Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Quá trình hòa hợp dân tộc đức 1990 2019...

Tài liệu Quá trình hòa hợp dân tộc đức 1990 2019

.PDF
67
1
105

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH TRẦN VĂN DẦN QUÁ TRÌNH HÒA HỢP DÂN TỘC ĐỨC 1990 – 2019 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Sư phạm Lịch sử (Sử - GDCD) Phú Thọ, 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH TRẦN VĂN DẦN QUÁ TRÌNH HÒA HỢP DÂN TỘC ĐỨC 1990 – 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sư phạm Lịch sử (Sử - GDCD) Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đoàn Thị Loan Phú Thọ, 2020 i LỜI CẢM ƠN! Trước hết,em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Hùng Vương, các Phòng, Ban chức năng của nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong bộ môn Lịch sử Khoa Khoa học Xã hội và Văn hoá Du Lịch trường Đại học Hùng Vương đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt tri thức và kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Th.S. Đoàn Thị Loan, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khoá luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, các bạn trong lớp đã chia sẻ cùng tôi trong lúc khó khăn, luôn động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực hết mình trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, chắc chắn Khoá luận cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ phía các thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến khoá luận, để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của mình. Phú Thọ, tháng 5 năm 2020 Tác giả Trần Văn Dần ii DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa từ viết tắt XHCN Xã hội chủ nghĩa TBCN Tư bản chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội EU Liên minh Châu Âu NATO Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương CNCS Chủ nghĩa cộng sản iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng STT 1 Bảng 1: Nội dung của bộ luật cơ bản Bảng 2: Sở hữu cá nhân các mặt hàng dân dụng ở Cộng hoà dân 2 chủ Đức từ 1965 đến 1975 (tính theo số lượng 100 hộ gia đình, đơn vị: chiếc 3 Bảng 3: Kết quả cuộc bỏ phiếu ở Berlin ngày 2 – 12 – 1990 4 Bảng 4: Kết quả cuộc bầu cử ở Đức ngày 2 – 12 – 1990 5 Báng 5 Mức tăng trưởng GDP và cán cán ngân sách chính phủ của CHLB Đức qua một số năm (%) iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ i 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi ........................................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 6 7. Cấu trúc khoá luận............................................................................................. 6 Chương 1 ............................................................................................................... 7 BỐI CẢNH XUẤT HIỆN VẤN ĐỀ HOÀ HỢP DÂN TỘC ĐỨC...................... 7 1.1 Chiến tranh lạnh và sự chia cắt nước Đức....................................................... 7 1.1.1. Chiến tranh lạnh .................................................................................................... 7 1.1.2. Sự chia cắt nước Đức ............................................................................................ 9 1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá của hai nước Đức giai đoạn 1949 đến 1989 ..................................................................................................................... 15 1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của cộng hoà dân chủ Đức từ năm 1949 cho đến năm 1989................................................................................................................. 15 1.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Cộng hoà liên bang Đức từ năm 1949 đến năm 1989................................................................................................………….20 1.3. Mâu thuẫn giữa Đông Đức và Tây Đức và bức tường Berlin...................... 23 1.3.1. Mâu thuẫn giữa Đông Đức và Tây Đức .............................................................. 23 1.3.2. Sự hình thành và sụp đổ của bức tường Berlin ................................................... 25 Tiểu kết chương 1................................................................................................ 27 Chương 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HOÀ HỢP DÂN TỘC ĐỨC TỪ 1990 ĐẾN 2019 ............................................................................................................ 27 2.1. Quá trình tái thiết thực hiện thống nhất Đức 1989 – 1990 .......................... 27 2.1.1. Sự thống nhất về mặt lãnh thổ................................................................... 27 2.1.2. Hợp nhất về chính quyền, kinh tế và vấn đề đoàn kết dân tộc ................. 29 2.1.2.1. Hợp nhất về chính quyền .................................................................................. 29 2.1.2.2. Thống nhất về kinh tế, tài chính, tiền tệ và xã hội ............................................ 34 v 2.2. Thúc đẩy hoà hợp dân tộc 1991 – 2019 ....................................................... 37 2.2.1. Chính sách của chính quyền Đức đối với vấn đề hoà hợp dân tộc ..................... 37 2.2.2. Những sự kiện chính ............................................................................................ 38 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 39 Chương 3 NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA QUÁ TRÌNH HOÀ HỢP DÂN TỘC ĐỨC.................................................................. 41 3.1. Thành tựu của quá trình hoà hợp dân tộc Đức ....................................................... 41 3.1.1. Về kinh tế ............................................................................................................. 41 3.1.2. Về chính trị - xã hội ............................................................................................. 42 3.1.3. Về văn hoá ........................................................................................................... 44 3.2. Những vấn đề còn tồn tại ở Đức sau 30 năm tái thống nhất ........................ 45 3.2.1. Sự chênh lệch giữa kinh tế Đông Đức và Tây Đức ............................................. 45 3.2.2. Sự chênh lệch về chính trị .................................................................................... 47 3.2.3. Về xã hội .............................................................................................................. 48 3.3. Triển vọng hoà hợp dân tộc Đức .................................................................. 50 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 50 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 52 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, đã làm thay đổi cục diện thế giới từ hai cực thành đa cực với sự tồn tại của nước Hoa Kì và sự phát triển mạnh mẽ của nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc và các nước trong khối liên minh Châu Âu (EU). Chiến tranh lạnh kết thúc, cũng là kết thúc của sự chia cắt Đông – Tây, mà nước Đức chính là một trong những tâm điểm của sự chia sắt Đông – Tây. Việc tái thống nhất nước Đức đã mở ra những con đường mới cho qua trình hoà hợp Đông – Tây, góp phần giúp thế giới đưa ra những con đường mới cho sự hợp tác cùng phát triển giữa các nước trên thế giới. Đối với cá nhân nước Đức sau quá trình chia cắt thành hai đất nước với hai chế độ chính trị khác nhau kéo dài hơn 40 năm chia cắt đã tái thống nhất trở lại với sự ra đời của Cộng hoà liên bang Đức với tổng số 16 bang (gồm 11 bang cũ của Cộng hoà liên bang Đức và 5 bang mới sáp nhập từ Cộng hoà dân chủ Đức). Sự ra đời của nước Đức tái thống nhất đã mở ra kỉ nguyên mới cho nước Đức, các bang này cùng một thể chế chính trị chung, đã nhanh chóng phát triển đất nước sau quá trình bị chia cắt. Trong thời đại quốc tế hoá, toàn cầu hoá hiện nay, không có một quốc gia nào hoạt động riêng rẽ mà không có quan hệ hợp tác với những nước khác. Nước Đức cũng không ngoại lệ, chính vì vậy việc thống nhất nước Đức là một sự kiện rất quan trọng, làm cầu nối giữa Đông và Tây, giúp cho quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các nước được đẩy mạnh. Sau khi tái thống nhất, nước Đức đã có rất nhiều thành tựu. Trong chiến tranh lạnh, nước Đức luôn là tiền đồn của cuộc chạy đua giữa Đông và Tây. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nước Cộng hoà liên bang Đức cũng là một trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới, là thành viên lớn nhất của Liên minh Châu Âu. Nghiên cứu về nước Đức trong giai đoạn từ khi tái thống nhất đến năm 2019, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của nước Đức 2 sau khi thống nhất, những yếu tố chủ quan và khách quan đưa nước Đức có thể phát triển như ngày hôm nay. Lịch sử nước Đức luôn là chủ để được quan tâm, thu hút nhiều học giả trong và bên ngoài nước Đức. Các tác phẩm này tập chung vào nhiều vấn đề của nước Đức sau thế chiến thứ hai. Cũng giống như Việt Nam, trong lịch sử nước Đức có nhiều giai đoạn bị chia cắt rồi thống nhất, cũng xuất hiện vấn đề hoà hợp dân tộc sau khi đất nước đã tái thống nhất nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa có được sự quan tâm của học giả Việt Nam về quá trình hoà hợp dân tộc ở Đức giai đoạn 1990 – 2019. Xuất phát từ những lí do đó trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Quá trình hòa hợp dân tộc Đức 1990 – 2019” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Lịch sử nước Đức từ năm 1945 đến nay, đặc biệt là vấn đề nước Đức bị chia cắt ra thành hai là Cộng hoà dân chủ Đức, Cộng hoà liên bang Đức, vấn đề tái thống nhất nước Đức từ năm 1990, và những vấn đề còn tồn tại sau 30 năm thống nhất là vấn đề có giá trị thực tiễn lớn, đặc biệt là với sự phát triển của nước Đức. Cho nên, vấn đề này được Chính phủ Đức và nhiều các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học ở Đức tiến hành thực hiện, ở nhiều góc độ khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Chính phủ và các nhà khoa học Đức được công bố theo từng năm. Hàng năm, Chính phủ Đức có Báo cáo thường niênvề vấn đề thống nhất. Các cơ quan nghiên cứu của Đức, như Deutsche Post cũng thực hiện các nghiên cứu hàng năm về mức độ hài lòng của người dân Đức về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của nước Đức thống nhất. Ngoài ra, vấn đề này cũng được rất nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Thành tựu đạt được là sự ra đời của những công trình nghiên cứu quy mô và đa dạng. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về nước Đức từ sau khi tái thống nhất có thể kể đến như sau: Cuốn “The new Germany: A human geography” của John Wiley &Sons, được xuất bản bởi Universitym College London, và được lưu trữ tại Thư viện quốc gia Việt Nam. Cuốn sách này giới thiệu một cách tổng quát về nước Đức từ sau chiến tranh thế giới thế hai đến những năm 1990 của thế kỉ XX. Trong đó, tác 3 giả dành 70 trang đầu tiên để viết thực trạng phát triển kinh tế, xã hội hai nước Đức trong thời gian chia cắt. 20 trang tiếp theo, tác giả nói về công cuộc thống nhất Đức từ 1989 đến 1990 trên các mặt kinh tế, văn hoá, tài chính, xã hội và chính trị. Cuốn sách cung cấp cho đọc giả có được cái nhìn khái quát về lịch sử Đức trong thời gian chia cắt và công cuộc thống nhất. Hai năm sau khi nước Đức tái thống nhất, vào năm 1992 hai tác giả Bouchoux, Corinne đã xuất bản cuốn sách: Nước Đức tái thống nhất. Trong công trình nghiên cứu này, họ đã đưa ra những đánh giá về tình hình chính trị, các vấn đề về tái cấu trúc nền kinh tế, thị trường tiêu thụ, phân tích về các vấn đề dân cư, các hậu quả về việc làm và chính sách xã hội của nước Đức mới sau khi thống nhất. Tiếp sau đó, vào năm 1998, có hai cuốn sách về nước Đức tái thống nhất đã được công bố là cuốn:Nước Đức từ khi thống nhất: những hậu quả trong và ngoài nước của Larres Klaus, và cuốn Nước Đức hiện đại: chính trị, xã hội và văn hóa. Hai cuốn sách này đều đề cập đến các vấn đề chính trị, xã hội và văn hóa nảy sinh ở nước Đức sau khi tái thống nhất. Vào năm 2001, Parxalina, và các tác giả khác đã xuất bản cuốn sách Nước Đức thống nhất 10 năm. Cuốn sách này nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến quá trình thống nhất các hệ thống xã hội Đông Đức với các hệ thống xã hội gắn với truyền thống dân chủ của Cộng hòa Liên bang Đức. Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập đến con đường và kết quả của sự chuyển hóa, hòa trộn nội tại của các hệ thống đối địch đó trong vòng 10 năm sau khi thống nhất, kể cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, như: kinh tế - xã hội, chính trị, tâm lý - xã hội, vị trí - vai trò của Cộng hòa Liên bang Đức ở châu Âu. Năm 2003 công trình nghiên cứu về Nước Đức quá khứ và hiện tại của nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, được ấn bản. Cuốn sách này viết về nước Đức trong những năm 1945 đến 1990, trong đó tác giả có trình bày một số sự kiện tiêu biểu về công cuộc thống nhất Đức như các vòng đàm phán của Hội nghị “Hai cộng Bốn”, các sự kiện về thống nhất về tiền tệ, kinh tế, tài chính, chính trị… Năm 2010, công trình nghiên cứu về Quá trình khủng hoảng và sụp đổ của cộng hoà dân chủ Đứccủa tác giả Lê Thế Tình. Trong công trình này, tác giả đã 4 khái quát về những nguyên nhân, lí do khiến nhà nước Đông Đức sụp đổ, đồng thời cũng khái quát được quá trình thống nhất nước Đức. Năm 2011, công trình nghiên cứu về Công cuộc thống nhất Đức 1989- 1990 của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh. Nội dung công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến quá trình đi đến tái thống nhất nước Đức về cách thức và vai trò của các lực lượng trọng quá trình thống nhất này. Một tài liệu khác cũng đề cập đến vấn đề nghiên cứu của đề tài là cuốn Mùa thu nước Đức 1989: Câu chuyện về sự sụp đổ bức tường Berlin và sự thống nhất nước Đức, của tác giả Egon Kzenz, do Đức Lê dịch, được nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành vào năm 2012. Cuốn sách này giới thiệu hồi ký của Egon Kzenz - Tổng Bí thư Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Đức, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào thời điểm Bức tường Berlin được mở ngày 09-11-1989 thuật lại một cách chi tiết, đầy đủ các diễn biến chính trị dẫn tới việc sụp đổ của Cộng hòa Dân chủ Đức, đồng thời phân tích và lí giải về các sự kiện lịch sử này. Bên cạnh đó, còn một số công trình khác như Lịch sử thế giới hiện đại (1995) do Nguyễn Anh Thái chủ biên của nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, công trình Một số chuyên đề lịch sử thế giới do Vũ Dương Ninh chủ biên của nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã nêu lên một phần những vấn đề việc chia cắt nước Đức sau chiến tranh... Những tài liệu trên là nguồn tài liệu quý báu giúp chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, những công trình đó chủ yếu tập chung nghiên cứu vào những vấn đề riêng mà không đi sâu vào tìm hiểu toàn cảnh và có cách nhìn toàn diện tới toàn diện xung quanh của vấn đề và đưa ra những triển vọng cho những vấn đề đó. Trên những cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu đó, cùng với nguồn tài liệu sưu tập được tôi sẽ tập chung làm rõ vấn đề nghiên cứu qua khoá luận. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là tìm hiểu về quá trình thống nhất nước Đức và nước Đức sau 30 năm khi tái thống nhất có những gì thay đổi, khoảng cách giữa Đông và Tây Đức. Từ đó đưa ra những điểm tích cực, những tồn tại còn 5 đến bây giờ của nước Đức và có những nhận định về sự thống nhất của nước Đức sau này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát quá trình thống nhất Đức. - Khái quát về nước Đức từ sau khi tái thống nhất năm 1990 cho đến năm 2019. - Tìm hiểu về những thành tựu, hạn chế và triển vọng của nước Đức sau 30 năm tái thống nhất. 4. Đối tượng và phạm vi 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hoà hợp Đức, thành tựu, hạn chế và triển vọng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nước Cộng hoà Liên bang Đức - Thời gian: Từ năm 1990 đến năm 2019 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khoá luận này, tôi vận dụng chủ yếu các phương pháp sau: - Phương pháp chuyên ngành gồm hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lô – gíc +Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu về những tài liệu có liên quan đến Cộng hoà dân chủ Đức và Cộng hoà liên bang Đức và nước Đức quá khứ và hiện tại. + Phương pháp logic được sử dụng khi nghiên cứu khi so sánh hai miền Đông – Tây Đức - Phương pháp liên ngành: phân tích, so sánh, tổng hợp +Phương pháp phân tích được sử dụng khi phân tích về những thành tựu, hạn chế mà nước Cộng hoà liên bang Đức sau khi tái thống nhất đã trải qua từ đó đưa ra những nhận định về tương lai của Cộng hoà liên bang Đức. + Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh những thành tựu mà hai miền Đông - Tây Đức đã đạt được sau khi tái thống nhất. + Phương pháp tổng hợp được tổng hợp trong các luận điểm đã nêu và rút ra kết luận cần thiết về vấn đề nghiên cứu. 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Khoá luận nghiên cứu về quá trình hoà hợp của hai nước Đức là Cộng hoà dân chủ Đức và Cộng hoà liên bang Đức và đưa ra những thành tựu, tồn tại từ đó đưa ra những triển vọng cho sự phát triển đất nước Đức sau này. Giá trị của khoá luận là trở thành một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và học tập về các môn học liên quan đến thế giới đặc biệt là về nước Đức hiện đại. Việc triển khai nghiên cứu các nội dung khoá luận là một lần tìm hiểu lại những công việc cần phải làm sau khi một đất nước bị chia cắt được thống nhất và cách thức phát triển đất nươc phát triển một cách đồng đều. Từ đó, có những bài học để có thể đưa tới sự phát triển đồng đều giữa nông thôn và thành phố, đưa đất nước phát triển toàn diện. 7. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khoá luận gồm 3 chương: Chương 1. Bối cảnh xuất hiện vấn đề hòa hợp dân tộc ở Đức Chương 2. Quá trình hòa hợp dân tộc Đức từ năm 1990 đến năm 2019 Chương 3. Những thành tựu, hạn chế và triển vọng hoà hợp dân tộc Đức 7 Chương 1 BỐI CẢNH XUẤT HIỆN VẤN ĐỀ HOÀ HỢP DÂN TỘC ĐỨC 1.1 Chiến tranh lạnh và sự chia cắt nước Đức 1.1.1. Chiến tranh lạnh Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những rạn nứt trong quan hệ Xô - Hoa Kì ngày càng lớn, đặc biệt là vấn đề Đông Âu. Với sự ảnh hưởng và giúp đỡ của Liên Xô, hàng loạt các nước Đông Âu đã thực hiện những cuộc cải cách tiến bộ và trở thành những nước dân chủ nhân dân. Trong khi đó, Hoa Kì tìm mọi cách để ngăn cản quá trình cách mạng ở Đông Âu, ngăn chặn sự phát triển của CNXH và âm mưu làm bá chủ thế giới. Sau khi tổng thống Rudơven qua đời (4 -1945), H Truman lên làm tổng thống và bắt đầu thực hiện chính sách cứng rắn với Liên Xô. Tháng 3 – 1947, Truman đọc bài diễn văn trước Quốc Hội, thực chất đây là công bố chính sách đối ngoại mới, được gọi là học thuyết Truman. Nhằm ngăn chặn sự bành chướng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Truman yêu cầu Quốc Hội viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì để chống lại “sự đe doạ” của Liên Xô, thiết lập sự thống trị của Hoa Kì ở ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải, một khu vực có tầm chiến lược quan trọng ngay sát Liên Xô. Với học thuyết Truman, Hoa Kì đã công khai từ bỏ hợp tác với Liên Xô trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như đã từng diễn ra trong thế chiến thứ hai và bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN. Ngay sau khi tiến hành Chiến tranh lạnh, Hoa Kì dùng mọi cách để lôi kéo các đồng minh về phía mình và khống chế họ để tăng cường lực lượng chống lại Liên Xô và CNXH. Để thực hiện kế hoạch đó, ngoại trưởng Hoa Kì G. Mácsan đã đọc một bài diễn văn tại trường đại học Harvard công bố một kế hoạch mang tên “Kế hoạch phục hưng Châu Âu” nhưng thực chất là để lôi kéo các nước này về phía mình bằng cách làm cho họ bị phụ thuộc về kinh tế Để thực hiện được kế hoạch của mình, tháng 4 – 1948, Hoa Kì đã chi khoảng 12,5 tỉ đô la cho các nước Châu Âu này. Nhờ khoản viện trợ đó, Tây Âu phát triển nhanh chóng, tuy nhiên bị đặt dưới sự khống chế của Hoa Kì. Đây cũng 8 là cơ sở để Hoa Kì có thể gián tiếp thống trị về mặt quân sự và chính trị tại các nước này. Để đối phó với kế hoạch Mácsan của Hoa Kì, từ tháng 7 – 1947 Liên Xô và các nước Đông Âu quyết định thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) là một tổ chức liên minh kinh tế của các nước XHCN. Như vậy lúc này trên thế giới đa hình thành hai khối kinh tế đối lập nhau, kèm theo đó là hai thị trường kinh tế riêng. Tiếp đó, tháng 4 -1949 tại Oasinhton, 12 nước Tây Âu và Bắc Mỹ ( Hoa Kì, Anh, Pháp, Italia, Canada, Ailen, Bồ Đào Nha, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Lúcxambua) đã kí kết và thành lập Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bên ngoài là để “bảo vệ hoà bình” những thực chất là sự thao túng của Hoa Kì với các nước thành viên về quân sự, chĩa mũi nhọn vào Liên Xô. Việc thành lập khối quân sự NATO làm cho tình hình thế giới phức tạp hơn trước. Sau đó Hoa Kì liên tục mở rộng thành viên NATO: - Năm 1952 thêm Hi Lạp, Thổ. - Năm 1955 thêm CHLB Đức. - Năm 1982 thêm Tây Ban Nha. Trước tình hình đó, tháng 5 – 1955 Liên Xô và các nước Đông Âu kí kết và thành lập tổ chức Tổ chức Hiệp Ước Vacxava nhằm bảo vệ an ninh của các nước thành viên, duy trì hoà bình ở Châu Âu. Chiến tranh lạnh do Hoa Kì phát động là “cuộc chiến tranh không nổ súng, không đổ máu” nhưng lại luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng, quyết liệt nhằm mục tiêu “ngăn chặn” rồi đi đến tiêu diệt Liên Xô. Tuy nhiên Chiến tranh lạnh không chỉ dừng lại ở chỗ “không nổ súng”, “không đổ máu” mà đã là trở thành một cuộc chạy đua vũ trang của cả hai phía Đông – Tây và đỉnh cao là thập niên 70. Cả hai nước Liên Xô và Hoa Kì đều tăng cường cho chi tiêu ngân sách cho quốc phòng, củng cố tối đa khả năng phòng thủ của mình. Trong Chiến tranh lạnh, Hoa Kì đã thiếp lập trên 2000 căn cứ quân sự trên khắp thế giới, đưa hàng chục vạn quân đi. Liên Xô cũng đưa hàng chục vạn quân đi đóng quân ở khắp Đông Âu nhưng chủ yếu ở Đông Đức. 9 Ở Châu Á cũng chịu sự ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai theo vĩ thuyến 38o Bắc. Quân đội Liên Xô chiếm đóng ở phía Bắc, Hoa Kì ở phía nam. Cuối năm 1948 nhà nước Đại Hàn dân quốc được thành lập ở phía nam và nhà nước Công hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên được thành lập phía bắc. Tại Trung Quốc, sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành thắng lợi vào năm 1949, nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa được thành lập. Được sự giúp đỡ của Hoa Kì, Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan lập chính quyền riêng. Ở Việt Nam sau năm 1945, miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tại miền Nam Hoa Kì phát động chiến tranh xâm lược và thành lập chính phủ Việt Nam cộng hoà. Như vậy, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, hầu như mọi cuộc chiến tranh hay xung đột đều có sự dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp ở những mức độ khác nhau của sự đối đầu hai cực Liên Xô - Hoa Kì. Tuy nhiên từ thập niên 70 của thế kỉ XX, quan hệ Đông - Tây xuất hiện xu thế hoà hoãn, hai nước Hoa Kì và Liên Xô bắt đầu kí kết những hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân, vũ khí chiến lược, giảm chạy đua vũ trang. Từ sau thập niên 80, sau khi M. Goocbachop lên cầm quyền ở Liên Xô, quan hệ Xô – Hoa Kì đã thực sự chuyển từ đối đầu sang đối thoại về giải quyết những vấn đề trong quan hệgiữa hai nước và quốc tế. Qua quá trình đàm phán về cắt giảm vũ khí chiến lược đã đạt được những thành tựu, tạo điều kiện để đi đến chấm dứt Chiến tranh lạnh giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới. Vào ngày 2 – 12 – 1989, tại đảo Manta đã có cuộc gặp gỡ không chính thức giữa hai nhà lãnh đạo Liên Xô và Hoa Kì là M. Goocbachop và G. Buso, tại cuộc gặp này hai bên đã đi đến thống nhất là tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, đồng thời cũng chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang đã tiêu tốn rất nhiều ngân sách của các quốc gia mà tiêu biểu là Liên Xô và Hoa Kì. 1.1.2. Sự chia cắt nước Đức Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt năm 1945, tại hội nghị Yalta (2-1945), ba cường quốc Hoa Kì - Liên Xô - Anh đã phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á, trong đó có cả nước Đức. Theo nghị quyết của hội nghị này Đức bị chia thành bốn khu vực với bốn thế lực kiểm soát như nhau: 10 - Quân đội Liên Xô chiếm đóng phần lãnh thổ phía đông nước Đức. - Quân Anh chiếm vùng Tây bắc. - Quân đội Hoa Kì chiếm đóng phía Nam. - Quân Pháp chiếm một phần lãnh thổ phía Tây. Thủ đô Berlin trở thành hình ảnh thu nhỏ của nước Đức, cũng bị chia cắt làm đôi, Đông Berlin thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Tây Berlin thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh – Pháp – Hoa Kì. Việc giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai là một vấn đề trung tâm của nhiều hội nghị quốc tế và gây ra nhiều căng thẳng, bất đồng giữa các nước. Sau hôi nghị Yalta, các nước Đồng minh tiếp tục tổ chức hội nghị Postdam (8-1945) về vấn đề nước Đức, hội nghị quyết định một số vấn đề sau: Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít ở Đức, không để cho Đức có cơ hội uy hiếp các nước láng giềng, an ninh khu vực và hoà bình ổn định. Tạo cơ hội cho nhân dân Đức khả năng xây dụng đời sống trên cơ sở dân chủ và hoà bình, có vị trí xứng đáng trong các quốc gia tự do. Quy định nền công nghiệp của Đức phải chuyển hoàn toàn sang công nghiệp hoà bình; các liên minh và các tập đoàn độc quyền phải bị thủ tiêu vì đó là những “lò lửa nguy hiểm” của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến. Khuyến khích sự phát triển của các công đoàn tự do, quyền tự do báo chí và ngôn luận, giúp cho sự phát triển của các lực lượng dân chủ. Coi nước Đức là một quốc gia thống nhất và toàn vẹn về kinh tế cũng như về chính trị. Quy đinh Đức phải bồi thường tối đa về những thiệt hại mà Đức đã gây ra cho các nước Đồng minh. Quy định về việc tổ chức xử tội các tội phạm chiến tranh. Xác nhận những quyết định về việc thành lập các hội đồng kiểm soát; quyết định về việc đóng quân; các đại biểu Đồng minh phỉa thi hành một chính sách riêng đã thoả thuận với nhau [1;225]. Như vậy theo quyết định của hội nghị Yalta và hội nghị Postdam, bốn nước Anh – Pháp – Hoa Kì – Liên Xô tạm thời chiếm đóng nước Đức và toàn bộ chính 11 quyền Đức tạm thời chuyển sang tay nhà đương cục quân sự bốn nước chiếm đóng. Tuy nhiên, ở Tây Đức các nước Anh – Pháp – Hoa Kì đã không thực hiện đúng như lời cam kết, họ dung túng cho lực lượng quân phiệt, phát xít, tìm mọi cách để thế lực này tồn tại và phục hồi dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính quyền Anh – Pháp – Hoa Kì công khai ủng hộ các đảng phái tư sản, các thế lực phát xít. Nhờ đó các đảng này dần dần được khôi phục và vươn lên nắm chính quyền Tây Đức, đàn áp đảng cộng sản. Về công nghiệp và nông nghiệp, những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát sít vẫn được duy trì.Các công ty độc quyền, các tơrớt, cacten được phân tán nhỏ, được gọi là chính sách “chia nhỏ cacten”. Các cơ sở công nghiệp quân sự được duy trì như xí nghiệp sản xuất máy bay Metxecsomit, Ocxbua…. Về vấn đề bồi thường chiến phí của Đức không được thực hiện, Liên Xô đã yêu cầu Đức bồi thường một khoản chiến phí là 20 triệu USD, nhưng các nước Đồng minh khác là Anh, Hoa Kì đã phá hoại uỷ ban bồi thường chiến phí của Đồng Minh. Tháng 12 – 1946, Anh và Hoa Kì tiến hành thống nhất hai vùng đất của nước Đức mà do hai nước này chiếm đóng gọi là “Bizone”, thực hiện thống nhất về kinh tế, hành chính ở đây. Ngoài ra hiệp định này còn là cơ sở để phát triển kinh tế của Tây Đức, mở rộng sản xuất, phục vụ chiến tranh và phục hồi chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến Đức sau này. Để có thể thực hiện âm mưu này, Hoa Kì cho các công ty độc quyền ở Tây Đức vay một số tiền lên đến 1 tỷ USD và đưa vốn vào Tây Đức. Hoa Kì và Anh khống chế toàn bộ nền ngoại thương của Tây Đức nhờ vào cách chỉ cho khu vực này được phát triển quan hệ buôn bán với các nước phương Tây. Sự thành lập “vùng đôi” này được coi là biểu trưng cho bước đầu của sự chia cắt quốc gia này thành hai. Trong những năm 1945 đến 1949 Hoa Kì thực hiện chính sách ngăn chặn sự bành chướng của chủ nghĩa cộng sản để đi tới tiêu diệt tận gốc nó. Chính sách ngăn chặn này được đưa ra dựa trên những kết luận của Kennan – một chuyên gia của Hoa Kì về Liên Xô. Kennan cho rằng: sau chiến tranh, Liên Xô đã bị suy yếu, kiệt quệ về cả thể chất lẫn tinh thần, chỉ cần đặt Liên Xô trước một lực lượng mạnh mẽ thì trong thời gian từ 10 – 15 năm, Liên Xô sẽ bị tiêu diệt và sẽ ngăn 12 chặn được chủ nghĩa cộng sản bành trướng ra thế giới, Kennan chủ trương duy trì ngăn chặn lâu dài và ngăn chặn một cách kiên trì nhưng phải cứng rắn và cảnh giác trước xu hướng xâm lược của Liên Xô. Điều đó phải là một nhân tố chủ yếu của bất kì chính sách nào của Hoa Kì đối với Liên Xô. Để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Châu Âu và thế giới, Hoa Kì đề ra kế hoạch Macsan và năm 1947 nhằm phục hưng lại Châu Âu, khôi phục nước Đức và biến nó thành những cuộc tấn công đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản và thực hiện mục tiêu chống lại chủ nghĩa cộng sản. Thông qua kế hoạch Macsan này, Hoa Kì muốn tự do mậu dịch được lưu hành, làm lợi cho hàng hoá xuất khẩu của Hoa Kì. Đồng thời bằng cách đó đảm bảo sự phát triển CNTB, từ đó sẽ làm yếu đi sự phát triển của CNCS ở Châu Âu. Tháng 4 năm 1948, Quốc hội thông qua “Đạo luật viện trợ nước ngoài”. Trong đó, 10 tỉ MAC được đầu tư vào Tây Đức, nhưng chủ yếu thông qua viện trợ hàng hoá, nhờ đó kinh tế Tây Đức nhanh chóng phục hồi và phát triển. Ngoài ra, Hoa kì còn ra sức phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, biến Tây Đức trở thành tiền đồn “ngăn chặn” nguy cơ thắng lợi của CNCS – CNXH đang đe doạ ở nhiều nước Châu Âu. Ngày 23- 3-1948, tại London, các nước Anh – Pháp – Hoa Kì cùng nhau lập ra một quy chế về tương lai cho việc hợp nhất ba khu vực chiếm đóng của họ, trước tình hình đó Liên Xô kịch liệt phản đối hành động này của Anh – Pháp – Hoa Kì. Để trả đũa cho hành động thoả thận riêng rẽ này, ngày 31 – 3 – 1948 Liên Xô quyết định phong toả, kiểm soát tất cả các mối liên hệ giữa các khu vực Tây Berlin với Tây Đức. Tình hình Châu Âu trở nên căng thẳng khi Liên Xô cắt các chuyến đường bộ, đường thuỷ đến Berlin qua đông Đức. Trước tình hình đó, các nước Anh – Pháp – Hoa Kì buộc phải thiết lập “cầu hàng không” để đáp lại cuộc phong toả Berlin của Liên Xô để tiếp tế đồ dùng yếu phẩm cho người dân tây Berlin. Trong suốt thời gian phong toả đó không lực hoàng gia Anh và không lực Hoa Kì đã thực hiện 200 nghìn chuyến bay trong vòng 11 tháng để chuyên trở 13 nghìn tấn nhu yếu phẩm hàng ngày. Sau hơn 11 tháng phong toả, Liên Xô buộc phải chấm dứt phong toả vào ngày 12 – 5 – 1949 sau khi cùng các nước phương Tây bãi bỏ việc ngăn chặn buôn bán giữa Đông và Tây Berlin. Điều này cũng 13 đồng nghĩa với việc Tây Berlin chắc chắn phát triển cùng tây Đức, Đông Berlin phát triển cùng đông Đức. Sự thành lập “vùng đôi” và tháng 12 -1946 của Hoa Kì – Anh và quyết định của Pháp gộp phần chiếm đóng của mình thành một khu vực thống nhất (tháng 2 – 1948) dẫn đến việc hình thành hiến pháp chung ở ba khu vức tây Đức. Năm 1948, hội đồng nghị viện gồm 65 đại biểu từ vùng mới thành lập ở tây Đức họp để đưa ra một “hiến pháp” chung cho các vùng thuộc sự kiểm soát của phương Tây. Quan điểm của Anh là là xây dựng ở tây Đức một hệ thống nghị viện, trong khi đó Pháp không muốn xây dựng một chính phủ Đức thông nhất, vì nếu thống nhất sẽ đe doạ vị trí số một của Pháp ở Châu Âu . Pháp đồng ý với Hoa Kì là xây dựng ở Đức một liên bang. Quan điểm của Pháp và Hoa Kì được mọi người ủng hộ nhiều hơn. Sau đó hội đồng nghị viện nhất trí xây dụng một hiến pháp chung làm cơ sở cho việc hình thành một chính phủ liên bang ở Tây Đức. Ngày 8 – 4 – 1949, tại hội nghị ở Oasinhtơn chính phủ Anh – Pháp – Hoa Kì thông qua bản “quy chế đóng quân” và nhiều văn bản quan trọng khác về vấn đề Đức. Nội dung của các văn bản này là trao quyền quản trị nước Đức cho quốc gia Tây Đức và bước đầu công nhận cho Tây Đức quyền tự trị phù hợp với chế độ chiếm đóng ở vùng này. Tuy nhiên ba chính quyền Anh – Pháp – Hoa Kì vẫn chiếm quyền lực tối cao, có thẩm quyền sửa lại mọi quyết định về lập pháp và hành pháp của nhà cầm quyền Tây Đức. Ngoài ra chính phủ Anh – Pháp – Hoa Kì vẫn giữ quyền kiểm soát công nghiệp của vùng Rua, kiểm soát ngành ngoại thương và tất cả các vấn đề ngoại giao của Tây Đức, kể cả thay mặt chính phủ Tây Đức kí kết các hiệp định. Các lực lượng vuc tranyg đóng ở Tây Đức được tự do di chuyển và tư lệnh quân đội của Anh – Pháp – Hoa Kì cũng có thể tước quyền của các cơ quan Tây Đức và kiểm soát Tây Đức bất cứ lúc nào. Như vậy, các hiệp định ở Oasinhtơn đã đưa đến việc thành lập một quốc gia riêng rẽ ở Tây Đức, trái ngược với tinh thần của hội nghị Potsdam đó. Tháng 5 – 1949, hội đồng nghị viện ở Bonn thông qua luật cơ bản. Bảng 1: Nội dung của bộ luật cơ bản Chương Số điều khoản I 19 Nội dung Quyền con người
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng