Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang ...

Tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện tân yên, tỉnh bắc giang

.PDF
119
436
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- DƢƠNG THỊ MAI “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG” LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- DƢƠNG THỊ MAI “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG” Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ DANH TỐN Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn cho cao học “Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Lê Danh Tốn. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn là trung thực, có xuất sứ rõ ràng. Tác giả luận văn Dƣơng Thị Mai LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo đã giảng dạy, Khoa Kinh tế Chính trị và Phòng Đào tạo của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS. TS Lê Danh Tốn đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo các cơ quan, các đồng nghiệp đã quan tâm, hỗ trợ, cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho tôi có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn Dƣơng Thị Mai MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... i DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................ii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................3 4. Kết cấu luận văn ...........................................................................................3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI ...... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..........................4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................ 4 1.1.2. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu và “khoảng trống” trong nghiên cứu. .................................................................................................................... 7 1.2. Kinh tế trang trại ......................................................................................8 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của kinh tế trang trại ............................... 8 1.2.2. Nguồn gốc hình thành kinh tế trang trại ..................................... 12 1.2.3. Vai trò của kinh tế trang trại ......................................................... 12 1.2.4. Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại ở Việt Nam ....................... 14 1.3. Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi.................................................15 1.3.1. Một số khái niệm ............................................................................ 15 1.3.2. Nội dung của phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi .................. 17 1.3.3. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của một địa phương (tỉnh, huyện) ............................................................................... 27 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của một địa phương(tỉnh, huyện) ................................................. 29 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi và bài học rút ra cho huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang........33 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ............................................. 33 1.4.2. Bài học rút ra cho huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang .................... 38 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................40 2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu ..................................................40 2.1.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp .................................................. 40 2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp .................................................................. 40 2.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả .................................................................41 2.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.........................................................42 2.4. Phƣơng pháp so sánh ..............................................................................43 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG ................................................44 3.1. Đặc điểm tự nhiên, Kinh tế - Xã hội của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ....................44 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 44 3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội .............................................................. 49 3.1.3. Thuận lợi và khó khăn của huyện Tân Yên trong phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi xét từ điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội................... 55 3.2. Cơ chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ...............................57 3.2.1. Các chính sách của Trung ương và của tỉnh Bắc Giang .............. 57 3.2.2. Cơ chế, chính sách của huyện Tân Yên về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ................................................................................................. 63 3.3. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.......................................................................66 3.3.1.Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang................................................................................................ 66 3.3.2. Kiểm tra, giám sát quá trình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ................................................................................................................. 84 3.4. Đánh giá chung về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ..................................................................................85 3.4.1. Những kết quả chủ yếu .................................................................. 85 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 89 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TẠI HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG..........................92 4.1. Tình hình mới ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ........................................................92 4.2. Định hƣớng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ..........................................................................................93 4.3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.......................................................................94 4.3.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi . 94 4.3.2. Giải pháp về đất đai đối với phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ................................................................................................................. 95 4.3.3. Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi . 96 4.3.4. Giải pháp về nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào các trang trại chăn nuôi .......................................................................... 98 4.3.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi. ................................................................................................ 99 4.3.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm của kinh tế trang trại chăn nuôi ...................................................................................................... 101 4.3.7. Giải pháp về hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại và giữa các trang trại với tổ chức kinh tế khác ................................... 102 4.3.8. Giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm của kinh tế trang trại chăn nuôi ....................................................... 103 KẾT LUẬN ..............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................105 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 11 Bảng 3.11 12 Bảng 3.12 13 Bảng 3.13 14 Bảng 3.14 15 Bảng 3.15 16 Bảng 3.16 17 Bảng 3.17 18 Bảng 3.18 19 Bảng 3.19 Nội dung Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Yên năm 2013-2015 Tình hình dân số và lao động của huyện Tân Yên năm 2013- 2015 Giá trị sản xuất của huyện Tân Yên giai đoạn 2013-2015 Thực trạng hạ tầng kỹ thuật của huyện Tân Yên năm 2015 Số lượng trang trại chăn nuôi huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013- 2015 Quy mô diện tích các trang trại chăn nuôi (năm 2013 – 2015) Quy mô diện tích các trang trại chăn nuôi năm 2015 Tổng số lao động của các trang trại chăn nuôi qua 3 năm (2013 – 2015) Thực trạng lao động của các loại hình trang trại chăn nuôi năm 2015 Vốn đầu tư của các trang trại chăn nuôi năm 2013 - 2015 Tình hình nguồn vốn bình quân một trang trại năm 2015 Trang bị và sử dụng máy móc trong trang trại năm 2015 Tình hình sử dụng thức ăn trong các trang trại năm 2015 Các biện pháp phòng bệnh trong trang trại năm 2015 Sản lượng sản phẩm của các trang trại chăn nuôi năm 3013 - 2015 Giá trị sản xuất của các trang trại chăn nuôi năm 2013 - 2015 Giá trị sản xuất và chi phí bình quân của một trang trại chăn nuôi năm 2015 Kết quả và hiệu quả hoạt động của các trang trại chăn nuôi năm 2013 - 2015 Bảng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi năm 2015 i Trang 47 49 51 54 67 69 70 71 72 74 75 76 77 79 80 81 82 83 84 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình 1 Hình 3.1 2 Hình 3.2 3 Hình 3.3 Nội dung Bản đồ hành chính huyện Tân Yên Biểu đồ giá trị sản xuất của các ngành kinh tế huyện Tân Yên năm 2013 -2015 Số lượng trang trại chăn nuôi huyện Tân Yên theo loại hình giai đoạn 2013 - 2015 ii Trang 44 52 67 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế trang trại xuất hiện trong quá trình đổi mới ở nước ta và đang được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay, mặc dù mới ở bước khởi đầu, song mô hình kinh tế này đã sớm khẳng định được vai trò quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Ở nước ta, kinh tế trang trại đã xuất hiện từ lâu và thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, nhất là từ năm 2000, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần khai thác thêm nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa, nhất là ở các vùng trung du, miền núi và ven biển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm nông sản hàng hóa, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay. Trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 29.389 trang trại trong đó, có 9.178 trang trại trồng trọt (chiếm 31,23%), 15.068 trang trại chăn nuôi (chiếm 51.27%), 4.175 trang trại thủy sản (chiếm 14,21%) và 968 trang trại tổng hợp (chiếm 3.29%). Tuy nhiên, kinh tế trang trại nói chung, kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng hiện nay chưa phát triển rộng và chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nước; chưa tạo ra bước đột phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nước hoang hoá ở các khu vực trung du, miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp; chưa đóng góp thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Kinh tế trang trại vẫn là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở nước ta, vì vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng địa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đưa ra những giải pháp phù hợp, 1 sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và phát triển kinh tế trang trại. Huyện Tân Yên là một huyện miền núi phía bắc của tỉnh Bắc Giang, có địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo số liệu thống kê đến hết năm 2015 toàn huyện có 317 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo quy định tại Thông tư số 27/2011/TT-NNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đó có 300 trang trại chăn nuôi. Kinh tế trang trại chăn nuôi đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cải thiện thu nhập cho nhiều hộ nông dân góp phần làm thay đổi bộ mặt của vùng nông thôn. Tuy nhiên trang trại chăn nuôi của huyện Tân Yên chưa đồng đều, còn nhiều trang trại quy mô nhỏ, năng lực sản xuất còn hạn chế, chưa có sự liên kết hợp tác, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đã bộc lộ một số vấn đề bất cập về đất đai, vốn, công nghệ, thị trường, lao động... Việc phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của huyện đang xuất hiện một số vấn đề cần tháo gỡ như: Vấn đề quan hệ lao động giữa chủ trang trại với người làm thuê; vấn đề hợp tác, liên kết giữa các trang trại và giữa các trang trại với tổ chức kinh tế khác; vấn đề tích tụ ruộng đất; vấn đề liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; vấn đề môi trường .v.v. Chính vì vậy đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” được lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế, chương trình định hướng thực hành. Chủ thể quản lý phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên là UBND huyện Tân Yên mà trực tiếp là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Cần có những giải pháp nào để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. 2  Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu phát triển Kinh tế trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế.  Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Về thời gian: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang được phân tích, đánh giá trong giai đoạn 2013 đến 2015. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang được xác định cho giai đoạn 2016 – 2020. 4. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - GS.TS. Trần Đức, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, trong công trình nghiên cứu “Kinh tế trang trại vùng đồi núi”, NXB Thống Kê, năm 1998, đã nhấn mạnh hiệu quả kinh tế và những tác động tích cực về môi trường và xã hội khi phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi, trong đó có trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, theo tác giả, khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển của mô hình này chính là thói quen, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của bà con nông dân. Hơn thế nữa, tác giả Trần Đức cho rằng, trình độ dân trí chưa cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân vùng nông thôn, miền núi. - Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ giao cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 2000, (GS.TS.Nguyễn Đình Hương làm chủ nhiệm). Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, về khoa học – công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế biến và tăng cương quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã được xuất bản thành sách: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do GS.TS.Nguyễn Đình Hương làm chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000). - Trong cuốn giáo trình Kinh tế nông nghiệp do Vũ Đình Thắng chủ biên, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2006, có một phần nghiên cứu về kinh tế trang trại. Ở đây, các tác giả đã đưa ra khái niệm về trang trại “là một hình thức tổ chức sản xuất tập trung trong nông, lâm, thủy sản với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ 4 chức và quản lý hiện đại” (17, Trang 56). Cuốn sách cũng đã đưa ra những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại. Đồng thời các tác giả cũng nghiên cứu nguồn gốc hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta từ sau đổi mới. Cuối cùng, các tác giả phác thảo một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở nước ta gồm những giải pháp trước mắt và những giải pháp cơ bản, lâu dài (Trang 58-60). - Trần Lệ Thị Bích Hồng, 2007.“Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại ở Việt Nam, tổng kết những mô hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Chỉ ra thực trạng phát triển của các mô hình kinh tế trang trại của Đồng Hỷ trong những năm vừa qua trong đó có trang trại chăn nuôi; Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại của Đồng Hỷ; Đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Đồng Hỷ trong những năm tới. Tuy nhiên, luận văn nghiên cứu và đưa ra giải pháp dựa trên đặc thù vùng miền, định hướng phát triển loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chưa sâu. - Lý Văn Toàn, 2007.“Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Đại học Kinh tế Thái Nguyên. Luận Văn đã nghiên cứu và đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thái Nguyên, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp đối với các mô hình kinh tế trang trại của địa phương, đề tài đã nêu lên được sự so sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình, các vùng khác nhau, từ đó có thể đánh giá được các yếu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong tác động đến phát triển kinh tế trang trại, trong đó có trang trại chăn nuôi. - Nguyễn Thành Nam, 2008. “Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn thạc sỹ kinh tế Nông nghiệp, Đại học Kinh tế Thái Nguyên. 5 Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện miền núi Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đạt được nhiều tiến bộ quan trọng. Nhưng để ngành nông nghiệp của huyện đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới thì phải hợp lý hóa, hiệu quả hóa sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác một cách triệt để tiềm năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con người vùng miền núi này, mô hình kinh tế trang trại là phù hợp hơn cả. Kinh tế trang trại của huyện Đại Từ, trong đó có trang trại chăn nuôi đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng đó. Nghiên cứu hướng đến mục tiêu trả lời các câu hỏi đặt ra là: Khả năng phát triển kinh tế trang trại của huyện Đại Từ đến đâu? Làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất? - Phan Ấn Quốc, 2011. “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Kon Tum”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về trang trại, phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam và một số nước trên thế giới; phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trang trại, trong đó có kinh tế trang trại chăn nuôi của tỉnh Kon Tum; xác định định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế trang trại và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đẩy mạnh mở rộng sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại ở địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên tác giả đưa ra giải pháp còn mang tính lý thuyết, chưa đề cập đến giải pháp phát triển phù hợp với đặc điểm chính trị - xã hội của địa phương. - Trần Quốc Đạt, 2012. “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”. Luận văn thạc sỹ kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Phần cơ sở lý luận của nghiên cứu này nêu khá đầy đủ tổng quan về kinh tế trang trại, phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của nó. Trong phần thực trạng, đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Đại Lộc, trong đó có kinh tế trang trại chăn nuôi. Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của các trang trại và phát triển thị trường tiêu thụ. 6 - Trương Thành Long, 2014. “Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế trang trại, phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2020. 1.1.2. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu và “khoảng trống” trong nghiên cứu. 1.1.2.1. Những kết quả nghiên cứu chủ yếu Các công trình nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, ở các mức độ khác nhau đã nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại, trong đó có đề cập đến kinh tế trang trại chăn nuôi cả về lý luận và thực tiễn ở tầm vĩ mô và vi mô, trong đó có cấp huyện. Nhìn chung, các công trình đã có sự tương đối thống nhất về khái niệm, vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại, ...Một số công trình nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn một tỉnh, huyện cụ thể và trong cả nước. Đó là những tài liệu quý báu để tác giả luận văn tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài luận văn. 1.2.1.2. “Khoảng trống” trong nghiên cứu - Dường như chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại từ góc độ của khoa học quản lý kinh tế. - Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi. Nhìn chung kinh tế trang trại chăn nuôi chỉ được đề cập đến như một loại hình trang trại trong kinh tế trang trại khi nghiên cứu về kinh tế trang trại nói chung cả về lý luận và thực tiễn. - Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi từ góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Luận văn này đi sâu nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế. 7 1.2. Kinh tế trang trại 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của kinh tế trang trại 1.2.1.1. Khái niệm kinh tế trang trại  Trang trại Khi nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế trong nông nghiệp, các nhà kinh tế thấy rằng, khi công nghiệp phát triển thì nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho tiêu dùng, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng xuất khẩu tăng lên rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp thì không thể dựa vào hình thức sản xuất nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, manh mún với phương thức canh tác lạc hậu, sản xuất tự cung, tự cấp. Như vậy, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì đòi hỏi các hộ nông dân phải sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung với quy mô lớn và hình thành nên các nông trại hay trang trại như ngày nay. Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu khoa học kinh tế, trang trại và kinh tế trang trại được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm khác nhau, có thể đưa ra những quan niệm khác nhau về trang trại. Trong từ điển Việt, trang trại được hiểu một cách khái quát là: “Trại lớn sản xuất nông nghiệp”. Trong các tài liệu nghiên cứu về kinh tế trang trại thường gắn với ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gọi là “nông trại”, “lâm trại”, “ngư trại” để phân biệt chuyên ngành sản xuất của các trang trại. Có ý kiến cho rằng, trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp nhân, được Nhà nước giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng, biển hợp lý để tổ chức lại quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhằm cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao hơn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của từng đơn vị diện tích, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của mọi người tham gia . 8 Theo tác giả Trần Đức, (1998). “Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông lâm, thuỷ sản, có mục đích sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”. Theo tác giả Nguyễn Điền, (1993). “Trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả”. Theo tác giả Trần Hai, (2000). “Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh bình đẳng với các thành phần khác, có chức năng chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá, tạo ra nguồn thu nhập chính và đáp ứng nhu cầu cho xã hội”. Kế thừa các quan điểm trên, tác giả luận văn cho rằng: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.  Kinh tế trang trại Trong thời gian qua những vấn đề lý luận về kinh tế trang trại đã được các nhà khoa học và các nhà hoạt động thực tiễn nghiên cứu trong các công trình khoa học đã được công bố, trao đổi trên các diễn đàn và các phương tiện thông tin đại chúng. Cho đến nay một số vấn đề cơ bản về kinh tế trang trại vẫn tiếp tục được nghiên cứu, trao đổi và hoàn thiện. Thực tế hiện nay ở nước ta còn có một số khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại: Theo PGS. TS. Lê Trọng: Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại,…) là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, bao gồm một số người lao động nhất 9 định, được chủ trang trại tổ chức trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và được Nhà nước bảo hộ. [19] Theo Ban kinh tế Trung ương: “Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất hàng hoá, gắn liền với thị trường, chính vì vậy có nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ mang nặng tính tự cấp, tự túc, về tiếp thị, về sự tác động của khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, về sự phát triển của công nghiệp, trực tiếp là công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thuỷ sản, chế tạo nông cụ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng về quy cách, chất lượng sản phẩm để bảo đảm tiêu thụ hàng hoá, cạnh tranh trên thị trường”. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ ban hành đã nêu rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp với mục đích là sản xuất hàng hóa trên cơ sở tự chủ về ruộng đất, tư liệu sản xuất của hộ gia đình, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm và hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, do đó đây là hình thức tổ chức phổ biến trong nông nghiệp và không chỉ được phát triển ở các nước công nghiệp mà còn được phát triển ở tất cả các nước trên thế giới (Pháp luật về trang trại, 2005). Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong nông, lâm, ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra sức sinh lời cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra; có trình độ đưa những thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh cao hơn trên 10 thị trường xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao (Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, 2000). Từ thực tiễn và các quan điểm trên, theo tác giả luận văn, kinh tế trang trại có thể hiểu như sau: Kinh tế trang trại là là loại hình kinh tế sản xuất hàng hóa, phát triển chủ yếu trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về vốn và kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra một hoặc vài loại sản phẩm hàng hóa từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường. 1.2.1.2. Đặc trưng của kinh tế trang trại - Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt, đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. - Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một người chủ. Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kinh doanh sản xuất nông sản hàng hóa cho thị trường, tỷ suất hàng hóa càng cao, càng thể hiện bản chất và trình độ phát triển kinh tế trang trại. - Quy mô sản xuất của trang trại trước hết là quy mô đất đai được tập trung đến mức đủ lớn theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa, chuyên canh và thâm canh, nhưng không vượt quá tầm kiểm soát quá trình sản xuất trên đồng ruộng hoặc trong chuồng trại của chủ trang trại. - Cách thức tổ chức và quản lý đi dần vào phương thức kinh doanh song trực tiếp, đơn giản và gọn nhẹ vừa mang tính gia đình, vừa mang tính doanh nghiệp. - Trình độ áp dụng khoa học - kỹ thuật cao hơn nhiều so với hộ tiểu nông. Mức độ đầu tư công nghệ và trình độ công nghệ được các trang trại đưa vào sử dụng ngày càng cao thể hiện ở các biện pháp kỹ thuật mới, tiên tiến được áp dụng ngày càng nhiều nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan