Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Phát triển ngành trồng trọt huyện ba vì...

Tài liệu Phát triển ngành trồng trọt huyện ba vì

.PDF
98
1
72

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC Xà HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH LÊ THỊ LAN HƯƠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT HUYỆN BA VÌ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: ĐHSP Địa Lí Phú Thọ, 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA KHOA HỌC Xà HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH LÊ THỊ LAN HƯƠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT HUYỆN BA VÌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: ĐHSP Địa Lí Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thịnh Phú Thọ, 2020 i LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn biết sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trường Đại Học Hùng Vương, Khoa khoa học Xã Hội và Văn hóa du lịch, các thầy cô giáo, trong khoa. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thịnh, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Để hoàn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, Phòng tài nguyên môi trường huyện Ba Vì, Phòng thống kê huyện Ba Vì, đã cung cấp cho em nguồn tư liệu quý báu có liên quan đến khóa luận. Trong suốt quá trình nghiên cứu, em nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và cả tinh thần của gia đình và bạn bè Em xin trân trọng cảm ơn! Việt Trì, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Lê Thị Lan Hương ii MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 7 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 7 5.1 Quan điểm nghiên cứu ...................................................................................... 7 5.1.1. Quan điểm hệ thống ........................................................................................ 7 5.1.2. Quan điểm tổng hợp ........................................................................................ 7 5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững....................................................................... 8 5.1.4. Quan điểm khách quan ................................................................................... 8 5.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8 5.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 8 5.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý tài liệu ............................................. 8 6. Giới thiệu cấu trúc đề tài ....................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT ........................................................................................ 10 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 10 1.1.1. Các khái niệm ................................................................................................ 10 1.1.2. Vai trò của ngành nông nghiệp ..................................................................... 11 1.1.3. Ngành trồng trọt............................................................................................ 13 1.1.3.1. Vai trò của trồng trọt ................................................................................. 13 1.1.3.2.1. Cây lương thực ....................................................................................... 14 1.1.3.2.2. Cây công nghiệp...................................................................................... 24 1.1.3.2.3. Cây rau đậu ............................................................................................. 24 1.1.3.2.4. Cây ăn quả .............................................................................................. 25 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 30 1.2.1. Giá trị và cơ cấu sản xuât ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội ............... 30 1.2.2. Tình hình ngành trồng trọt thành phố Hà Nội .............................................. 31 Tiểu kết chương 1.................................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN .................... 36 NGÀNH TRỒNG TRỌT HUYỆN BA VÌ ............................................................. 36 HÌNH 2.1. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN BA VÌ .......................................... 37 2.2. Các nhân tố tự nhiên ........................................................................................ 38 2.2.1. Địa hình ......................................................................................................... 38 2.2.2. Khí hậu ......................................................................................................... 39 iii 2.2.3. Đất ................................................................................................................. 40 2.2.4. Thủy văn ....................................................................................................... 42 2.2.5. Sinh vật ......................................................................................................... 44 2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................................. 44 2.3.1. Dân số ........................................................................................................... 44 2.3.2. Lao động........................................................................................................ 45 HÌNH 2.2. BẢN ĐỒ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH TRỒNG TRỌT HUYỆN BA VÌ .................................... 47 2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật..................................................... 48 2.3.3. Chính sách phát triển nông nghiệp ............................................................... 48 2.3.4. Khoa học công nghệ..................................................................................... 51 2.3.5. Thị trường..................................................................................................... 51 2.4. Nhận xét chung ................................................................................................ 52 2.4.1. Thuận lợi ....................................................................................................... 52 2.4.2. Khó khăn ....................................................................................................... 52 2.4.3. Nguyên nhân khó khăn .................................................................................. 53 Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 54 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT Ở HUYỆN BA VÌ ......................................................... 55 3.1. Khái quát ngành nông nghiệp huyện Ba Vì ..................................................... 55 3.1.1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Ba Vì ......................................... 56 3.1.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Ba Vì....................................................... 56 3.2. Thực trạng phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì ........................................ 57 3.2.1. Vai trò và cơ cấu ngành trồng trọt ............................................................... 57 3.2.2. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Ba Vì ............................................. 58 3.2.3. Thực trạng phát triển và phân bố một số cây trồng chính ........................... 58 3.3. Tình hình phân bố ngành trồng trọt huyện Ba Vì ............................................ 74 3.4. Nhận xét chung ................................................................................................ 75 3.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................................... 75 3.4.2. Hạn chế ......................................................................................................... 76 3.5. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì .................. 77 3.5.1. Định hướng.................................................................................................... 77 3.5.2. Mục tiêu ......................................................................................................... 77 3.6. Một số giải pháp phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì .............................. 78 iv 3.6.1. Đảm bảo cơ cấu giống cây trồng hợp lý ...................................................... 78 3.6.2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ................................................................. 79 3.6.3. Thủy lợi, phòng chống thiên tai .................................................................... 80 3.6.4. Về thị trường tiêu thụ .................................................................................... 80 3.6.5. Cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ............................................................ 81 3.6.6. Tăng cường xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ ................ 82 3.6.7. Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ..................... 82 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 86 v BẢNG CHỮ VIẾT TẮT HTX Hợp tác xã HĐND Hội đồng nhân dân KHKT Khoa học kĩ thuật Q.Đ Quyết định T.T Thị trấn TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Trang Bảng1.1. Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế (%) Bảng 1.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019 Bảng 1.5. Sản xuất lúa thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2019 Bảng 3.1. Giá trị sản xuất, cơ ngành kinh tế huyện Ba Vì giai đoạn 2010-2019 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành huyện Ba Vì giai đoạn 2010 -2019 Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Ba Vì năm 2010 – 2019 Bảng 3.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành trồng trọt huyện Ba Vì giai đoạn 2010 – 2019 Bảng 3.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm huyện Ba Vì giai đoạn 2010 – 2019 Bảng 3.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa theo vụ của huyện Ba Vì giai đoạn 2010 – 2019 Bảng 3.7. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô huyện Ba Vì giai đoạn 2010 – 2019 Bảng 3.8. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn huyện Ba Vì giai đoạn 2010 – 2019 Bảng 3.9. Diện tích, năng suất, sản lượng rau đậu ở huyện Ba Vì giai đoạn 2010 – 2019 Bảng 3.10. Diện tích cây ăn quả huyện Ba Vì giai đoạn 2010 - 2019 11 27 28 28 29 47 48 48 50 51 51 53 55 56 57 vii Bảng 3.11. Diện tích, sản lượng, năng suất cây đậu tương huyện Ba Vì giai đoạn 2015 – 2019 Bảng 3.12. Diện tích, sản lượng, năng suất cây lạc huyện Ba Vì giai đoạn 2015 - 2019 Bảng 3.13. Diện tích, sản lượng, năng suất cây chè huyện Ba Vì giai đoạn 2015 - 2019 59 60 61 viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Lương thực có hạt bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2018 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Ba Vì Hình 2.2. Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt huyện Ba Vì Hình 3.1. Diện tích trồng lúa một số xã huyện Ba Vì năm 2019 Hình 3.2. Diện tích, sản lượng khoai lang huyện Ba Vì giai đoạn 2010 2019 Hình 3.3. Diện tích cây công nghiệp huyện Ba Vì giai đoạn 2010 - 2015 Hình 3.4. Bản đồ thực trạng phát triển và phân bố ngành trồng trọt huyện Ba Vì 14 32 40 52 54 58 62 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm gần 75% dân số sống ở nông thôn và gần 61% lao động làm việc trong các ngành nông nghiệp. Hàng năm ngành nông nghiệp đóng góp gần 20% GDP cho nền kinh tế quốc dân và trên 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia kể cả những nước có trình độ phát triển cao. Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa lớn với nền kinh tế. Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho cho công nghiệp chế biến, đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây trồng và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, trên cơ sở đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao. Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩa lớn và quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây trồng tăng, đặc biệt năng suất cây lương thực, nhờ đó sẽ chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hóa giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần thúc đẩy mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 423km2, dân số hơn 290,7 nghìn người, mật độ dân số 687 người/ km2 (cục thống kê thành phố Hà Nội năm 2019), (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 30 xã, 1 thị trấn. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008. Huyện có đường quốc lộ 32 2 chạy qua, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 53km, đây là tuyến đường quốc lộ từ hà nội qua huyện Ba Vì đến các tỉnh phía bắc là Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái… và có tuyến đường thủy qua phía tây, phía bắc và đông bắc huyện từ Hà Nội đến Hòa Bình qua sông Hồng và sông Đà với chiều dài trên 70km. Với vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi Ba Vì được đánh giá là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, cùng với vị trí địa lý và giao thông thủy bộ thuận tiện huyện Ba Vì rất có điều kiện phát triển kinh tế như: trao đổi hàng hóa, tiếp thu thông tin, khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa dạng. Trong những năm qua cơ cấu ngành trồng trọt của huyện đang từng bước thay đổi, chuyển dịch cơ cấu tạo tiền đề cho phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh đa dạng hóa sản phẩm tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường, năng suất các loại cây trồng tăng, sản phẩm hàng hóa đa dạng về số lượng và chất lượng nâng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại, sản xuất nông nghiệp mang tính độc canh cây lương thực còn các loại cây khác phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Sự phát triển chưa đồng đều các xã và chưa hình thành các vùng chuyên môn hóa, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thự nhiên. Các sản phẩm ngành trồng trọt chủ yếu là sản phẩm thô, chưa qua chế biến. Từ những vấn đề trên, để thúc đẩy sản xuất ngành trồng trọt phát triển, nâng cao giá trị cho ngành này, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân. Việc nghiên cứu về ngành trồng trọt huyện nhằm tìm hiểu rõ tình hình phát triển, hiện trạng phát triển ngành trồng trọt của huyện, những thuận lợi cũng như như khó khăn cho việc phát triển. Từ đó đưa ra những định hướng vầ đề xuất một số giải pháp để ngành trồng trọt huyện Ba Vì phát triển hơn nữa. Vì lí do trên, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì ”. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng mỗi quốc gia. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đề cập đến các khía cạnh của sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là một đất nước nông nghiệp trong đó trồng trọt là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp nhằm khai thác và sử dụng đất đai để tạo ra các sản phẩm thực vật. Nên phát triển ngành trồng trọt luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng là vấn đề được các nhà lí luận, các nhà khoa học và các tổ chức tập trung nghiên cứu. Từ khi đổi mới đến khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, qua việc gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã có nhiều nghị quyết của Đảng, Nhà nước về ngành trồng trọt, nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu ngành trồng trọt. Dưới góc độ kinh tế học: Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Giáo trình kinh tế nông nghiệp” (2000) của Nguyễn Thế Nhã, Vũ Đình Thắng [5], “Kinh tế nông nghiệp” (2008) của tác giả Phạm Đình Vân, Vũ Thị Kim Chung [19]. GS.TS. Võ Tòng Xuân (2009) bài viết “Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất thị trường”[20] có những đề xuất đưa nông nghiệp nước ta tăng trưởng nhanh và hiện đại hơn các nước trong khu vực với giải pháp để người trồng lúa có lãi nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Từ đó dưới góc nhìn sản xuất, thị trường vấn đề đặt ra với ngành nôn nghiệp và cả người nông dân đổi mới tăng tính cạnh tranh. PGS.TS. Tạ Minh Sơn “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp nước ta” [11]. Công trình nghiên cứu này đã đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bước đầu của quá trình đổi mới, hội nhập của Việt Nam, đi sâu phân tích những đặc điểm, vai trò, thực trạng, tính chất của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung, ngành trồng trọt nói riêng, từ đó đề xuất giải pháp mang tính khả thi cho vấn đề nghiên cứu. 4 Những giáo trình và sách nghiên cứu này đã nhìn nhận nông nghiệp dưới góc độ là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Vì vậy, khía cạnh chủ yếu được đề cập đến là đặc điểm kinh tế nông nghiệp, các nguồn lực chủ yếu để phát triển nông nghiệp, lý thuyết cung – cầu trong nông nghiệp và vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững. Dưới góc độ địa lý: “Địa lý kinh tế - xã hội đại cương” (2005) PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ Chủ Biên.[16] Trong giáo trình “ Địa lý kinh tế - xã hội đại cương”đề cập đến những vấn đề lí luận tổng quan về địa lý trồng trọt như vai trò, trung tâm phát sinh, phân loại cây trồng, địa lí một số cây trồng quan trọng trên thế giới (địa lí cây lương thực, địa lí cây công nghiệp) chủ yếu nghiên cứu chung tình hình thế giới. Dưới góc độ tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, có thể kể đến tác Đặng Trần Phan (2006) “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” [7]. Trong cuốn sách này, tác giả đã làm rõ nhiều khái niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Có nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây và dự báo tương lai phát triển, trong các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: GS.TS Nguyễn Trần Trọng (2012) với nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2020” [14], đề cập đến tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng kinh tế thị trường, PGS.TS. Bùi Bá Bống (2004) “Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới”[1] đã đề cập đến thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta và giải pháp phát triển trong tương lai. Nguyễn Viết Thịnh (2006) trong “Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập một: phần đại cương)” [15] đề cập đến xu hướng lớn trong sự phát triển ngành trồng trọt của nước ta trong mấy thập kỉ qua là chuyển từ một nền nông nghiệp phiến diện, mang tính chất độc canh sang một nền nông nghiệp đa canh. Cơ cấu diện tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản lượng ngành trồng trọt 5 có những biến đổi quan trọng, với sự giảm đáng kể tỉ trọng cây lương thực và tăng mạnh tỉ trọng của cây công nghiệp Lê Thông (chủ biên) (2016) trong “ Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam” [13] đã tổng quan khá chi tiết lí luận về địa lí ngành trồng trọt, trình bày đặc điểm và tình hình phát triển ngành trồng cây lương thực và cây thực phẩm, ngành trồng cây công nghiệp, ngành trồng cây ăn quả. Trong đó ngành trồng cây lương thực và cây thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với một quốc gia đông dân và càng quan trọng hơn khi đất nước bước vào công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Đặc biệt, cuốn sách chuyên ngành của Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông ( chủ biên) (2013) “ Địa lý nông lâm thủy sản Việt Nam”[17] đã tổng quan về nông nghiệp Việt Nam và trình bày rõ địa lý các ngành nông – lâm - thủy sản ở nước ta, trong đó địa lý nông nghiệp phân tích sâu sắc tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển vấn đề phần địa lý ngành trồng trọt Việt Nam. Trình bày cụ thể vai trò và cơ cấu ngành trồng trọt, vai trò và cơ cấu lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả, thực trạng phát triển và phân bố các cây lương thực chính, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả. Ở nước ta, cơ cấu nông nghiệp không cân đối, tỉ trọng ngành trồng trọt tuy đã giảm song vẫn còn cao, trong khi tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp thấp. Trong ngành trồng trọt, cây lương thực vẫn giữ vị trí chủ đạo cả về diện tích và sản lượng. Tình hình nông nghiệp huyện Ba Vì được đề cập đến trong các văn bản báo cáo hàng năm của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, dự án, đề tài cấp nhà nước, các bài báo cáo trong hội thảo về nông nghiệp của địa phương. Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau có thể kể đến một số công trình như: Phùng Thị Thanh Hải (2015) “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Ba Vì thành phố Hà Nội”. Phùng Tiến Dũng (2017) “Phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi tại Ba Vì, thành phố Hà Nội”. Trần Thị Minh 6 Hải (2017) “Phát triển nông ghiệp huyện Ba Vì TP Hà Nội giai đoạn 2008 2015” trường đại học Sư phạm Hà Nội. Những công trình nghiên cứu nói trên đã cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn hữu ích để tác giả thực hiện nghiên cứu về ngành trồng trọt huyên Ba Vì. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì. Từ thực tiễn đó đòi hỏi phải có một đề tài nghiên cứu mang tính sâu sắc về nội dung trên. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố, khảo sát thực tiễn sản xuất cây trồng huyện Ba Vì, luận văn góp phần làm rõ thực trạng phát triển cây trồng, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm ra các giải pháp tổng thể phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì một cách hợp lý, tận dụng các nguồn lực của tỉnh, giúp kinh tế của huyện phát triển nhanh. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển cũng như vai trò ngành trồng trọt đối với sự phát triển của huyện Ba Vì, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng ngành trồng trọt, qua đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm phát triển ngành trồng trọt của địa phương trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để thực hiện những mục tiêu nghiên cứu của khóa luận cần thực hiện nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về ngành trồng trọt. + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt trên thế giới cũng như địa bàn nghiên cứu. + Nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành trồng trọt huyện Ba Vì . + Trên cơ sở phân tích thực trạng ngành trồng trọt của huyện Ba Vì từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ngành trồng trọt của huyện một cách bền vững. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Ba Vì. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung: Khóa luận nghiên cứu phát triển ngành trồng trọt của huyện Ba Vì. - Giới hạn không gian: Địa bàn tại huyện Ba Vì - Giới hạn thời gian: Giai đoạn 2010 - 2019 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1 Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống là một trong những quan điểm đặc trưng của địa lý học và là quan điểm cơ bản quyết định phương pháp tư duy tiếp cận mọi vấn đề. Hệ thống là “Một tập hợp các phần tử, có liên hệ với nhau theo cách để đạt mục đích chung”. Quan điểm hệ thống chỉ đạo phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu và phương pháp phân tích hệ thống. Theo quan điểm hệ thống các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trên một lãnh thổ luôn có tác động qua lại và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu loại hình phát triển ngành trồng trọt ở huyện Ba Vì phải được nhìn nhận một cách tổng hợp. Việc phân tích tình hình phát triển ngành trồng trọt trên huyện Ba Vì phải được đặt trong mối liên hệ với ngành trồng trọt cả nước nói chung và phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì nói riêng. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Sử dụng quan điểm tổng hợp đòi hỏi phải nhìn nhận tổng hợp vấn đề một cách tổng quát. Phân tích đối tượng được nghiên cứu như một hệ thống trong mối liên hệ biện chứng giữa đối tượng với chỉnh thể mà bản thân nó là một bộ phận cấu thành. Mọi sự vật hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định. Ngành trồng trọt huyện Ba Vì được 8 coi như là một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh, trong các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau. Do đó cần phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành trồng trọt và hiện trạng ngành trồng trọt huyện từ đó đưa ra những định hướng có tính tổng hợp nhằm khai thác tiềm năng của huyên. 5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững Ngành trồng trọt có liên hệ mật thiết với môi trường. Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người phải đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển ngành trồng trọt theo đúng hướng và toàn diện. Vì vậy mối quan hệ giữa tự nhiên và sự phát triển của ngành trồng trọt là vấn đề cần giải quyết của bất cứ đề tài nghiên cứu nào. 5.1.4. Quan điểm khách quan Đối với mỗi vấn đề cần phải xem xét một cách khách quan và công bằng. nghiên cứu về trồng trọt cũng như vậy cần phải đánh giá vấn đề một cách khách quan không nên chủ quan duy ý chí. 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa Thực là một trong những phương pháp đặc trưng, điển hình của nghiên cứu địa lí nói chung. Phương pháp này mang lại cái nhìn khách quan cho người nghiên cứu. Trong quá trình làm đề tài, tác giả đi thực tế, khảo sát, quan sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu và phỏng vấn những người có trách nhiệm trong cơ quan nhà nước. Qua kết quả điều tra khảo sát thực địa, tiến hành đối chiếu, kiểm tra kết quả thu thập, nghiên cứu để kịp thời có những điều chỉnh và bổ sung cần thiết trong quá trình nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý tài liệu Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu nói chung và trong nghiên cứu địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Việc thu thập tài liệu phải thông qua nhiều nguồn, từ đó phân tích, chon lọc để có những số 9 liệu chính xác cần thiết. Việc thu thập tài liệu của đề tài này từ các ban ngành của huyện ủy, UBND huyện Ba Vì. 5.2.3. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp này nghiên cứu mặt định lượng của các số liệu liên quan đến giá trị gia tăng, sự biến động của ngành trồng trọt qua các năm. Trên cơ sở đó, đưa ra các kết luận để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài. 5.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh Phương pháp này được thực hiện sau khi đã thu thập được tài liệu. Việc sử dụng phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong xử lí các tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đưa ra kết quả cuối cùng. 5.2.5. Phương pháp bản đồ Là phương pháp truyền thống của khoa học địa lí. Trong nghiên cứu về ngành trồng trọt huyện Ba Vì, phương pháp bản đồ được sử dụng để phân tích thực trạng, sự phân bố ngành trồng trọt của huyện một cách chính xác và đầy đủ nhất. 6. Giới thiệu cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được chia thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành trồng trọt. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì. Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành trồng trọt huyện Ba Vì. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Ngành nông nghiệp Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tựu chung lại, toàn bộ nền kinh tế có thể được chia thành 3 khu vực, trong đó khu vực I bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi. Trong mỗi một ngành lại chia ra nhiều phân ngành. Chẳng hạn, các phân ngành cây lương thực, cây công nghiệp… trong trồng trọt, hay chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn, dê, cừu) và gia cầm trong ngành chăn nuôi [16, 234]. Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị [16, 235]. 1.1.1.2. Phát triển Sự phát triển bao hàm nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp tuy nhiên ta có thể đi đến một định nghĩa tổng quát. Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội. (Raanan Weitz, 1995) Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân, không phân biệt nam nữ, các dân tộc, các tôn giáo, các chủng tộc, các quốc gia. Mục tiêu này không thay đổi nhiều kể từ đầu những năm 1950 khi mà đa số các nước đang phát triển thoát khỏi chủ nghĩa thực dân. Nếu những thành quả tăng trưởng trong xã hội không được phân phối công bằng, hệ thống giá trị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng