Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển nông nghiệp tỉnh trà vinh theo hướng bền vững thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh trà vinh theo hướng bền vững thực trạng và giải pháp

.PDF
159
650
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH __________________ Nguyễn Chí Thẳng PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Chí Thẳng PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Địa lí học (trừ Địa lí tự nhiên) Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Chí Thẳng LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu lâu dài của tác giả dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều cá nhân và đơn vị. Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học là TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương. Người đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và cảm thông cùng tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP - Tp. HCM, nhất là các thầy cô giáo được mời về giảng dạy từ các Viện Nghiên cứu, các trường Đại học danh tiếng trong cả nước, đã truyền đạt nhiều kiến thức, phương pháp nghiên cứu cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các sở ban ngành trong tỉnh Trà Vinh, đó là: UBND tỉnh Trà Vinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trà Vinh, Cục thống kê Trà Vinh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Trà Vinh, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Trà Vinh, đã cung cấp cho tác giả các tài liệu có giá trị để tác giả hoàn thành tốt luận văn. Luận văn cũng đã hoàn thành với sự chia sẽ, động viên, ủng hộ và tạo điều kiện của gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè gần xa. Rất mong các cá nhân, đơn vị nhận lời cảm ơn chân thành của tác giả. Trà Vinh, ngày 20 tháng 3 năm 2012 Tác giả luận văn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT : Cơ cấu kinh tế CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GlobalGAP : (Global Good Agricultural Practice) tiêu chuẩn việc chứng nhận quy trình sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp KT : Kinh tế KT-XH : Kinh tế - xã hội LMLM : Lở mồm lông móng MTQG : Mục tiêu quốc gia NTTS : Nuôi trồng thủy sản PTBV : Phát triển bền vững UBND : Ủy ban Nhân dân VietGAP : (Vietnamese Good Agricultural Practices) thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam. VL –LXL : Vàng lùn – lùn xoắn lá MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ, bản đồ, lược đồ MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG ............................................................ 10 1.1. Nông nghiệp ...................................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 10 1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp ........................................................................ 10 1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................................................... 11 1.2. Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ........................... 12 1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ................................................................. 15 1.4. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ................................................... 18 1.4.1. Nền tảng lí thuyết về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ......... 18 1.4.2. Nội dung của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ..................... 22 1.4.3. Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và vấn đề an ninh lương thực ................................................................................ 23 1.4.4. Sự cần thiết phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ........................ 24 1.4.5. Những nguyên tắc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ............. 26 1.4.6. Hệ thống chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ........................................................................................................... 28 1.4.7. Mối quan hệ giữa tăng trưởng nông nghiệp với các vấn đề khác .............. 31 1.4.8. Các chỉ tiêu phản ánh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ........ 38 1.5. Kinh nghiệm của một số nước phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ...... 46 1.5.1. Nhật Bản ..................................................................................................... 46 1.5.2. Malaysia ..................................................................................................... 47 1.5.3. Thái Lan ..................................................................................................... 48 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở TRÀ VINH .... 50 2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Trà Vinh ............................................................... 50 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ở Trà Vinh ...................... 51 2.2.1. Vị trí địa lí .................................................................................................. 51 2.2.2. Các nguồn lực tự nhiên............................................................................... 52 2.2.3. Các nguồn lực kinh tế - xã hội ................................................................... 60 2.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững.......... 65 2.3.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ................................. 65 2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Trà Vinh ............................. 82 2.3.3. Lao động trong ngành nông nghiệp............................................................ 89 2.3.4. Hiện trạng sử dụng đất ............................................................................... 89 2.3.5. Vốn đầu tư trong phát triển nông nghiệp ................................................... 92 2.3.6. Hàng xuất khẩu nông nghiệp ...................................................................... 95 2.3.7. Ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ ................................................. 97 2.3.8. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp ............................................. 98 2.3.9. Xây dựng địa bàn cư trú nông thôn ............................................................ 99 2.4. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp .................................................. 101 2.4.1. Kinh tế trang trại....................................................................................... 101 2.4.2. Kinh tế hợp tác xã..................................................................................... 102 2.5. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp Trà Vinh theo hướng bền vững .. 103 2.5.1. Bền vững về tự nhiên và môi trường ........................................................ 103 2.5.2. Bền vững về mặt kinh tế - xã hội ............................................................. 104 2.6. Một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững ở Trà Vinh ...... 106 2.6.1. Mô hình sản xuất lúa trên “cánh đồng mẫu lớn” ...................................... 106 2.6.2. Mô hình lúa – tôm bền vững thích nghi với biến đổi khí hậu .................. 108 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÀ VINH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .................. 110 3.1. Những cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp ............................................ 110 3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội chung của Trà Vinh ...................... 111 3.1.2. Quan điểm về đảm bảo an ninh lương thực và mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ................................................................... 113 3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp Trà Vinh theo hướng bền vững ............. 114 3.2.1. Định hướng về thị trường ........................................................................ 114 3.2.2. Định hướng phát triển các loại hình nông nghiệp ................................... 115 3.2.3. Định hướng phát triển không gian nông nghiệp ...................................... 118 3.2.4. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ..................................................... 119 3.2.5. Định hướng phát triển nông nghiệp - nông thôn và xóa đói giảm nghèo ........ 120 3.2.6. Định hướng về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – kĩ thuật phục vụ nông nghiệp ...................................................................................................... 121 3.2.7. Định hướng tổ chức phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững ............................................................................... 125 3.3. Các kiến nghị và giải pháp phát triển nông nghiệp Trà Vinh theo hướng bền vững ......................................................................................................... 126 3.3.1. Về việc tổ chức, quản lí và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp.. 126 3.3.2. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp .................................................. 127 3.3.3. Giải pháp về vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ................................... 129 3.3.4. Về đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển nông nghiệp ... 130 3.3.5. Nâng cao trình độ quản lý và phát triển nông nghiệp ........................... 131 3.3.6. Giải pháp về việc khai thác các tài nguyên nông nghiệp kết hợp với bảo vệ môi trường.................................................................................. 132 3.3.7. Giải pháp về đào tạo nhân lực phục vụ nông nghiệp ............................ 132 3.3.8. Các giải pháp về thị trường nông nghiệp .............................................. 133 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 137 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chỉ tiêu phản ánh mức độ ô nhiễm không khí ...................................... 44 Bảng 1.2. Chỉ tiêu phản ánh ô nhiễm nguồn nước mặt .......................................... 45 Bảng 1.3. Chỉ tiêu phản ánh ô nhiễm nguồn nước ngầm ....................................... 46 Bảng 2.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của cả nước, ĐBSCL và tỉnh Trà Vinh năm 2010 (ĐVT nghìn ha) ........................................................... 53 Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trà Vinh thời kì 1992 - 2010 ..................... 62 Bảng 2.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp Trà Vinh thời kì 1992 – 2010 . ............... 65 Bảng 2.4. Cơ cấu ngành nông nghiệp Trà Vinh thời kì 1992 - 2010..................... 68 Bảng 2.5. Giá trị sản xuất các nhóm cây trồng (ĐVT: triệu đồng)........................ 69 Bảng 2.6. Diện tích, sản lượng lương thực Trà Vinh thời kì 1992 – 2010. ........... 70 Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng các cây công nghiệp lâu năm ở Trà Vinh thời kì 1992 - 2010 ....................................................................... 73 Bảng 2.8. Thống kê hiện trạng sản xuất cây công nghiệp hàng năm ở Trà Vinh thời kì 1992 - 2010 ................................................................................ 75 Bảng 2.9. Thống kê hiện trạng sản xuất rau - đậu ở Trà Vinh thời kì 1992 - 2010 ............................................................................................ 77 Bảng 2.10. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (ĐVT: triệu đồng) ...................... 78 Bảng 2.11. Quy mô phát triển chăn nuôi gia súc thời kì 1992 - 2010 ..................... 79 Bảng 2.12. Số lượng và sản lượng các loại gia cầm giai đoạn 1992 - 2010 ............ 81 Bảng 2.13. Cơ cấu các thành phần kinh tế đóng góp vào GDP. ĐVT (%).............. 84 Bảng 2.14. Sử dụng lao động trong nông nghiệp (Đơn vị: người) .......................... 89 Bảng 2.15. Phân bố diện tích tự nhiên ở Trà Vinh. (ĐVT: ha) ............................... 90 Bảng 2.16. Biến động trong sử dụng đất nông nghiệp Trà Vinh thời kì 1992 – 2010. ............................................................................... 91 Bảng 2.17. Vốn đầu tư trong phát triển nông nghiệp .............................................. 93 Bảng 2.18. Tình hình phát triển nông thôn thời kì 1992 – 2010 ............................. 101 Bảng 2.19. GDP/người thời kì 1992 – 2010 .......................................................... 101 Bảng 2.20. So sánh từ mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ở Trà Vinh ........................ 107 Bảng 3.1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Trà Vinh dự báo đến năm 2020 115 Bảng 3.2. Dự báo tăng trưởng giá trị sản xuất các nhóm cây trồng .................... 116 Bảng 3.3. Dự báo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi .............. 117 Bảng 3.4. Dự báo diện tích đất đai đến năm 2020 ............................................... 119 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của cả nước, ĐBSCL và tỉnh Trà Vinh năm 2010 ..................................................................................... 54 Biểu đồ 2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Trà Vinh giai đoạn 1992 – 2010 ................................................................................. 63 Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản64 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu ngành nông nghiệp Trà Vinh thời kì 1992 – 2010........... 66 Biểu đồ 2.5. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thời kì 1992 – 2010....... 67 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu ngành nông nghiệp Trà Vinh năm 1992, năm 2000 và năm 2010 ...................................................................................... 68 Biểu đồ 2.7. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các nhóm cây trồng .............. 76 Biểu đồ 2.8. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ................... 78 Biểu đồ 2.9. Tốc độ phát triển chăn nuôi gia súc thời kì 1992 – 2010 ............. 80 Biểu đồ 2.10. Cơ cấu nông nghiệp Trà Vinh thời kì 1992 – 2010 ..................... 83 Biểu đồ 2.11. Cơ cấu vốn đầu tư trong phát triển nông nghiệp.......................... 93 Biểu đồ 2.12. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản của Trà Vinh năm 2010. . 96 Biểu đồ 3.1. Dự báo quy mô dân số Trà Vinh đến năm 2020 ........................ 111 DANH MỤC CÁC LƯỢC ĐỒ, BẢN ĐỒ Lược đồ 1. Lược đồ hiện trạng nông nghiệp Trà Vinh 2. Lược đồ dự báo phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 Bản đồ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh 2. Bản đồ hiện trạng ngành trồng trọt tỉnh Trà Vinh 3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiêp tỉnh Trà Vinh MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trà Vinh là tỉnh nằm ở vùng ĐBSCL, được tái lập từ năm 1992. Cũng giống như các tỉnh khác trong vùng, Trà Vinh có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Với đặc điểm của một vùng đất thuộc miền sông nước Nam bộ, nền nông nghiệp Trà Vinh đã có những bước tiến rõ rệt trong sản xuất, việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều và mang lại hiệu quả cao, cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu và từ lâu nông nghiệp đã trở thành ngành chủ lực trong phát triển KT của tỉnh. Phát triển nông nghiệp đã đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân và phục vụ xuất khẩu và Trà Vinh đã trở thành một trong những địa phương có sản lượng nông nghiệp cao trong cả nước. Tuy nhiên việc phát triển nông nghiệp của tỉnh ngày càng gặp phải những khó khăn trong phát triển sản xuất, việc khai thác các lợi thế để phát triển nông nghiệp thật sự chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, mặc dù tỉnh đã có nhiều tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp; sản lượng nông sản ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng được nâng cao, được chú trọng đầu tư, ứng dụng KHKT trong sản xuất, xét về mức độ ổn định lâu dài, nâng cao thu nhập cho nông dân, đảm bảo môi trường khu vực nông nghiệp – nông thôn… thì Trà Vinh còn nhiều hạn chế và thiếu tính bền vững. Chính vì thế, việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển KT - XH của tỉnh. Trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay, việc phát triển một nền nông nghiệp theo hướng bền vững ở Trà Vinh nói riêng và cả nước nói chung là rất cần thiết. Do đó Trà Vinh cần phải có những giải pháp và định hướng nhằm phát triển tốt nền nông nghiệp hiện đại theo hướng bền vững mới có thể duy trì tốt độ tăng trưởng KT cũng như việc nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Là một giáo viên công tác tại tỉnh Trà Vinh, bản thân tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về tình hình phát triển nông nghiệp của tỉnh, cũng như những định hướng cho nền nông nghiệp Trà Vinh trong tương lai. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh theo hướng bền vững: thực trạng và giải pháp”, thông qua đề tài này, tôi muốn làm một tư liệu để phục vụ cho việc giảng dạy Địa lý KT XH của địa phương, muốn được nâng cao chuyên môn, muốn được nghiên cứu khoa học và góp phần làm cho KT tỉnh Trà Vinh ngày càng phát triển. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững để nghiên cứu thực trạng về phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh từ khi tái lập tỉnh đến nay, từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng nhằm phát triển theo hướng bền vững cho ngành nông nghiệp của tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Đúc kết những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh. - Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh. - Phân tích quá trình chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp của tỉnh để tìm ra những đặc điểm cơ bản của quá trình chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp của địa phương từ 1992 đến nay. - Đề ra các giải pháp và định hướng phát triển theo hướng bền vững cho ngành nông nghiệp của địa phương. 2.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2.3.1. Giới hạn về nội dung Phát triển nông nghiệp là một vấn đề khá rộng và phức tạp nên luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp của Trà Vinh theo nghĩa hẹp (trồng trọt và chăn nuôi) theo hướng bền vững, cụ thể tìm hiểu vào một số vấn đề trọng tâm: thực trạng phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi, sự phát triển nông nghiệp Trà Vinh theo hướng bền vững trong đó có nêu rõ sự chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, những biến đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, hiện trạng môi trường khu vực nông thôn, chất lượng cuộc sống và lao động ở nông thôn. 2.3.2. Giới hạn về thời gian Nghiên cứu thực trạng phát triển nông nghiệp và sự chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp của Trà Vinh từ năm 1992 đến nay, phần định hướng phát triển nông nghiệp Trà Vinh theo hướng bền vững đến năm 2020. 2.3.3. Giới hạn về không gian Nghiên cứu vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo đơn vị hành chính hiện nay. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trên thế giới, trong những thập kỷ gần đây, vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tổ chức quốc tế quan tâm như: Liên Hiệp Quốc, Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên, Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển, Viện Tầm nhìn Thế giới, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững…các tổ chức trên đã nghiên cứu và cảnh báo những nguy cơ mà loài người phải gánh chịu, đồng thời tiếp cận những nguyên nhân dẫn đến những hậu quả xấu về tài nguyên, môi trường, bất bình đẳng xã hội, khuyến nghị những chính sách, chương trình nhằm thực hiện phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định một trong những quan điểm phát triển KT xã hội Việt Nam đó là “Phát triển, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” Việt Nam hiện nay đã được tài trợ vốn, chuyên gia, phương pháp để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển bền vững như xóa đói giảm nghèo, giảm ô nhiễm môi trường, khôi phục và phát triển rừng...từ một số quốc gia, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ của nhiều nước trên thế giới... Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở nước ta cũng ngày một nhiều hơn. Các hội thảo và các công trình nghiên cứu đều hướng đến sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau. Đó là những dấu hiệu tốt cho định hướng chiến lược phát triển bền vững ngành nông nghiệp của nước ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa có một định hướng cụ thể cho từng địa phương và những đóng góp của các nhà khoa học về nông nghiệp theo hướng bền vững vẫn là bước khởi đầu và phát triển nông nghiệp chưa thực sự đi vào thực tiễn ở nhiều địa phương. Trong các đề tài nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững có một số đề tài có liên quan như: “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn tỉnh Phú Yên trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Trần Thị Thanh Thu, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa ở huyện Củ Chi-Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2010” Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Huỳnh Văn Giáp (2007); “Con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia do Ban Tư tưởng và Văn hóa Trung ương biên soạn đã đề cập đến sự thay đổi quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam và một số kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, cũng như những vấn đề bất cập ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu khác có ý nghĩa đối với việc phát triển bền vững và phát triển bền vững ngành nông nghiệp đó là: KT học nông nghiệp bền vững (tác giả Đinh Phi Hổ, NXB Phương Đông, năm 2008); Không chỉ là tăng trưởng KT: Nhập môn về Phát triển Bền vững (Vũ Cương, Lê Kim Liên, năm 2005, NXB Văn hóa Thông tin). Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu tham khảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy nhiên, các đề tài nêu trên chỉ tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững trong tình hình mới của một số địa phương và nội dung chính của luận văn sẽ tập trung, xem xét vấn đề phát triển nông nghiệp Trà Vinh theo hướng bền vững dưới góc độ địa lý KT - XH. 4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hệ quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Hệ thống lãnh thổ nông nghiệp là một hệ thống mở, bao gồm các thành phần tự nhiên, KT - XH, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự chi phối của nhiều quy luật cơ bản. Nghiên cứu phát triển nông nghiệp không thể tách rời hệ thống KT - XH của địa phương và cả nước, nông nghiệp Trà Vinh nằm trong hệ thống nông nghiệp của vùng ĐBSCL, Việt Nam và Thế giới. Quan điểm hệ thống sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái quát của toàn bộ hệ thống nông nghiệp trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân hệ trong hệ thống đó. nông nghiệp Trà Vinh cần được nghiên cứu trong mối quan hệ KT - XH không chỉ riêng Trà Vinh mà của cả nước. Quan điểm này được vận dụng trong suốt quá trình thực hiện luận văn. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Lãnh thổ nông nghiệp được tổ chức như một mối liên kết không gian của các đối tượng nông nghiệp trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho nông nghiệp. Việc nghiên cứu, nêu lên định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Trà Vinh không thể tách rời với hiện trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Việc đề ra giải pháp và định hướng phát triển theo hướng bền vững cho nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh là một phần trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng ĐBSCL và cả nước. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, vận động và biến đổi. Quá trình ấy có thể bắt đầu từ trong quá khứ, hiện tại vẫn tiếp diễn và kéo dài đến tương lai. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn gốc phát sinh, đánh giá đúng đắn hiện tại là cơ sở để đưa ra các dự báo xác thực về xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới. Mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt của đời sống con người đều liên quan đến môi trường sinh thái. Sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, hiện tượng Trái Đất đang nóng lên, biến đổi khí hậu ngày càng đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực của con người. Do đó, khi nghiên cứu một đề tài có liên quan và ảnh hưởng rất rõ nét đến môi trường, tác giả phải đặt nó trong mối quan hệ với tài nguyên thiên nhiên, môi trường và sự phát triển bền vững, nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái. Quan điểm này được vận dụng trong khi phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình phát triển nông nghiệp và dự báo xu hướng phát triển của nền nông nghiệp theo hướng bền vững trên một đơn vị và hệ thống lãnh thổ. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Mục tiêu của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đó là phát triển nông nghiệp kết hợp với bảo vệ tài nguyên, môi trường, tăng cường bảo tồn các giá trị KT mà thiên nhiên mang lại và chia sẽ lợi ích cộng đồng, đảm bảo sự phát triển KT một cách bền vững. Kết hợp hài hòa các nhu cầu hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng nông nghiệp, nhằm đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố KT - XH và môi trường. Luận văn quán triệt quan điểm này trong suốt quá trình đánh giá, khai thác tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp, định hướng phát triển. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp hệ thống Đối tượng nghiên cứu của địa lí KT - XH là một hệ thống động và phức tạp, bao gồm nhiều phần tử có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động qua lại, mang tính thang cấp rõ rệt. Muốn hiểu rõ những đặc điểm và tính quy luật vận động, hành vi của các đối tượng địa lí KT - XH, chúng ta cần phải phân tích các mối liên hệ đa dạng, đa chiều, bên trong và bên ngoài về số lượng, cường độ… Trong nghiên cứu việc phát triển một lĩnh vực KT theo hướng bền vững cũng vậy, chúng ta phải xem xét toàn diện trong một hệ thống và mối quan hệ tác động của nó với các yếu tố ngoại cảnh, cũng như tác động của các đối tượng địa lí KT - XH trong sự phát triển và tồn tại của chúng. 4.2.2. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu, tài liệu Thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, sắp xếp và xử lí tài liệu một cách có hệ thống, phân tích từng nội dung và đưa ra kết luận đúng đắn nhất. Người thực hiện sẽ liệt kê chi tiết hơn các nội dung cần nghiên cứu ở trên và sắp xếp theo thứ tự các chủ đề, thành lập các phiếu điều tra, sau đó tìm hiểu xem những nội dung nào có thể điều tra, thu thập tại các cơ quan, ban ngành nào trong tỉnh để đến các cơ quan này xin được cung cấp các thông tin, tư liệu đã được liệt kê chi tiết trong các phiếu điều tra. Bên cạnh đó, các tư liệu cũng có thể được thu thập qua các nguồn khác như sách, báo, truyền hình, các trang web chính thống,… Thông tin số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp cho phù hợp với mục đích của từng nội dung. Quá trình tổng hợp sẽ có cái nhìn bao quát về nền nông nghiệp ở Trà Vinh. Qua phân tích, các thông tin được chắt lọc với độ tin cậy cao và mang lại hiệu quả cho việc nghiên cứu. 4.2.3. Phương pháp thực địa Đây là phương pháp không thể thiếu nhằm tích lũy tài liệu thực tế về sự hình thành và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững ở Trà Vinh cũng như các đặc điểm của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Trong quá trình thực hiện luận văn phương pháp này rất được coi trọng vì nó phản ánh một cách trung thực khách quan của vấn đề nghiên cứu, thông qua những trải nghiệm, tiếp cận thực tế từ những chuyến khảo sát thực địa. 4.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Đây là một phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lý, sử dụng các bản đồ làm tăng tính trực quan của đề tài, không chỉ cho biết đặc điểm, phân bố mạng lưới mà còn thể hiện một số kết quả của công trình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đề tài một phần được biểu diễn thông qua hệ thống bản đồ, biểu đồ. Bản đồ được sử dụng để mô tả hiện trạng phát triển nông nghiệp, dự kiến phát triển KT ngành nông nghiệp, sự phân bố sản xuất nông nghiệp theo không gian và mối liên hệ của các yếu tố tự nhiên, KT - XH. Biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, tình hình phát triển các hiện tượng KT của ngành nông nghiệp (chủ yếu khai thác trên các Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, Bản đồ nông nghiệp Trà Vinh, Bản đồ sử dụng đất nông nghiệp của Trà Vinh và một số lược đồ do tác giả thành lập để làm nổi bật nội dung của luận văn). 4.2.5. Phương pháp dự báo Dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại mà suy diễn logic cho tương lai: Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp của Trà Vinh trong quá khứ cũng như thời gian sắp tới và đưa ra các định hướng, giải pháp để phát triển nông nghiệp Trà Vinh theo hướng bền vững. Điều đặc biệt là đề tài muốn dự báo được quá trình phát triển nông nghiệp Trà Vinh trong tương lai. 4.2.6. Phương pháp chuyên gia Được sử dụng trong những trường hợp thiếu thông tin, thông tin không đủ độ tin cậy hoặc đối tượng nghiên cứu không thể lượng hóa, nhưng lại cần phải đưa ra các kết luận, các kiến nghị, các quyết định, lựa chọn các phương án, các kịch bản phát triển. Việc nêu lên định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là một lĩnh vực phức tạp và có liên quan đến nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Ngoài việc thu thập tài liệu trên các báo, các phương tiện thông tin đại chúng, thực địa…, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, cán bộ các Sở, Ban ngành để có nguồn thông tin và những kiến thức để kiểm chứng độ chính xác và khoa học. Có như vậy, đề tài mới đảm bảo được tính khách quan sâu sắc hơn, cụ thể hơn. Vì vậy trong quá trình thực hiện cần có sự trợ giúp của nhiều chuyên gia có uy tín thuộc nhiều ngành có liên quan, nhất là các chuyên gia nghiên cứu về phát triển nông nghiệp. 4.2.7. Phương pháp thống kê Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển KT – XH cũng như tình hình phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững. Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Trà Vinh. Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp Trà Vinh theo hướng bền vững. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 1.1. Nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản, là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền KT quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố tự nhiên mà còn gắn liền với các yếu tố KT – XH. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tựu chung lại, toàn bộ nền KT có thể được chia thành 3 khu vực, trong đó khu vực I, bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. [31, tr - 223]. 1.1.2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp + Cơ cấu: là một khái niệm dùng để chỉ cách tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và tổng thể, biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng. Như vậy, có thể thấy rõ nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của khách thể và các hệ thống [32, tr- 24]. + Cơ cấu kinh tế: nền KT quốc dân là một hệ thống phức tạp, được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau. Đồng thời giữa chúng luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của nền KT còn chứa đựng sự thay đổi của chính bản thân các bộ phận và cách thức quan hệ giữa chúng với nhau trong mỗi thời điểm và trong mỗi điều kiện cũng khác nhau. Do đó, có thể khái quát CCKT là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành nền KT trong không gian, thời gian và điều kiện KT – XH nhất định.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan