Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh bắc kạn...

Tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh bắc kạn

.PDF
196
744
104

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CÔNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 62.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. LÊ ANH VŨ 2. TS. PHAN VĂN HÙNG HÀ NỘI - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Văn Công ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ..................................................................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................................... 11 7. Kết cấu của luận án .................................................................................................... 12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 13 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 13 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 18 1.3. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ......................................................... 27 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ...... 29 2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế hộ nông dân ...................................................................... 29 2.1.1. Các khái niệm cơ bản về kinh tế hộ nông dân ..................................................... 29 2.1.2. Vai trò của kinh tế hộ nông dân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội………….33 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế hộ nông dân ....................... 34 2.1.4. Lý thuyết về kinh tế hộ nông dân ......................................................................... 37 2.2. Cơ sở lý luận về giảm nghèo................................................................................... 45 2.2.1. Quan niệm về nghèo và giảm nghèo .................................................................... 45 2.2.2. Lý luận về phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ........... 47 2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo của một số nước trên thế giới và một số tỉnh ở Việt Nam ......................................................................... 55 2.3.1. Kinh nghiệm một số nước .................................................................................... 55 2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước .............................................. 58 2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra ....................................................................... 63 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC KẠN ........................................... 67 3.1. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế hộ nông dân ở Bắc Kạn ....................................................................................................... 67 3.2. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn .................................................... 79 iii 3.2.1. Số lượng và cơ cấu hộ nông dân .......................................................................... 80 3.2.2. Quy mô và cơ cấu đất đai của hộ nông dân ......................................................... 81 3.2.3. Lao động của hộ nông dân ................................................................................... 83 3.2.4. Vốn sản xuất kinh doanh của hộ nông dân .......................................................... 86 3.3. Thực trạng sản xuất kinh doanh của hộ nông dân Bắc Kạn .................................... 88 3.3.1. Thực trạng sản xuất của hộ nông dân .................................................................. 88 3.3.2. Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ của hộ nông dân ............................... 91 3.3.3. Thực trạng sản xuất hàng hóa của hộ nông dân ................................................... 91 3.3.4. Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ nông dân ..................................... 92 3.4. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn .................... 95 3.4.1. Chi phí sản xuất kinh doanh của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn ............................... 95 3.4.2. Thu nhập và các nguồn thu nhập của các hộ nông dân Bắc Kạn ......................... 97 3.5. Phát triển kinh tế hộ nông dân với giảm nghèo ở Bắc Kạn .................................. 102 3.5.1. Tình hình nghèo và giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn .................................................. 102 3.5.2. Vai trò của kinh tế hộ nông dân đối với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn 106 3.5.3. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở Bắc Kạn .......................................................................................... 113 3.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân với vấn đề giảm nghèo ở tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 116 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN GẮN VỚI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở TỈNH BẮC KẠN ..................... 123 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế hộ nông dân và vấn đề giảm nghèo .............................................................................................................. 123 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................. 123 4.1.2. Bối cảnh trong nước ........................................................................................... 126 4.2. Các quan điểm về phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo ................ 132 4.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn................................................................................................................. 138 4.3.1. Nhóm các giải pháp về mặt chính sách .............................................................. 138 4.3.2. Nhóm giải pháp tăng cường các nguồn lực cho hộ nông dân ............................ 145 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 153 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 162 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu CIEM : Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng CNTB : Chủ nghĩa tƣ bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CP : Chính phủ DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBKK : Đặc biệt khó khăn HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã IFAD : Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (International Fund for Agricultural Development) KH-CN : Khoa học công nghệ NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết PRA : Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rural Appraisal) QH : Quốc hội RGDP : Tổng sản phẩm TLSX : Tƣ liệu sản xuất TNBQ : Thu nhập bình quân UBND : Ủy ban nhân dân UNDP : Chƣơng trình Phát triển của Liên hợp quốc WB : Ngân hàng thế giới XĐGN : Xóa đói giảm nghèo 3PAD Dự án quan hệ đối tác vì ngƣời nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh bắc kạn v MỤC LỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Quy mô đất đai bình quân hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn Trang 82 Bảng 3.2. Bình quân nhân khẩu và Quy mô llao động của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 83 Bảng 3.3. Năng suất lao động xã hội và TNBQ/ người/ năm 85 Bảng 3.4. Chi phí/ ha đất của các hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 97 Bảng 3.5. Tổng thu nhập ròng bình quân/ hộ nông dân điều tra tỉnh Bắc Kạn 99 Bảng 3.6. Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 -2015 103 vi MỤC LỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân/người và tỷ lệ giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1997-2015 70 Hình 3.2. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản Bắc Kạn qua các năm 71 Hình 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản Bắc Kạn 72 Hình 3.4. Biến động số hộ gia đình qua các thời kỳ ở Bắc Kạn 80 Hình 3.5. Dự báo tỷ lệ hộ trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất đến 2026 81 Hình 3.6. Diện tích một số cây trồng chính của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 88 Hình 3.7. Năng suất một số cây trồng chính của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 89 Hình 3.8. Thực trạng phát triển một số vật nuôi của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 90 Hình 3.9. Tỷ lệ các sản phẩm của hộ nông dân Bắc Kạn bán theo hợp đồng trong các liên kết với doanh nghiệp 93 Hình 3.10. Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 96 Hình 3.11. Chi phí sản xuất bình quân/ 1ha đất của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 96 Hình 3.12. Cơ cấu thu nhập ròng bình quân của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 98 Hình 3.13. Thu nhập ròng bình quân hộ nông dân phân theo nhóm hộ 100 Hình 3.14. Thu nhập ròng bình quân/ 1 ha đất của hộ nông dân tỉnh Bắc Kạn 101 Hình 3.15. Nhận thức của hộ nông dân Bắc Kạn về sản xuất hàng hóa, biến đổi khí hậu, thoái hóa đất, chi trả dịch vụ môi trường vii 127 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia đang phát triển, với phần lớn dân số vẫn tập trung ở khu vực nông thôn, thì việc phát triển kinh tế hộ nông dân sẽ là giải pháp quan trọng để có thể đảm bảo an ninh lương thực, giảm nghèo, tạo tích lũy cho chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Khi kinh tế hộ nông dân phát triển, tình trạng nghèo đói được đẩy lùi, những mâu thuẫn giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ được giải quyết, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước. Thành tựu của 30 năm đổi mới đã đưa Việt Nam từ một nền kinh kém phát triển lên nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục trong nhiều năm. Nhờ đó, đời sống của mọi người dân được cải thiện nâng lên rõ rệt. Hiện tượng thiếu đói được đẩy lùi, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư nhất là đối với kinh tế hộ nông dân. Những thành quả đạt được của kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam trong thời gian qua đã đóng vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo nhu cầu lương, thực phẩm cho người dân, đưa Việt Nam vào danh sách những nước xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp hàng đầu thế giới như: gạo, cà phê, tiêu, điều,… từ đó tạo tích lũy để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đưa Việt Nam từ một nước chậm phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Hiện nay, với khoảng 70% dân số sống ở nông thôn và khu vực nông, lâm, thủy sản còn chiếm 46,6% lao động xã hội thì kinh tế hộ nông dân vẫn là loại hình kinh tế phổ biến ở nông thôn, có vai trò, vị trí rất lớn, là một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế, là chủ thể quan trọng trong phát triển nông nghiệp và đổi mới nông thôn ở Việt Nam. Cùng với quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã được thế giới ghi nhận là quốc gia có tốc độ giảm nghèo nhanh, trong đó có đóng góp lớn của kinh tế hộ nông dân. Tuy nhiên, nhiều kết quả điều tra nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nghèo so với chuẩn thế giới còn lớn, sự phân hóa giàu nghèo, sự cách biệt về tốc độ phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền trong cả nước có xu hướng gia tăng. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước đã giảm, nhưng ở khu vực nông thôn một số tỉnh miền núi, tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Do vậy, vấn đề giảm 1 nghèo vẫn là nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành song song với phát triển kinh tế hộ nông dân. Mặt khác, kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam có xuất phát điểm thấp, tốc độ phát triển chậm, rủi ro còn cao, đang đặt ra những vấn đề cần phải quan tâm như: vấn đề đất đai, lao động, thị trường đầu vào và đầu ra của nông sản hàng hóa, vốn… nhất là ở các tỉnh khu vực miền núi, nơi tập trung nhiều các dân tộc thiểu số, trình độ phát triển còn thấp, sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung tự cấp, vấn đề nghèo còn cao, giảm nghèo chậm, thoát nghèo chưa bền vững trong đa số là các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nông dân ở tỉnh Bắc Kạn. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, được chia tách tái thành lập năm 1997. Đến nay Bắc Kạn vẫn là một trong những tỉnh nghèo. Hiện trạng kinh tế nhìn chung rất thấp. Tuy ngành nông, lâm nghiệp không còn chiếm vị trí chủ đạo, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh chưa thực sự rõ nét. Bắc Kạn còn trên 81% dân số sống ở khu vực nông thôn, với hơn 83% lao động là sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nông, lâm nghiệp còn chiếm tới 35,95%, công nghiệp mới chỉ đạt 15,33% [14]. Mặc dù trên địa bàn tỉnh đã có những chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ cho phát triển kinh tế hộ nông dân, đã đem lại những kết nhất định, tỷ lệ nghèo giảm qua các năm. Nhưng nhiều chương trình, dự án đầu tư còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Các hình thức tổ chức sản xuất của hộ nông dân chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Nhiều vấn đề đang đặt ra như: tình trạng khai thác trái phép tài nguyên đất, rừng chưa được quản lý chặt chẽ; năng lực cạnh tranh kinh tế của hộ nông dân còn yếu; khả năng ứng phó với thiên tai còn hạn chế; hộ nông dân gặp khó khăn trong cả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khối lượng nông sản hàng hoá chưa nhiều, giá trị gia tăng ít; thu nhập bình quân trên đầu người thấp. Trong bối cảnh kinh tế của tỉnh còn ở trình độ phát triển thấp, các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch phát triển còn chậm, lao động nông nghiệp còn chiếm đa số, thì việc phát triển kinh tế hộ nông dân có vai trò rất quan trọng, sẽ là nền tảng góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước hết, là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thì việc phát triển kinh tế hộ nông dân sẽ tạo thêm nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân, đây chính là động lực và cũng là mục tiêu quan trọng của công cuộc giảm nghèo và phát triển 2 bền vững ở Bắc Kạn. Kinh tế hộ nông dân phát triển sẽ góp phần khai thác hiệu quả, bền vững, tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, phát triển kinh tế hộ nông dân còn tạo cơ sở để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, đa dạng của đồng bào các dân tộc, tạo cơ sở xây dựng mối đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh. Trước công cuộc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở Bắc Kạn cần phải được nghiên cứu sâu như: xác định đúng vị trí, vai trò hiện nay của kinh tế hộ nông dân ở Bắc Kạn trong mối tương quan liên kết với các thành phần kinh tế khác; các đặc điểm vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, cơ cấu thành phần dân tộc ở Bắc Kạn có ảnh hưởng như thế nào trong mô hình phát triển kinh tế của tỉnh; những nguyên tắc về phát triển theo hướng bền vững kinh tế hộ nông dân ở Bắc Kạn sẽ được áp dụng như thế nào; những rào cản trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế hộ nông dân ở Bắc Kạn hiện nay là gì; …. Với những lý do trên, cho thấy việc nghiên cứu đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn là hết sức cần thiết. Bởi, trong bối cảnh kinh tế của tỉnh còn ở trình độ phát triển thấp, các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch phát triển còn chậm, lao động nông nghiệp còn chiếm đa số, thì việc phát triển kinh tế hộ nông dân có vai trò rất quan trọng, sẽ là nền tảng góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặt khác, các chính sách giảm nghèo của chính phủ được triển khai sẽ góp phần giúp kinh tế hộ nông dân tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, từ đó tạo động lực vươn lên của các hộ nông dân. Khi kinh tế hộ nông dân phát triển sẽ giải quyết được những mâu thuẫn trong sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường được khai thác hiệu quả, quá trình xây dựng nông thôn mới được đẩy nhanh. Ngoài ra, phát triển kinh tế hộ nông dân còn tạo cơ sở để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, đa dạng của đồng bào các dân tộc, tạo cơ sở xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được thực trạng kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo ở tỉnh Bắc 3 Kạn. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp để phát triển loại hình kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững cho tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận về sự phát triển kinh tế hộ nông dân, kinh nghiệm thực tiễn và rút ra bài học cho tỉnh Bắc Kạn. - Làm rõ thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2010- 2015; những mặt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế. - Đề xuất được những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh mới hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung Do tỉnh Bắc Kạn phần lớn là các hộ nông dân sản xuất nông, lâm, thủy sản và tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, vì vậy luận án tập trung vào nghiên cứu kinh tế hộ nông dân trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp là chính. Phạm vi về không gian Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Phạm vi về thời gian Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo ở Bắc Kạn trong giai đoạn từ 2010 đến 2015. Các giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững được đề xuất cho giai đoạn từ 2015 đến 2025 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử, để xem xét sự vận động của đối tượng nghiên cứu trong mối liên hệ phổ biến, luôn 4 biến đổi và phát triển không ngừng. Vận dụng quan điểm này để xem xét các sự kiện xã hội và quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân, trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Kạn. 4.2. Cách tiếp cận trong nghiên cứu Luận án tiếp cận nghiên cứu theo hướng đa chiều và liên ngành dưới góc độ của khoa học xã hội nhân văn, khoa học quản lý, khoa học về phát triển bền vững. Xem xét sự phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. - Tiếp cận phát triển bền vững: Dưới góc độ phát triển bền vững, phát triển kinh tế hộ nông dân ở Bắc Kạn phải gắn với việc giảm nghèo và thoát nghèo bền vững. Sự phát triển của kinh tế hộ nông dân phải dựa trên sự đa dạng hóa trong thu nhập, chống lại được các cú sốc từ bên ngoài, tăng cường được sức mạnh, năng lực nội sinh để khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, vươn lên làm giàu của hộ. - Tiếp cận kinh tế học vi mô: Luận án sử dụng cách tiếp cận này để phân tích kinh tế hộ nông dân dưới góc độ là một đơn vị sản xuất chủ yếu. Phân tích kinh tế về năng lực nội tại bên trong của hộ, mối quan hệ bên trong và bên ngoài. Cách tiếp cận này cho phép phân tích, đánh giá được năng lực phát triển của kinh tế nông hộ. - Tiếp cận sinh kế bền vững: Phương pháp tiếp cận theo các nguồn vốn sinh kế đã được đánh giá là mang lại kết quả tốt trong việc cải thiện sinh kế đối với người dân và giảm nghèo. Các tác động này được đo lường thông qua việc nâng cao năng lực của người dân và cán bộ địa phương, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và các hỗ trợ trực tiếp để giảm nghèo cho các hộ nghèo. Với cách tiếp cận này, luận án sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sinh kế của các hộ nông dân như khả năng tiếp cận tài chính; thị trường; đất đai cũng như khả năng huy động, sử dụng các loại nguồn vốn này vào sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế và thoát nghèo như thế nào…. từ đó các giải pháp đề xuất sẽ sát với thực tế và có tính khả thi cao hơn trên địa bàn nghiên cứu. - Tiếp cận chuỗi giá trị: Trên quan điểm chuỗi giá trị, kinh tế hộ được xem xét cả mặt kinh tế và xã hội. Bởi, (i) sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào việc sử 5 dụng các nguồn tài nguyên; (ii) sự phổ biến của các tiêu chuẩn truyền thống trong nông nghiệp, nông thôn; (iii) tỷ lệ người nghèo ở nông thôn còn cao. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, luận án cho thấy: 1) Phát triển kinh tế hộ nông dân phải trên cơ sở tự vươn lên cùng với sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước, thông qua hệ thống chính sách và đầu tư phát triển vào các ngành kinh tế, để tạo ra sự liên kết và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản, nhằm tận dụng cơ hội của hội nhập, cũng như phát huy khả năng lợi thế ở từng vùng miền, địa phương khác nhau. 2) Phát triển kinh tế hộ nông dân phải trên cơ sở chuyên môn hóa, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tạo sự liên kết kinh tế dọc và ngang giữa các hộ nông dân với nhau và với các doanh nghiệp, nhà máy chế biến, mới giải quyết được gốc rễ vấn đề của kinh tế hộ nông dân là nhỏ lẻ, manh mún, khó tiếp cận với thị trường thế giới. 3) Phát triển kinh tế hộ nông dân phải trên cơ sở gắn với giảm nghèo bền vững, ngoài nâng cao thu nhập, kinh tế hộ nông dân phải hướng tới việc thoát nghèo bền vững theo hướng đa chiều. Tức là thỏa mãn tất cả các nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần như văn hóa, y tế, giáo dục…. 4.3. Phương pháp nghiên cứu 4.3.1. Các phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp: Luận án thu thập các tài liệu, số liệu thống kê liên quan đến chủ đề nghiên cứu đã được công bố từ các công trình nghiên cứu trên các sách, bài viết, số liệu thống kê của Cục thống kê và các báo cáo của các sở, ban ngành tỉnh Bắc Kạn cũng như của các cơ quan trung ương khác. Số liệu thứ cấp được thu thập và sử dụng trong luận án bao gồm các số liệu về tình hình đất đai, dân số, lao động, xóa đói giảm nghèo, kết cấu hạ tầng cơ sở, kết quả sản xuất kinh doanh của tỉnh Bắc Kạn, các số liệu về kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2001, 2006 và 2011, kết quả thống kê sản xuất một số loại cây trồng chính trong tỉnh. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận án tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các nhà quản lý trong các cơ quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, lãnh đạo các huyện và một số xã ở Bắc Kạn. Nội dung phỏng vấn là những vấn đề về thể chế, chính sách liên quan đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân, cung và cầu lao động tại địa phương, những hạn chế của các chính sách …. 6 - Phương pháp thảo luận nhóm: Được thực hiện ở tất cả 22 xã điều tra. Thành phần bao gồm các nhà quản lý, lãnh đạo xã, cán bộ địa chính, lãnh đạo các hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, cùng với những đại diện thôn trưởng, đại diện chủ hộ nông dân giàu, nghèo, cận nghèo theo thành phần dân tộc trong các xã. Nội dung thảo luận gồm những vấn đề liên quan tới thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân ở địa phương điều tra, những mặt được và hạn chế, nguyên nhân hạn chế, vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân với giảm nghèo bền vững, tác động của chính sách đến phát triển của kinh tế hộ nông dân, xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, các giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân. - Điều tra bảng hỏi: Luận án tiến hành điều tra 400 hộ nông dân, bằng bảng câu hỏi để thu thập thông tin liên quan đến các hoạt động kinh kế của hộ như: nguồn vốn sinh kế, thu nhập, chi tiêu, quy mô sản xuất, những hỗ trợ của chính quyền địa phương…. Việc xử lý và phân tích số liệu phiếu điều tra được thực hiện bởi sự trợ giúp của máy vi tính. Để có những số liệu điều tra đảm bảo phản ánh tính khách quan, tác giả dựa trên cơ sở địa hình tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn và tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý ở địa phương để lựa chọn địa điểm và số lượng hộ điều tra. Cụ thể, Bắc Kạn với trên 90% diện tích là đồi núi, địa hình bị sông suối chia cắt, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được chia làm ba vùng khác nhau - Vùng 1: Vùng Núi Phjia Bjoóc: Nằm ở phía Tây - Tây Bắc của tỉnh gồm các huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể. Là vùng cao nhất trong tỉnh, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, là khu vực được đánh giá là khó khăn cho phát triển kinh tế. - Vùng 2: Vùng núi Ngân Sơn, Yến Lạc: Nằm ở phía Đông - Đông Bắc của tỉnh, gồm huyện Ngân Sơn, Na Rì, Bạch Thông với hai cánh cung Ngân Sơn - Yến Lạc, là khu vực được đánh giá khá thuận lợi trong phát triển lâm nghiệp. - Vùng 3: Vùng phía Nam: Là vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi bao gồm thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Mới. Được đánh giá là khu vực thích hợp phát triển nông nghiệp, ngành nghề và dịch vụ. Do ở mỗi vùng đều có những đặc điểm riêng và có sự ảnh hưởng khác nhau đến việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của hộ nông dân nói riêng. 7 Từ đó có ảnh hưởng tới thu nhập và tình hình nghèo đói. Vì vậy, dựa vào yếu tố về phân vùng kinh tế và tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý, tác giả đã lựa chọn 22 xã trên 8 huyện, thành phố của tỉnh để điều tra (phụ lục 1). Để xác định cỡ mẫu điều tra, tác giả đã dựa vào công thức của Yamane (1967): n=N/(1+N*e2); Trong đó: n là số phiếu cần điều tra; N là tổng số mẫu; e là mức độ chính xác mong muốn, thường với sai số chọn mẫu e = 0,05, khi đó độ tin cậy là 95%. Mẫu số N được tính từ số liệu dự báo của tác giả trên căn cứ số liệu của 3 đợt tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Bắc Kạn (các năm 2001, 2006 và 2011). Theo đó N tính được là 68.106 hộ vào năm 2016. Áp dụng công thức Yamane tính được cỡ mẫu cần điều tra là 397 hộ. Để tăng tính chính xác, tác giả đã tiến hành điều tra 400 phiếu. Thời gian điều tra phỏng vấn được tiến hành từ tháng 01/2016 đến tháng 3/2016. Trên cơ sở kết quả thu được từ phiếu điều tra, tác giả tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm excel trên máy vi tính để đưa ra các bảng biểu, đồ thị đánh giá. Trong chọn hộ điều tra, tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên kết hợp, đó là chọn phân loại kết hợp với chọn máy móc 1. Cụ thể từ tài liệu kết quả phân loại hộ nghèo năm 2015 của các xã, tác giả phân thành 03 nhóm hộ nghèo, cận nghèo, không nghèo và xếp theo thứ tự bảng chữ cái tên của chủ hộ trong nhóm. Sau đó căn cứ vào số lượng từng loại hộ và tỷ lệ của từng nhóm hộ trên từng xã, tiến hành chọn các hộ ngẫu nhiên theo bước nhảy để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Danh sách các xã và số lượng các loại hộ ở phần phụ lục 1. 4.3.2. Các phương pháp phân tích số liệu Sau khi thu thập được các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, luận án sử dụng phần mềm Excel trên máy vi tính để lượng hóa các thông tin phù hợp với đề tài dưới dạng các bảng biểu, đồ thị, số tuyệt đối, số tương đối, tỷ lệ %. Với các phương pháp phân tích chính như so sánh, mô tả từ đó đưa ra được các nhận định, đánh giá cơ bản. - Phương pháp thống kê mô tả: Luận án sử dụng phương pháp này để mô tả tổng quát tình hình cơ bản: thực trạng về kinh tế hộ nông dân, vấn đề nghèo đói, 1 Tăng Văn Khiên (2003), Lý thuyết điều tra chọn mẫu, Nhà xuất bản Thống kê. 8 thực trạng các nguồn lực của hộ nông dân… nhằm phát hiện những nhân tố thuận lợi/ cản trở sự tiếp cận các nguồn lực đối với các hộ nông dân ở Bắc Kạn. Phương pháp này kết hợp với phương pháp phân tích so sánh được sử dụng chủ yếu trong chương 3 của luận án, qua đó cho thấy được bức tranh tổng thể về các đặc điểm của kinh tế hộ nông dân, tình trạng nghèo đói, thực trạng tiếp cận các nguồn lực của hộ nông dân ở tỉnh Bắc Kạn. - Phương pháp phân tích so sánh: Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số tương đối, chỉ số, dãy số thời gian để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, không gian hay theo các nhóm đối tượng nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp này để đánh giá sự biến động về đất đai, dân số, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh, kết quả giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn qua các năm. Từ việc phân tổ thống kê theo các nhóm hộ giàu - nghèo, dân tộc, khu vực sống để so sánh các nhóm hộ với nhau về điều kiện và khả năng tiếp cận nguồn lực phát triển. Trên cơ sở đó, phân tích mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân hạn chế giữa các nhóm hộ trong việc phát triển kinh tế. - Phương pháp phân tích định tính: Dựa vào các nguồn thông tin, số liệu qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và điều tra qua bảng hỏi, tiến hành phân tích, nhận định, đánh giá các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo. Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận án để thấy được các nhân tố thuận lợi, giúp hộ nông dân tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế; làm rõ hơn những khó khăn của hộ nông dân; những vấn đề còn tồn tại trong mô hình phát triển, các chính sách hỗ trợ cho hộ nông dân phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn. 9 4.3.3. Khung phân tích của luận án Vấn đề Phát triển kinh tế hộ gắn với giảm nghèo bền vững được làm rõ trên các khía cạnh sau Các nhân tố bên ngoài của hộ nông dân Điều kiện tự nhiên - Đất đai - Khí hậu, thời tiết - Nguồn nước - Môi trường -Thiên tai, dịch bệnh Điều kiện kinh tế -XH - Đất đai bình quân - Kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, giáo dục - Thị trường đầu ra, đầu vào - T.trường nội địa, quốc tế Thể chế và chính sách - Đất đai - Thương mại - Khuyến nông - Đầu tư - Tín dụng - Chính sách giảm nghèo Kinh tế hộ nông dân Khoa học công nghệ - Phát triển KHCN - Liên kết doanh nghiệp - Các HTX, hiệp hội Hội nhập quốc tế - Áp lực cạnh tranh về giá, số lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm - Tỷ giá hối đoái - Quy luật cạnh tranh Giảm nghèo bền vững - Tỷ lệ hộ nghèo giảm - Đời sống vật chất, tinh thần tăng - Tăng khả năng thích ứng với các cú sốc - Thoát nghèo và không tái nghèo - Bảo đảm bền vững tài nguyên và môi trường - Thu nhập tăng - Tích luỹ tăng - Nâng cao năng lực sản xuất - Lao động được giải phóng - Quy mô, cơ cấu sản xuất hiệu quả Các nhân tố bên trong của hộ nông dân - Vốn - Lao động - Tập quán - Lượng đầu vào - Kỹ thuật canh tác - Trình độ tự động hoá; cơ giới hoá - Khả năng tiếp cận nguồn lực 10 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn một số trường phái lý thuyết về phát triển loại hình kinh tế hộ nông dân; cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ nông dân và Phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế hiện nay. Với tiếp cận nghiên cứu theo hướng đa chiều, ngoài việc phân tích năng lực nội tại của các hộ nông dân trong quá trình phát triển kinh tế, luận án còn xem xét đánh giá mô hình, các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh có ảnh hưởng như thế nào đối với quá trình phát triển kinh tế và giảm nghèo của hộ nông dân, xem xét sự phát triển kinh tế của hộ nông dân trong mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các đơn vị sản xuất trong các ngành kinh tế khác nhau, từ đó: luận giải rõ sự phát triển của kinh tế hộ nông dân phải trên cơ sở gắn với vấn đề giảm nghèo; luận giải làm rõ vai trò của kinh tế hộ nông dân trong việc giảm nghèo; làm rõ vấn đề để giảm nghèo bền vững, ngoài sự hỗ trợ thúc đẩy của nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp để có thể tăng thêm sức mạnh cho hộ, làm tăng nhận thức về đói nghèo và kích hoạt được động lực của các hộ nông dân trong vấn đề giảm nghèo bền vững, Về mặt thực tiễn: Luận án nghiên cứu trên địa bàn một tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao, thuộc khu vực Miền núi, trung du của Việt Nam, nơi tập trung các hộ nông dân đa phần là người dân tộc thiểu số. Trên cơ sở phân tích đánh giá khách quan thực trạng kinh tế hộ nông dân và vấn đề nghèo đói của hộ nông tỉnh Bắc Kạn, trong đó xác định được vai trò, đánh giá được kết quả và hiệu quả việc phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, luận án đã đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề này cho tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Những vấn đề đặt ra và giải pháp của luận án được xuất phát từ thực tế của tỉnh, sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh Bắc Kạn có cơ sở khoa học trong việc quyết định những nội dung phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng trong những năm tới, ngày càng phát triển, đảm bảo giảm nghèo bền vững. 11 Dù là công trình nghiên cứu mang tính trường hợp, nhưng từ suy luận thực tế ở tỉnh Bắc Kạn, luận án đã hướng tới sự khái quát cao hơn vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn với việc giảm nghèo bền vững cho cả khu vực Miền núi trung du Việt Nam, nơi có những điều kiện tương đồng nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học khối ngành kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn; là gợi ý cho các cơ quan hoạch định chính sách của Đảng và Nhà nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, bảng các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn. Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân gắn với giảm nghèo bền vững ở tỉnh Bắc Kạn. 12 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, kinh tế hộ nông dân đã được nghiên cứu từ rất sớm. Những năm gần đây, vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân hướng tới giảm nghèo bền vững tiếp tục được nhiều học giả quan tâm. Có thể khái quát những khía cạnh xung quanh chủ đề này trong các nghiên cứu gần đây như sau: 1.1.1. Các nghiên cứu về hình thức, vai trò của kinh tế hộ nông dân Trong các nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân, để phân biệt loại hình kinh tế này với các loại hình kinh tế khác, về mặt định tính đã cho thấy những nét đặc trưng của kinh tế hộ nông dân như sau: về mục đích sản xuất có sự trải rộng từ tự cấp, tự túc đến mục đích thương mại; lao động là các thành viên trong hộ; sở hữu chung các tài sản; phân công lao động được dựa trên năng lực cá nhân của từng thành viên, hay đặc thù về văn hóa trong sản xuất; việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất thường hạn chế; hộ nông dân thường gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn và các dịch vụ khác; thị trường sản phẩm chủ yếu mang tính địa phương (Cervantes-Godoy and Brooks 2008) [96]. Theo World Bank, (2007) [131] phân loại hộ lại được dựa theo nguồn thu nhập, theo đó có 5 loại hình: (1) hộ có nguồn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp; (2) hộ mang tính tự cấp, tự túc; (3) hộ có phần lớn thu nhập từ lao động làm thuê; (4) hộ tách khỏi khu vực nông nghiệp hoặc dựa chủ yếu vào tiền gửi về từ các thành viên đã di cư; và (5) hộ có nguồn thu nhập đa dạng từ nhiều nguồn. World Bank cho rằng việc tập trung phát triển kinh tế hộ nông dân mang lại nhiều lợi ích vì hộ là đơn vị kinh tế nhỏ, năng động, có khả năng ứng phó nhanh với những cú sốc thị trường; việc trợ giúp kinh tế cho các hộ cũng dễ đảm bảo tính công bằng. Ngoài ra, đối với cấp hộ cũng dễ áp dụng nông nghiệp xanh, hạn chế việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trên diện rộng, hạn chế quá trình thoái hóa đất đai,… 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan