Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển sản phẩm thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt n...

Tài liệu Phát triển sản phẩm thẻ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc hà nội

.PDF
102
305
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LƢƠNG HOÀNG HÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LƢƠNG HOÀNG HÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ĐỨC THANH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn này ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.Vũ Đức Thanh, là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trƣờng, khoa và các ban ngành đoàn thể của Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ Agribank Chi nhánh Bắc Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân đã hết lòng ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, đã chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. i DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...............................................................................................iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ THANH TOÁN ............................................................................................................. 6 1.1.Tổng quan quá trình phát triển sản phẩm thẻ trên thế giới và Việt Nam....... 6 1.1.1. Tổng quan về quá trình phát triển sản phẩm thẻ trên thế giới: ....... 6 1.1.2. Tổng quan về sản phẩm dịch vụ thẻ tại Việt Nam: ........................... 8 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm thẻ của các Ngân hàng Thƣơng mại trên thế giới và Việt Nam:..................................................................... 14 1.2.1. Những khái niệm liên quan đến thẻ thanh toán: ............................ 14 1.2.2. Đặc điểm và cấu tạo thẻ: ................................................................ 15 1.2.3. Phân loại thẻ thanh toán: ............................................................... 17 1.3. Nội dung phát triển sản phẩm thẻ trên thế giới vàtại Việt Nam: .......... 23 1.3.1. Nội dung phát triển sản phẩm thẻ trên thế giới: ............................ 23 1.3.2. Nội dung phát triển sản phẩm thẻ tại Việt Nam: ............................ 27 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm thẻ: .............. 32 1.4. Một số kinh nghiệm phát triển sản phẩm thẻ:....................................... 35 1.4.1. Kinh nghiệm từ các NHTM Mỹ: ..................................................... 35 1.4.2. Kinh nghiệmtừ các NHTM Trung Quốc: ........................................ 36 1.4.3. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm thẻ của Vietcombank:............... 36 1.5. Bài học kinh nghiệm cho Agribank: ..................................................... 37 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN..39 2.1. Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................. 39 2.2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn: ..................................... 39 2.2.1. Về quy trình nghiên cứu: ................................................................ 39 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu: ....................................................... 39 2.3. Chỉ tiêu phân tích: ................................................................................. 41 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI .......................................................................43 3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội. Lịch sử hình thành và phát triển:....................................................................................... 43 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh: ........................ 43 3.1.2. Các sản phẩm dịch vụ:.................................................................... 45 3.2. Thực trạng phát triển sản phẩm thẻ tại Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội .... 46 3.2.1. Hoạt động phát hành thẻ tại Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội: ..... 47 3.2.2. Trang thiết bị, cơ sở hạ tầng: ......................................................... 57 3.2.3. Công tác marketing tiếp thị sản phẩm:........................................... 58 3.2.4. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:............................ 60 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ trên thị trƣờng: ............................... 61 3.4. Đánh giá chung về việc phát triển sản phẩm thẻ tại Agribank chi nhánhBắc Hà Nội ......................................................................................... 64 3.4.1. Kết quả đạt được: ........................................................................... 64 3.4.2. Hạn chế trong dịch vụ thanh toán thẻ: ........................................... 65 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên: ........................................... 66 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI .......71 4.1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển sản phẩm thẻ ................................... 71 4.1.1. Định hướng phát triển sản phẩm thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: .......................................................... 71 4.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm thẻ của Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội:...................................................................................................... 72 4.2. Một số giải pháp phát triển sản phẩm thẻ tại Agriank chi nhánhBắc Hà Nội ................................................................................................................ 73 4.2.1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm: ............................... 73 4.2.2. Đẩy mạnh công tác marketing nhằm quảng bá thương hiệu thẻ Agribank: ................................................................................................... 75 4.2.3. Đổi mới kỹ thuật, đầu tư công nghệ: .............................................. 78 4.2.4. Mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ: ..................................... 79 4.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: .......................................... 80 4.2.6. Quản trị rủi ro trong nghiệp vụ thẻ: ............................................... 80 4.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển sản phẩm thẻ tại Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội ................................................................... 81 4.3.1. Kiến nghị Chính phủ:...................................................................... 81 4.3.2. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước: .................................................... 85 4.3.3. Kiến nghị Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam: ................................ 87 KẾT LUẬN ..................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................91 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Nguyên nghĩa Ký hiệu 1 ATM Máy rút tiền tự động 2 ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ 3 EDC/POS Thiết bị đọc thẻ điện tử 4 EMV Europay, MasterCard and Visa 5 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 6 NHNo&PTNT, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Agribank Nông thôn 7 NHPH Ngân hàng phát hành 8 NHTM Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 9 NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 10 NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc 11 NHTT Ngân hàng thanh toán 12 SPDV Sản phẩm dịch vụ 13 TCTQT Tổ chức thẻ quốc tế 14 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Tình hình phát triển sản phẩm thẻ tại Việt Nam 13 2 Bảng 3.1 Biểu phí phát hành, sử dụng thẻ ghi nợ success 49 3 Bàng 3.2 4 Bảng 3.3 5 Bảng 3.4 Biểu phí phát hành, sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế 53 6 Bảng 3.5 Biểu phí phát hành, sử dụng thẻ tín dụng quốc tế 56 7 Bảng 3.6 8 Bảng 3.7 9 Bảng 3.8 10 Bảng 3.9 Kết quả chấp nhận thanh toán thẻ Hạn mức rút tiền mặt, chuyển tiền trong hệ thống So sánh biểu phí các ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ success Kết quả triển khai sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa “success” giai đoạn 2011 - 2014 Kết quả triển khai sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế giai đoạn 2011 - 2014 Kết quả triển khai sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế giai đoạn 2011 - 2014 ii 50 50 61 62 62 63 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung 1 Biểu đồ 1.1 Biểu đồ tăng trƣởng sản phẩm thẻ tại Việt Nam 2 Biểu đồ 3.1 3 Biểu đồ 3.2 4 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ tăng trƣởng sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Success giai đoạn 2011 – 2014 Biểu đồ tăng trƣởng sản phẩm thẻ quốc tế giai đoạn 2011 – 2014 Biểu đồ tăng trƣởng thiết bị ATM, EDC/POS giai đoạn 2011 - 2014 iii Trang 11 51 57 58 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang là xu hƣớng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Để tồn tại và phát triển trong xu thế chung đòi hỏi các tổ chức kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng phải có chiến lƣợc phát triển phù hợp. Việc phát triển và đa dạng hoá các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt với công nghệ hiện đại, dịch vụ đa năng và liên kết toàn cầu theo thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán qua ngân hàng là yêu cầu bức thiết đối với các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam. Cùng với những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông trong thời gian vừa qua đã đƣa nền kinh tế toàn cầu tiến lên một tầm cao mới, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết.Điều này đặc biệt rõ nét đối với ngành ngân hàng, một trong những ngành kinh doanh đƣợc đánh giá là nhạy cảm và cạnh tranh bậc nhất trên thế giới hiện nay. Với công nghệ hiện nay có thể dễ dàng truy cập bất cứ lúc nào, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho việc mua bán hàng hoá, dịch vụ. Đồng thời, yêu cầu của khách hàng cũng ngày càng cao hơn trƣớc rất nhiều. Trong các hoạt động giao dịch có sự tham gia của ngân hàng, khách hàng đang nâng dần mức độ thoả mãn dịch vụ mà họ đƣợc sử dụng, họ mong muốn các dịch vụ đó đƣơc áp dụng một cách thuân lợi và nhanh chóng. Dịch vụ thẻ của ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, các giải pháp nhằm mở rộng và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng, các ngân hàng đều nhằm hƣớng tới mục tiêu: Cung cấp dịch vụ có chất lƣợng tốt nhất cho khách hàng trên nền tảng công nghệ thích hợp hiện đại. 1 Dịch vụ thẻ xuất hiện trên thế giới từ những thập niên đầu của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trên thế giới. Ở Việt Nam, thị trƣờng thẻ mới ra đời trong khoảng 17 năm nay, nhƣng thật sự phải tới năm 1999 thẻ thanh toán mới thật sự phát triển khi có sự tham gia của nhiều ngân hàng trong nƣớc. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm, Agribank đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng sử dụng thẻ thanh toán, góp phần quan trọng trong sự phát triển thị trƣởng thẻ ở Việt Nam. Với triết lý kinh doanh: “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng “,Agribank luôn nỗ lực không ngừng để gia tăng lợi ích cho khách hàng sử dụng thẻ thanh toán của mình, đồng thời khẳng định vị thế vững chắc của Agribank trên thị trƣờng thẻ Việt Nam và trong lòng ngƣời tiêu dùng hiện đại. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, thị trƣờng thẻ cũng phát triển nhanh chóng đáp ứng yêu cầu thanh toán của xã hội hiện đại.Sự cạnh tranh trong dịch vụ thẻ giữa các ngân hàng thƣơng mại cũng ngày càng gay gắt.Trong những năm gần đây, Agribankhi nhánh Bắc Hà Nội với định hƣớng chiến lƣợc đƣa thẻ trở thành sản phẩm cơ bản trong việc thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.Xuất phát từ định hƣớng đó, với tƣ cách là một cán bộ công tác trong đơn vị cung cấp thẻ, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển sản phẩm thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội”nhằm góp phần giải quyết các vấn đề: - Phát triển sản phẩm thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là gì? Tại sao phải phát triển sản phẩm thẻ? -Thực trạng việc phát triển sản phẩm thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội trong thời gian qua nhƣ thế nào? Những giải pháp nào nhằm hoàn thiện việc phát triển sản 2 phẩm thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội ? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 2.1.Mục tiêu chung: Đánh giá chất lƣợng hoạt động kinh doanh sản phẩm thẻ của Agribank chi nhánhBắc Hà Nội.Trên cơ sở phân tích những ƣu điểm, hạn chế của hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ.Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng phát triển sản phẩm thẻ của Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội. Nghiên cứu những lý luận cơ bản về công tác phát hành và thanh toán thẻ tại các Ngân hàng Thƣơng mại. Phƣơng pháp nghiên cứu về phát triển sản phẩm thẻ của Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội.Thực trạng công tác phát triển sản phẩm thẻ của Chi nhánh trong thời gian tới. Đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm thẻ của Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Góp phần hệ thống hoá có sở lý luận và thực tiễn kinh doanh sản phẩm thẻ của NHTM nói chung và Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phát triển sản phẩm thẻ của Agribank chi nhánhBắc Hà Nội trong những năm qua thông qua chiến lƣợc kinh doanh (chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc marketing, chiến lƣợc dịch vụ thẻ…). + Đánh giá về chất lƣợng và dịch vụ thẻ theo phạm vi sử dụng, hạn mức, thời gian, mức độ an toàn, chất lƣợng cơ học của thẻ, các loại phí, cán bộ phục vụ. + Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ của chi nhánh. + Các yếu tố quyết định sự lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ của khách hàng. 3 + Tiềm năng sử dụng thẻ trong tƣơng lai. -Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm thẻ của Agribank chi nhánhBắc Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác phát triển sản phẩm thẻ của NHTM nói chung và của Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: -Về không gian: giới hạn nghiên cứu công tác phát triển sản phẩm thẻ của Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội. - Về thời gian: Từ năm 2011 đến 2014 - Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích quá trình hình thành và phát triển của thị trƣờng thẻ từ khi ra đời đến nay, đúc kết qua những năm xây dựng và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội để đánh giá thực trạng hoạt động phát triển khách hàng dùng thẻ thanh toán của Chi nhánh thời gian từ năm 2011 đến 2014 và định hƣớng trong tƣơng lai. 4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Luận văn góp phần hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về công tác phát triển sản phẩm thẻ của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và của Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng. - Hoàn thiện khung lý thuyết về công tác phát triển sản phẩm thẻ của chi nhánh để làm căn cứ phân tích, đánh giá thực trạng việc phát triển sản phẩm thẻ trong các giai đoạn khác nhau. - Rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong công tác phát triển sản phẩm thẻ của Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng. 4 - Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Agribankchi nhánh Bắc Hà Nội cũng nhƣ các chi nhánh Agribank khác có điều kiện tƣơng tự. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về quá trình phát triển sản phẩm thẻ thanh toán. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn. Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động phát triển sản phẩm thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội Chƣơng 4: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động phát triển sản phẩm thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THẺ THANH TOÁN 1.1.Tổng quan quá trình phát triển sản phẩm thẻ trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tổng quan về quá trình phát triển sản phẩm thẻ trên thế giới: Thẻ thanh toán là một phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại và hữu ích phổ biến tại các nƣớc đang phát triển trên thế giới, là một trong những phƣơng tiện góp phần quan trọng vào sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Thẻ thanh toán đƣợc phát triển dựa trên nền tảng công nghệ khoa học tiên tiến, việc thanh toán thẻ không chỉ thực hiện tại các ATM/EDC mà còn có thể thực hiện thanh toán qua Internet, điện thoại di động… Thẻ thanh toán ra đời từ những năm 1940 và đầu những năm 1950 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ. Năm 1949, Frank McNamara đã tạo ra sản phẩm thẻ Dinners Club, một loại thẻ cho phép chủ thẻ đi ăn các nhà hàng trong phạm vi nào đó của quốc gia và có thể thanh toán cho những bữa ăn đó vào mỗi cuối tháng.Thẻ Dinners Club là thẻ du lịch giải trí đầu tiên đƣợc phát hành vào năm 1949. Năm 1990, thẻ Dinners Club có 6,9 triệu ngƣời sử dụng trên thế giới với doanh số khoảng 16 tỷ USD. Đến tháng 12/2010, số lƣợng thẻ Dinners Club International đạt 59,26 triệu thẻ với doanh số trên 237 tỷ USD. Thẻ American Express (AMEX) ra đời năm 1958, hiện nay đang là tổ chức thẻ du lịch giải trí lớn nhất thế giới với tổng số thẻ phát hành gấp 5 lần Dinners Club. Năm 1990, tổng doanh thu chỉ khoảng 111,5 triệu USD với khoảng 32,5 triệu thẻ thì đến năm 1993 tổng doanh thu đã tăng lên 124 tỷ 6 USD với khoảng 35,4 triệu thẻ. Đến cuối năm 2014, số lƣợng thẻ AMEX phát hành đạt 85.645 triệu thẻ. Thẻ JCB đƣợc phát hành lần đầu tại Nhật Bản vào năm 1961 bởi ngân hàng Sanwa.Năm 1981, JCB đã vƣơn ra thế giới, mục tiêu chủ yếu là hƣớng vào lĩnh vực giải trí và du lịch. Năm 1990, doanh thu thẻ JCB vào khoảng 16,5 tỷ USD với 17 triệu thẻ lƣu hành. Năm 1992, doanh thu tăng lên 30,9 tỷ USD với khoảng 27,5 triệu thẻ lƣu hành, đến năm 2014 số lƣợng thẻ JCB phát hành đạt 62.73 triệu thẻ, đƣợc chấp nhận thanh toán trên 400.000 thiết bị tại 110 quốc gia trên thế giới. Năm 1951, dựa trên cơ sở hình thành hệ thống tín dụng của John Biggins, ngân hàng đầu tiên tham gia vào việc phát hành thẻ tín dụng là Franklin National ở Long Island – NewYork. Để có thể sử dụng thẻ tín dụng do ngân hàng Franklin National phát hành, khách hàng phải yêu câu ngân hàng này cấp cho một hạn mức tín dụng. Trƣờng hợp đƣợc ngân hàng đồng ý, khách hàng sẽ đƣợc phát hành một thẻ tín dụng để mua hàng hoá, dịch vụ. Năm 1960, một ngân hàng của Mỹ là Bank of American đã phát hành thẻ Bank American.Sau đó, ngân hàng này cấp giấy phép cho các tổ chức tài chính trong khu vực phát hành thẻ mang thƣơng hiệu Bank Americard. Trƣớc sự thành công của việc phát hành thẻ Bank Americard, một số ngân hàng phát hành thẻ khác của Mỹ đã hợp tác với nhau để tìm giải pháp cạnh tranh lại các tổ chức đã phát hành thẻ Bank Americard. Năm 1966, 14 ngân hàng ở Mỹ quyết định thành lập một hiệp hội thẻ liên bang - gọi là “Inter Bank” để trao đổi các thông tin về thẻ tín dụng. Năm 1977, thẻ Bank Americard đƣợc đổi tên thành Visa và tổ chức Visa quốc tế đƣợc ra đời.Ngày nay, thẻ Visa đã trở thành thẻ thanh toán đƣợc sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Năm 2014, tổ chức thẻ quốc tế Visa với hơn 21.000 thành viên là các tổ chức tài chính ngân hàng đã trở thành hệ thống 7 thanh toán cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ thẻ. Thẻ thanh toán Visa ngày càng phát triển và chiếm thị phần lớn trên thế giới với danh mục sản phẩm dịch vụ thẻ ngày càng đa dạng, đạt số lƣợng tỷ thẻ các loại, có mặt tại 250 nƣớc và vùng lãnh thổ khác nhau với mạng lƣới thanh toán lớn nhất và rộng khắp trên toàn cầu với 60 triệu EDC; 3.840.000 máy ATM tại 100 nƣớc trên thế giới. Năm 1966,thẻ MasterCard ra đời với tên gọi ban đầu là Master Charge do hiệp hội thẻ gọi tắt là ICA (Interbank Card Association) phát hành thông qua các thành viên thế giới.Thẻ MasterCard ra đời và phát triển đã trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu của thẻ Visa, góp phần đƣa thị trƣờng thẻ của thế giới ngày càng phát triển.Năm 1990, tổ chức thẻ quốc tế MasterCard có 5.000 thành viên, phát hành trên 178 triệu thẻ và trên 9 triệu điểm chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn thế giới. Đến 31/12/2014, số lƣợng thành viên của MasterCard đã lên tới 25.000 thành viên, phát hành 7,6 tỷ thẻ. Thẻ thanh toán MasterCard đƣợc chấp nhận thanh toán tại 60 triệu điểm chấp nhận thanh toán thẻ cũng nhƣ hàng trăm nghìn các webside trên toàn thể giới. Ngày nay, hai loại thẻ thanh toán là Visa và MasterCard là hai loại thẻ đƣợc sử dụng phổ biến nhất và chiếm lĩnh thị trƣờng thẻ liên hàng trên thế giới bao gồm cả số lƣợng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ. Thanh toán thẻ đã thực sự trở thành một phần của guồng máy kinh tế thế giới.Với các tiện ích của mình, chắc chắn thẻ thanh toán sẽ gặt hái đƣợc nhiều thành công trong thế kỷ XXI - Thế kỷ của công nghệ thông tin. 1.1.2. Tổng quan về sản phẩm dịch vụ thẻ tại Việt Nam: Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng phải có chiến lƣợc phát triển phù hợp. Việc phát triển và đa dạng hoá các hình thức thanh toán không 8 dùng tiền mặt với công nghệ hiện đại, dịch vụ đa năng và liên kết toàn cầu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán qua ngân hàng là yêu cầu bức thiết đối với các NHTM.Sự ra đời của các hình thức thanh toán thẻ là một tất yếu khách quan nhằm đa dạng hoá hình thức thanh toán, góp phần thay đổi thói quen không dùng tiền mặt cố hữu trong dân cƣ. Với ƣu thế về thời gian thanh toán nhanh, tính an toàn, hiệu quả sử dụng và phạm vi thanh toán rộng, thẻ thanh toán đã và đang trở thành công cụ thanh toán phổ biến và có vị trí quan trọng trong các công cụ thanh toán tại các nƣớc phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Trong giai đoạn 1996 – 2001, thị trƣờng thẻ Việt Nam còn sơ khai, nhận thức của ngƣời dân về thẻ thanh toán còn hạn chế nên các sản phẩm thẻ chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cƣ có thu nhập cao và phần lớn chỉ là thẻ quốc tế đƣợc sử dụng khi mua sắm các hàng hoá dịch vụ ở nƣớc ngoài. Bắt đầu từ năm 2002, trên nền tảng hệ thống ngân hàng “lõi” (core banking) mới hiện đại đƣợc các ngân hàng đầu tƣ nâng cấp, các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa lần đầu tiên đƣợc phát hành tại Việt Nam. Nhờ đó, ngƣời dân đã bắt đầu biết đến và làm quen với một phƣơng tiện thanh toán tiện lợi, nhanh gọn, dễ đăng ký, dễ sử dụng hoạt động dựa trên cơ sở tài khoản cá nhân. Tuy nhiên, dịch vụ thẻ thanh toán thực sự sôi động , bắt đầu chiều sâu từ những năm 2006-2007 khi Chính phủ ban hành Quyết định số 291/2006/TTg về triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2011 và đặc biệt sự ra đời của Quyết định số 20/2007/NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam điều chỉnh các quy định về phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Điều này góp phần tạo một hành lang pháp lý rất quan trọng giúp thị trƣờng có sự phát triển vƣợt bậc về hoạt đông thanh toán và phát hành thẻ, số 9 lƣợng các ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ thẻ ngày càng gia tăng với việc cho ra đời hàng loạt các sản phẩm thẻ tƣơng đối hiện đại, nhiều tính năng, tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các số liệu thống kê cho thấy, số lƣợng thẻ đã có sự tăng trƣởng khá nhanh. Năm 2011, toàn thị trƣờng có khoảng gần 37,5 triệu thẻ thì đến năm 2014, con số đó đã lên tới 60,5 triệu thẻ tăng gần 1,7 lần. Số thƣơng hiệu thẻ cũng tăng từ 95 thƣơng hiệu lên khoảng 450 thƣơng hiệu thẻ các loại. Trong tổng số 60,5 triệu thẻ (tính đến cuối năm 2014) hơn 90% là thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế chiếm 3,6%, thẻ tín dụng quốc tế chiếm 6,4%. Song song với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động phát triển mạng lƣới chấp nhận thẻ và thanh toán thẻ cũng có sự phát triển khá ấn tƣợng. Hệ thống ATM và Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ - POS đã có sự tăng trƣởng đáng kể, nhất là giai đoạn 2011-2014. Nếu năm 2011, cả thị trƣờng mới có hơn 11.000 POS thì đến năm 2014 đã lên tới hơn 153.200 POS, tăng gần 14 lần. Bên cạnh đó là 16.000 thiết bị ATM phục vụ hoạt động rút tiền thanh toán của chủ thẻ. Việc chia sẻ mạng lƣới và đẩy mạnh kết nối liên thông hệ thống ATM, POS cũng đƣợc tích cực thực hiện đã không chỉ góp phần gia tăng thuận tiện cho chủ thẻ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thẻ của các NHTM, tiết kiệm chi phí đầu tƣ cho mỗi ngân hàng và toàn xã hội. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan