Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pld_app1...

Tài liệu Pld_app1

.PDF
5
132
107

Mô tả:

Thiết bị logic lập trình được trong ứng dụng xử lý tín hiệu số Bùi Quốc Khánh, Phạm Văn Bách Trường ĐHBK Hà Nội – Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Công nghệ cao e-Mail: [email protected] Tóm tắt Trong những năm gần đây, cụm từ logic lập trình được (PLD) ngày càng xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực công nghệ mới và được biết đến như một giải pháp phần cứng (hardware solution) và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điều khiển chuyển động. Bài viết này sẽ trình bày một cách khái quát về PLD cũng như những khả năng của chúng và ứng dụng của một PLD đơn giản cho việc điều khiển động cơ một chiều không chổi than (BLDC). Abstract In the recent years, programmable logic device (PLD) is one of the fastest growing areas of new technologies and is being used in a wide variety of motion control applications and has been known as hardware solutions. In this paper, the authors present a review of PLD and using a simple PLD to control the Brushless DC motor. Chữ viết tắt PLD BLDC DSP CPLD FPGA PLA PAL ASSP ASIC (Programmable logic device)Thiết bị logic lập trình được (Brushless DC motor) Động cơ một chiều không chổi than (Digital signal processor) Bộ xử lý tín hiệu số (Complex programmable logic device) Lập trình logic phức hợp (Field programmable gate array) Tập hợp dãy cổng logic lập trình được. (Programmable logic array) Dãy logic lập trình được. (Programmable array logic) Logic dãy lập trình được. (Application - specific standard products) Sản phẩm chuẩn chuyên dụng. (Application - specific integrated circuits) Mạch tích hợp chuyên dụng. 1. Giới thiệu Ngày nay với tốc độ cũng như khả năng mềm dẻo của các thiết bị mới đã đem lại nhiều sự lựa chọn cho việc cài đặt các hệ điều khiển số, thiết bị thường được nhắc tới nhiều nhất là các vi điều khiển và các bộ xử lý tín hiệu số (DSP). Tuy nhiên, cấu trúc xử lý theo kiểu vòng lặp của các thiết bị này sẽ không thích hợp cho việc xử lý tín hiệu cần cho kết quả tức thời (cứng). Mức độ phức tạp của các mạch logic cũng không cho phép xây xựng từ các phần tử logic thông thường, các thiết bị logic khả trình đã ra đời để giải quyết vấn đề này. Họ các thiết bị logic lập trình được bao gồm: SPLD, CPLD, FPGA ... . Ngày nay công nghệ chế tạo PLD đã tiến tới công nghệ nano (90nm/cell) điều này không những làm tối giản về kích thước mà còn giảm thiểu công suất tiêu thụ, tăng khả năng tích hợp cũng như độ tin cậy của linh kiện, các thế hệ FPGA không ngừng được cải tiến nhằm giảm giá thành, tăng độ tin cậy, tốc độ cũng như khả năng của chúng. Các FPGA thế hệ mới còn được tích hợp lõi DSP điều này không những giảm được giá thành, kích thước hệ thống mà còn làm tăng chất lượng hệ thống. Về cấu trúc có thể hình dung mỗi PLD là ma trận các khối lô-gíc có thể cấu hình được, kết nối với nhau thông qua một mạng trung gian cũng có khả năng lập trình được và các khối cổng vào/ra lập trình được như được thể hiện trên H. 4, mỗi loại PLD sẽ tương ứng với tốc độ cũng như khả năng phức hợp khác nhau của các khối này. Trước hết ta hãy xem xét các PLD đơn giản được cấu trúc từ các dãy logic lập trình được AND, OR như thể hiện trên H. 1, H. 2 và H. 3. H. 1 Mảng OR H. 2 Mảng AND H. 3 PLD đơn giản Nếu ROM lập trình được có dãy logic AND cố định và dãy logic OR lập trình được thì logic dãy lập trình được PAL lại có dãy logic AND lập trình được và dãy logic OR cố định do vậy PAL dễ dàng thiết lập và có tốc độ nhanh hơn ROM. Dãy logic lập trình được PLA là sự kết hợp của ROM và PAL với các dãy logic AND và OR đều lập trình được. Công nghệ PLD với tốc độ và độ phức hợp cao được biết đến là các thế hệ CPLD và FPGA. H. 5 là cấu trúc bên trong khối logic của một CPLD, bao gồm các phần tử logic cơ bản (AND, OR), multiplexer, các loại trigơ và các khối phản hồi, nếu là khối logic của một FPGA thì ta sẽ có thêm các bảng chọn (LUT) là tập hợp các khối ROM như được thể hiện trên H. 6. Từ các khối logic ta có thể dễ dàng xây dựng các bài toán logic phức tạp và các phép tính toán học theo kiểu song song (tức thì) hay nối tiếp (tuần tự) (H. 7) tuỳ thuộc vào đặc thù của từng bài toán. Đặc biệt trong các FPGA thế hệ mới như Stratix (Altera), Vertex (Xilinx)… đều hỗ trợ khả năng xây dựng DSP, điều này rất phù hợp với các hệ thống cần xử lý nhiều vùng tín hiệu có các đặc trưng khác nhau (mức tín hiệu, tần số …). khối lô gíc khối vào/ra H. 7 Thực thi kiểu nối tiếp (DSP) và song song (PLD) khối vào/ra khối vào/ra Để làm rõ hơn những khả năng của PLD trong lĩnh vực xử lý tín hiệu số, sau đây sẽ thực hiện so sánh về khả năng xử lý tín hiệu giữa PLD với các thiết bị xử lý tín hiệu số thông dụng như DSP, ASSP và ASIC. DSP [2] được sử dụng cho các ứng dụng xử lý tín hiệu số, có cấu trúc tổng quan như được thể hiện trên H. 8 khối vào/ra H. 4 khối bus Cấu trúc của một PLD H. 8 H. 5 Khối lôgíc CPLD ROM ... ROM ROM H. 6 Cấu trúc của một LUT Cấu trúc tổng quan của DSP DSP được biết đến với khả năng mềm dẻo, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, thích hợp với khả năng phát triển thuật toán. Tuy nhiên việc xử lý tuần tự của DSP chỉ thích hợp với các bài toán với tốc độ xử lý hạn chế cho dù nhiều DSP đã tích hợp những chức năng đặc biệt nhằm tăng tốc độ tính toán (tăng khả năng xử lý thời gian thực). ASSP và ASIC được thiết sử dụng cho các mục đích chuyên dụng do vậy sẽ tối ưu hiệu quả sử dụng cũng như giá thành, ASSP với các chức năng lọc FIR và IIR là tốt nhất trong các giải pháp phần cứng được biết đến thì lại bị hạn chế bởi khả năng không mềm dẻo cũng như việc phải thiết kế lại khi thay đổi mục đích ứng dụng xử lý tín hiệu số. ASIC là giải pháp mềm dẻo và có giá thành thấp so với ASSP nhưng thời gian phát triển cho mỗi ứng dụng của ASIC sẽ dài hơn với chu kỳ từ 1 đến 1,5 năm. Với công nghệ ngày càng hiện đại, giá thành của các PLD ngày càng giảm đồng thời khả năng của chúng ngày càng được mở rộng thì PLD ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý tín hiệu nói chung và điều khiển nói riêng là điều không có gì ngạc nhiên. Để thể hiện một vài tiện ích của PLD trong điều khiển chuyển động, phần sau đây của bài viết sẽ trình bày ứng dụng của một PLD đơn giản thực hiện điều khiển động cơ BLDC. 2. Sử dụng PLD đơn giản điều khiển động cơ BLDC Bài toán điều khiển động cơ BLDC như được thể hiện trên H. 9, tín hiệu biến điệu độ rộng xung pwm tỷ lệ với điện áp trên cuộn dây stato của động cơ sẽ được đưa tới khối thực hiện chức năng chuyển mạch để đưa ra 6 tín hiệu điều khiển 6 van bán dẫn của bộ biến đổi, thông tin cho việc chuyển mạch là vị trí rôto của động cơ được xác định từ 3 cảm biến vị trí (Hall sensor) gắn trên trục động cơ lệch nhau 600 H. 9 H. 10 Bộ biến đổi cấp nguồn cho BLDC Để thực hiện chuyển mạch theo bảng B. 1 ở đây sử dụng SPLD ATF16V8B (H. 13) của Atmel (9 cổng vào, 8 cổng vào/ra). Ngoài việc chuyển mạch, SPLD này còn thực hiện một số nhiệm vụ khác như xử lý sườn xung encoder, bảo vệ quá dòng, khởi động/dừng …. Phần mềm làm việc với họ PLD của Atmel là WinCupl miễn phí, lưu đồ thực hiện như trên H. 11. Vị trí khối chuyển mạch BLDC hay 1200 trong không gian, cụ thể bài toán chuyển mạch phải thực hiện theo bảng B. 1 H. 11 Lưu đồ thực hiện chương trình TT Hall _u Hal l_v Hal l_w U(T/N) V(T/N) W(T/N) Thuận Nghịch 1 0 0 1 +DC/ -DC OFF/OFF -DC/+DC V6 &V1 V3 &V4 2 0 0 0 +DC/ -DC -DC/+DC OFF/OFF V1 &V5 V4 &V2 3 1 0 0 OFF/ OFF -DC/+DC +DC/ -DC V5 &V3 V2 &V6 4 1 1 0 -DC /+DC OFF/OFF +DC/ -DC V3 &V4 V6 &V1 5 1 1 1 -DC/ +DC +DC/ -DC OFF/OFF V4 &V2 V1 &V5 6 0 1 1 OFF/ OFF +DC/ -DC -DC/+DC V2 &V6 V5 &V3 B. 1 Bảng chuyển mạch cho BLDCM Với T/N: thuận/nghịch, OFF: trạng thái floating, +DC/-DC: nối với dương/âm nguồn, Vi & Vj (i,j = 1..6): cặp van Vi và Vj dẫn, TT: các trạng thái cảm biến vị trí H. 12 Cấu trúc thực nghiệm điều khiển động cơ BLDC Chương trình viết trên phần mềm WinCupl là tập hợp các dòng lệnh để biểu diễn các phương trình logic. WinCupl cung cấp nhiều cấu trúc chương trình như : hàm (FUNC), chương trình con (MACRO), bảng chọn (TABLE), trạng thái máy (SEQUENSE)... do vậy làm đơn giản hóa chương trình, tùy vào những bài toán cụ thể mà ta chọn cấu trúc thích hợp. Ví dụ phần trích dẫn sau đây là phần đầu của một chương trình đơn giản: Name Revision Partno Date Designer Company Location Assembly Device BLDC; 04; CA0001; 14/10/04; pld; HUT; None; None; g16v8as; /***************************************** ***********************/ /* * Inputs: define inputs to build simple gates */ Pin 1 = hall_u; Pin 2 = hall_v; pin 3 = hall_w; pin 4 = pwm; pin 5 = cw; pin 6 = encoder_A; pin 7 = encoder_B; pin 8 = start; pin 9 = over_cur; /* * Outputs: define outputs as active HI levels */ Pin Pin Pin Pin Pin pin pin 12 13 14 15 16 17 18 = = = = = = = Hệ thực nghiệm được xây dựng cho động cơ KBL120-AMK (H. 12), mạch điều khiển van MOSFET (Driver) sử dụng HCPL-316J thu được một số kết quả như được biểu diễn trên H. 14 và H. 15, H. 14 là tín hiệu điều khiển đặt trên các nhánh van trên: V1 (kênh 1), V2 (kênh 2) và V3 (kênh 3), mỗi van sẽ thực hiện dẫn theo tín hiệu điều chế độ rộng xung một góc 600 điện trước khi chuyển sang van kế tiếp, H. 15 là dạng dòng điện trên một pha của động cơ. v1; v4; v2; v5; v3; v6; encoder_out; H. 13 ATF16V8B Dòng điện trên pha U của động cơ BLDC được đo thông qua điện trở sun 100 m sau đó được khuếch đại cách ly sử dụng HCPL-7510. Từ đặc tính dòng điện pha H. 15 ta thấy rõ rằng mỗi van dẫn 600 điện và trạng thái chuyển mạch giữa hai van sẽ gây ra đặc tính nhấp nhô của mô men điện từ động cơ bởi trong động cơ một chiều không chổi than dòng điện tỷ lệ tuyến tính với mô men động cơ [4] và đây cũng là một nhược điểm của động cơ một chiều không chổi than. H. 14 Tín hiệu điều khiển trên V1, V2 và V3 H. 15 Dòng điện trên pha U, 5ms/div, 1A/div 3. Kết luận Trong bài này đã trình bày một số vấn đề về khả năng của thiết bị logic lập trình được và khả năng ứng dụng của chúng trong xử lý tín hiệu nói chung và điều khiển nói riêng. Một ứng dụng đơn giản sử dụng một PLD phục vụ việc điều khiển động cơ BLDC cho thấy được sự tiện lợi của các mạch này. Các kết quả mô phỏng và thực nghiệm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Tự động hoá – ĐH Bách khoa Hà nội. Các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đánh giá cũng như chia xẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này từ phía các bạn đọc. Tài liệu tham khảo [1] [2] [3] [4] [5] E. Monmasson, Y.A. Chapuis : Contributions of FPGAs to the Control of Electrical Systems, a review; IEEE, 2004. White Paper : Using PLDs for HighPerformance DSP applications; Altera Corp. Tài liệu từ trang www.altera.com , www.atmel.com, www.xilinx.com . B.K. Bose: Modern power electronic & Drives; Prentice Hall, 2002. Ward Brown, : Brushless DC motor made easy; Microchip Inc; 2002.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan