Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh....

Tài liệu Phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh.

.PDF
116
2
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÝ KIM SƠN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÝ KIM SƠN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Bắc THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa từng được sử dụng, công bố trong bất kì nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc. Quảng Ninh, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Lý Kim Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và được tạo điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết tôi xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Bắc; cô đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp và hướng dẫn của các Thầy, Cô giáo trong khoa Sau Đại học - trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên trong suốt thời gian học tập. Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Các ban ngành, đoàn thể ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.. Tôi xin chân thành cám ơn./. Quảng Ninh, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Lý Kim Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................. 2 5. Bố cục của Luận văn ................................................................................. 3 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN ...................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản ..................................... 4 1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản ........................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản .................................................. 5 1.1.3. Vai trò của nuôi trồng thủy sản ....................................................... 7 1.1.4. Phát triển nuôi trồng thủy sản ....................................................... 10 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản ............ 14 1.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của một số nước trên thế giới và ở Việt Nam ...................................................................................... 18 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thuỷ sản của một số nước trên thế giới ........................................................................................... 18 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam ............... 21 1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển nuôi trồng thuỷ sản cho huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 25 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 25 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ............................. 25 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................... 25 2.2.3. Tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................. 27 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 27 2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .............................. 27 2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả nuôi trồng thủy sản ....................... 27 2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nuôi trồng thủy sản ..................... 28 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nuôi trồng thủy sản .................... 28 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH....................... 29 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Vân Đồn .......................... 29 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 29 3.1.2. Đặc điểm văn hóa, xã hội, dân số huyện Vân Đồn ....................... 34 3.1.3. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội ................................................ 36 3.1.4. Cơ chế chính sách về phát triển nuôi trồng thuỷ sản huyện Vân Đồn 37 3.1.5. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn .................................... 38 3.2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................ 39 3.2.1. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................. 39 3.2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ nuôi trồng thuỷ sản .. 55 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v 3.3. Đánh giá chung về phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................... 79 3.3.1. Những mặt đạt được...................................................................... 79 3.3.2. Những mặt còn hạn chế ................................................................ 80 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại .................................................... 82 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH ............................... 83 4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn ........................................................................................... 83 4.1.1. Quan điểm phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn ..... 83 4.1.2. Định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn ............. 83 4.1.3. Mục tiêu phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn ........ 85 4.2. Giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................ 86 4.2.1. Giải pháp về giống nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn ........ 87 4.2.2. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại, tuyên truyền khuyến ngư ............................................................................................. 87 4.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ ................................................. 90 4.2.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn ................................................................................................... 91 4.2.5. Giải pháp về vốn nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn............ 92 4.2.6. Giải pháp về tăng cường quản lý Nhà nước nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn ....................................................................................... 93 4.2.7. Giải pháp về môi trường và phòng trừ dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn ............................................................................ 94 4.2.8. Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn ............................................................................ 95 4.3. Một số kiến nghị................................................................................... 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi 4.3.1. Đối với Chính phủ ......................................................................... 96 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh và một số ban ngành liên quan 97 4.3.3. Đối với UBND huyện Vân Đồn .................................................... 98 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân GTSX : Giá trị sản xuất HGĐ : Hộ gia đình KKT : Khu kinh tế KT- XH : Kinh tế - xã hội NTTS : Nuôi trồng thủy sản QC : Quảng canh QCCT : Quảng canh cải tiến QĐ : Quyết định TC : Thâm canh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Dân số và mật độ dân số Vân Đồn theo xã giai đoạn 2012 - 2014 .......... 35 Bảng 3.2. Cơ cấu dân số Vân Đồn năm 2012 - 2014 ................................................ 36 Bảng 3.3. Thực trạng lao động tham gia NTTS huyện Vân Đồn năm 2014 ............ 40 Bảng 3.4. Diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2012 - 2014 ..... 42 Bảng 3.5. Sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2012 - 2014 ... 45 Bảng 3.6. Năng suất nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn năm 2012 - 2014 ........... 47 Bảng 3.7. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn năm 2012 - 2014 ... 48 Bảng 3.8. Thực trạng nhân khẩu - lao động tại các HGĐ điều tra tại huyện Vân Đồn .... 55 Bảng 3.9. Trình độ văn hóa của lao động tham gia NTTS trực tiếp của các xã điều tra tại huyện Vân Đồn .............................................................................. 58 Bảng 3.10. Hiện trạng sử dụng diện tích theo mục đích sử dụng các HGĐ của các xã điều tra tại huyện Vân Đồn ...................................................................... 60 Bảng 3.11. Năng suất và sản lượng NTTS tại các HGĐ của các xã điều tra tại huyện Vân Đồn ................................................................................................... 62 Bảng 3.12. Thu nhập bình quân trên 01 ha của HGĐ NTTS của các xã điều tra tại huyện Vân Đồn ........................................................................................ 65 Bảng 3.13. Chi phí bình quân trên 01 ha của HGĐ NTTS của các xã điều tra tại huyện Vân Đồn ........................................................................................ 67 Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế HGĐ NTTS của các xã điều tra tại huyện Vân Đồn ... 69 Bảng 3.15. Cơ sở sản xuất con giống thủy sản năm 2014 ........................................ 71 Bảng 3.16. Thực trạng chế biến và tiêu thụ sản phẩm NTTS ................................... 74 Bảng 3.17. Thực trạng tiêu thụ thủy sản tại các HGĐ của các xã điều tra tại huyện Vân Đồn ................................................................................................... 75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với cánh cửa của WTO ngày càng mở rộng khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này, thì đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát triển nền kinh tế một cách toàn diện trong giai đoạn hội nhập. Gia nhập vào WTO chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế ngoại thương. Trong điều kiện đó thì xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng dễ dàng hơn vào thị trường các nước trên thế giới. Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân cư sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trong khu vực này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia nhập WTO nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Và có thể nói ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước ta. Ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua được khẳng định là nghề sản xuất thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn và ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nuôi trồng thuỷ sản huyện Vân Đồn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như: thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch chạy theo thực tế sản xuất; các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình chuyển đổi đất nông, lâm nghiệp sang Nuôi trồng thuỷ sản; các vấn đề môi trường trong và xung quanh các khu vực nuôi tập trung do hoạt động của các ngành kinh tế khác gây ra... Với thực tế nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn “Phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” nhằm tìm hiểu thực trạng nuôi trồng thuỷ sản của huyện Vân Đồn, làm rõ những thách thức và cơ hội, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển cho lĩnh vực này tại địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn tỉnh Quảng ninh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thuỷ sản - Phân tích, đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012- 2014. - Đề ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề phát triển nuôi trồng thuỷ sản người dân nuôi trồng thuỷ sản, các hộ, cộng đồng và các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở huyện Vân Đồn, thông qua việc điều tra, khảo sát tình hình thực tiễn và các số liệu hiện có trong các báo cáo tổng kết và số liệu thống kê của địa phương về phát triển nuôi trồng thuỷ sản. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi về thời gian: Năm 2012 - 2014. - Phạm vi về nội dung: Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu, là cơ sở khoa học giúp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020. Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 04 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Chƣơng 4: Định hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản 1.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản [4] Ngành thủy sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu với xuất phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thời kỳ đầu đánh bắt thủy sản được coi là ngành quan trọng và chủ yếu cấu thành nên ngành thủy sản, vì vậy ở thời điểm đó nuôi trồng thủy sản chưa phát triển và con người chưa ý thức được việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các loại thủy hải sản. Nhưng trong những thập kỷ gần đây khi sản phẩm thủy sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ sụt giảm và cạn kiệt do đánh bắt quá nhiều, tràn lan trong điều kiện nguồn lực tự nhiên có hạn thì nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển và trở nên quan trọng. Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận của ngành thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản ra đời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống khi mà sản lượng khai thác thuỷ sản ngày càng có nguy cơ cạn kiệt. Nước ta có một tiềm năng to lớn để phát triển hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư và cung cấp nguyên liệu cho hoạt đông chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên sẵn có (mặt nước biển, nước sông ngòi, ao hồ, ruộng trũng, sông cụt, đầm phá, khí hậu..) với hệ sinh vật sống dưới nước (chủ yếu là cá, tôm và các thủy sản khác..) có sự tham gia trực tiếp của con người. Hoạt động này ở Việt Nam bao gồm nuôi, trồng các loại thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn với các hình thức nuôi chủ yếu là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 - Nuôi theo phương pháp thâm canh (TC), bán thâm canh (BTC), quảng canh (QC) và quảng canh cải tiến (QCCT); - Nuôi trong lồng bè trên mặt nước biển, sông, đầm,ven biển; - Nuôi nhuyễn thể; - Nuôi thủy sản ao hồ, đìa, đầm; - Nuôi thủy sản trên ruộng trũng, ruộng lúa; - Trồng rong biển. 1.1.2. Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản 1.1.2.1. Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp đất nước và tương đối phức tạp so với các ngành sản xuất vật chất khác. Ở đâu có nước là ở đó có nuôi trồng thủy sản.Vì vậy, nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp tại mọi vùng địa lý từ miền núi xuống miền biển. Thủy sản nuôi rất đa dạng, nhiều giống loài mang tính địa lý rõ rệt, có quy luật riêng của từng khu hệ sinh thái điển hình. Do vậy, công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cần chú ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, triển khai thực hiện các chính sách… phải phù hợp với từng khu vực lãnh thổ hay từng vùng khác nhau. 1.1.2.2. Số lượng, chất lượng nguồn nước và nguồn lợi thủy sản rất khác nhau Mỗi mặt nước nuôi trồng thủy sản có độ màu mỡ khác nhau phụ thuộc vào thổ nhưỡng vùng đất và nguồn nước, nguồn cung cấp. Vật nuôi trong ao hồ rất khó quan sát trực tiếp được như trên cạn vì thế rủi ro trong sản xuất lớn hơn nhiều. Người nuôi cần có kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật cần thiết về vấn đề thuỷ lợi, bởi vì thuỷ lợi như chìa khoá để mở ra cánh cửa cho người làm thuỷ sản có thể đạt được những thành tựu to lớn. 1.1.2.3. Hoạt động nuôi trồng thủy sản có tính mùa vụ rõ nét Nuôi trồng thủy sản mang tính mùa vụ vì thủy sản có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Theo Lênin, tính mùa vụ thể hiện ở chỗ thời gian lao động không ăn khớp với thời gian sản xuất. Thời gian lao động là thời gian tác động tới sự hình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 thành của sản phẩm, còn thời gian sản xuất kéo dài hơn vì bao gồm cả thời gian lao động không tác động đến sản phẩm. Ví dụ : thời gian sản xuất kéo dài từ A đến B, nhưng thời gian lao động chỉ bao gồm: thời gian cải tạo ao (phơi đáy ao 2 tuần lễ), thả giống, chăm sóc (cho ăn 2 lần/ ngày), thu hoạch. Như vậy, rõ ràng người nuôi phải tuân theo quy luật sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. A B Cải tạo Thả giống Chăm sóc Thu hoạch Trong NTTS phải lưu giữ và chăm sóc đặc biệt đối với đàn vật nuôi bố mẹ (đàn cá bố mẹ, tôm bố mẹ…) để sản xuất con giống cho các vụ nuôi tiếp theo. Đây là tài sản sinh học đặc biệt của doanh nghiệp, việc lựa chọn đàn tôm, cá bố mẹ phải tuân theo quy trình khoa học - công nghệ của hệ thống quốc gia. Tính thời vụ trong NTTS đã dẫn đến tình trạng người lao động có lúc rất bận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi trong NTTS một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng cách: Đối với NTTS phải cần tập trung nghiên cứu các giống loài thuỷ sản có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm. 1.1.2.4. Nuôi trồng thuỷ sản có từ rất lâu đời nhưng đi lên từ điểm xuất phát rất thấp là nhỏ bé, manh mún và phân tán Ngành thuỷ sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuất phát điểm là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS). Thời kỳ đầu đánh bắt thuỷ sản được coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành Thuỷ sản. Vì vậy, ở thời điểm đó NTTS chưa phát triển và con người chưa ý thức được việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo môi trường cho sự phát triển của các loài thuỷ sản. Vì thế có thể nói ngành NTTS là một ngành tuy có từ lâu đời nhưng đi lên từ điểm xuất phát thấp, nhỏ bé, manh mún. Trong thời gian gần đây nhờ có sự quan tâm và nhận thức đúng đắn về ngành thuỷ sản nên đã có những bước phát triển đột phá nhất định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 Trong năm 2000 có 7 quốc gia Châu Á có tên trong số 10 nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cao nhất thế giới, đó là : Băng La Đét, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam. Châu Á đóng góp 90% tổng sản lượng NTTS của thế giới. NTTS theo hướng thân thiện với môi trường, công nghệ NTTS không có chất thải sẽ phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam NTTS trong hệ VAC đáp ứng yêu cầu này. 1.1.3. Vai trò của nuôi trồng thủy sản 1.1.3.1. Ngành nuôi trồng thuỷ sản có vai trò quan trọng trong việc duy trì, tái tạo các nguồn lợi thuỷ sản Các nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi tự nhiên với tính chất có hạn, khan hiếm khi khai thác đánh bắt một cách tràn lan không có kế hoạch thì nguồn lợi này lại càng trở nên khan hiếm, thậm chí một số loài gần như tuyệt chủng. Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn lợi này được duy trì và tiếp tục mang lại lợi ích cho con người thì cần có những kế hoạch khai thác hợp lý, khai thác kết hợp với việc bảo vệ, bổ sung tái tạo một cách thường xuyên thông qua hoạt động đánh bắt và NTTS là 2 bộ phận cấu thành nên ngành thuỷ sản nhưng mang 2 sắc thái hoàn toàn khác nhau, bổ sung lẫn nhau tạo nên sự phát triển chung của toàn ngành. 1.1.3.2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản và thương mại quốc tế thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ tiêu dùng nội địa mà một số đối tượng thuỷ sản nuôi trồng còn là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước. Ngành Thuỷ sản Việt Nam là ngành đứng thứ 6 trong 10 nước xuất khẩu thuỷ sản mạnh có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trên thế giới. Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu thủy sản vượt ngưỡng 1 tỉ USD và đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã đạt hơn 2 tỉ USD. Năm 2005 kim ngạch xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 khẩu thuỷ sản đạt gần 2,7 tỷ USD. Với con số này, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu thủy sản lớn trong khu vực Đông Nam á. Có được kết quả này là nhờ trong những năm qua, ngành Thủy sản đã tích cực đẩy mạnh công tác nuôi trồng, chế biến thủy sản.[3] Trong những năm qua, sản lượng NTTS liên tục tăng năm 2002 là 976.100 tấn, trong đó khoảng 40% dành cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Đến năm 2005, nhu cầu nguyên liệu cho chế biến thủy sản là 2.030.000 tấn và năm 2010 là 2.650.000 tấn. Để đáp ứng đủ nhu cầu, ngành Thủy sản phải chủ động được nguồn nguyên liệu. Bởi nguyên liệu là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thủy sản. Có một nguồn nguyên liệu ổn định, giá cả có sức cạnh tranh thì ngành công nghiệp chế biến thủy sản mới có cơ hội phát triển. Trong xu thế ngày càng hạn chế khai thác thủy sản nhằm bảo vệ môi trường như hiện nay thì NTTS đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Việc cung cấp từ NTTS cũng đảm bảo ổn định và phù hợp với nhu cầu của thế giới nhờ thực hiện tốt công tác khuyến ngư và phát triển giống mới. Nuôi trồng thủy sản đã tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, nhất là chế biến xuất khẩu và đã đóng góp phần quan trọng vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tôm chiếm tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 43,7% (năm 2001), 46,9% (năm 2002), trong đó tôm nuôi chiếm phần lớn. 1.1.3.3. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập NTTS là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề NTTS ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở ven sông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 Đến năm 2005 do chuyển đổi diện tích sang nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần đưa số lao động nuôi trồng thuỷ sản là 2.550.000 lao động (bao gồm cả lao động thời vụ). Bên cạnh đó, do hiệu quả của NTSS cao hơn nhiều so với các lĩnh vực nông nghiệp khác, nên cùng với việc thực hiện chuyển đổi kỹ thuật sản xuất, chuyển đổi diện tích từ trồng lúa sang NTTS đã tạo ra nguồn thu nhập lớn góp phần nâng cao mức sống cho người dân. 1.1.3.4. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa Cùng với mức sống của người dân dần được cải thiện, nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao, giàu protein ngày một tăng thì ngành NTTS ngày càng trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho thị trường nội địa . Ngành NTTS là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành NTTS đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành NTTS đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân. 1.1.3.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp Ngày nay, xu hướng chuyển đổi diện tích trồng kém hiệu quả như trồng lúa ruộng trũng 1 vụ bấp bênh, năng suất thấp, đất trồng cói, làm muối kém hiệu quả và đất cát, đất hoang hoá sang sử dụng có hiệu quả hơn cho ngành NTTS . Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách. . Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 20002002: hơn 200.000 ha diện tích được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2004 đạt 65.400 ha. Có thể nói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 NTTS đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Hơn nữa, NTTS cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp cổ phần... NTSS phát triển cũng kép theo sự phát triển của các ngành dịch vụ - Công nghiệp . Vì vậy, phát triển NTSS đã góp phần đưa nền kinh tế VN ngày càng phát triển nhanh và bền vững. 1.1.4. Phát triển nuôi trồng thủy sản 1.1.4.1. Phát triển Phát triển là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Một số định nghĩa của Khoa học Môi trường bàn về phát triển gồm có: [13] Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “Phát triển là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Phát triển là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai (Gôdian và Hecdue, 1988; GS Grima Lino); Về kinh tế, phát triển bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công bằng về quyền sử dụng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội. Về con người, để đảm bảo phát triển cần thiết nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho sự phát triển . Về môi trường, phát triển đòi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất trồng, nguồn nước, khoáng sản… đồng thời phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của dân số tăng nhanh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan