Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo bình ba, thành phố cam ranh...

Tài liệu Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo bình ba, thành phố cam ranh

.PDF
129
141
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA – TP. CAM RANH Giảng viên hướng dẫn : ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ KIM LY Mã số sinh viên : 53130905 Khánh Hòa, 06/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ BỘ MÔN QUẢN DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA – TP. CAM RANH Giảng viên hướng dẫn : ĐOÀN NGUYỄN KHÁNH TRÂN Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ KIM LY Mã số sinh viên : 53130905 Khánh Hòa, 06/2015 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Nha Trang, ngày …. tháng … năm 2015 Giáo viên hướng dẫn i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và rèn luyện 4 năm tại trường Đại học Nha Trang, em đã hoàn thành khóa học của mình, gắn liền với những nổ lực bản thân, em rất tự hào khi được gắn liền với kết quả 4 năm là việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành qua đề tài nghiên cứu: “Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba”. Để hoàn thành khóa luận này và đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến toàn thể quý Thầy/Cô giảng viên trường Đại học Nha Trang nói chung và quý Thầy/Cô Khoa Kinh tế nói riêng, những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em trưởng thành hơn và chuẩn bị hành trang bước vào đời. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô Đoàn Nguyễn Khánh Trân – người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, quan tâm và động viên em rất nhiều trong việc tiếp cận, nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến UBND xã Cam Bình và những Anh/Chị - người dân địa phương đảo Bình Ba đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như sự hợp tác rất nhiệt tình đã giúp em thực hiện công tác điều tra, thu thập số liệu, giải đáp những thắc mắc và cung cấp những tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin gửi cảm ơn thành kính và yêu thương về sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, cũng như trong suốt quá trình học tập vừa qua. Xin kính chúc quý Thầy/Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai. Em cũng xin gửi lời chúc sức khỏe và sự thành công nhiều hơn nữa đến xã Cam Bình – tương lai là xã đảo phát triển và vững mạnh nhất nhì của Thành phố Cam Ranh. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, tháng 06 năm 2015 Sinh viên thực tập Phạm Thị Kim Ly ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................7 1.1 Du lịch ...............................................................................................................7 1.1.1 Khái niệm du lịch .....................................................................................7 1.1.2 Các loại hình du lịch .................................................................................9 1.1.3 Vai trò của du lịch đến đời sống xã hội ..................................................11 1.1.3.1 Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế ...............................11 1.1.3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội .....................................................14 1.2 Du lịch homestay .............................................................................................16 1.2.1 Khái niệm du lịch homestay ...................................................................16 1.2.2 Đặc điểm của du lịch homestay..............................................................18 1.2.2.1 Đặc điểm khách homestay ................................................................18 1.2.2.2 Đặc điểm của loại hình du lịch Homestay ........................................19 1.2.3 Điều kiện cần thiết để phát triển du lịch homestay ................................21 1.2.4 Các tiêu chuẩn căn bản phổ biến của dịch vụ homestay ........................22 1.2.4.1 Cơ sở lưu trú .....................................................................................22 1.2.4.2 Thực phẩm và dinh dưỡng ................................................................22 1.2.4.3 An toàn ..............................................................................................22 1.2.5 Mục tiêu phát triển du lịch homestay .....................................................22 1.2.6 Những giá trị của việc phát triển du lịch homestay................................23 1.2.6.1 Đối với du lịch ..................................................................................23 1.2.6.2 Đối với cộng đồng địa phương .........................................................23 1.2.6.3 Đối với các công ty du lịch ...............................................................24 1.2.7 Lịch sử phát triển loại hình du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam ....25 iii 1.2.7.1 Quá trình phát triển du lịch homestay trên thế giới ..........................25 1.2.7.2 Sự phát triển của du lịch homestay tại Việt Nam .............................26 1.2.8 Một số điểm du lịch homestay hấp dẫn trên thế giới .............................26 1.2.8.1 Dãy Himalayas ..................................................................................26 1.2.8.2 Nam Phi ............................................................................................27 1.2.8.3 Thái Lan ............................................................................................27 1.2.8.4 Grenada Grenada – Vùng Caribe ......................................................27 1.2.8.5 Việt Nam ...........................................................................................28 1.2.8.6 Guatemala – thành phố Antigua .......................................................28 1.2.8.7 Úc ......................................................................................................28 1.2.8.8 Miền Nam Ấn Độ .............................................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA ........................................................................30 2.1 Khái quát về Đảo Bình Ba – TP. Cam Ranh ...................................................30 2.1.1 Khái quát về đảo Bình Ba.......................................................................30 2.1.2 Vị trí địa lý .............................................................................................31 2.1.2.1 Thuận lợi ...........................................................................................31 2.1.2.2 Hạn chế .............................................................................................32 2.2 Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh ...........32 2.2.1 Tài nguyên du lịch ..................................................................................32 2.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên ..........................................................................32 2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn .........................................................................34 2.2.2 Cộng đồng địa phương ...........................................................................38 2.2.3 Khách du lịch ..........................................................................................40 2.2.3.1 Số lượng khách .................................................................................41 2.2.3.2 Thời điểm khách đi du lịch ...............................................................41 2.2.3.3 Số lần khách du lịch ..........................................................................42 2.2.3.4 Hình thức lưu trú ...............................................................................43 2.2.3.5 Lý do lựa chọn du lịch Bình Ba ........................................................44 2.2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ....................................44 iv 2.2.5 Cơ chế chính sách ...................................................................................46 2.2.5.1 Công tác quản lý ...............................................................................46 2.2.5.2 Công tác đào tạo ...............................................................................46 2.3 Đánh giá của chính quyền địa phương về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba ......................................................................................................47 2.4 Đánh giá của cộng đồng địa phương về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba ......................................................................................................49 2.4.1 Dịch vụ cung cấp cho khách...................................................................49 2.4.2 Lợi ích từ du lịch ....................................................................................50 2.5 Đánh giá của khách du lịch về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba ..................................................................................................................51 2.5.1 Lý do khách du lịch sử dụng loại hình du lịch homestay .......................51 2.5.2 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại đảo Bình Ba ......52 2.5.2.1 Cơ sở vật chất du lịch .......................................................................52 2.5.2.2 Dịch vụ ẩm thực ................................................................................53 2.5.2.3 Phục vụ của người dân ......................................................................55 2.5.2.4 Tài nguyên du lịch ............................................................................56 2.6 Đánh giá của các công ty du lịch về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba ...........................................................................................................57 2.6.1 Loại hình du lịch .....................................................................................57 2.6.2 Hình thức xúc tiến quảng bá ...................................................................66 2.7 Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – TP.Cam Ranh ........................................................................................................67 2.7.1 Thuận lợi.................................................................................................67 2.7.2 Khó khăn ................................................................................................69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐẢO BÌNH BA CAM RANH- KHÁNH HÒA ...............71 3.1 Cơ sở đề ra giải pháp .......................................................................................71 3.1.1 Phương hướng phát triển du lịch homestay của nước ta trong thời gian tới ...............................................................................................................71 v 3.1.2 Phương hướng phát triển du lịch homestay tại thành phố Cam Ranh............. 73 3.2 Một số đề xuất .................................................................................................76 3.2.1 Cải cách các thủ tục hành chính, cơ chế và các chính sách ...................76 3.2.2 Nâng cao công tác về tổ chức, quản lý ..................................................78 3.2.3 Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương ......................79 3.2.4 Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực và nhận thức của người dân địa phương ..................................................................................................80 3.2.4.1 Đối với cán bộ xã và cán bộ Ban quản lý du lịch tại xã ...................81 3.2.4.2 Đối với cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch homestay ........................................................................................................81 3.2.5 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng điểm đến và dịch vụ hỗ trợ cho du lịch homestay tại đảo ....................................................................................83 3.2.6 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch ...........................................84 3.2.6.1 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên tự nhiên ...................................84 3.2.6.2 Bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên nhân văn ..................................86 3.2.7 Giải pháp về vấn đề quy hoạch không gian xây dựng ...........................86 3.2.8 Hợp tác và liên kết gắn bó giữa các bộ phận quốc phòng an ninh, chính quyền địa phương, các công ty du lịch và dân cư sinh sống tại đảo........87 3.2.9 Phát triển các dịch vụ kèm theo..............................................................91 3.2.10 Xúc tiến công tác quảng bá du lịch homestay tại đảo Bình Ba ..............92 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ....................................................................................95 3.3.1 Kiến nghị với chính quyền xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh ...........95 3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân thành phố Cam Ranh ..........................96 KẾT LUẬN ...............................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................99 PHỤ LỤC ................................................................................................................102 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng doanh thu từ khách du lịch quốc tế qua các năm 2010 – 5 tháng/2015 ................................................................................................................. 12 Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch tại đảo Bình Ba từ 2013 – 6 tháng /2015 ........... 41 Bảng 2.2: Cơ sở vật chất hạ tầng tại đảo Bình Ba .................................................... 44 Bảng 2.3: Đánh giá của chính quyền địa phương xã Cam Bình ............................... 47 Bảng 2.4: Các dịch vụ thường xuyên cung cấp cho khách du lịch ........................... 49 Bảng 2.5: Lợi ích từ việc phối hợp với công ty du lịch và chính quyền địa phương phát triển du lịch homestay .......................................................................... 50 Bảng 2.6: Lý do khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba ...................................................................................................................... 51 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở vật chất du lịch homestay tại đảo Bình Ba .................................................................................. 52 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng dịch vụ ăn uống du lịch homestay tại đảo Bình Ba ............................................................................. 53 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng phục vụ của người dân địa phương của du lịch homestay tại đảo Bình Ba ............................................. 55 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá của khách du lịch về chất lượng tài nguyên du lịch homestay tại đảo Bình Ba .................................................................................. 56 Bảng 3.1: Hoạt động dịch vụ du lịch thu hút du khách nhất khi tham gia loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba ..................................................................... 91 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1 Thời gian tham gia phát triển du lịch homestay của các hộ dân ............ 39 Biểu đồ 2.2 Thu nhập bình quân của cộng đồng địa phương về tham gia du lịch homestay ..................................................................................................................... 40 Biểu đồ 2.3 Thời điểm đi du lịch homestay tại đảo Bình Ba ....................................... 41 Biểu đồ 2.4 Số lần du lịch tại đảo Bình Ba .................................................................... 42 Biểu đồ 2.5 Hình thức lưu trú .......................................................................................... 43 Biểu đồ 2.6 Lý do khách du lịch đi du lịch đảo Bình Ba ............................................. 44 Biểu đồ 2.7 Loại hình du lịch các công ty du lịch đang khai thác tại đảo Bình Ba ........... 57 Biểu đồ 3.1 Kênh thông tin về đảo Bình Ba .................................................................. 93 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế dịch vụ phát triển, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, du lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực trên nhiều phương diện mà chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời. Và nếu như hiện nay, các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và những tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên đã được quan tâm thì các giá trị văn hóa xã hội cũng với những tác động mà du lịch đem lại cho tài nguyên văn hóa và dân cư bản địa, đặc biệt là các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc cũng bắt đầu nhận được sự chú ý quan tâm của các cấp, ngành ở Việt Nam. Bên cạnh đó, du lịch là một trong những ngành kinh tế “hết sức phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản địa”. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến phát triển du lịch với mục đích đơn thuần là kinh tế đang đe dọa môi trường sinh thái và nền văn hóa thuộc địa. Hậu quả của các tác động này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vây đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Một số loại hình du lịch đã được ra đời bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch homestay, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá… trong đó du lịch homestay đã góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Du lịch homestay ở nước ta vẫn còn là một khái niệm mới. Tuy rằng trong thời gian gần đây cụm từ này đã được nhắc đến khá nhiều. Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia trên thế giới, nhận thức về 2 một phương thức du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương đã xuất hiện tại Việt Nam. Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch vì sự phát triển bền vững dài hạn, đồng thời khuyến khích và tạo cơ hội tham gia của người dân địa phương. Trong những năm qua, loại hình du lịch này đã và đang được triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước: homestay ở Sa Pa – là điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước nhất hiện nay, du lịch homestay ở Hội An – du lịch homestay mang đến sự thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, trong nếp sống dân dã của người dân phố Hội, hay Bàn Lác - Mai Châu (Hòa Bình) – du khách được sống trong các ngôi nhà sàn của người Thái, cùng họ dệt vải, đi rừng, đêm xuống cùng người dân uống rượu cần, say mê với tiếng khèn, điệu múa bên ánh lửa bập bùng, thưởng thức các món ăn truyền thống như cơm lam, rượu Mai Hạ, cá suối, rau rừng, ngoài ra, còn có homestay Hàm Tân – TP.Phan Rang – tỉnh Ninh Thuận, du lịch homestay Miền Tây, đảo Cát Bà (TP.Hải Phòng)… Tuy nhiên việc phát triển một số mô hình tại các địa phương còn mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực. Do đó, công tác triển khai vẫn còn chậm và chưa di vào nề nếp, chưa hoạt động hiệu quả theo đúng quy tắc của du lịch homestay, du lịch bền vững. Không chỉ thành phố Nha Trang mạnh về phát triển du lịch mà thành phố Cam Ranh ngày nay cũng được đầu tư và khai thác rất nhiều địa điểm du lịch và rất thu hút khách du lịch. Hiện nay, một hòn đảo rất nhiều du khách địa phương cũng như khách trong và ngoài nước đều biết là đảo Bình Ba – một hòn đảo còn rất hoang sơ và còn đầy vẻ đẹp trinh nguyên, mang lại nhiều sự mới mẻ cũng như rất hấp dẫn với khách du lịch. Đảo Bình Ba rất nổi tiếng là đảo tôm hùm và nhiều điều thú vị, khi còn mới phát triển rất nhiều du khách lựa chọn loại hình du lịch homestay ở lại nhà dân và cùng sinh hoạt cùng ăn cùng ở với cư dân trên đảo, và chính loại hình này đã mang đến du khách nhiều sự trải nghiệm mới lạ và mang nhiều nét đơn giản đến ấn tượng. Từ đó, du lịch tại đảo Bình Ba ngày càng phát 3 triển và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ tạo công ăn việc làm đem lại thu nhập cho người dân địa phương mà còn qua đó giáo dục ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống địa phương cũng như bảo tồn vẻ đẹp và tài nguyên du lịch tại đảo. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển cũng có nhiều khó khăn, một hạn chế đáng quan tâm là không có khách du lịch nước ngoài được du lịch qua đảo vì đó là quy định của bộ quốc phòng căn cứ quân sự Cam Ranh. Đặc biệt, hiện nay tại đảo nhiều nhà nghỉ, khách sạn mọc lên rất nhiều và du lịch homestay chưa được phát triển và còn gặp nhiều hạn chế. Xuất phát từ tình hình thực tiễn về sự phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Cam Ranh như vậy và với lòng yêu thích khám phá biển đảo cũng như cảnh đẹp thiên nhiên, sự trải nghiệm, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Ths. Đoàn Nguyễn Khánh Trân em đã chọn đề tài “Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Em hy vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn tài liệu ít ỏi, đề tài của em sẽ góp phần nhỏ cho sự phát triển của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh, hướng đến sự phát triển bền vững cho biển đảo tỉnh Khánh Hòa. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: - Đúc kết cơ sở lý luận về du lịch homestay, đặc điểm loại hình du lịch homestay và đặc điểm khách đi du lịch homestay. - Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch homestay ở đảo Bình Ba – Cam Ranh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: đề tài khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu trên địa bàn đảo Bình Ba, TP. Cam Ranh nơi phát triển loại hình du lịch homestay - Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong thời gian 03 tháng - Đối tượng nghiên cứu: du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thống kê mô tả Mô tả dữ liệu bao gồm tần số, tỷ lệ, số lần lựa chọn, giá trị thấp nhất, giá trị cao nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn là những số liệu mang tính định lượng. Từ việc thu thập dữ liệu từ các đối tượng khách thể nghiên cứu du lịch homestay tại đảo Bình Ba (chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương, khách du lịch và các công ty du lịch), sau đó các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có tính chất lượng thực tiễn cao. 4.2 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử dụng 2 phương pháp thu thập dữ liệu là sơ cấp và thứ cấp. - Trong đó, phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp như là bảng câu hỏi điều tra từ 4 đối tượng (cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương, khách du lịch và các công ty du lịch) giúp tác giả thu thập trực tiếp các nguồn dữ liệu và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp là số lượng khách du lịch, số lượng hộ dân, doanh thu, thu nhập bình quân, thời gian hoạt động… giúp tác giả phân tích nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu du lịch homestay tại đảo Bình Ba, cũng như thể hiện thực trạng hiện nay tại đảo và với các số liệu thống kê một cách khoa học. Từ đó, giúp vấn đề nghiên cứu mang tính cụ thể, chính xác, tính thời sự và tính khoa học hơn. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu. 4.3 Phương pháp thực địa Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm:  Quan sát  Mô tả 5  Điều tra  Ghi chép  Chụp ảnh, quay phim tại các điểm nghiên cứu  Gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý tài nguyên, các cơ quan hải quan quốc phòng, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương và cộng đồng sở tại. Trong quá trình nghiên cứu người viết đã đi thực địa tại đảo Bình Ba – Cam Ranh và đã thu được nhiều thông tin bổ ích. 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những hướng nghiên cứu lý luận đi trước, đề tài tổng hợp và hệ thống lại cơ sở lý luận về loại hình du lịch homestay, từ khái niệm, đặc điểm, điều kiện ra đời và phát triển đến tình hình phát triển loại hình du lịch homestay hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài cũng làm rõ bản chất, nội dung và đặc điểm, điều kiện phát triển, chỉ tiêu đánh giá du lịch homestay. Đây chính là những đóng góp về mặt lý thuyết của đề tài. Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ thực trạng phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba - Cam Ranh. Người viết mong muốn vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường về chuyên môn ngành du lịch để đánh giá thực trạng phát triển từ đó nhằm khai thác được các thế mạnh về du lịch đảm bảo sự đóng góp tích cực của du lịch vào phát triển kinh tế địa phương. Cũng như nhằm quảng bá hình ảnh du lịch tại đảo Bình Ba nói chung và du lịch homestay tại đảo Bình Ba nói riêng để thu hút nhiều khách du lịch hơn, giúp khách hiểu biết rõ hơn về loại hình du lịch homestay và những nét thú vị từ loại hình du lịch này. 6. Đóng góp của khóa luận - Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch homestay và thực tiễn phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh nhằm đưa ra những giải pháp cho việc phát triển mô hình du lịch này. 6 - Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo giúp các bạn hiểu thêm về loại hình du lịch homestay và là nguồn tham khảo cho các đề tài sau cũng như là giúp cho các công ty, đơn vị kinh doanh lữ hành phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo. - Bên cạnh đó, những thông tin khóa luận cung cấp có thể sử dụng làm tài liệu cho các cơ quan, Ban quản lý các cấp của mô hình để có thể có những giải pháp khắc phục những hạn chế và phát triển hơn nữa hiệu quả của mô hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh. 7. Nội dung kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm phát triển du lịch homestay tại đảo Bình Ba – Cam Ranh – Khánh Hòa 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Du lịch 1.1.1 Khái niệm du lịch Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau. Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Khái niệm chung về Du lịch: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khu du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch” [17, tr.1] Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động du lịch: Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau về hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác. Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc 8 hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương. Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn, chốn ở,... [17, tr.1] Dưới con mắt của Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Năm 1987, Pirogiomic đưa ra khái niệm “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến việc di chuyển và lưu trú tại bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ nhận thức giá trị về tự nhiên, kinh tế văn hóa”. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Theo Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên 9 gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “Một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “Một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Từ những quan điểm trên, có thể thấy rằng định nghĩa về du lịch rất đa dạng và phong phú nhưng nhìn chung các khái niệm đều cho rằng du lịch là một hoạt động di chuyển ra khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định với nhiều mục đích khác nhau như nghỉ ngơi, tham quan, giải trí, tìm hiểu văn hóa địa phương hay kinh doanh… Kèm theo đó sẽ phát sinh những nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ liên quan khác. Do vậy cũng có thể hiểu du lịch như là một ngành kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh của du khách trong quá trình di chuyển và lưu trú. 1.1.2 Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại 10 hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:  Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi: -Du lịch quốc tế - Du lịch nội địa  Căn cứ vào môi trường tài nguyên: - Du lịch thiên nhiên - Du lịch nhân văn  Căn cứ vào loại hình lưu trú - Du lịch ở trong khách sạn - Du lịch ở trong motel - Du lịch ở trong nhà trọ - Du lịch ở trong Làng du lịch - Du lịch ở camping  Căn cứ vào thời gian chuyến đi - Du lịch dài ngày - Du lịch ngắn ngày  Căn cứ vào mục đích chuyến đi - Du lịch tham quan - Du lịch giải trí - Du lịch nghỉ dưỡng - Du lịch khám phá - Du lịch thể thao - Du lịch lễ hội - Du lịch tôn giáo - Du lịch nghiên cứu (học tập) - Du lịch hội nghị - Du lịch thể thao kết hợp - Du lịch chữa bệnh - Du lịch thăm thân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan