Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM VĂN...

Tài liệu PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM VĂN

.PDF
34
174
91

Mô tả:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM VĂN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÀM VĂN GVC. Nguyễn Đăng Châu 11snv, cvh 2013-2014 I. Vị trí và mục tiêu của môn Làm văn trong trường phổ thông trung học 1. Vị trí Có thể nói kĩ năng làm văn là thước đo năng lực ngôn ngữ, vốn văn học, vốn sống, sự phát triển nhân cách... của học sinh sau một giai đoạn học tập tiếng Việt và văn học. Chính điều này nêu rõ vị trí đặc biệt quan trọng của phân môn Làm văn trong nhà trường. 2. Mục tiêu - Hoàn chỉnh các tri thức về làm văn: Những vấn đề lí thuyết và thực hành đã được học, rèn luyện ở cấp dưới sẽ được củng cố, bổ sung, nâng cao. Xong lớp 12, học sinh sẽ được trang bị một hệ thống trọn vẹn, đầy đủ những vấn đề lí thuyết cơ bản cũng như rèn luyện những kĩ năng chính trong việc xây dựng văn bản. - Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ: - Nâng cao năng lực tư duy II. Chương trình và sách giáo khoa phần làm văn ở trường phổ thông trung học 1. Chương trình  Lớp 10: Ôn lại các kiểu văn bản đã học ở THCS và học thêm một số nội dung mới. Các kiểu văn bản ôn luyện bao gồm 4 kiểu: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. Các nội dung mới bao gồm hình thành và rèn luyện năng lực liên tưởng, tưởng tượng, khả năng quan sát, thể nghiệm đời sống; biết suy nghĩ, phát hiện vấn đề từ đời sống; biết đọc và tích lũy kiến thức,…  Lớp 11: Tập trung ôn lại và mở rộng, nâng cao các tri thức và kĩ năng về kiểu văn bản nghị luận mà trọng tâm là giới thiệu và luyện tập bốn thao tác lập luận chưa được học ở các lớp dưới: phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.  Lớp 12: Tiếp tục hoàn thiện về văn nghị luận, trọng tâm là các dạng bài nghị luận, luyện tập kết hợp các thao tác và hoàn chỉnh kĩ năng viết bài (bố cục, mở bài, khai triển nội dung, kết luận)  Riêng loại văn bản hành chính – công vụ thì học nối tiếp, có nghĩa là học sinh THPT sẽ học một số văn bản hành chính công vụ không lặp lại ở THCS. 2. Sách giáo khoa (Tham khảo tổng thuật của nhóm 5-11snv) Tổng thuật về chương trình và nội dung phân môn Làm văn trong nhà trường phổ thông: 2.1 Lý thuyết về kĩ năng Làm Văn: Stt 1 Lớp 10 Tên bài học Nội dung chính Lập dàn ý bài văn tự sự. - Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ kể, sẽ viết. - Dàn ý: 3 phần: + MB: giới thiệu câu chuyện + TB: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện + KB: kết thúc câu chuyện Tóm tắt câu chuyện theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó. - Sự việc diễn ra tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong mối quan hệ với nhân vật khác. - Chi tiết là “tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về tư tưởng và cảm xúc”. - Sự việc chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dăt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật, tập trung thể hiện chủ đề. - Có nhiều hình thức kết cấu khác 2 Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. 3 Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu. 4 Các hình thức kết Chương trình Cơ Nâng bản cao X X X X X X X 2 cấu của văn bản thuyết minh 5 Lập dàn ý bài văn thuyết minh. 6 Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 7 Phương pháp thuyết minh. 8 Tóm tắt văn bản thuyết minh 9 Lập dàn ý trong văn bản nghị luận nhau: + Theo trình tự thời gian + Theo trình tự không gian + Theo trình tự logic + Theo trình tự hỗn hợp - MB: giới thiệu đề tài cho người đọc nhận ra thể loại thuyết minh. - TB: + Tìm ý + Sắp xếp ý - KB: kết luận vấn đề thuyết minh - Văn bản thuyết minh cần phải chuẩn xác, những tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy. - Văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe, cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể và câu văn phải biến hóa linh hoạt. - Các phương pháp thuyết minh thường gặp: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải, nguyên nhân - kết quả, nêu số liệu, so sánh… - Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm nắm và hiểu nội dung chính của văn bản thuyết minh đó. Bản tóm tắt phải rõ ràng, chính xác so với văn bản gốc. - Muốn tóm tắt văn bản thuyết minh, cần xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt, đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh, tìm bố cục văn bản - Dàn ý gồm 3 phần: + MB: giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề. + TB: triển khai các luận điểm, luận cứ. + KB : nhấn mạnh hoặc triển khai vấn đề. X X X X X 3 X 10 11 12 13 14 15 11 Lậpluận trong văn - Lập luận là đưa các lí lẽ, bằng bản nghị luận. chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà ngườ nói (viết) muốn đạt tới. - Để xây dựng một lập luận trong văn bản nghị luận, cần xác định luận điểm chính xác, minh bạch, luận cứ thuết phục, vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí. Các thao tác nghị - Thao tác nghị luận là những động luận. tác thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận. - Phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh là những thao tác thường gặp trong hoạt động nghị luận. Đề văn nghị luận. - Người ta chia đề văn nghị luận ra hai loại: + Nghị luận chính trị - xã hội. + Nghị luận văn học. - Để viết bài văn nghị luận đúng và hay người viết cần tìm hiểu đề văn nghị luận. Luận điểm trong - Luận điểm là tư tưởng, quan điểm bài văn nghị luận. của người viết đối với vấn đề nghị luận trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định. Trình bày một vấn - Trình bày tuân theo thứ tự sau: đề + Chào hỏi, tự giới thiệu + Trình bày lần lượt các nội dung + Kết thúc và cảm ơn X Phân tích đề, lập Phân tích đề là công việc đầu tiên dàn ý bài văn nghị trong quá trình làm một bài văn nghị luận luận. Qua việc phân tích đề, giúp các em có ý thức trong việc đọc kĩ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và phạm vi tư liệu cần dùng. Từ đó, có thể triển khai quá trình lập X X X X X 4 X 16 17 18 19 20 21 22 dàn ý một cách logic và chặt chẽ nhất Thao tác lập luận - Mục đích là làm rõ đặc điểm về phân tích nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng). Thao tác lập luận - Mục đích là làm sáng tỏ đối tượng so sánh đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục. Thao tác lập luận - Là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ bác bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác… từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc). Thao tác lập luận - Nhằm đề xuất và thuyết phục bình luận người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học Đọc văn nghị luận - Văn nghị luận là văn thuyết lý, trực tiếp trình bày các luận điểm, thể hiện những tư tưởng, quan điểm, đạo lí ở đời, có thể là các tư tưởng chính trị, triết học, đạo đức, xã hội… - Giúp HS khi đọc nắm bắt được vấn đề và các tư tưởng sâu sắc; cảm nhận được tình cảm chính nghĩa thấm đượm trong tư tưởng của bài văn và phải phát hiện được cách nêu và luận giải vấn đề của tác giả, cách phân tích, phê phán, bác bỏ giàu sức thuyết phục của bài văn. Tóm tắt văn bản - Là trình bày ngắn gọn nội dung nghị luận của văn bản gốc theo một mục đích định trước. - Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc. Các kiểu kết cấu - Kết cấu là cách tổ chức nội dung của bài văn nghị và hình thức của bài văn. X X X X X X X X X X X 5 luận 23 24 25 26 27 28 29 - Một số kiểu kết cấu thường gặp: kiểu kết cấu đẳng lập, kiểu kết cấu tăng tiến, kiểu kết cấu đối chiếu… Chữa lỗi lập luận - Liệt kê các lỗi thường gặp khi lập trong văn nghị luận và sửa lỗi lập luận. Giúp HS luận phân tích lỗi sai, sửa chữa nó. Rèn luyện cho các em có khả năng tạo các lập luận chặt chẽ, sắc xảo. Lựa chọn và nêu - Luận điểm là linh hồn của bài văn luận điểm nghị luận. - Các luận điểm nêu ra cần phải rõ ràng, sát với đề, phải đúng đắn, có tính khái quát và ý nghĩa đối với thực tế xã hội. Cao hơn nữa, luận điểm phải mới mẻ, sâu sắc. Sử dụng luận cứ - Luận cứ là nền tảng và là chất liệu để làm nên bài văn nghị luận. Luận cứ phải được lựa chọn theo các tiêu chí sau: luận cứ phải phù hợp với yêu cầu khẳng định luận điểm, phải xác thực, tiêu biểu, mới mẻ và vừa đủ đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn diện cho luận điểm. Mở bài - Mở bài là khâu đầu tiên của bài văn và có tầm quan trọng thực sự đối vói người viết. - Giúp HS hiểu được viết mở bài là thực chất là trả lời câu hỏi: Ở bài viết này, cần viết về điều gì, cần trao đổi và làm sáng tỏ vấn đề gì? Thân bài - Thân bài là phần chính, phần quan trọng và dài nhất của bài văn nói chung, văn nghị luận nói riêng. Có nhiệm vụ làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Kết bài - Kết bài là phần cuối của bài văn, nhằm tổng kết, “gói lại” vấn đề đã đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài. Không chỉ thế, một kết bài hay còn tiếp tục khơi gợi suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Diễn đạt trong văn - Một bài văn hay phải có những ý X X X X X X X 6 X nghị luận Hình thức trình bày bài văn 30 sâu sắc, mởi mẻ, phù hợp với yêu cầu của đề, đồng thời phải được diễn đạt bằng những từ ngữ, câu văn, đoạn văn chính xác, sinh động, truyền cảm và giàu sức thuyết phục - Giúp HS tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của vài văn nghị luận. - Trình bày một bài văn là sự thể hiện nội dung, câu chữ, bố cục của bài văn đó thành hình thức cụ thể trên trang giấy. - Giúp HS tránh được những sai sót trong trình bày và phải đáp ứng được một số yêu cầu sau: chữ viết cần đúng và đẹp, lề và bố cục các phần rõ rệt, trích dẫn đúng quy cách, trình bày dẫn chứng cân đối, hàihòa. X 2.2. Đặc điểm cơ bản về các thể loại trong môn Làm văn: Stt 1 2 Lớp 10 Tên bài học Nội dung chính Miêu tả và biểu cảm trong bài văn nghị luận - Miêu tả có nghĩa là vẽ lại- bằng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào khác- một sự vật, sự việc, phong cảnh hoặc con người sao cho thật chân thật, cụ thể, sinh động. - Biểu cảm là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. => Nhờ hai yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, có sức truyền cảm mạnh mẽ. - Là loại văn bản cung cấp rộng rãi các thông tin, tri thức liên quan đến hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Văn bản quảng cáo Chương trình Cơ Nâng bản cao X X 7 3 11 Bản tin 4 Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 5 Nghị luận xã hội và nghị luận văn học 6 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 7 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 8 9 Nghị luận về một hiện tượng đời - Được thiết kế theo 2 dạng cơ bản: + Quảng cáo bằng ngôn ngữ thuần túy + Quảng cáo bằng lời, kết hợp với hình ảnh minh họa. - Là một thể loại văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống. - Trước khi viết tin, cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác (khi nào, ở đâu, ai làm, xảy ra thế nào, kết quả ra sao…) - Là cuộc hỏi – đáp có mục đích, nhằm thu nhập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề được quan tâm. - Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội – chính trị: một tư tưởng, đạo lý; một lối sống cao đẹp; một vấn đề thiên nhiên, môi trường… - Nghị l uận văn học là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương – nghệ thuật: phân tích, bàn luận về vẻ đẹp của tác phẩm văn học hay trao đổi về một vấn đề lí luận văn học… -Giúp HS nắm được một số kiến thức khái quát và cách phân biệt các dạng đề văn của hai loại nghị luận này. - Nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ. - Cho HS viết được một bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Giúp HS phân tích, nhận xét, đánh giá về một ý kiến bàn về văn học. - Rèn luyện cho HS kĩ năng viết được bài văn nghị luận nhận xét, đánh giá về một tư tưởng, đạo lí. - Rèn luyện cho HS kĩ năng viết được bài văn nghị luận nhận xét, X X X X X X X X X X X X X 8 sống 10 12 Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Văn bản tổng kết 11 đánh giá về một hiện tượng đời sống. - Đối tượng của bài nghị luận có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, có thể chỉ là một phương tiện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau. - Giúp HS biết nhận xét, đánh giá và có kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận. - Là loại VB được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống. - Nhằm giúp HS nhìn lại toàn bộ những kiến thức có được trong học tập, nghiên cứu… hoặc những công việc đã thực hiện trong lao động, công tác… với một khoảng thời gian nhất định; từ đó phân tích, đánh giá, rút ra những kết luận, bài học và nêu lên phương hướng cho những hoạt động tiếp theo. X X X X 2.3 Thực hành về kĩ năng môn Làm Văn: 2.3.1 Kĩ năng thực hành văn bản: Stt 1 2 Lớp 10 Tên bài học Nội dung chính Quan sát thể - Quan sát là xem xét, nhưng không nghiệm đời sống phải là xem xét ngẫu hứng về bề ngoài, mà xem xét có mục đích, chăm chú nhằm khám phá, phát hiện những thay đổi, điều ẩn kín mà mắt thường dễ bỏ qua. - Thể nghiệm là một cách tích lũy vốn sống quan trọng đối với việc làm văn. Đọc, tích lũy kiến - Đọc tích lũy kiến thức rất quan thức. trọng đối với việc làm văn. Một mặt, Chương trình Cơ Nâng bản cao X X 9 đọc để có thêm các kiến thức gián tiếp, mặt khác đọc, viết có quan hệ mật thiết với nhau. Liên tưởng, tưởng - Liên tưởng là hoạt động tâm lí của tượng. con người, từ việc này mà nghĩ đến việc kia, từ người này liên tưởng đến người khác. - Tưởng tượng là hoạt động tâm lí nhằm tái tạo, biến đổi các biểu tượng trong trí nhớ và sáng tạo ra các hình tượng mới. 3 X 2.3.2 Thực hành văn bản: Stt Lớp Tên bài 1 10 Viết bài làm văn - Cảm nghĩ về một hiện tượng đời số 1 sống (hoặc một tác phẩm văn học). - Rèn luyện học sinh viết được bài văn bộc lộ những cảm nghĩ chân thật của bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống. 2 3 Nội dung chính Chương trình Cơ Nâng bản cao X Chọn một trong sáu kiểu văn bản Văn Văn bản tự tự sự sự và miêu tả Viết bài làm văn - Rèn luyện các em biết vận dụng số 2 kiến thức và kĩ năng đã học, viết được một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Vận dụng một cách nhuần nhuyễn kiến thức về kiểu văn bản tự sự, miêu tả và kiến thức về tác phẩm văn học khi viết bài. Luyện tập viết bài - Để viết đoạn văn tự sự, cần hình X văn tự sự dung sự việc xảy ra như thế nào rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó, chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ. - Qua đó giúp các em hiểu được nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự, viết được các đoạn văn tự sự 10 4 5 6 7 8 9 10 Viết bài làm văn - Vận dụng kiến thức, kĩ năng và rút số 3 kinh nghiệm bài làm văn số 2 để viết một bài văn tự sự có một số yếu tố hư cấu. - Biết vận dụng tổng hợp kiến thức về kiểu văn bản biểu cảm, kiến thức văn học, kiến thức đời sống để viết bài văn biểu cảm. Luyện tập về các - Giúp học simh nắm vững đặc điểm kiểu văn bản và của các kiểu văn bản và phương phương thức biểu thức biểu đạt. đạt. - Rèn luyện kĩ năng kết hợp các phương thứ biểu đạt trong một văn bản. Thực hành lập ý - Vận dụng kiến thức đã học về mục và viết đoạn văn đích, yêu cầu của văn bản và theo các yêu cầu phương thức biểu đạt vào thực hành khác nhau. lập ý và viết đoạn văn theo các yêu cầu khác nhau. Viết bài làm văn - Vận dụng những kiến thức và kĩ số 4 năng đã học về văn bản thuyết minh để viết được một bài văn nhằm trình bày một cách chuẩn xác một sự vật, sự việc hiên tượng quen thuộc trong thực tế đời sống. Viết bài làm văn - Viết một bài văn thuyết minh số 5 (Văn thuyết nhằm trình bày một cách cụ thể, minh) chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động về một sự vật hay hiện tượng. Luyện tập viết - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn đoạn văn thuyết thuyết minh: minh. + Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh. + Có đủ tri thức cần thiếc và chuẩn xác để làm rõ ý của đoạn. + Sắp sếp hợp lí các tri thức đó theo một trật tự rõ ràng, rành mạch. + Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn Luyện tập vận - Củng cố hiểu biết về một số hình Văn Văn bản tự bản sự biểu cảm X X Văn thuyết minh Thi cuối kì I X X X X 11 11 12 13 14 15 16 17 18 19 11 dụng các hình thức kết cấu văn bản thuyết minh. thức kết cấu văn bản thuyết minh. Viết bài làm văn - Viết một bài văn thuyết minh khoa Thuyết Văn số 6 học, chuẩn xác, hấp dẫn sát với yêu minh thuyết cầu của dạng bài văn minh học Viết bài làm văn - Với những kiến thức về văn nghị X X số 7 (Văn nghị luận đã học, thực hành viết một bài luận) văn nghị luận có nội dung sát với thực tế sinh hoạt và học tập ở trường trung học phổ thông. Viết văn bản - Tập viết một văn bản quảng cáo X quảng cáo phù hợp với tình huống đã chọn Luyện tập viết - Viết được các đoạn văn ngắn phù X đoạn văn nghị hợp v ới vị trí và chức năng của luận chúng trong bài văn nghị luận. Thực hành thao - Nắm vững yêu cầu của các thao X tác chứng minh, tác chứng minh, giải thích, quy nạp, giải thích, quy diễn dịch đã học. nạp, diễn dịch - Biết vận dụng tổng hợp các thao tác trên để viết đoạn văn, bài văn nghị luận. Thực hành viết - Giúp học sinh biết vận dụng các X các đoạn văn thao tác lập luận đã học để virts chứng minh, giải đoạn văn thể hiện một luận điểm. thích, quy nạp, - Biết huy động tri thức tích lũy diễn dịch được để viết đoạn văn có sức thuyết phục. Luyện tập trình - Biết cách lập đề cương để trình X bày một vấn đề bày một vấn đề trước tập thể - Diễn đạt bằng lời một cách rõ ràng, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Luyện tập, phân - Giúp HS biết cách phân tích đề, X tích đề, lập dàn ý cũng như cách tìm ý và lập dàn ý cho bài văn nghị cho bài văn nghị luận. luận. Bài viết số 1 - Gợi ý cách làm một bài nghị luận X X (Nghị luận xã hội) xã hội dựa vào các kiến thức và kĩ năng đã được học. - HS cần đọc kĩ đề để xác định vấn đề cần nghị luận và cách xác định 12 20 Bài viết số 2 21 Luyện tập thao tác lập luận phân tích (Về xã hội) 22 Luyện tập thao tác lập luận phân tích (Về tác phẩm thơ) 23 Bài viết số 3 (Nghị luận văn học) 24 Luyện tập thao tác lập luận phân tích (Tác phẩm văn xuôi) Luyện tập về thao tác lập luận so sánh 25 26 Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận 27 Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp. Từ đó lập dàn ý và viết bài. - Nghị luận văn học: viết được bài văn nghị luận về một tác phẩm đã học có sử dụng thao tác lập luận phân tích. - Nghị luận xã hội: rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí gần gũi, giản dị nhưng sâu sắc. - Giúp HS củng cố, nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích. Và biết cách vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận - Giúp HS biết vận dụng kĩ năng thao tác lập luận phân tích vào việc đọc – hiểu và phân tích một tác phẩm thơ. - Qua việc viết bài nghị luận phân tích về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học trung đại, giúp HS biết vận dụng kĩ năng phân tích khi viết bài, đồng thời khắc phục và hạn chế những sai sót ở các bài viết trước. - Củng cố lại thao tác lập luận phân tích, giúp các em biết vận dụng kĩ năng này vào việc viết bài phân tích văn xuôi. - Luyện cho các em biết cách vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, giúp cho đoạn văn có sức thuyết phục, hấp dẫn. - Giúp các em hiểu sâu hơn vai trò của các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Đồng thời biết cách vận dụng một số thao tác lập luận đã học để biết bài văn nghị luận. - Củng cố lại hiểu biết về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn cho HS. Tổ chức phỏng vấn cho các em X (Nghị luận văn học) X (Nghị luận xã hội) X X X X X X X X X X X 13 Luyện tập viết bản tin Bài viết số 4 (Kiểm tra tổng hợp cuối HK 1) 28 29 Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh 30 31 11 32 Bài viết số 5 (Nghị luận văn học) Luyện tập về thao tác lập luận bác bỏ thông qua hình thức hỏi – đáp trực tiếp. - Ôn tập, củng cố lại cách viết một bản tin đơn giản, đúng quy cách. - HS phải biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện để làm bài kiểm tra cuối học kì. - Củng cố những tri thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và so sánh. - Vận dụng và kết hợp các thao tác trong bài văn nghị luận về một hiện tượng, một vấn đề gần gũi, quen thuôc trong đời sống hoặc trong văn học. - Đưa ra các đề văn, giúp các em biết viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn xuôi hoặc kịch. - Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ. Giúp các em biết cách vận dụng thích hợp trong bài văn nghị luận. - Nghị luận xã hội: quan tâm đến những vấn đề xã hội đặt ra, trình bày được quan niệm, ý kiến của mình một cách chặt chẽ, thuyết phục. - Nghị luận văn học: vận dụng được kĩ năng phân tích thơ và kiến thức về các tác phẩm đã học. X X X X X X X X X (Nghị luận xã hội) X (Nghị luận văn học) 33 Bài viết số 6 34 Bài viết số 7 (Nghị luận xã hội) Luyện tập về thao - Ôn lại những hiểu biết về thao tác X tác lập luận bình lập luận bình luận và cách vận dụng luận nó. Bài viết số 8 Bài viết số 1 X (Nghị luận xã hội) Bài viết số 2 X (Nghị luận xã hội) Luyện tập vận - Giúp HS nhận biết được sự kết X 35 36 37 38 39 12 14 X X X X X X dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận Bài viết số 3 (Nghị luận văn học) Luyện tập về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 12 hợp của các phương thức biểu đạt, tác dụng và cách vận dụng chúng trong bài văn nghị luận X X - Qua một tác phẩm văn học, giúp X các em nắm được đặc điểm của bài nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm này. Giúp các em viết bài văn theo yêu cầu của dạng đề này. Bài viết số 4 X Thực hành chữa - Ôn lại các lỗi lập luận thường gặp X lỗi lập luận trong đã học ở bài trước. Cho các em thảo văn nghị luận. luận phát hiện và chữa lỗi một số đoạn văn để lập luận trở nên chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Bài viết số 5 X (Nghị luận văn học) Bài viết số 6 X (NL Văn học) Luyện tập về cách - Giúp các em nhận thức được rằng sửa chữa VB viết là một việc rất nghiêm túc; để có một VB tốt, phải sửa chữa rất công phu. Và cho các em vận dụng nhận thức đó vào việc tạo lập VB. Luyện tập về cách - Cung cấp kiến thức giúp các em dùng một số quan nhận biết được và nắm vững cách hệ từ chữa lỗi có liên quan đến việc dùng các quan hệ từ. Luyện tập về cách - Đưa ra các ví dụ giúp HS nhận biết tránh lỗi diễn đạt được một số cách diễn đạt có nhiều có nhiều khả năng khả năng hiểu khác nhau. Đồng hiểu khác nhau thời, giúp các em vận dụng kiến thức trong việc đọc – hiểu VB, tránh lối viết câu có nhiều cách hiểu không mong muốn. Luyện tập về cách - Giúp HS nhận biết được một số tránh một số loại loại lỗi logic, đồng thời biết cách 15 X X X X (NL Xã hội) X X X X 50 51 52 53 lỗi logic Luyện tập văn bản tổng kết Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận tránh và sửa chữa những lỗi đó. - Rèn luyện kĩ năng viết văn bản tổng kết. - Mở rộng kiến thức để các em hiểu X sâu hơn về chức năng của mở bài và thân bài trong bài văn nghị luận. Bên cạnh đó, giúp các em có kĩ năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiểu mở bài và kết bài thông dụng. X Bài viết số 7 (Nghị luận xã hội) Bài viết số 8 (Kiểm tra tổng hợp cuối năm) X X III. Một số tiền đề lí thuyết của việc dạy học làm văn 1. Ngôn ngữ học văn bản 2. Lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ 3. Lôgic học 4. Lí luận văn học (Sinh viên tham khảo tài liệu đã chỉ dẫn) IV. Phương pháp dạy học làm văn 1. Phương pháp dạy lí thuyết - Lí thuyết làm văn ở trường phổ thông là lí thuyết thực hành. Sách giáo khoa phần Làm văn hiện nay ở bậc trung học bao gồm lí thuyết về kiểu bài và lí thuyết về kĩ năng; trong đó, lí thuyết kĩ năng chủ yếu là thực hành nhận biết và tạo lập các loại văn bản. Vì vậy, “Cần qua thực hành mà dạy lí thuyết, từ thực hành mà khẳng định lí thuyết, mỗi kiến thức lí thuyết phải được minh hoạ sinh động bằng một mẫu thực hành” - Mục đích cuối cùng của việc dạy làm văn là giúp học sinh rèn được kĩ năng xây dựng các loại văn bản một cách chính xác về nội dung, chặt chẽ trong lập luận, trong sáng về chữ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp. 16 - Lí thuyết kĩ năng chỉ là những chỉ dẫn, làm cơ sở cho thực hành văn bản một cách tự giác, có ý thức. a. Truyền đạt trực tiếp các khái niệm, các vấn đề lí thuyết - Phương pháp này sẽ giúp cho học sinh đến thẳng với những lí thuyết cần nắm, tiết kiệm thời gian song chỉ hợp với học sinh có khả năng tư duy trừu tượng tốt. - Phương pháp này thường phải dùng khái niệm để giải thích khái niệm. Khái niệm mới chỉ có thể hình thành một cách chính xác, đầy đủ khi mà những khái niệm dùng để giải thích cho khái niệm mới phải được học sinh hiểu một cách rõ ràng. - Chẳng hạn, nhóm bài lí thuyết làm văn trong SGK Ngữ văn 12 Nâng cao bao gồm các bài sau: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học, Các kiểu kết cấu của bài văn nghị luận, Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận và Luyện tập kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận, Lựa chọn và nêu luận điểm, Sử dụng luận cứ, Mở bài, Thân bài, Kết bài, Diễn đạt trong văn nghị luận, Hình thức trình bày bài văn. Những khái niệm này học sinh đã được làm quen từ các lớp dưới song chủ yếu là thực hành, nay đến lớp 12 mới được hiểu kĩ về nội hàm các khái niệm. - Chú ý phân biệt nội dung và cấp độ của một số thuật ngữ khái niệm. Chẳng hạn, cần phân biệt khái niệm thao tác lập luận và phương thức biểu đạt. Phương thức biểu đạt lớn hơn các thao tác lập luận. SGK Ngữ văn dạy học sinh sáu phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và hành chính-công vụ. Còn thao tác lập luận là nói đến các thao tác dùng trong phương thức nghị luận (văn nghị luận). Có nhiều thao tác lập luận, nhưng nhà trường phổ thông chủ yếu trang bị cho học sinh một số thao tác cơ bản như: chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ. Như vậy, một văn bản có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau. Để viết được bài văn nghị luận hay, ngoài yêu cầu kết hợp các phương thức biểu đạt như (biểu cảm, thuyết minh, tự sự, miêu tả) còn phải biết kết hợp các thao tác lập luận nữa. b. Phương pháp phân tích mẫu và thực hành theo mẫu. 17 - Hiện nay, trong giảng dạy văn nói chung và giảng dạy làm văn nói riêng, việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Vì thế, nói đến bắt chước hoặc theo mẫu dường như là lạc hậu. Thật ra, sản phẩm của hoạt động ngôn ngữ không phải là cái gì đó cao siêu, trừu tượng. Chúng được tạo ra trong bối cảnh giao tiếp nhất định, với mục đích giao tiếp nhất định, chứa đựng trong hình thức thể loại nhất định. Trước khi sáng tạo lời hay, ý đẹp, chắc chắn học sinh phải rèn luyện nhiều, trong đó có bắt chước, học và làm theo mẫu. - Phương pháp phân tích mẫu để hình thành những kiến thức lí thuyết, những khái niệm khoa học đòi hỏi việc lựa chọn mẫu hết sức cẩn thận. Trước hết, mẫu đó phải đáp ứng được những dữ kiện để hình thành lí thuyết. Các dữ kiện này càng nhiều, càng đa dạng thì việc hình thành lí thuyết ở học sinh càng thuận lợi. Mẫu lí tưởng nhất là mẫu đáp ứng được mọi dữ kiện cho việc hình thành lí thuyết, nhưng trong thực tế không phải lúc nào cũng có thể chọn được những mẫu như vậy. Bởi thế, khi lựa chọn mẫu cần chú ý lựa chọn những mẫu càng nhiều dữ kiện đáp ứng được cho việc hình thành những phần lí thuyết quan trọng nhất càng tốt. Khi đã có mẫu, nên khai thác triệt để các dữ kiện của mẫu, tránh tình trạng dùng nhiều mẫu trong một giờ giảng. Hiện nay, khi dạy theo mẫu, giáo viên thường sử dụng mẫu của sách giáo khoa. Đó là những mẫu tốt đã được lựa chọn cẩn thận, đáp ứng tương đối đầy đủ các dữ kiện để hình thành lí thuyết. Ngoài ra, giáo viên còn có thể chọn những mẫu khác khi thấy cần thiết. - Ngoài việc đáp ứng được những dữ kiện để hình thành lí thuyết, việc chọn mẫu còn phải đáp ứng những yêu cầu về mặt nội dung. Tốt nhất là nội dung từ văn bản văn học, văn bản hành chính sự vụ quen thuộc, là nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Việc dẫn mẫu một văn bản hoàn chỉnh vào sách giáo khoa là việc rất khó thực hiện vì độ dài quá lớn của các văn bản. Vì thế, trong phần nội dung các bài học, tuỳ thuộc vào vấn đề lí thuyết, các tác giả sách thường chỉ dẫn một trích đoạn vừa đủ để khắc hoạ lí thuyết. Để tránh tình trạng học sinh hiểu kiến thức một cách rời rạc, tách biệt, thiếu tính khái quát, giáo viên nên giới thiệu thêm vai trò của các 18 trích đoạn ấy trong văn bản hoàn chỉnh của nó hoặc sử dụng những mẫu hoàn chỉnh hơn, có dung lượng lớn hơn, đáp ứng được việc minh hoạ cho nhiều phần lí thuyết. - Cần phân biệt việc dẫn mẫu, phân tích mẫu để hình thành khái niệm mới, hình thành lí thuyết mới cho học sinh với việc dẫn mẫu, phân tích mẫu nhằm minh hoạ cho khái niệm, cho lí thuyết. Một đằng từ thực tế hoạt động ngôn ngữ sinh động đi đến khái quát hoá kiến thức lí thuyết theo con đường qui nạp. Một đằng là dẫn chứng, thuyết minh và cụ thể hoá lí thuyết. Tuỳ theo dung lượng bài giảng mà ta chọn một trong hai quá trình này. 2. Phương pháp dạy thực hành Thực hành làm văn là những giờ dùng để luyện tập, hình thành kĩ năng kĩ xảo tạo sinh văn bản cho học sinh. Thời gian dùng để luyện tập có thể được bố trí xen kẽ với việc giảng lí thuyết nhưng thường được tách ra thành những tiết luyện riêng. Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa làm văn không định ra cụ thể số tiết thực hành cho từng chương hoặc từng bài cụ thể nhưng qua sách giáo viên, chúng ta có thể tìm được những chỉ dẫn rõ hơn cho tỉ lệ giữa lí thuyết và thực hành ở từng bài, từng chương. Nhìn chung, ở tất cả các bài, tỉ lệ thực hành luyện tập phải chiếm tối thiểu một nửa số thời gian dành cho bài học. Để những tiết thực hành đạt hiệu quả, giáo viên cần chú ý: a- Cung cấp đầy đủ những kiến thức lí thuyết định hướng thực hành. Không có lí thuyết định hướng, học sinh sẽ nói, viết tuỳ tiện. Có những tiết luyện tập chỉ nhằm vào việc luyện một thao tác, khẳng định, củng cố một loại kiến thức nhưng phần lớn những tiết luyện tập đều nhằm vào việc củng cố, làm sáng tỏ lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng. Bởi vậy, dù là giờ thực hành nhằm khẳng định, củng cố, rèn luyện một hay nhiều kĩ năng...giáo viên cũng đều cần cung cấp đủ các nội dung lí thuyết, dù là lí thuyết về các thao tác thực hành. b- Chuẩn bị tốt nội dung viết ( hoặc nói ). Nếu chỉ có kiến thức lí thuyết về các kiểu bài làm văn và các thao tác làm văn, học sinh chưa thể tạo ra được một bài văn tốt. Học sinh sẽ không biết viết gì, nói gì trong bài làm của mình khi chưa có 19 những hiểu biết đầy đủ về đối tượng trình bày. Bởi vậy, tư liệu, vốn hiểu biết...càng phong phú, đa dạng thì nội dung càng sâu sắc, hàm súc, sáng tỏ. Ngược lại, vốn tư liệu và hiểu biết quá ít ỏi, mờ nhạt thì nội dung thường dàn trải, mơ hồ và sự liên kết nội dung sẽ lỏng lẻo. c- Tạo được nhu cầu giao tiếp cho học sinh. Đây là điều hết sức quan trọng, đặc biệt đối với những giờ luyện nói. Học sinh sẽ không thể nói được, viết được bất cứ điều gì khi các em không có nhu cầu giao tiếp. Bởi vậy, việc khơi gợi ý muốn biểu đạt, khơi gợi sự hứng thú với vấn đề trình bày sẽ giúp các em thể hiện chân thật những suy nghĩ riêng của mình trong bài văn, tránh được tình trạng nói lại, hoặc nói như người khác đã nói. d- Tạo môi trường giao tiếp tốt. Đây là yêu cầu quan trọng đối với giờ luyện nói. Môi trường ở đây được quan niệm là không khí lớp học, nét mặt, cử chỉ, lời nói của giáo viên; là các hoạt động của học sinh 3. Phương pháp ra đề làm văn a- Phần cung cấp dữ kiện làm bài thường giữ một vị trí quan trọng trong đề bài. Đây chính là phần người soạn đề gợi ý, định hướng nội dung cho học sinh. Phần này sẽ giúp học sinh trả lời được câu hỏi: viết cái gì? Để định hướng, người soạn thường đưa vào đề bài một câu văn, câu thơ, một đoạn trích, một ý kiến hoặc một câu ca dao, tục ngữ nào đó...Chính lời dẫn này chứa đựng vấn đề hoặc chỉ ra vấn đề cần trình bày trong bài viết. Bởi vậy, khi đưa lời dẫn vào đề bài, giáo viên không nên tuỳ tiện mà cần phải cân nhắc kĩ từng dấu chấm, dấu phẩy, bảo đảm các ý được hiểu đầy đủ, chính xác. b- Phần yêu cầu làm bài dù được đưa vào đề bài dưới dạng nào, trực tiếp hay gián tiếp, học sinh đều phải nhận thức được. Phần yêu cầu nếu quá chung chung, học sinh sẽ viết lung tung, mơ hồ, lạc hướng. Chúng ta có thể quan niệm phần yêu cầu làm bài là phần mang đặc tính thông tin hiệu lệnh. Phần này chứa một loạt những mệnh lệnh, những yêu cầu mà đề bài đòi hỏi học sinh phải giải quyết. Đề văn không chỉ cần bảo đảm chính xác về mặt nội dung, đầy đủ về những chỉ dẫn mà còn đòi hỏi sự mẫu mực trong cách diễn đạt. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan