Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh lớp 10 trong dạy học chủ đề “hệ...

Tài liệu Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh lớp 10 trong dạy học chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác

.PDF
118
1
114

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VŨ THỊ THANH TÂM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY TOÁN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC” Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã ngành: 81401111 Phú Thọ, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Vũ Thị Thanh Tâm học viên lớp cao học chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán, Trường Đại học Hùng Vương khóa học 2017-2019. Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi, được thực hiện nhờ sự hướng dẫn của TS. Đỗ Tùng. Các kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì một luận văn nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Phú Thọ, ngày… tháng… năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Thị Thanh Tâm ii LỜI CÁM ƠN Luận văn Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh lớp 10 trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” kết quả quá trình nghiên cứu của tác giả sau một quá trình học tập và nghiên cứu chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán tại Trường Đại học Hùng Vương. Để có được kết quả trong luận văn, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, trong quá trình tiến hành nghiên cứu hoàn thiện đề tài, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ, sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong khoa KHTN, và các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Tùng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suất quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Dù đã cố gắng nhiều, song vì những lý do khách quan và chủ quan, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn và giúp đỡ của quý thầy cô giáo, và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, ngày… tháng… năm 2019 Tác giả iii MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận..........................................................................3 6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn .............................................................3 6.3. Phương pháp chuyên gia ......................................................................................3 6.4. Phương pháp thống kê toán học ...........................................................................3 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .....................................................................3 7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ...........................................................4 9. Bố cục của luận văn ................................................................................................4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...............................................6 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .........................................................................6 1.2. Năng lực ...............................................................................................................8 1.2.1. Nguồn gốc của năng lực ....................................................................................8 1.2.2. Khái niệm về năng lực ......................................................................................8 1.2.3. Các hình thức cơ bản của năng lực. ..................................................................9 1.3. Năng lực tư duy toán học ...................................................................................10 iv 1.3.1. Khái niệm về tư duy ........................................................................................10 1.3.2. Đặc điểm của tư duy .......................................................................................11 1.3.3. Năng lực tư duy ...............................................................................................13 1.3.4. Năng lực tư duy toán học ................................................................................13 1.3.5. Các thao tác tư duy toán học ...........................................................................15 1.3.6. Các loại hình tư duy toán học .........................................................................17 1.3.7. Các hình thức tư duy trong toán học ...............................................................20 1.4. Một số nguyên tắc để phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh trong dạy học toán ..............................................................................................................21 1.4.1. Một số nguyên tắc tư duy cơ bản cần hình thành cho học sinh ................ Error! Bookmark not defined. 1.4.2. Một số nguyên tắc cơ bản của việc phát triển tư duy cho học sinh .......... Error! Bookmark not defined. 1.5. Thực tiễn dạy học nội dung hệ thức lượng trong tam giác ở trường THPT. .....22 1.5.1. Nội dung kiến thức về “Hệ thức lượng trong tam giác”trong chương trình hình học lớp 10. .........................................................................................................22 1.5.2. Những mục tiêu cần đạt được trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” trong hình học lớp 10 .......................................................................................23 1.5.3. Thực tiễn dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” trong chương trình Hình học lớp 10 .........................................................................................................26 1.6. Kết luận chương 1 ..............................................................................................30 Chƣơng 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “HỆ THỨC LƢỢNG TRONG TAM GIÁC” ............................................................................................................32 2.1. Một số định hướng về phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh khi dạy chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” ....................................................................32 v 2.1.1. Định hướng 1. ................................................................................................32 2.1.2. Định hướng 2.. ................................................................................................32 2.1.3. Định hướng 3. ................................................................................................32 2.1.4. Định hướng 4...................................................................................................32 2.2. Một số biện pháp nhằm phát triển tư duy toán học cho học sinh trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” ........................ Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Rèn luyện một số thao tác trí tuệ cho HS trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”................................................................................................32 2.2.2. Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh trong quá trình tìm tòi lời giải bài toán chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”................................................58 2.2.3. Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh thông qua việc phát hiện sai lầm trong quá trình tìm lời bài toán chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”. ..........69 2.3. Kết luận chương 2 ..............................................................................................75 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................77 3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm .........................................................................77 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ...............................................................77 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm sư phạm ........................................................................77 3.2. Tổ chức thực nghiệm..........................................................................................77 3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư nghiệm..................................................................77 3.2.2. Hình thức thực nghiệm. ...................................................................................78 3.2.3. Quy trình tổ chức thực nghiệm. ......................................................................79 3.2.4. Thiết kế dạy học thực nghiệm .........................................................................79 3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................79 3.3.1. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm .........................................................79 3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ..........................................................80 vi 3.4. Kết luận chương 3 ..............................................................................................84 KẾT LUẬN ..............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86 PHỤ LỤC ...................................................................................................................1 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng trang Bảng 1.1 Đội ngũ giáo viên Toán của trường THPT Đoan Hùng 27 Bảng 1.2 Bảng 1.3. Bảng 3.1 Bảng 3.2 Đánh giá về nội dung “Hệ thức lượng trong tam giác” trong chương trình Đánh giá về môn Toán và nội dung chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” Điểm kiểm tra khảo sát môn Toán lớp 10A1 và 10A2 năm học 2018-2019 của trường THPT Đoan Hùng Bảng phân bố tần số kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của học sinh 27 28 77 82 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ 3.1 Tên biểu đồ So sánh tỉ lệ HS khá giỏi của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trước thực nghiệm So sánh tỉ lệ HS khá giỏi của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm Trang 78 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa SBT Sách bài tập THPT Trung học phổ thông x 1 Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu của giáo dục hiện nay là đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ cho nhu cầu của đất nước. Chính vì vậy, phát triển giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để có thể đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, phát triển toàn diện, thì giáo dục của chúng ta hiện nay không ngừng được cải cách cho phù hợp nhất với yêu cầu được đặt ra. Cần có những đổi mới về tư duy giáo dục và phương pháp dạy học. Một yếu tố quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học môn Toán, làm sao cho thông qua quá trình học tập người học không chỉ học được kiến thức mà còn phát triển được tư duy và phát triển được khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Luật giáo dục Việt Nam số 38/2005/QH11 khẳng định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” 1 . Cho nên, mục tiêu của dạy học bộ môn Toán là: hình thành cho HS những tri thức, kỹ năng và phương pháp toán học cơ bản, quan trọng từ đó góp phần phát triển năng lực tư duy toán học cho HS. Kiến thức về toán học là mênh mông, học không biết bao nhiêu cho đủ. Nội dung kiến thức khá là nhiều mà số giờ dạy và thực hành có hạn, điều đó đã tạo ra sức ép cho cả người học và người dạy. Hiện nay, các GV trong quá trình dạy học còn nặng về việc thông báo kiến thức, các em HS còn thụ động, chỉ biết làm các dạng bài tập đã được thầy cô hướng dẫn, khi gặp các dạng bài tập mới, lạ còn lúng túng, thiếu kĩ năng giải hoặc thậm chí là không biết phải giải như thế nào, bắt đầu từ đâu. Mặt khác, ngay cả giáo viên và HS đều cho rằng dạy toán là dạy quy tắc và dạy kĩ năng giải bài tập, nên học yếu kém về khả năng vận dụng những kiến thức 2 cũng như kĩ năng vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Nhiệm vụ của một người giáo viên không chỉ là cung cấp cho HS những kiến thức mà còn giúp cho HS phát triển được năng lực tư duy của bản thân, tích cực, tự giác và chủ động trong việc học tập của mình.Chính vì vậy, giáo viên cần dạy cho HS biện pháp tư duy giải quyết vấn đề và đưa ra những biện pháp nhằm phát triển năng lực tư duy cho HS trong quá trình giảng dạy trên lớp. Chủ đề Hệ thức lượng trong tam giác là phần nội dung cơ bản và khá quan trọng trong chương trình phổ thông. Dạng bài tập này không phải quá khó và được ứng dụng rất nhiều trong thực tế cuộc sống. Hệ thống bài tập ở trong cả SGK và SBT chủ yếu là vận dụng trực tiếp công thức. Song nhiều bài toán trong các kì thi lại không dễ với đa số HS. Vì những bài toán đó lại yêu cầu cao hơn là HS phải biết tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,…nhiều kiến thức. Xuất phát từ những nội dung trên, để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, tôi đã quyết định chọn vấn đề: Phát triển năng lực tư duy toán học cho HS lớp 10 trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn tư duy, năng lực tư duy, năng lực tư duy toán học để đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực tư duy toán học cho HS lớp 10 trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn này tập trung chủ yếu vào việc giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Nghiên cứu lý luận về năng lực, năng lực tư duy toán học. - Tìm hiểu thực trạng dạy học chủ đề: “Hệ thức lượng trong tam giác” theo hướng nghiên cứu của đề tài. - Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm góp phần phát triển năng lực tư duy toán học cho HS lớp 10 trong dạy học chủ đề: “Hệ thức lượng trong tam giác”. 3 - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp nhằm phát triển năng lực tư duy toán học cho HS lớp 10 trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”. 5. Phạm vi nghiên cứu Quá trình dạy học nội dung hệ thức lượng trong tam giác cho HS ở trường THPT. Các quá trình nghiên cứu, khảo sát được tiến hành tại trường THPT Đoan Hùng – tỉnh Phú Thọ. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học môn Toán; các sách báo, các bài viết về toán học phục vụ cho đề tài; các công trình nghiên cứu có các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn Điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn GV, HS về thực trạng dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” cũng như hướng tiếp cận để phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh khi dạy chủ đề này ở trường THPT. 6.3. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, GV dạy giỏi môn Toán... nhằm giúp cho việc triển khai nghiên cứu đề tài có thêm cơ sở vững chắc, hoàn thiện cách thức tiến hành nghiên cứu. 6.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra thực trạng, các dữ liệu thu được trong thực nghiệm. 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Bước đầu kiểm nghiệm các biện pháp sư phạm mà đề tài đề xuất ở trường THPT, từ đó có kết luận về giả thuyết khoa học. 4 7. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được một số biện pháp thích hợp trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” thì có thể góp phần phát triển năng lực tư duy toán học cho HS lớp 10, từ đó nâng cao được hiệu quả và chất lượng dạy học môn Toán ở trường THPT. 8. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu - Tổng quan cơ sở lí luận về những biểu hiện của năng lực tư duy của HS trong dạy học môn Toán THPT. - Góp phần nghiên cứu lí luận về năng lực, những dạng biểu hiện của năng lực tư duy, thực trạng phát triển năng lực tư duy Toán học cho HS lớp 10 trong dạy học chủ đề “ Hệ thức lượng trong tam giác”. - Đề xuất được một số biện pháp sư phạm mang tính khả thi nhằm phát triển năng lực tư duy toán học cho HS lớp 10 trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”. - Nâng cao hiệu quả dạy và học nội dung hệ thức lượng trong tam giác ở trường THPT. - Nghiên cứu thực tiễn dạy học hình học ở trường THPT hiện nay. Thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực tư duy cho HS ở trường THPT. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán trong quá trình giảng dạy nội dung hệ thức lượng trong tam giác. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2. Biện pháp phát triển năng lực tư duy toán học cho HS trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 5 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Vấn đề về năng lực tư duy toán học và phát triển năng lực tư duy toán học cho HS đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các tác giả nước ngoài nghiên cứu về tư duy toán học và phát triên tư duy cho HS có thể kể đến như: V.A. Krutecxki trong các công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra cấu trúc năng lực toán học của HS và đề xuất các cách thức để bồi dưỡng năng lực toán học cho HS [14 ], [15]. Mogens Niss với các nghiên cứu về năng lực toán học của HS cũng như hoạt động đào tạo giáo viên để thực hiện yêu cầu phát triển năng lực toán học của người học [23], [24]. J. Piaget (1896 -1980), nhà tâm lý học người Thụy Sỹ đã nghiên cứu hoàn chỉnh về lý thuyết bản chất và sự phát triển trí tuệ, được biết đến như lý thuyết về các giai đoạn phát triển nhận thức [17]. L.X. Vưgôtxki (1896 - 1934), nhà tâm lý học người Nga cho rằng mọi đứa trẻ đều có khả năng tiềm tàng dưới dạng vùng phát triển gần (ZPD, Zone of Proximal Development). Khi được trợ giúp cần thiết, khả năng giải quyết vấn đề của trẻ được tăng lên. Ông tin rằng những gì trẻ có thể làm với sự giúp đỡ của người lớn hôm nay trẻ sẽ có thể tự làm được trong tương lai [6]. Nghiên cứu về quá trình tư duy, Benjamin Bloom và các đồng nghiệp đã xây dựng thành công thang phân loại tư duy bao gồm 6 bậc sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao: Biết, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá được sử dụng rộng rãi trên thế giới [16]. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu giáo dục có các nghiên cứu về việc rèn luyện, phát triển tư duy cho HS như: tác giả Trần Thúc Trình với tài liệu “Rèn luyện tư duy trong dạy học toán” dùng cho học viên cao học (Viện KHGD) năm 2003; Lê 7 Đức Ngọc với “Dạy và Học tư duy” đăng trên Tạp chí phát triển giáo dục, số 12 (2004); “Tư duy và việc dạy tư duy cho học sinh” của tác giả Phan Thị Hạnh Mai, Tạp chí giáo dục số 79 (2004). Đã có một số luận án tiến sĩ bảo vệ thành công nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực tư duy toán học của HS có thể kể đến như: Vũ Quốc Chung (1995) về “Góp phần hoàn thiện nội dung và phương pháp dạy học yếu tố hình học theo hướng bồi dưỡng một số năng lực tư duy cho học sinh tiểu học”; Tôn Thân (1995) về “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá và giỏi toán ở trường trung học phổ thông cơ sở Việt Nam”; Trần Luận (1996) về“Vận dụng tư tưởng sư phạm của G. Pôlya xây dựng nội dung và phương pháp dạy học trên cơ sở các hệ thống bài tập theo chủ đề nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh chuyên toán cấp II”; Trần Đức Chiển (2007) về “Rèn luyện năng lực tư duy thống kê cho học sinh trong dạy học thống kê – xác suất ở môn Toán Trung học phổ thông”; Nguyễn Văn Thuận (2004) về “Góp phần phát triển năng lực tư duy lôgic và sử dụng chính xác ngôn ngữ Toán học cho học sinh đầu cấp trung học phổ thông trong dạy học đại số”; Chu Cẩm Thơ (2010) về “Vận dụng phương pháp kích thích tư duy của học sinh trong dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông”; Phan Thị Luyến (2008) về “Rèn luyện tư duy phê phán của học sinh trung học phổ thông qua dạy học chủ đề phương trình và bất phương trình”; Nguyễn Thị Tươi (2015) về“Phát triển một số năng lực tư duy toán học cho HS trung học phổ thông thông qua dạy học Phương trình vô tỉ”; Trần Phương Giang (2016) về “Phát triển năng lực tư duy toán học cho HS khi dạy học giải bài tập chương tam giác ở lớp 7”,… đã nghiên cứu, đề xuất các biện pháp để bồi dưỡng, phát triển năng lực tư duy, năng lực tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tư duy lôgic, tư duy biện chứng,... cho HS thông qua các nội dung dạy học môn Toán ở các cấp học. Như vậy, có thể nói trên thế giới và tại Việt Nam, các nghiên cứu về tư duy, năng lực tư duy,... và tác động đến HS trong quá trình học tập để phát triển, nâng cao năng lực tư duy cho HS đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, để giúp các em HS phát triển được năng lực tư duy sẵn có của mình thông qua dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” trong chương trình Hình học lớp 10 của 8 nước ta hiện nay, tôi lựa chọn đề tài: Phát triển năng lực tư duy toán học cho HS lớp 10 trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”. Hướng nghiên cứu chính của đề tài này đó là: Là cơ sở lí luận và biện pháp sư phạm nhằm góp phần phát triển một số năng lực tư duy toán học cho HS THPT thông qua dạy học chủ đề hệ thức lượng trong tam giác. 1.2. Năng lực 1.2.1. Nguồn gốc của năng lực Có nhiều ý kiến khác nhau về bản chất cũng như nguồn gốc của năng lực. Tuy nhiên, hiện nay cả về mặt lý luận và thực tiễn, các nhà nghiên cứu cơ bản thống nhất một số quan điểm về nguồn gốc của năng lực: - Năng lực của con người có nguồn gốc bẩm sinh, di truyền: Có thể thấy những yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều kiện cần thiết ban đầu cho sự phát triển năng lực nhưng đó là điều kiện cần mà không phải là điều kiện đủ. - Năng lực của con người có nguồn gốc từ xã hội, lịch sử: Con người từ khi sinh ra có thể có sẵn một số tố chất, năng lực bẩm sinh nhưng nếu như không có môi trường xã hội thì những năng lực này cũng không phát triển được. - Năng lực có nguồn gốc từ hoạt động và là sản phẩm của hoạt động: Sống trong môi trường tự nhiên – xã hội do các thế hệ trước tạo ra và chịu sự tác động của nó nhưng con người của thế hệ sau không chỉ biết sử dụng, thích ứng với những thành tựu để lại mà còn phải biết cải tạo và phát huy hơn nữa cho các hoạt động tiếp theo. 1.2.2. Khái niệm về năng lực Năng lực là một khái niệm khá phức tạp và trừu tượng của tâm lí học. Nó được coi là một phức hợp các đặc điểm tâm lí cá nhân của con người đáp ứng những yêu cầu của một hoạt động nào đó là là điều kiện để thực hiện thành công hoạt động đó. Các nhà tâm lí học cho rằng năng lực là sự kết hợp của kiến thức, của kĩ năng và của thái độ có thể sẵn có hoặc đang ở dạng tiềm năng, là tổng hợp những 9 đặc điểm thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả cao. Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Như vậy, có thể thấy: - Năng lực là sự kết hợp giữa tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học. - Năng lực là sự tích hợp của kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, ý chí, niềm tin,... - Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở sự thành công trong hoạt động thực tiễn. Người ta đưa ra các mức độ khác nhau của trình độ năng lực đó là: Năng lực, tài năng, thiên tài. - Năng lực là sự kết hợp hài hòa của các kĩ năng, kĩ xảo vào việc thực hiện một hoạt động nhất định nào đó. - Tài năng là sự kết hợp của nhiều năng lực lại với nhau tạo điều kiện cho hoạt động diễn ra đạt được kết quả cao. Những kết quả của hoạt động này vẫn nằm trong khuân khổ những kết quả đã đạt được của xã hội. - Thiên tài là sự kết hợp đặc biệt của nhiều năng lực. Thiên tài được hiểu là điều gì đó hoặc ai đó thông minh một cách xuất sắc, làm việc một cách xuất sắc hoặc đạt được thành tựu vĩ đại, chưa từng thấy bao giờ. Thiên tài không phải là người có đầu óc sáng tạo và thông minh bình thường. 1.2.3. Các hình thức cơ bản của năng lực. Trong thực tế, việc phân loại năng lực khá khó khăn và phức tạp. Tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận, góc nhìn mà người ta phân chia năng lực thành các dạng khác nhau và cũng vì thế mà có nhiều các hiểu khác nhau về năng lực. Tuy nhiên,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng