chiếm được). Có được Pusan hoặc Masampo, Nga sẽ dễ dàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng