Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ...

Tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ

.PDF
208
642
110

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Nguyễn Danh Sơn 2. TS Phí Vĩnh Tường HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN i MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................................ 9 7. Kết cấu của luận án .................................................................................................................. 10 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 11 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 11 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................... 15 1.3. Những kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................................................................................... 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ .............. 29 2.1. Các khái niệm ................................................................................................ 29 2.2. Một số lý thuyết giải thích quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ................................................................................................ 37 2.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ đối với phát triển kinh tế, xã hội ............................................................................................... 42 2.4. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ.................. 49 2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ................................................................................................ 55 2.6. Yêu cầu và tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trị ................................................................................................. 60 2.7. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ và bài học rút ra .......................................................................................... 64 Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM....................... 70 3.1. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam .............................................................................................................. 70 3.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam ...................................................................................................................... 78 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam.....................................................................................................106 Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ................... 114 4.1. Bối cảnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam thời gian tới .................................................................................................114 4.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam thời gian tới ................................................................124 4.3. Các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam .............................................................................................................130 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM : Diễn đàn hợp tác Á - Âu CN : Công nghiệp CNH : Công nghiệp hóa CNHT : Công nghiệp hỗ trợ DN : Doanh nghiệp DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa EU : Liên minh châu Âu ESCAP : Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á – Thái Bình Dương FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Hiệp định thương mại tự do GTGT : Giá trị gia tăng HĐH : Hiện đại hóa JICA : Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JETRO : Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản MNC : Công ty đa quốc gia NXB : Nhà xuất bản QCD : Chất lượng, giá cả, giao hàng R&D : Nghiên cứu và triển khai SME : Doanh nghiệp nhỏ và vừa TFP : Năng suất nhân tố tổng hợp TNC : Công ty xuyên quốc gia TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TPP : Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương UNIDO : Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam XNH : Xuất nhập khẩu WTO : Tổ chức thương mại thế giới iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng DNNVV trong các ngành công nghiệp theo các năm ............. 78 Bảng 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp CNHT phân theo loại hình sở hữu ......................... 80 Bảng 3.3: Quy mô vốn của DNNVV trong CNHT ................................................ 81 Bảng 3.4: Quy mô lao động của DNNVV trong CNHT ........................................ 81 Bảng 3.5: DNNVV sản xuất linh kiện điện tử ....................................................... 89 Bảng 3.6: Tỷ lệ sử dụng linh kiện điện - điện tử nội địa của các nhà lắp ráp ở Việt Nam ...................................................................................................................... 91 Bảng 3.7: Các sản phẩm linh kiện điện - điện tử nhập khẩu chủ yếu ..................... 92 Bảng 3.8: Một số doanh nghiệp FDI tiêu biểu đầu tư vào CNHT điện tử .............. 93 Bảng 3.9: Thị trường nhập khẩu bông của Việt Nam .......................................... 101 Bảng 3.10: Thị trường nhập khẩu sợi của Việt Nam ........................................... 103 Bảng 3.11: Thị trường nhập khẩu vải của Việt Nam ....................................... 104 Bảng 3.12: Năng lực sản xuất một số sản phẩm phụ liệu may của Việt Nam ...... 104 Bảng 4.1: Điểm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với DNNVV trong CNHT ở nước ta ................................................................................................. 122 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Khái niệm công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản ......................................... 30 Hình 2.2: Các lớp cung ứng trong công nghiệp hỗ trợ ........................................... 31 Hình 2.3: Các phạm vi của CNHT ........................................................................ 33 Hình 2.4: CNHT theo nghĩa rộng .......................................................................... 34 Hình 2.5: Phân tích chuỗi giá trị của Michael Porter ............................................. 37 Hình 2.6: Lý thuyết hệ thống chuỗi giá trị của Michael Porter .............................. 38 Hình 2.7: Lý thuyết kinh tế học về Tích tụ và Phân đoạn ...................................... 41 Hình 2.8: Phân loại CNHT theo hệ thống ngành sản xuất ..................................... 50 Hình 2.9: Dung lượng thị trường .......................................................................... 57 Hình 3.1: Đánh giá chung của doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của chính sách tới sự phát triển của CNHT ................................................................................... 76 Hình 3.2: Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của ...................................................... 76 chính sách tới sự phát triển CNHT theo loại hình sở hữu ...................................... 76 Hình 3.3: Đánh giá chung về mức độ ảnh hưởng .................................................. 77 của chính sách tới sự phát triển CNHT theo từng ngành ....................................... 77 Hình 3.4: Nhóm ngành cơ khí chế tạo sử dụng công nghệ cao .............................. 83 Hình 3.5: Nhu cầu đổi mới công nghệ của DNNVV trong CNHT ......................... 85 Hình 3.6: Tổng doanh thu công nghiệp điện tử Việt Nam giai đoạn 2000-2015 .... 88 Hình 3.7: Vốn kinh doanh bình quân của DNNVV trong CNHT điện tử .............. 90 Hình 3.8: Nhập khẩu linh kiện điện tử của các doanh nghiệp lắp ráp .................... 92 Hình 3.9: Trình độ công nghệ của doanh nghiệp xuất khẩu ngành điện tử ............ 94 Hình 3.10: Đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ngành điện tử .......... 96 Hình 3.11: Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu bông của Việt Nam giai đoạn 2013-2015 ...........................................................................................................100 Hình 3.12: Khối lượng và kim ngạch nhập khẩu xơ, sợi của Việt Nam giai đoạn 2013-2015 ......................................................................................................... 102 Hinh 3.13: Nhập khẩu vải của Việt Nam giai đoạn 2013-2015 ...................... 103 Hình 4.1: Các FTA Việt Nam tham gia .............................................................. 120 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 10 năm khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra (bắt đầu vào cuối năm 2008), mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém, trong đó nổi bật nhất là vấn đề tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu, trong một thời gian dài đã góp phần giúp Việt Nam thoát nghèo, đưa mức thu nhập bình quân đầu người của nước ta không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2008 là 1024 USD/người/năm thì năm 2016 đạt trên 2.200 USD/người/năm (theo đô la Mỹ), với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5,91%/năm giai đoạn 2011-2015 (Niên giám thống kê 2015) và năm 2016 là 6,21%. Tuy nhiên, do chưa chủ động được nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào nên xuất khẩu của nước ta lại phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu. Theo nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, mô hình tăng trưởng của Việt Nam hiện nay thực chất là “mô hình tăng trưởng định hướng xuất khẩu - dựa vào nhập khẩu”. Mô hình đó làm cho nền kinh tế mất tính chủ động, bị lệ thuộc cả vào thị trường xuất khẩu lẫn thị trường nhập khẩu đầu vào với mức độ ngày càng cao. Việc theo đuổi mô hình này của Việt Nam khuyến khích sự phát triển một cơ cấu công nghiệp trói chặt nền kinh tế trong giới hạn khai thác tài nguyên, gia công lắp ráp, xuất khẩu sản phẩm thô, ít có khả năng đáp ứng các yêu cầu cạnh tranh hiện đại, tự nâng cao vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách không ngừng vươn lên trên các nấc thang công nghệ và giá trị gia tăng của chuỗi cung ứng đó. Kinh tế thế giới khủng hoảng đã ảnh hưởng đến cả xuất và nhập khẩu của Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản,… gặp phải khó khăn, xuất khẩu bị thu hẹp đột ngột. Bên cạnh đó, giá nguyên phụ liệu nhập khẩu cũng tăng làm doanh nghiệp lao đao, đối mặt với nguy cơ phá sản. Thực tiễn đó đòi hỏi Việt Nam phải có biện pháp tăng cường tính chủ động của nền kinh tế trong đó tái cấu trúc lại mô hình tăng trưởng được xem là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay và phát triển công nghiệp hỗ trợ là giải pháp thiết thực để thực hiện nhiệm vụ đó. Đa số các nước trên thế giới hiện nay đang theo đuổi mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế dựa trên cơ cấu hai “tầng” doanh nghiệp. Trong cơ cấu doanh nghiệp này, “tầng” trên là các doanh nghiệp lớn, với tiềm năng to lớn, thực hiện chức năng định hướng phát triển cho nền kinh tế trên cơ sở tạo ra những ngành mới có giá trị gia tăng cao hơn; “tầng” dưới là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có chức năng tham gia liên kết với các doanh nghiệp lớn để tạo ra những chuỗi sản phẩm, góp phần tăng tỷ trọng giá trị gia tăng. Cách liên kết giữa hai “tầng” doanh nghiệp dẫn tới sự hình thành của một cơ cấu công nghiệp trong đó có nhóm các ngành công nghiệp chính (như công 1 nghiệp ô tô, xe máy, điện - điện tử,…) và nhóm các ngành công nghiệp phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp chính (như các ngành chế tạo linh phụ kiện, các ngành chế tạo máy công cụ, khuôn mẫu để tạo ra linh phụ kiện,…) hay còn biết tới như là công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian (gồm linh kiện, phụ tùng và các công cụ, phương tiện để sản xuất ra các linh kiện, phụ tùng này) cho các ngành công nghiệp chính (như ô tô, xe máy, điện - điện tử, dệt may, da giày,…). Công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giúp các ngành sản xuất chủ động được nguồn nguyên phụ liệu đầu vào, chủ động lựa chọn được nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, lưu kho lưu bãi, từ đó giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh. Công nghiệp hỗ trợ phát triển giúp các doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Đối với Việt Nam, phát triển công nghiệp hỗ trợ chính là nền tảng để phát triển một nền công nghiệp quốc gia tự chủ, hiện đại, làm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành và quốc gia, bù đắp cho thế mạnh đang suy giảm của nước ta là giá nhân công rẻ. Vì vậy, công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ là một trong những điểm mấu chốt để tiếp tục thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài vào nước ta. Trong nền kinh tế hiện đại, doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn đóng vai trò quan trọng trong các phong trào khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo. Do đặc thù của mình, doanh nghiệp nhỏ và vừa khá thích ứng với công nghiệp hỗ trợ: nhờ quy mô vốn và lao động phù hợp, có khả năng linh hoạt trong bố trí sản xuất, lựa chọn thay đổi chủng loại và mẫu mã sản phẩm. Doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp thích ứng nhanh với yêu cầu đa dạng và liên tục thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm, mà còn đóng vai trò tiên phong trong việc áp dụng các phát minh công nghệ cũng như các sáng kiến kỹ thuật, dễ dàng gắn kết với các doanh nghiệp lắp ráp trong chuỗi sản xuất. Các doanh nghiệp này có lợi thế khi tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm cho các nhà sản xuất lớn ở nhiều tầng khác nhau, góp phần tạo điều kiện cho các nhà lắp ráp dễ dàng xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Do vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ góp phần thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta thông qua việc thu hút các doanh nghiệp này tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, cho đến nay sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đang còn rất hạn chế, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các sản phẩm hỗ trợ ở nước ta 2 đang đối mặt chính là họ rơi vào tình thế sản xuất các linh kiện thụ động, phải chờ sự chấp thuận của hãng lớn mặc dù bản thân họ rất linh hoạt. Hơn nữa, ở Việt Nam công nghiệp hỗ trợ còn hết sức đơn giản, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp và có sự chênh lệch giữa năng lực sản xuất các sản phẩm hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa ở Việt Nam với các yêu cầu của các công ty đa quốc gia toàn cầu. Đây là con đường gập ghềnh và nhiều gian nan cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nội địa để có thể bứt phá, gỡ nút thắt mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của các công ty đa quốc gia và thực trạng thấp kém của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất các linh phụ kiện. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam sản xuất các mặt hàng phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Điều này đã mở ra thời vận lớn cho việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ ở nước ta nhưng đồng thời các doanh nghiệp cũng sẽ đối mặt với những thách thức không nhỏ. Việt Nam có thể thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tiếp nhận chuyển giao công nghệ của thế giới, điều này chẳng những tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với sự trưởng thành của các doanh nghiệp, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề mà còn nhanh chóng mở ra các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta phát triển. Tuy vậy, nếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng ta không vươn mạnh, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam không phát triển thì các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,… theo lộ trình cắt giảm thuế quan sẽ tràn vào tiếp tục nhấn sâu nước ta trong vòng gia công hàng hóa cho thế giới, chỉ hưởng tiền công gia công rẻ mạt, còn các khâu khác trong chuỗi giá trị có giá trị gia tăng cao lại tiếp tục rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài. Và trong tình thế này, ngay cả các cơ sở sản xuất trong nước cũng sẽ hướng tới dùng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của nước ngoài, đồng nghĩa với việc thị trường nội địa bị lấn chiếm. Làm thế nào để các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm hỗ trợ có thể chen chân được vào chuỗi giá trị của các hãng lớn đang được xem bài toán khó đặt ra cho nền công nghiệp Việt Nam. Chiến lược và mục tiêu dài hạn của Việt Nam hướng tới là đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, vì vậy chính phủ đã ban hành các chính sách, cơ chế để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ như: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quyết định số 1556/QĐ-Ttg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Đề án trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ, “Quy 3 hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 8/10/2014), và mới đây là Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ,... Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đã được các cơ quan chức năng dự thảo và trình Quốc Hội để xem xét. Tuy nhiên, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa định hình được một ngành công nghiệp hỗ trợ đủ sức hỗ trợ cho phát triển của nền kinh tế, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò chủ đạo. Theo đánh giá của Bộ Công thương, hiện nay sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa, các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và vật liệu đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu sản phẩm. Từ những phân tích trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ” làm đề tài nghiên cứu của luận án với mong muốn nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án * Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ. - Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hai ngành công nghiệp điện tử và dệt may ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, về công nghiệp hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ. - Làm rõ vai trò, vị trí của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ. Các yếu tố tác động và những tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ. - Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trong công nghiệp hỗ trợ nói chung và đặc biệt trong hai ngành điện tử và dệt may được tác giả lựa chọn là trường hợp điển hình để nghiên cứu. 4 - Trên cơ sở kết hợp với phân tích bối cảnh phát triển, quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ thời gian tới luận án đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam dưới góc độ khoa học Kinh tế phát triển. Trong phần thực trạng, luận án đi sâu phân tích, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ của hai ngành điện tử và dệt may. * Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: Luận án giới hạn nghiên cứu về sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 - 2015. Về mặt nội dung: Cùng với các vấn đề chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ, luận án đi sâu vào hai ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta là điện tử và dệt may. Lý do tác giả lựa chọn hai ngành điện tử và dệt may để nghiên cứu vì đây là hai ngành vừa có nhu cầu lớn về các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ vừa có nhiều tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Cụ thể: (i) Dệt may là mặt hàng có hàm lượng lao động cao phù hợp với lợi thế so sánh hiện tại của nước ta nhưng hầu hết các nguyên vật liệu và phụ kiện cho sản xuất đều phải nhập khẩu (90% bông, 60% sợi, 70% vải); còn điện tử là mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật cao được nhiều tập đoàn sản xuất nước ngoài lớn (như Samsung, LG, Toshiba, Microsoft,…) lựa chọn đầu tư ở nước ta và đang có nhu cầu cao về các sản phẩm hỗ trợ nhưng công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đáp ứng được; (ii) Trên thế giới, mạng và chuỗi sản xuất của hai sản phẩm này đang có xu hướng tập trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà Việt Nam là một trong số các lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nên đây cũng là điều kiện thuận lợi và cơ hội lớn cho sự tham gia của Việt Nam vào mạng và chuỗi sản xuất toàn cầu; (iii) Hai ngành công nghiệp này cũng được xác định là chủ đạo trong “Quy hoạch tổng thể phát triển phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” ban hành tại Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 8 tháng 10 năm 2014; và (iv) Đã có một số cơ sở ban đầu về cung cấp các sản phẩm hỗ trợ cho hai ngành công nghiệp này, tuy còn rất hạn chế nhưng thể hiện tiềm năng phát triển to lớn nếu có những chính sách và giải pháp đúng và phù hợp. 5 4. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận án sẽ được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đường lối hội nhập và phát triển kinh tế; các lý thuyết, quan điểm hiện đại về kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế; các nghiên cứu đã có về các vấn đề có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu: Những phương pháp cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu của luận án gồm: + Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study): được sử dụng trong thu thập và nghiên cứu tư liệu, dữ liệu nghiên cứu sẵn có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 1, 2 và 3 của luận án. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng, sau đó sử dụng phương pháp tổng hợp. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá, nhận xét thực trạng của đối tượng nghiên cứu trong quá trình phát triển và trong luận án được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu các chương 1, 2 và 3. + Phương pháp thống kê kinh tế (thống kê mô tả và thống kê suy luận): là được sử dụng trong thu thập, xử lý số liệu thống kê kinh tế và qua đó khái quát, tổng hợp để mô tả bằng con số thống kê các đặc trưng khác nhau của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu đối với nội dung nghiên cứu chương 3. + Phương pháp phân tích SWOT: là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm làm rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) của đối tượng nghiên cứu và qua đó giúp nhìn rõ các vấn đề trong việc đạt tới mục tiêu cả ở tầm nhìn ngắn, trung và dài hạn. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nội dung chương 3,4. + Phương pháp phân tích chính sách: là phương pháp xem xét, so sánh, đánh giá mục tiêu, nội dung và các ảnh hưởng của chính sách tới đối tượng nghiên cứu làm căn cứ cho các đề xuất giải pháp chính sách. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu nội dung chương 3 và chương 4. + Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, số liệu và thông tin: 6 -> Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu và thông tin: Dữ liệu, số liệu và thông tin được dùng trong luận án gồm hai loại: thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu, số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chủ yếu là các văn bản quản lý Nhà nước; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố; các tài liệu, báo cáo; tạp chí chuyên ngành; tài liệu hội thảo; internet;… Dữ liệu, số liệu sơ cấp được tác giả thu thập qua việc điều tra, khảo sát trong quá trình nghiên cứu. Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 22 câu hỏi theo phương thức chủ yếu gồm 2 loại là câu hỏi lựa chọn và câu trả lời ghi thông tin giúp người trả lời phiếu có thể thuận tiện trong việc trả lời và kết quả điều tra cũng dễ dàng phân tích. Nội dung được khảo sát chủ yếu nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng phát triển, những thuận lợi, khó khăn vướng mắc cũng như những kiến nghị của doanh nghiệp đối với nhà nước. Từ kết quả đó, tác giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm giúp phát triển DNNVV trong CNHT ở Việt Nam thời gian tới. Đối tượng được khảo sát là các DNNVV trong CNHT chủ yếu trong các ngành dệt may, điện tử, da giày, ô tô thuộc Hiệp hội doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA). Số doanh nghiệp được lựa chọn khảo sát là 53 doanh nghiệp. Người trả lời phiếu khảo sát là giám đốc, phó giám đốc hoặc quản lý doanh nghiệp. -> Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu sơ cấp sau khi được thu thập sẽ được làm sạch và xử lý chủ yếu thông qua phần mềm Excel để thấy Phiếu khảo sát và kết quả khảo sát chi tiết xem tại phụ lục 17 và phụ lục 18. * Câu hỏi nghiên cứu - Công nghiệp hỗ trợ là gì mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khó tham gia vào hệ thống đó? - Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần những điều kiện gì để có thể tham gia hiệu quả vào ngành công nghiệp hỗ trợ? - Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đã tham gia được vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu chưa? - Giải pháp nào giúp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam có thể tham gia vào những nấc thang cao hơn (có giá trị gia tăng cao) trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu? * Giả thuyết nghiên cứu Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đã bước đầu hình thành nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp do nhiều nguyên nhân và có thể áp dụng các giải pháp để phát triển phát triển trong thời gian tới. 7 * Khung phân tích Bối cảnh Vai trò, đặc điểm của DNNVV phát triển trong CNHT Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DNNVV trong CNHT Phân tích, đánh giá Các vấn đề đặt ra đối với thực trạng phát triển DNNVV trong Yêu cầu và tiêu chí đánh giá phát triển DNNVV trong CNHT CNHT sự phát triển DNNVV Các giải pháp phát triển DNNVV trong CNHT Quan điểm, phương trong CNHT hướng, mục tiêu phát triển Kinh nghiệm quốc tế DNNVV trong CNHT Nguồn: Tác giả luận án 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã có những đóng góp quan trọng sau: Luận án đã góp phần khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa, về công nghiệp hỗ trợ và đưa ra những vấn đề lý luận về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ. Tổng kết, đúc rút ra được những bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ từ các nước Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, từ đó rút ra được một số bài học cần thiết cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. 8 Đặc biệt, luận án đã rà soát và đánh giá hệ thống cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ. Đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung và trong hai ngành điện tử và dệt may nói riêng. Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế, luận án đã đề xuất một hệ thống các quan điểm và định hướng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời luận án cũng đề xuất một hệ thống gồm bảy giải pháp mang tính toàn diện và khả thi để giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa, về công nghiệp hỗ trợ và về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ. Luận án đã đưa ra được khái niệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ, phân tích được những nhân tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ và đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ. Đây là đóng góp quan trọng cho chủ đề nghiên cứu và là cơ sở lý luận cơ bản cho các nghiên cứu tiếp theo của luận án. Về cơ sở thực tiễn: từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ của một số nước như Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan là những quốc gia đi trước, có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo tốt đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: luận án đã trình bày về thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung, sau đó đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng trong hai ngành điện tử và dệt may (lý do lựa chọn hai ngành này đã được phân tích ở phần trên). Luận án đã đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra và bối cảnh phát triển trong nước và quốc tế, luận án đã đề xuất một hệ thống quan điểm, định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong thời gian tới. 9 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ Chương 3: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ 10 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trong những năm vừa qua, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan tới doanh nghiệp nhỏ và vừa và công nghiệp hỗ trợ. 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa “Phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy mô nhỏ - nghiên cứu và thực tiễn” (Human resources development in small-scale organizations - Research and Practice) do Jim Stewart và Graham Beaver chủ biên (2004). Cuốn sách gồm có 3 phần chính, đó là: (1) Các nghiên cứu về đặc điểm của các doanh nghiệp/tổ chức quy mô nhỏ và những gợi ý trong việc thiết kế và thực hiện nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp này. (2) Trình bày kết quả nghiên cứu về các cách tiếp cận để phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức/doanh nghiệp quy mô nhỏ. (3) Đề cập đến các phương pháp phát triển nguồn nhân lực mà các tổ chức/doanh nghiệp quy mô nhỏ thường áp dụng và thực hành. Sử dụng phương pháp phân tích SWOT, tác giả Jim S Stewart và Graham Beaver đã chỉ ra những điểm mạnh của các doanh nghiệp quy mô nhỏ là sự năng động trong cơ cấu tổ chức và nắm bắt thị trường, dễ thích nghi với sự biến động của thị trường, bên cạnh đó, những doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng có những hạn chế nhất định về vốn và đặc biệt là trình độ nhân lực. Qua đó, tác giả đưa ra những cách thức khác nhau để nâng cao trình độ nhân lực, đó là: con người học bằng những cách khác nhau. Trong phát triển nguồn nhân lực chúng ta quan tâm đến việc học có chủ định, trong đó người học cam kết học tập với mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và có sự chuẩn bị cho việc đánh giá. Học có chủ định được tổ chức chính thức, hoặc không chính thức. Học chính thức liên quan đến sử dụng trang thiết bị, tài liệu. Học không chính thức thường cá nhân hóa hơn là học chính thức. Học không chính thức không chỉ giới hạn đối với những người có học vấn cao. Đào tạo qua công việc là ví dụ về học không chính thức. Để có hiệu quả, đào tạo qua công việc cần được tổ chức nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc, phát triển tổ chức, phát triển cá nhân. Nghiên cứu về đào tạo và phát triển và sự phát triển doanh nghiệp trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Úc (Janice Jones năm 2004), hoạt động đào tạo và phát triển trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Anh (David Devins và Steven Johnson năm 2003), phát triển con người của các doanh nghiệp nhỏ (Annette và Marilyn Mcdougall năm 1999). Các nghiên cứu này đều đưa ra các kết luận về vai trò quan trọng của yếu tố nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa và chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa đào tạo với phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đo lường giá trị của con người thường khó bởi thiếu thước đo chuẩn mực, truyền thống không giống 11 như tài sản cố định và tài sản có thể chuyển hóa ra thành tiền. Một thước đo hữu ích cho các nhà lãnh đạo, quản lý của tổ chức để xác định mức độ quan trọng của nguồn nhân lực là chi phí để thay thế người lao động có giá trị, ví dụ như chi phí tuyển dụng, thuê, phân bổ lại lao động, tổn thất năng suất lao động, đào tạo và định hướng lao động. Một thước đo hữu ích khác là kiến thức, năng lực, kỹ năng và thái độ của các thành viên trong tổ chức. Vì vậy một người được đào tạo tốt, có kỹ năng và kiến thức tốt sẽ có giá trị đối với tổ chức hơn người không có những giá trị này. Những giá trị này đã tự chứng minh ở tăng năng suất và hiệu quả cũng như thái độ của người lao động tới công việc và công ty. “Kinh nghiệm trong chính sách phát triển của Hàn Quốc và bài học cho các nước đang phát triển” (Korea’s development policy experience and implications for developing countries) của Chuk Kyo Kim (2008) đề cập tới các vấn đề: Chính sách phát triển, kế hoạch phát triển và vai trò của chính phủ; Các vấn đề chính sách thương mại và công nghiệp; Tăng năng suất và phát triển công nghiệp; Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Các vấn đề về chính sách tài khóa; Chính sách tự do hóa và quan hệ thương mại Hàn - Mỹ; Cuộc khủng hoảng tài chính và chính sách ứng phó. Với phương pháp tiếp cận là từ thực tiễn những thành công, hạn chế trong chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc, tác giả Chuk Kyo Kim khẳng định sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các chính sách của chính phủ. Cho đến cuối những năm 1970, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị tụt lại phía sau các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này là bởi các chính sách của chính phủ phần lớn hướng đến doanh nghiệp quy mô lớn. Đầu những năm 1980, nhờ những biện pháp khuyến khích cùng với khuôn khổ chính sách thuận lợi, doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, mở rộng xuất khẩu. Người ta đã có cách nhìn mới đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, chúng không phải là một đối tượng đơn thuần để bảo vệ và thúc đẩy mà là động lực mới của tăng trưởng và phát triển. Do đó, theo tác giả các chính sách của chính phủ đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên hướng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế bằng cách cải thiện chương trình hỗ trợ và ưu đãi. Các dịch vụ khác như hỗ trợ về công nghệ, nhân lực, thông tin và quản lý ngày càng quan trọng. Các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của một công ty trong thời đại toàn cầu hóa đang thay đổi từ phần cứng là nguồn lực vật chất sang các kiến thức phần mềm và dịch vụ thông tin. Do đó, trọng tâm là hỗ trợ cho sự đổi mới phát triển công nghệ, quản lý, thông tin và đào tạo nguồn nhân lực. Nghiên cứu về “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các nền kinh tế ASEAN” (Development of small and medium enterprise in the ASEAN economics) của Yuri Sato (2015) đã chỉ ra doanh nghiệp nhỏ và vừa được xem là có tiềm năng lớn để góp phần phát triển khu vực ASEAN thông qua việc tham gia vào mạng lưới 12 sản xuất quốc tế hoặc các chuỗi giá trị toàn cầu. Tác giả cho rằng, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là xương sống của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tăng cường hội nhập và cạnh tranh của các nền kinh tế ASEAN, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được xem là góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế ASEAN. Bằng phương pháp thống kê, mô tả, so sánh tác giả đã chỉ ra được thực trạng đóng góp vào xuất khẩu và tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực còn khá hạn chế và những thách thức đối với khả năng tăng cường công nghệ của nhóm các doanh nghiệp này. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hướng đến việc tham gia nhiều hơn và ở những nấc thang cao hơn trong mạng lưới sản xuất và xuất khẩu, một trong những điều kiện tiên quyết là khả năng công nghệ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phần trăm đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) so với GDP của hầu hết các nước trong ASEAN là rất nhỏ và đang có xu hướng giảm xuống, chỉ có Singapore và Malaysia tỷ lệ này là có xu hướng gia tăng. Nhìn chung, các chỉ số liên quan đến khả năng công nghệ ở các nước ASEAN cho thấy nhận thức về vai trò của việc nâng cao năng lực công nghệ của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sản xuất công nghiệp ở ASEAN còn chưa cao. Từ đó tác giả cũng đưa ra một số giải pháp để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các nền kinh tế ASEAN nâng cao khả năng cạnh tranh và tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu đó là: Phát triển các tổ chức tài chính để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đầu tư cần thiết nâng cấp công nghệ; Cải thiện tổ chức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác nhau; Phát triển nguồn nhân lực công nghệ và các nhà quản lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm được chi phí sản xuất và đảm bảo giao hàng đúng hẹn; Giảm chi phí hành chính trong lĩnh vực đầu tư, thuế, hải quan,… 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến công nghiệp hỗ trợ Từ năm 1990, M.Porter đã nhắc đến khái niệm “các ngành hỗ trợ và liên quan” trong “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” (The competitive advantage of nations), và các ngành hỗ trợ đã được phân tích như là một trong bốn yếu tố trong “Mô hình viên kim cương của Porter” quyết định đến lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia. Mô hình đưa ra 4 nhân tố tác động qua lại lẫn nhau và quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia/vùng lãnh thổ đó là: (1) Các điều kiện nhân tố sản xuất (Vốn, con người, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng vật chất và hành chính, công nghệ thông tin. Các điều kiện này sẽ có tác động đến năng lực sáng tạo và năng suất lao động vì vậy các điều kiện này cần được kết hợp một cách đầy đủ để tạo cơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh); (2) Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty (Các quy định, quy tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địa phương tạo ra những ảnh hưởng lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất); (3) Các điều kiện về nhu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan