Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trườ...

Tài liệu Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay

.DOC
200
2076
61

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VŨ TRÀ GIANG Ph¸t triÓn T¦ DUY PH¶N BIÖN KHOA HäC CñA GI¶NG VI£N Lý LUËN CHÝNH TRÞ ë C¸C TRêng ®¹i häc c«ng nghÖ hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ VŨ TRÀ GIANG Ph¸t triÓn T¦ DUY PH¶N BIÖN KHOA HäC CñA GI¶NG VI£N Lý LUËN CHÝNH TRÞ ë C¸C TRêng ®¹i häc c«ng nghÖ hiÖn nay Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mã số : 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. Nguyễn Bá Dương 2. TS. Đào Huy Hiệp HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Bá Dương và TS. Đào Huy Hiệp. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN VŨ TRÀ GIANG MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ph¸t triÓn t duy PHẢN BIỆN KHOA HỌC cña gi¶ng viÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ë c¸c trêng ®¹i häc CÔNG NGHỆ 1.1. Quan niệm về tư duy phản biện khoa học và phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ 1.2. Những nhân tố tác động đến phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHẬN DIỆN NHỮNG MÂU THUẪN TRONG PHÁT TRIỂN t duy PHẢN BIỆN KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN NAY 2.1. Thực trạng phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay 2.2. Nhận diện những mâu thuẫn trong phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN NAY 3.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và sự cần thiết phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay 3.2. Đổi mới chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy lý luận chính trị phù hợp với phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị và yêu cầu đào tạo kỹ sư công nghệ hiện nay 3.3. Xây dựng môi trường dân chủ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay 3.4. Nâng cao ý thức tự học, tự rèn luyện, phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 6 30 30 55 74 74 101 125 125 134 145 155 164 166 167 176 1 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Trong quá trình học tập, công tác, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh thường xuyên quan tâm các vấn đề tư duy, tư duy phản biện và tư duy phản biện khoa học; coi nó là “chìa khóa” mở con đường giúp giảng viên lý luận chính trị nâng tầm cao uy tín, vị thế của mình, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”. Tuy nhiên, đó chỉ là điều mong muốn và là một ý tưởng khoa học. Gần đây, khi điều kiện cho phép, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, với mong muốn góp phần xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay, nhất là phát triển tư duy phản biện khoa học của họ. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án của nghiên cứu sinh được kết cấu thành 3 chương, 5 tiết. Chương 1, tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ. Chương 2, đánh giá thực trạng và nhận diện những mâu thuẫn trong phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. Chương 3, đề xuất giải pháp phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Giảng viên lý luận chính trị là một bộ phận của đội ngũ giảng viên ở các trường đại học nói chung và các trường đại học công nghệ nói riêng. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ nhà giáo, trong đó có các nhà giáo giảng dạy các môn lý luận chính trị là rất cần thiết. Đối với giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ, hoạt động tư duy, phương pháp tư duy, nhất là tư duy phản biện khoa học về những vấn đề có liên quan đến chương trình, nội dung, hình 2 thức, phương pháp dạy và học của sinh viên công nghệ - là những thao tác, kỹ năng cần thiết trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ sẽ đạt được mục tiêu kép: vừa nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên lý luận chính trị, vừa nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ kỹ sư công nghệ - nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Trong những năm qua, các trường đại học công nghệ luôn quan tâm tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; trong đó, ưu tiên nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ đã bám sát và tích cực, chủ động đổi mới chương trình, nội dung gắn với đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị, tạo sự hấp dẫn, kích thích phát triển tư duy sáng tạo, nhu cầu tự học “lập thân, lập nghiệp” của sinh viên công nghệ, góp phần chuyển mạnh từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Những đóng góp của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, trong đó đáng kể là sự phát triển tư duy phản biện khoa học của họ. Tuy nhiên, phát triển tư duy phản biện khoa học của một bộ phận giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay chưa đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Năng lực phản biện, tự phản biện những vấn đề lý luận, thực tiễn; khẳng định đúng, sai chưa sắc nét, có mặt còn mờ nhạt; phản biện khoa học chưa trở thành nhu cầu trực tiếp, thường xuyên mà giảng viên lý luận chính trị phải dùng nó để giải quyết những vấn đề lý luận - thực tiễn phức tạp; các thao tác, kỹ năng tư duy phản biện còn lúng túng, chưa rõ lập trường, quan điểm, chính kiến. Mặt khác, một số giảng viên lý luận chính trị chưa mạnh dạn phản biện khoa học đối với những vấn đề liên quan đến học thuật, đến chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy; nghiên cứu, biên soạn tài liệu, giáo trình, bài giảng … Những biểu hiện đó cho thấy, năng lực sư phạm của một bộ phận giảng viên lý luận chính trị chưa 3 đáp ứng yêu cầu, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo kỹ sư công nghệ hiện nay. Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đang đứng trước những khó khăn, thách thức, những mâu thuẫn, đòi hỏi giảng viên lý luận chính trị và cán bộ quản lý giáo dục phải nhận diện, đánh giá, phản biện hợp lý và có lời giải đáp đúng, khoa học. Vấn đề đặt ra đối với các trường đại học công nghệ là cần quan tâm hơn nữa việc đổi mới toàn diện, đồng bộ công tác giáo dục, đào tạo; bồi dưỡng, nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị. Vì vậy, nghiên cứu“Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay” là vấn đề cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học các môn lý luận chính trị trong tình hình mới. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ. Đánh giá thực trạng và nhận diện một số mâu thuẫn trong phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. Đề xuất giải pháp phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ. 4 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu vấn đề phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công nghệ hiện nay. Về không gian: Nghiên cứu, khảo sát thực tế phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các nhóm: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp; qua việc chọn một số trường đại học có khoa chuyên ngành công nghệ khu vực phía Bắc nước ta. Trọng điểm là trường Đại học Công nghệ (Đại học quốc gia Hà Nội), Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Điện lực, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội… Về thời gian: Đề tài luận án sử dụng tài liệu, tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu chủ yếu từ năm 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư duy, tư duy phản biện khoa học; về đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học các môn lý luận chính trị. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã công bố có liên quan đến đề tài luận án. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị thông qua số liệu điều tra, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh ở các trường đại học công nghệ; các chỉ thị, nghị quyết của đảng ủy, ban giám hiệu các trường đại học công nghệ về xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên lý luận chính trị; các đề án, báo cáo, tổng kết hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học các môn lý luận chính trị của các trường đại học công nghệ hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân tích và 5 tổng hợp, hệ thống và cấu trúc, lôgic và lịch sử, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn, xử lý số liệu… để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án Làm rõ quan niệm và những nhân tố tác động đến phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ. Đánh giá thực trạng và nhận diện một số mâu thuẫn trong phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. Đề xuất những giải pháp phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học, phục vụ công tác quản lý, tổ chức dạy, học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học nói chung, đại học công nghệ nói riêng; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị, phát triển tư duy phản biện khoa học của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên ở các học viện, trường đại học công nghệ. Đồng thời, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân; các trung tâm giáo dục chính trị, hệ thống các trường Đảng ở các địa phương… và những người quan tâm đến vấn đề này. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu; tổng quan về vấn đề nghiên cứu có liên quan đến luận án và nội dung gồm 3 chương, 5 tiết; kết luận chung; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án; danh mục tài liệu tham khảo và một số phụ lục. 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Các công trình khoa học tiêu biểu về giảng viên lý luận chính trị và giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay Công trình khoa học của Ban Tuyên giáo Trung ương “Công tác giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học, cao đẳng, Hà Nội”năm 2010 [6], đã trình bày tổng quát về tình hình đội ngũ nhà giáo giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là lực lượng quyết định chất lượng dạy và học, đào tạo đội ngũ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay. Các tác giả cho rằng, bên cạnh các ưu điểm về chức danh, học vị thì một trong những hạn chế lớn nhất của đội ngũ nhà giáo là sức ì lớn, chậm đổi mới tư duy, ngại trau dồi kiến thức, ít chịu tìm tòi phương pháp giảng dạy phù hợp với những đối tượng cụ thể, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy. Tâm lý coi các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học phụ, nhất là trong các trường công nghệ, kỹ thuật là một trong những nguyên nhân chính gây cản trở quá trình đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Công trình khoa học giúp tác giả luận án phương pháp đánh giá tình hình giảng dạy của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ, phương pháp học tập của đội ngũ kỹ sư, là cơ sở để phê phán một số sinh viên đã và đang tuyệt đối hóa công nghệ, kỹ thuật, coi trọng phương pháp “tư duy kỹ trị”. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản sách Kỷ yếu hội thảo khoa học về “Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng” năm 2015 [37]. Hầu hết các công trình khoa học trong sách kỷ yếu đều thể hiện sự tâm huyết và trách nhiệm của những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tha thiết với sự nghiệp “trồng người”. Không ít công trình khoa học bày tỏ sự day dứt, băn khoăn của các nhà khoa học, nhà giáo trước những bất cập, mâu thuẫn 7 trong công tác lý luận, đào tạo giảng viên lý luận chính trị. Đồng thời, đã gợi mở những ý tưởng sáng tạo về phát triển tư duy lý luận, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trong hội thảo, các nhà giáo, nhà khoa học đã trình bày, trao đổi thẳng thắn những quan điểm của mình theo phương châm “phát huy tự do tư tưởng và tính sáng tạo” trong nghiên cứu, phát triển lý luận. Đây là cơ sở khoa học giúp tác giả luận án phương pháp đánh giá thực trạng, nhận diện những mâu thuẫn, vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy về "Giảng viên lý luận chính trị trước yêu cầu của tình hình mới" năm 2011 [67], đã xác định mô hình cấu trúc năng lực, phẩm chất đặc thù của giảng viên lý luận chính trị. Tác giả cho rằng, giảng viên lý luận chính trị là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có ý chí phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp. Họ vừa có năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, năng lực quản lý, vừa có năng lực tuyên truyền, hoạt động chính trị thực tiễn. Tác giả đã phân tích vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị trong bối cảnh hiện nay; chỉ ra những yêu cầu cụ thể với từng yếu tố của quá trình quản lý đào tạo của thời kỳ mới. Công trình khoa học giúp tác giả luận án thấy được sự khác biệt giữa giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học với giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ. Qua đó, chỉ ra đặc thù của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. Tác giả Lưu Kiếm Thanh về “Xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và quản lý nhà nước” năm 2012 [58], đã khẳng định: trong nhiều năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức nói chung, đã không ngừng phát triển, từng bước nâng cao chất lượng, đổi mới phương 8 pháp giảng dạy, thực hiện phương châm gắn lý luận với thực tiễn, khắc phục tình trạng “giáo điều”, góp phần quan trọng vào xây dựng nền hành chính vững mạnh, trong sạch - một nhân tố quan trọng đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững và tăng cường quốc phòng - an ninh. Đồng tác giả Vũ Trung Kiên, Trần Hải Hà về “Nâng cao kiến thức thực tiễn cho giảng viên giảng dạy lý luận chính trị hiện nay” năm 2015 [34] đã khẳng định, việc giảng dạy các môn lý luận chính trị hiện nay đã và đang giúp giảng viên lý luận chính trị nắm bắt tình hình thực tế, nghiên cứu, lý giải những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở cơ sở, cũng như cách thức vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách hiệu quả là yêu cầu rất quan trọng. Đối với giảng viên nói chung, đặc biệt là giảng viên giảng dạy các bộ môn lý luận chính trị, kiến thức lý luận đã quan trọng nhưng kiến thức thực tiễn cũng rất cần thiết. Để thực hiện có hiệu quả nội dung này cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó việc đưa giảng viên đi thực tế ở cơ sở, để cập nhật, bổ sung kiến thức thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng. Công trình khoa học trên là cơ sở giúp tác giả luận án thấy được sự cần thiết phải bổ sung, cập nhật những kiến thức thực tiễn cho giảng viên lý luận chính trị, đặc biệt là kiến thức khoa học, công nghệ; lồng ghép kiến thức khoa học, công nghệ vào bài giảng lý luận chính trị, nhằm làm tăng tính hấp dẫn của môn học đối với sinh viên. Công trình khoa học của tác giả Vũ Thanh Bình về “Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay” năm 2012 [10], đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta; đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị. Từ đó, đề xuất một số quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam thời gian tới. Tác giả Nguyễn Quang Trung về “Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao 9 đẳng Việt Nam” năm 2015 [80], đã làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận và thực tiễn của việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng. Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò đội ngũ giảng viên trong đổi mới giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của họ trong đổi mới giảng dạy các môn học này trong điều kiện mới. Tác giả Lê Thành Long về “Vai trò của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” hiện nay” năm 2015 [39] đã trình bày một số vấn đề lý luận về vai trò của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trong phòng, chống “diễn biến hòa bình”. Tác giả phân tích thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện vai trò phòng, chống “diễn biến hòa bình” của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Dự báo những yếu tố tác động, đưa ra những quan điểm về phát huy vai trò của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam trong phòng, chống “diễn biến hòa bình” và đề xuất giải pháp đối với các chủ thể quản lý, tổ chức, phát huy vai trò giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội; giải pháp đối với đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội; giải pháp về xây dựng môi trường thuận lợi phát huy vai trò của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội; giải pháp về công tác chính sách đối với giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội. Kế thừa công trình khoa học trên, nghiên cứu sinh đã bổ sung vào luận án một số nội dung về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giảng viên lý luận chính trị trước yêu cầu phát triển tư duy phản biện khoa học. Tác giả Cao Văn Trọng về “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay” năm 2016 [77], đã phân tích thực chất và vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấu 10 tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội. Đánh giá thực trạng và dự báo sự tác động của tình hình, những vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của họ. Đây là công trình khoa học đề cập sâu đến xây dựng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị; giúp tác giả luận án phương pháp đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển tư duy phản biện khoa học của họ ở các trường đại học công nghệ hiện nay. Như vậy, các công trình khoa học trên đã nghiên cứu từng mặt, từng khía cạnh khác nhau về đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về tình hình, năng lực, trình độ, chất lượng giảng dạy của họ ở các trường đại học. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên góp phần cung cấp những tư liệu, gợi mở nhiều vấn đề cho tác giả luận án đi sâu phân tích một cách có hệ thống về giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. 2. Các công trình khoa học tiêu biểu về tư duy, tư duy phản biện khoa học và tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ 2.1. Các công trình khoa học tiêu biểu về tư duy Ở nước ngoài, tác giả M.Rôdentan với công trình khoa học “Nguyên lý lôgic biện chứng” năm 1962 [103] và “Những vấn đề về phép biện chứng trong bộ Tư bản của Mác” năm 1961 [102], đã có những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu đối tượng, vai trò của lôgic học đối với quá trình phát triển tư duy, chỉ ra những hạn chế của lôgic hình thức, phân biệt mối quan hệ và sự khác nhau giữa lôgic hình thức và lôgic biện chứng. Tác giả khẳng định: những quy luật của phép biện chứng cũng chính là những quy luật của lôgic biện chứng và tư duy biện chứng. Công trình khoa học cung cấp cơ sở lý luận cho tác giả luận án xây dựng quan niệm về tư duy phản biện, tư duy phản biện khoa học và phát triển tư duy phản biện khoa học. 11 Công trình khoa học “Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh” của tác giả Ađam Khoo năm 2010 [94] có 11 chương, trong đó trình bày những kiến thức giúp con người làm chủ cảm xúc và giải phóng tư duy để đạt được những kết quả tối ưu nhất trong công việc và cuộc sống. Ở 3 chương đầu, tác giả chỉ ra một cái nhìn tổng quan nhất về thành công và những "công thức" chung để thành công. Tiếp theo là hướng dẫn cụ thể giúp con người dần "từ bỏ" những thói quen xấu, để tái tạo những điều mới mẻ và tốt đẹp hơn. Ba chương cuối giúp con người nhận ra và tìm thấy các giá trị sống, biết cách "Thiết kế vận mệnh" của chính mình. Công trình khoa học này phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau từ các bạn học sinh, sinh viên cho đến những người đã đi làm. Công trình khoa học “Lối tư duy của người thông minh” của tác giả Art Markman năm 2013 [95], đã cho chúng ta những hướng dẫn đạt đến tư duy nhạy bén và sáng tạo. Tác giả đã đúc kết nên những nguyên tắc thiết yếu của tư duy thông minh. Đó là nguyên tắc: Thay thế thói quen, giới hạn hiện tại bằng thói quen thông minh để tiếp nhận tri thức chất lượng cao và áp dụng những kiến thức đó khi xử lý thông tin và giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Tương tự, người tư duy thông minh cũng phải hiểu được cách thức vận hành của bộ não, những thủ thuật và công thức của tư duy thông minh để sử dụng trong từng tình huống cụ thể. Cuốn sách thực sự bổ ích, giúp chúng ta đạt được “Lối tư duy của người thông minh”. Tác giả David Schwartz với công trình khoa học “The Magic of thinking Big” (Dám nghĩ lớn) năm 2014 [105], đã trình bày một cách sinh động và dễ hiểu cách tư duy giúp con người đạt được mục tiêu cao nhất trong công việc, cuộc sống. Con người không cần phải thông minh tuyệt đỉnh hay tài năng xuất chúng mới đạt được thành công lớn, họ chỉ cần rèn luyện và áp dụng thường xuyên tư duy “Dám nghĩ lớn”. Những hướng dẫn đơn giản mà tác giả đưa ra không phải là những lý thuyết chưa được kiểm nghiệm. Đó không phải là sự phỏng đoán và ý kiến của một người. Mà là những cách tiếp cận với vô vàn tình huống của cuộc sống đã được chứng minh, trở thành 12 những hướng dẫn có thể áp dụng phổ biến và tạo ra tác dụng kỳ diệu. Đây là công trình khoa học nổi tiếng thế giới về những ý tưởng và phương pháp tư duy độc đáo và hiệu quả đã làm thay đổi một cách kỳ diệu cuộc đời của hàng triệu người qua nhiều thế hệ. Công trình khoa học “Thinking Fast anh Slow” (Tư duy nhanh và chậm) của tác giả Daniel Kahneman năm 2014 [93] là lời giải đáp chính xác về cách thức hoạt động của hai hệ thống tư duy mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã, đang và sẽ tiếp tục vận dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Hệ thống thứ nhất là cơ chế nghĩ nhanh, tự động theo cảm tính, thường xuyên được sử dụng; hệ thống thứ hai là cơ chế nghĩ chậm, dùng lôgic có tính toán và ý thức. Với hàng loạt những nghiên cứu và thực nghiệm tâm lý, tác giả đã chứng minh ưu, khuyết điểm của cả hai hệ thống nêu trên, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm giúp chúng ta nâng cao nhận thức và hiểu biết để đưa ra các quyết định đúng đắn. Ở trong nước, tác giả Trần Đức Thảo về “Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức” xuất bản năm 1973 [60] (Recherches sur l’origine du langague et de la conscience), được dịch ra tiếng Việt năm 1996, đã dựa vào thành tựu của sinh vật học để tổng kết trên phương diện triết học về sự phát triển của ý thức và ngôn ngữ. Trước đó, công trình khoa học “Biện chứng pháp thần kinh” xuất bản 1956 -1957 [61] của tác giả Trần Đức Thảo đã nghiên cứu quá trình vận động, phát triển của thần kinh, qua các trạng thái vật chất, từ vô sinh đến hữu sinh và phát triển qua các loài từ giun, bò sát, cá, chim, đến động vật có vú. Ông đã chỉ ra sự khác biệt giữa các loài là vượn người rồi đến người, có bán cầu đại não. Theo đó, tác giả cho rằng, với loài người, sự xuất hiện của ngôn ngữ đã khẳng định sự tồn tại và phát triển của tư duy. Công trình khoa học là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà khoa học, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị và những người quan tâm đến vấn đề tư duy. Công trình khoa học của tác giả Nguyễn Mạnh Cương: “Về bản chất của tư duy” năm 2004 [17], đã tập trung bàn về bản chất của tư duy từ lập 13 trường triết học mácxít. Theo tác giả, tư duy là sản phẩm của một cơ quan vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người; được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn nói chung quyết định tư duy và sự phát triển của thực tiễn cũng quyết định sự phát triển của tư duy. Giữa tư duy và sự phát triển của hoạt động thực tiễn con người có sự gắn bó chặt chẽ và liên hệ biện chứng với nhau. Muốn có tư duy phải có hoạt động thực tiễn và muốn hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao thì phải có tư duy. Tác giả Nguyễn Đình Chú về “Trí thức với vấn đề tư duy” năm 2010 [13] đã nhận diện: tư duy là đối tượng nghiên cứu của hai ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Với khoa học tự nhiên, mà cụ thể là sinh học, đã nghiên cứu đại não thần kinh với nhiều thành tựu đáng trân trọng. Nhờ đó mà y học hiện đại đã kết hợp chặt chẽ với vật lý học hiện đại, đưa lại những bước tiến mang tính “đột phá” trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho con người. Với khoa học xã hội, tư duy là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học, triết học, ngôn ngữ học, giáo dục học, nghệ thuật học, xã hội học… Sau khi nhận diện về tư duy, tác giả đã chỉ ra các yêu cầu đổi mới tư duy và những đóng góp của nó cho sự phát triển đất nước. Theo tác giả, trước đây cũng như hiện nay, vai trò của trí thức phải được đặt lên hàng đầu đối với việc khai mở, nâng cao phẩm chất tư duy con người. Tác giả Vũ Văn Viên về “Nâng cao năng lực tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - một yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng” năm 2007 [82], đã khẳng định: nâng cao năng lực tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng. Trên cơ sở làm rõ khái niệm năng lực tư duy khoa học, vai trò của nó đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như các bộ phận hợp thành, tác giả nhấn mạnh một số biện pháp cơ bản để nâng cao năng lực tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng. Tác giả Nguyễn Bá Dương về “Sĩ quan trẻ với tư duy về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thời kỳ hội nhập WTO” năm 2008 [21], đã khẳng định, xây dựng 14 Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ bức thiết trước mắt, cơ bản và lâu dài. Sự nghiệp này đang đặt ra nhiều vấn đề mới, phức tạp, nhất là sau khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Để nhận thức đúng và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, đội ngũ sĩ quan trẻ cần phải có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết của người cán bộ cách mạng, trong đó có một phẩm chất đặc biệt quan trọng, không thể thiếu là tư duy biện chứng duy vật. Công trình khoa học giúp tác giả luận án nhận thức sâu sắc hơn tính đúng đắn, sáng tạo của tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ hội nhập quốc tế, cơ sở lý luận xây dựng quan niệm phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. Tác giả Trần Thị Ngọc Anh về “Lôgic của sự hình thành khái niệm” năm 2006 [3], đã đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống các quy luật của quá trình hình thành khái niệm, phân tích bản chất, vị trí của khái niệm trong quá trình tư duy; lôgic của sự hình thành khái niệm. Tác giả khảo sát sự hình thành một số khái niệm khoa học, đề xuất giải pháp cho việc hình thành khái niệm nói chung và việc lĩnh hội các khái niệm nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả nhấn mạnh vị trí, vai trò của khái niệm trong quá trình hình thành khái niệm và phương pháp tư duy khoa học của con người, đề xuất một số biện pháp cụ thể giúp giảng viên lý luận chính trị lĩnh hội khái niệm trong môi trường sư phạm đạt hiệu quả. Công trình khoa học của tác giả Trần Hậu Tân: “Kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” năm 2014 [72], đã phân tích một số vấn đề lý luận về kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Trình bày thực trạng và giải pháp cơ bản kết hợp nâng cao năng lực tư duy lý luận với năng lực thực tiễn của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 15 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung về “Tư duy chính trị Hồ Chí Minh Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận” năm 2014 [20], đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về tư duy chính trị Hồ Chí Minh. Tác giả luận giải những yếu tố hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh. Từ đó, trình bày những đặc điểm, nội dung và phương pháp tư duy chính trị Hồ Chí Minh; ý nghĩa phương pháp luận của những đặc điểm đó đối với đổi mới tư duy chính trị ở Việt Nam hiện nay. Như vậy, các công trình khoa học trên ngoài việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn hệ thống lý luận về tư duy, còn gợi mở nhiều vấn đề mới nảy sinh trong nhận thức và thực tiễn, cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển, cung cấp cơ sở lý luận - thực tiễn, khẳng định sự cần thiết phải phát triểntư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay. 2.2. Các công trình khoa học tiêu biểu về tư duy phản biện khoa học và tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ Ở nước ngoài, tác giả Russell Brooker (Phạm Thị Ly dịch) “Về khái niệm tư duy phản biện” năm 2012 [85] cho rằng, tư duy phản biện là một quá trình chất vấn các giả định hay giả thiết. Đó là cách để khẳng định một nhận định nào đó là đúng hoặc sai, đôi khi là đúng, hoặc chỉ có phần đúng. Nguồn gốc của khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong di sản tư tưởng, lý luận triết học phương Tây, chẳng hạn như phương pháp tư duy của nhà triết học Socrat hay người Hy Lạp cổ; còn ở phương Đông, có thể tìm thấy trong kinh Vệ Đà của Phật giáo. Tư duy phản biện là một phần của quá trình giáo dục và ngày càng có tầm quan trọng đối với đào tạo bậc đại học, tuy các nhà khoa học giáo dục vẫn còn tranh luận về giá trị và ý nghĩa của vấn đề này. Đây là công trình khoa học hữu ích cho các nhà nghiên cứu về tư duy phản biện và tư duy phản biện khoa học. 16 Công trình khoa học “Nghệ thuật và khoa học dạy học” của tác giả Robert J.Marzano, năm 2011 [96] đã trình bày quan niệm về hoạt động dạy học, chỉ rõ điều tốt nhất mà các nghiên cứu có thể mang lại cho chúng ta biết phương pháp dạy học nào có nhiều ưu điểm nhất, có hiệu quả thiết thực với các học sinh, sinh viên. Mỗi giáo viên, giảng viên phải tự xây dựng phương pháp dạy học cụ thể cho học sinh, sinh viên tại thời điểm thích hợp và phù hợp với trình độ nhận thức của người học. Trong đó, người dạy sử dụng chứng cứ khoa học để chứng minh; đồng thời, chỉ cho người học cách làm cụ thể để thực hiện nội dung truyền đạt. Công trình khoa học “Viết gì cũng đúng - Các thủ thuật để thành công trong tranh luận” năm 2012 [104] của tác giả Anthony Weston đã chỉ ra những nguyên tắc lý luận dùng để phân tích và bảo vệ luận điểm, nhận biết, vạch trần bản chất của ngụy biện. Tác giả cũng chỉ ra cách thức tổng hợp những ngụy biện, lập luận sai lạc; phát hiện và bác bỏ những luận điệu trên; sự đánh giá, thẩm tra những lý lẽ, lập luận của những người tham gia trên tinh thần xây dựng, học hỏi “hiểu biết lẫn nhau” để tìm ra chân lý, tránh sai lầm. Tác giả Napoleon Hill với công trình khoa học “Tư duy tích cực tạo thành công” năm 2012 [92], đã đem lại một cái nhìn mới mẻ về thành công và con đường dẫn đến thành công thông qua phương pháp vận dụng nguyên tắc PMA (Success Through a Positive Mental Attitude). Đây là một trong những phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả rất cao để tự giải thoát bản thân khỏi những vướng bận về tinh thần, có thể đạt mục tiêu đề ra. Công trình khoa học gồm 5 chương, được trình bày với văn phong, ngôn từ đơn giản, gần gũi; dẫn người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi khám phá sức mạnh nội tại của mình để vượt qua những rào cản về tinh thần, rồi sau đó là cung cấp chiếc “chìa khóa dẫn đến thành trì của sự giàu có”. Không những thế, tác giả còn mang đến cho chúng ta những kiến thức và kỹ năng cần thiết để rèn luyện bản thân và tạo niềm vui sống, đón nhận những thành công.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan