Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển chiến lƣợc marketing cho sản phẩm xe đạp ecogo trên thị trƣờng hà nội...

Tài liệu Phát triển chiến lƣợc marketing cho sản phẩm xe đạp ecogo trên thị trƣờng hà nội

.PDF
49
3
132

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU “PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING XE ĐẠP ECOGO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI”....................................................2 1.1: Lý do chọn đề tài...................................................................................................2 1.2: Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu............................................................2 1.3: Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3 1.4: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:......................................................................3 1.5: Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu...........................................................4 1.5.1: Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI MỘT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KINH DOANH.....6 2.1: Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản..............................................................6 2.1.1: Khái niệm về marketing......................................................................................6 2.1.2: Một số khái niệm về chiến lược marketing........................................................7 2.1.2.1: Khái niệm về chiến lược marketing................................................................7 2.1.2.2: Vai trò của chiến lược marketing....................................................................8 2.2: Phát triển chiến lược marketing..........................................................................8 2.3: Phân định nội dung cơ bản của phát triển chiến lược marketing đối với sản phẩm của công ty kinh doanh.....................................................................................9 2.3.1: Quy trình xác lập chiến lược marketing cho một sản phẩm.............................9 2.3.1.1: Xác định mục tiêu marketing đối với sản phẩm của công ty..........................9 2.3.1.2: Nghiên cứu phân tích tình hình thị trường....................................................9 2.3.1.3: Lựa chọn và xác định thị trường mục tiêu cho sản phẩm của công ty kinh doanh........................................................................................................................... 10 2.3.2.4: Xây dựng chiến lược marketing cho một sản phẩm.....................................10 2.3.2: Chiến lược marketing hỗn hợp cho từng phân đoạn......................................11 2.3.2.1: Chiến lược sản phẩm.....................................................................................11 2.3.2.2: Giá sản phẩm.................................................................................................12 2.3.2.3: Phân phối sản phẩm......................................................................................14 2.3.2.4: Xúc tiến sản phẩm........................................................................................14 GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XE ĐẠP ECOGO TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI..................15 3.1: Giới thiệu chụng về công ty kinh doanh...........................................................15 3.1.1: Sự hình thành và phát triển của công ty..........................................................15 3.1.2: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.................................................................15 3.1.3: Phạm vi kinh doanh của công ty......................................................................16 3.1.4: Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong giai đoạn 20122014............................................................................................................................. 17 3.2: Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long....................................................................................18 3.2.1: Các yếu tố nội bộ của công ty...........................................................................18 3.2.2: Các yếu tố môi trường ngành...........................................................................18 3.2.3: Những ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô..........................................................19 3.3: Thực trạng chiến lược marketing đối với sản phẩm xe đạp ECOGO của công ty cổ phẩn kinh đô Thăng Long trên thị trường Hà Nội.........................................21 3.3.1: Thực trạng mục tiêu của chiến lược marketing sản phẩm ECOGO của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long trên thị trường Hà Nội...........................................21 3.3.2: Phân đoạn thị trường sản phẩm ECOGO của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long................................................................................................................ 21 3.3.3: Lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm xe đạp ECOGO của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long..........................................................................................22 3.3.4: Chiến lược định vị............................................................................................22 3.3.5: Chiến lược marketing mix hiện tại đối với sản phẩm xe đạp ECOCOGO của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long.........................................................................23 3.3.5.1: Thực trạng về biến số sản phẩm của công ty................................................23 3.3.5.2: Thực trạng về biến số giá của công ty...........................................................24 3.3.5.3: Thực trạng về biến số phân phối của công ty...............................................25 3.3.5.4: Thực trạng về biến số xúc tiến của công ty...................................................26 2.3.4.1: Mục tiêu của hoạt động xúc tiến...................................................................26 2.3.4.2: Ngân sách cho hoạt động xúc tiến................................................................26 2.3.4.3: Thực trạng các công cụ xúc tiến...................................................................26 GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VỀ THỰC TRẠNG PHÁP TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM XE ĐẠP ECOGO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ THĂNG LONG...........................................................................28 4.1: Một số kết luận về thực trạng phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xe đạp Ecogo của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long.........................................28 4.2: Dự báo triển vọng và đề xuất giải pháp phát triển chiến lược marketing đối với sản phẩm xe đạp Ecogo của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long.............................29 4.2.1: Dự báo triển vọng và cơ hội hoạt động kinh doanh sản phẩm xe đạp Ecogo của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long trong thời gian tới...................................29 4.2.2: Đề xuất giải pháp phát triển chiến lược marketing đối với sản phẩm............30 4.2.2.1: Phân tích marketing SWOT của công ty.......................................................30 4.2.2.2: Xác định mục tiêu marketing........................................................................32 4.2.2.3: Các phân đoạn thị trường mục tiêu và dịch vụ.............................................32 4.2.2.4: Đề xuất phát triển marketing mix đối với sản phẩm.....................................33 4.3: Kiến nghị với nhà nước......................................................................................38 KẾT LUẬN................................................................................................................39 GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Marketing trường Đại học Thương Mại, được sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển chiến lược marketing xe đạp Ecogo của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long trên thị trường Hà Nội”. Hoàn thành bài luận văn này cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Thị Thu Hoài và GS.TS Nguyễn Bách Khoa, hai thầy cỗ đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài luận văn này, đông thời em xin cảm ơn thầy cô trong khoa Marketing đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phẩn kinh đô Thăng Long đã cho phép em được thực tập tại công ty. Đặc biệt xin cảm ơn chị Triệu Thị Hà - Trường phòng marketing của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Mặc dù đã cố gắng học tập và nghiên cứu song do thời gian có hạn và chưa hiểu hết về lĩnh vực kinh doanh của công ty nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và những ai quan tâm đề tài này để luận văn được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 1 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU “PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING XE ĐẠP ECOGO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ THĂNG LONG TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI”. 1.1: Lý do chọn đề tài. Xu hướng toàn cầu ngày càng đưa con người trở lên gần gũi và thân thiện với môi trường, nguồn nguyên liệu dầu mỏ của thế giới ngày càng cạn kiệt dần đẩy giá thành nhiên liệu như xăng dầu lên cao, mặt khác để có cuộc sống lành mạnh, giảm áp lực cho hệ thống giao thông của đô thị,… Nên xe đạp đang ngày càng được nhiều người lựa chọn làm phương tiện đi lại cũng như để nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật đã giúp con người ứng dụng công nghệ vào đời sống nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống. Việc ứng dụng công nghệ khoa học vào những chiếc xe đạp cổ điển đã tạo ra những chiếc xe đạp điện đa dạng về màu sắc, kiểu dáng. Giúp con người di chuyển dễ nhanh hơn với những chiếc xe đạp. Công ty cổ phần kinh đô Thăng Long là một trong những công ty đầu tiên của Việt Nam cho ra đời dòng xe đạp điện độc quyền mang thương hiệu Topbike và Ecogo. Các dòng xe của Ecogo được hướng đến nhóm khách hàng là tầng lớp thượng lưu có kiểu dáng kiêu sa, sang trọng, kết hợp cùng với cấu tạo của những chiếc xe thể thao nhiều tầng líp tạo nhiều đặc tính nổi bật trong một chiếc xe đạp. Tuy nhiên, sản phẩm xe đạp Ecogo lại chưa được nhiều người biết đến, điều này là do công ty có các hoạt động marketing còn yếu và thiếu tính chiến lược, cần phải phát triển cho phù hợp với những điều kiện của môi trường kinh doanh. Công ty luôn xác định marketing chính là định hướng dài hạn mà doanh nghiệp cần hướng tới đối với hoạt động kinh doanh nói chung và sản phẩm xe đạp Ecogo nói riêng. Đó cũng chính là lý do để lựa chọn đề tài khóa luận: “PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM XE ĐẠP ECOGO TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI”. 1.2: Xác định và tuyên bố vấn đề nghiên cứu. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt ra đời. Chính vì thế sức cạnh tranh của các cơ sở kinh doanh cùng ngành ngày càng được chú trọng. Các công ty sẵn sàng đầu tư số tiền lớn để nâng cao vị thế trong lòng khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của mình. Thúc đẩy phát triển chiến lược marketing là cách công ty lựa chọn để hoàn thiện sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất. Vì không chỉ cần có chất lượng GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 2 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing tốt sẽ bán được hàng hóa, mà bên cạnh đó giá của sản phẩm phải hợp lý cùng với các chương trình xúc tiến hiệu quả thì lúc đó sản phẩm mới thực sự đem lại kết quả tốt cho doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng đó nên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần kinh đô Thăng Long em đã tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến phát triển chiến lược tại công ty; và em cũng nhận thấy đây là vấn đề mà công ty cần phát triển để nâng cao sức cạnh tranh của của mình. Với đề tài “PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM XE ĐẠP ECOGO TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI”. Với để tài này em sẽ phân tích trên các khía cạnh: - Thực trạng chiến lược marketing và hoạt động đối với sản phẩm xe đạp Ecogo của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long trên thị trường Hà Nội. - Phân tích và đánh giá về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với hoạt động markeing của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long trên thị trường Hà Nội. - Thực trạng về chiến lược marketing hiện tại của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long trên thị trường Hà Nội. - Đề xuất các biện pháp đê phát triến chiến lược marketing cho sản phẩm xe đạp Ecogo của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long. 1.3: Mục tiêu nghiên cứu. - Mục tiêu lý luận: Nghiên cứu tổng quan lý thuyết về quan niệm marketing, chiến lược marketing hỗn hợp và cách hình thành chiến lược marketing cho một sản phẩm. - Mục tiêu thực tiễn: Phân tích thực trạng và đề xuất phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xe đạp Ecogo của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long, để có thể đưa vào triển khai, đưa sản phẩm xe đạp Ecogo trở thành một sản phẩm chủ lực của công ty, đồng thời hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các mặt hàng khác. 1.4: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Về đối tượng nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu.  Chiến lược markeing của một sản phẩm trên thị trường của một công ty kinh doanh và sự phát triển chiến lược marketing nhằm phù hợp các yếu tố của môi trường.  Nghiên cứu chiến lược marketing với sản phẩm xe đạp Ecogo của công ty cổ phẩn kinh doanh Thăng Long trên thị trường Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: Do quy mô công ty chưa lớn, sản phẩm xe đạp Ecogo trên thị trường hoạt động kinh doanh chưa mở rộng, chủ yếu nghiên cứu chiến lược marketing cho khu vực thành phố Hà Nội. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 3 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing  Về thời gian: Nghiên cứu dữ liệu từ năm 2011-2014 và định hướng chiến lược marketing của công ty trong giai đoạn 2015-2020. 1.5: Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu. 1.5.1: Phương pháp nghiên cứu. - Dữ liệu thứ cấp:  Dữ liệu thứ cấp bên trong công ty bao gồm: các bản báo cáo kết quả kinh doanh, ấn phẩm lưu hạnh nội bộ, các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, các hoạt động và báo cáo hoạt động từ các phòng ban trong công ty…  Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài công ty bao gồm các số liệu thống kê của Nhà nước, các công cụ xúc tiến thương mại, các ấn phẩm, báo chí, các báo cáo, kết quả kinh doanh, các tài liệu liên quan tới marketing, truyền thông, chương trình truyền thông marketing của các công ty khác… Khai thác dữ liệu thứ cấp còn được thực hiện quan internet, sách báo lưu hành bên ngoài công ty. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các kết quả thu được từ mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn một cách khoa học. Từ đó chọn lọc thông tin với nội dung nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê các kết quả trong các mẫu phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn, để biết được tỷ lệ phần trăm độ chính xác của các thông tin thu được và thứ tự độ quan trọng của các thông tin đó. - Phương pháp so sánh: Qua ý kiến thu được từ phiếu điều tra so sánh, đối chiếu với thực tại vấn đề nghiên cứu để làm rõ sự phù hợp hay bất đồng giữa các dữ liệu như so sánh mục tiêu dài hạn với mục tiêu ngắn hạn, so sánh với đối thủ cạnh tranh, hoạt động cung ứng của công ty so với nhu cầu khách hàng. - Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: Tiến hành điều tra bằng việc phát bảng câu hỏi trắc nghiệm tới 20 khách hàng để thu thập các thông tin định lượng cần thiết phục vụ việc nghiên cứu đề tài. 1.6: Kết cấu của luận văn: Ngoài lời cảm ơn, mục lục, phụ lục, kết luận thì bố cục luận văn gồm bốn chương chính: - Chương I: Tổng quan nghiên cứu phát triển chiến lược marketing cho sản phẩm xe đạp Ecogo của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long trên thị trường Hà Nội. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 4 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing - Chương II: Cơ sở lý luận về phát triển chiến lược marketing đối với sản phẩm của công ty kinh doanh. - Chương III: Phân tích thực trạng chiến lược marketing đối với sản phẩm xe đạp Ecogo của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long trên thị trường Hà Nội. - Chương IV: Các kết luận và đề xuất giải pháp pháp triển chiến lược marketing mix cho sản phẩm xe đạp Ecogo của công ty cổ phần kinh đô Thăng Long trên thị trường Hà Nội. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 5 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI MỘT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KINH DOANH. 2.1: Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản. 2.1.1: Khái niệm về marketing. Có nhiều định nghĩa về marketing, song dưới góc độ của một nhà marketing có thể hiểu marketing theo định nghĩa của Philip Kotler như sau: “Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch hóa và kiểm tra những khả năng thu hút khách hàng của một công ty cũng như chính sách và hoạt động với quan điểm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu” (nguồn: Giáo trình marketing thương mại, trường đại học Thương Mại, GS.TS. Nguyễn Bách Khoa, T.S. Cao Tuấn Khanh, Nhà xuất bản Thống kê năm 2011). Các khái niệm này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu, mong muốn, và yêu cầu; sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng; trao đổi giao dịch và các môi quan hệ; thị trường và những người làm marketing. Những khái niệm này được cụ thể như sau: - Nhu cầu: Cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. - Mong muốn: Sự ao ước có được những thứ cụ thế để thỏa mãn nhu cầu sâu xa hơn. - Yêu cầu: Mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. - Sản phẩm: Bất cứ thứ gì có thể chào bán để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn. - Giá trị, chi phí và sự hài lòng: Khái niệm chủ đạo là giá trị đối với khách hàng. Giá trị là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng chung của sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Giá trị của sản phẩm thực tế sẽ phụ thuộc vào mức độ nó gần với sản phẩm lý tưởng mà người tiêu dùng hình dung. Khi quyết định mua, người tiêu dùng còn phụ thuộc vào khả năng mua của chính họ. Người tiêu dùng sẽ xem xét giá trị, giá cả trước khi chọn, họ sẽ chọn sản phẩm nào tạo ra giá trị lớn nhất trên một đơn vị tiền tệ. - Trao đổi: Hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng cách đưa cho người đó một thứ gì đó. Khái niệm tạo nền móng cho marketing. - Giao dịch: Cuộc trao đổi mang tính thương mại những vật có giá trị giữa hai bên. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 6 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing - Thị trường: Gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn đó. - Người làm marketing: là người luôn tìm kiếm ra những nhu cầu, mong muốn của người khác và sẵn sàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ tương ứng với những nhu cầu, mong muốn đó để có thể trao đổi với họ. Người làm marketing tìm kiếm những phản ứng từ phía bên kia để bán hoặc mua một thứ gì đó. Nói cách khác, người làm marketing có thể là người bán hoặc người mua. 2.1.2: Một số khái niệm về chiến lược marketing. 2.1.2.1: Khái niệm về chiến lược marketing. Theo Philip Koller “Chiến lược marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo cho một doanh nghiệp, tổ chức, tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu và mức chi phí cho marketing. Cụ thể, chiến lược marketing tập trung vào giải quyết những vấn đề sau: - Lựa chọn thị trường mục tiêu. - Để ra các chính sách marketing thích ứng với thị trường mục tiêu đó. Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản phẩn, thị phần được gọi là mục tiêu marketing. Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến được mục tiêu đó được gọi là chiến lược marketing. Tất cả mọi chiến lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo ra lợi nhuận. Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu marketing và thừng liên quan đến 4P. Cụ thể: - Product: các chính sách chung về kênh phân phối và cấp dịch vụ khách hàng. - Place: chính sách chung về kênh phân phối và cấp dịch vụ khách hàng. - Price: chính sách chung về kênh giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sản phẩm cho từng phân khúc thị trường. - Promotion: chính sách chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hỗ trợ triển lãm, đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng… GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 7 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing 2.1.2.2: Vai trò của chiến lược marketing. - Chiến lược marketing là hoạt động quan trọng trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường, có điều kiện mở rộng thị trường và tăng quy mô thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Nhờ có chiến lược marketing , các hoạt động sẽ tiếp cận với thị trường tiềm năng, chinh phục khách hàng và lôi kéo khách hàng. Có thể nói chiến lược marketing chính là cầu nối giúp doanh nghiệp gần hơn với thị trường. - Chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục đích và hướng đi. Cụ thể là việc xây dựng chiến lược marketing mix cho thị trường mục tiêu. Chính điều này gắn kết mọi cá nhân, mọi bộ phận bên trong tổ chức cùng đồng tâm hiệp lực để đạt được mục đích chung hoạt động chiến lược marketing giúp doanh nghiệp nắm vững cơ hội, nguy cơ, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, trên cơ sở đó có khả năng đối phó với những biến động của thị trường và có được chiến lược thích hợp. - Vai trò của chiến lược marketing chỉ có thể đạt được nếu doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược marketing hợp lý, tức là có sự gắn kết chặt chẽ của chiến lược marketing mix, của mọi bộ phận cá nhân hướng về thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Xây dựng chiến lược marketing đúng hướng tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh. 2.2: Phát triển chiến lược marketing. Chiến lược marketing được xem như là một nền tảng cơ bản của kể hoạch marketing, được thiết kế để làm thỏa mãn nhu cầu thị trường và đạt được mục tiêu marketing. Kế hoạch và mục tiêu thường được kiểm tra bằng các kết quả đo lường. Thông thường, chiến lược marketing được phát triển như một kế hoạch marketing nhiều năm, với một kế hoạch chiến thuật chi tiết các hành động cụ thể được thực hiện trong năm hiện tại. Tầm nhìn thời gian bao phủ bởi các kế hoạch marketing khác nhau của công ty, ngành công nghiệp, của quốc gia. Tuy nhiên, tầm nhìn thời gian đang giảm đi bởi tốc độ thay đổi nhanh của môi trường. Những chiến lược marketing rất năng động và tác động qua lại lẫn nhau. Chúng một phần được lên kế hoạch và một phần không được lên kế hoạch. Chiến lược marketing liên quan đến việc xem xét từng điểm một môi trường bên trong và bên ngoài. Các yếu tố môi trường bên trong gồm marketing hỗn hợp, thêm việc thực hiện phân tích hạn chế chiến lược. Các yếu tố môi GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 8 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing trường bên ngoài gồm phân tích khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích thị tường mục tiêu, cũng như đánh giá các yếu tố của môi trường công nghệ, kinh tế văn hóa, chính trị, phát luật có thể ảnh hưởng đến thành công của chiến lược. Một yếu tố then chốt của chiến lược marketing là giữ cho marketing phù hợp với nhiệm vụ tổng thể của một công ty. Sau khi xét xem một lượt môi trường, một kế hoạch marketing có thể được xây dựng để xác định phương án kinh doanh, thiết lập những mục tiêu đầy thách thức, xác định chiến lược marketing hỗn hợp tối ưu để đạt được các mục tiêu và thực hiện đầy đủ chi tiết. Một bước cuối cùng trong việc phát triển một chiến lược marketing là thiếp lập kế hoạch để giám sát tiến độ và những phương án dự phòng nếu có các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện kế hoạch. 2.3: Phân định nội dung cơ bản của phát triển chiến lược marketing đối với sản phẩm của công ty kinh doanh. 2.3.1: Quy trình xác lập chiến lược marketing cho một sản phẩm. 2.3.1.1: Xác định mục tiêu marketing đối với sản phẩm của công ty. Các mục tiêu marketing thường được định hướng từ các mục tiêu của kế hoạch chiến lược của tổ chức. Các mục tiêu marketing thường được xem như là các chuẩn hoạt động hoặc các công việc phải đạt được ở một thời gian nhất định. Công ty có thể lựa chọn một hay nhiều mục tiêu cụ thể như: - Mục tiêu định tính: Thương hiệu (định vị thương hiệu, độ nhận biết, cảm nhận về giá trị, mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng…). - Mục tiêu định lượng:  Doanh số bán hàng.  Vị trí trên thị trường (thị phần, mức độ thâm nhập thị trường).  Chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lãi gộp).  Sản phẩm (phát triển dải sản phẩm). 2.3.1.2: Nghiên cứu phân tích tình hình thị trường. Việc phân tích thị trường và áp dụng các chiến lược phát triển thị trường có tính chất quyết định thành công hay thất bại trong kinh doanh, quyết định việc doanh nghiệp có giữ vững và khai thác được thị trường hay không. Công tác phân tích tình hình thị trường phải bao gồm các vấn đề sau: - Tìm kiếm thông tin khách hàng. - Phân khúc thị trường. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 9 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing - Dự đoán quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường. - Xác định xu hướng thị trường. - Phân tích SWOT để nhận dạng những đột biến từ phía môi trường. 2.3.1.3: Lựa chọn và xác định thị trường mục tiêu cho sản phẩm của công ty kinh doanh. Người làm marketing cần phải biết cách đo lường và dự báo mức độ hấp dẫn của thị trường nhất định. Xem xét khả năng của thị trường có phù hợp với những mục tiêu và tiềm năng của công ty. Từ đó công ty sẽ đưa ra quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu cần hướng tới, đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất cho việc kinh doanh cũng như chiến lược marketing của công ty. Thị trường mục tiêu là thị trường tập trung lượng cầu lớn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt nhất, đồng thời có những lợi thế về cạnh tranh để đạt được những mục tiêu đã định. 2.3.2.4: Xây dựng chiến lược marketing cho một sản phẩm. - Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu: Công ty cần phải tìm hiểu xem người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu thực sự mong muốn điều gì ở sản phẩm công ty đang chào bán. Nhà làm marketing cần phải hình dung rõ ràng những nhãn hiệu đang lưu hành khác nhau về đặc điểm nào, được quảng cáo thế nào, giá cả ra sao… Nếu sản phẩm mà công ty chào bán hoàn toàn giống các sản phẩm hiện có trên thị trường thì người tiêu dùng không có lý do gì để phải mua nó cả. Mọi hàng hóa đều là tập hợp thuộc tính được người tiêu dùng chấp nhận. Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu là đảm bảo cho sản phẩm một vị trí mong muốn trên thị trường và trong ý thức khách hàng mục tiêu, không gây nghi ngờ, khác biệt hẳn với các thứ nhãn hiệu khác. - Chiến lược marketing mix cho sản phẩm trên các phân đoạn thị trường mục tiêu. Marketing mix là một tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được của marketing mà công ty sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ thị trường mục tiêu. Công việc tiếp theo là lập kế hoạch marketing mix chi tiết. Marketing mix bao gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dụng để tác động lên nhu cầu về hàng hóa của mình. Có thể hợp nhất lại thành 4 nhóm cơ bản: hàng hóa, giá cả, phân phối, xúc tiến. - Xác định nguồn lực cho chiến lược marketing: nhân lực, vật lực và tài chính: GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 10 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing 2.3.2: Chiến lược marketing hỗn hợp cho từng phân đoạn. 2.3.2.1: Chiến lược sản phẩm.  Khái niệm sản phẩm: Sản phẩm là tất cả những gì có thể thỏa mãn được nhu cầu hay mong muốn và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sử dụng hay tiêu dùng. Đó có thể là những vật hữu hình, dịch vụ, mặt hàng, tổ chức hay ý tưởng. Các thành phần của sản phẩm. - Phần sản phẩm cốt lõi: trả lời cho câu hỏi người mua thực sự muốn mua cái gì? Ở mỗi sản phẩm người tiêu dùng thường quan đến một số lợi ích nhất định. Đây chính là sản phẩm trên ý tưởng. - Phần sản phẩm hiện thực: là dạng cơ bản của sản phẩm gồm 5 yếu tố: đặc điểm, nhãn hiệu, bao bì, chất lượng, kiểu dáng của sản phẩm. - Phần sản phẩm bổ sung: bao gồm những dịch vụ và lợi ích bổ sung làm cho nó phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nó bao gồm: vật trang bị thêm, nơi phục vụ, dịch vụ sau bán, bảo hành, giao hàng và cho hưởng tín dụng. giúp nhà làm marketing nhìn về tổng thể hệ thống tiêu thụ của người mua.  Các sản phẩm. - Sử dụng nhãn hiệu. Khi soạn thảo về chiến lược marketing của những sản phẩm cụ thể người bán phải quyết định liệu họ có chào bán chúng như những hàng đặc hiệu hay không. Về chào hàng với tính cách là hàng đặc hiệu có thể làm gia tăng giá trị của nó, cho nên quyết định này là một mặt quan trọng của chính sách sản phẩm. “Nhãn hiệu là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp của chúng có công dụng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”. - Bao bì sản phẩm. Nhiều hàng hóa đưa ra bán trên thị trường nhất thiết phải được bao gói. Bao bì có thể giữ một vai trò quan trọng và cũng có thể có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiều nhà làm marketing gọi bao bì là biến cơ bản thứ 5 của marketing bổ sung cho sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Nhưng phần lớn những người bán xem bao bì là một trong những yếu tố của chính sách sản phẩm. Trong thời gian gần đây bao bì đã biến thành một trong những công cụ đắc lực của marketing. Bao bì được thiết kế tốt sẽ trở GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 11 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing thành tiện nghi đối với người tiêu dùng, còn đối với người sản xuất thì nó là một phương tiện kích thích tiêu thụ hàng hóa thêm. - Cách gắn nhãn hiệu. Nhãn hiệu có thể là một miếng bìa nhỏ, đơn giản dính vào sản phẩm hay cả một nội dung hình và chữ phức tạp được cân nhắc kỹ và in trên bao bì. Trên nhãn hiệu của sản phẩm có thể chỉ ghi tên nhãn hiệu của sản phẩm hay ghi một lượng thông tin về nó. Nhãn hiệu thực hiện một số chức năng phụ thuộc vào người bán. - Dịch vụ đối với khách hàng. Nhà làm marketing phải nghiên cứu người tiêu dùng để hiểu rõ có thể chào mời khách hàng những dịch vụ chủ yếu nào và tầm quan trọng tương đối của từng loại dịch vụ đó. Tuy dịch vụ có thể quan trọng với người tiêu dùng nhưng không phải là yếu tố quyết định khi lựa chọn nhà cung ứng, nếu tất cả những người cung ứng đề cung ứng mức chất lượng ở loại nganh nhau. Ngoài ra còn quan tâm đến chất lượng và khối lượng dịch vụ. Công ty phải thường xuyên theo dõi dịch vụ của mình và đối thủ cạnh tranh xem đáp ứng mong đợi của khách hàng đến mức độ nào. - Chủng loại hàng hóa. Là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau về chức năng hay do bán chung cùng những nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại hay trong khuôn khổ của cùng một dãy giá. Mỗi chủng loại đòi hỏi một chiến lược marketing riêng. Thông qua các quyết định về bề rộng chủng loại hàng hóa về các mặt hàng tiêu biểu. Chủng loại quá hẹp có thể tăng lợi nhuận bằng cách bổ sung cho nó sản phẩm mới, và quá rộng có thể tăng lợi nhuận bằng cách loại bỏ một số mặt hàng. Cần phải giải quyết những vấn đề hàng hóa nào đại diện cho toàn bộ chủng loại trong những biện pháp kích thích tiêu thụ. - Danh mục hàng hóa. Là tập hợp các nhóm hàng hóa và đơn vị hàng vị hàng hóa do một người bán cụ thể chào bán cho người mua. Danh mục hàng hóa có thể được mô tả theo góc về rộng, mực độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa. 2.3.2.2: Giá sản phẩm. - Giá các sản phẩm mới.  Giá “hớt kem”: là chiến lược trong đó công ty đặt giá cao cho sản phẩm mới, cao đến mức chỉ có một số phân khúc thị trường chấp nhận. Sau khi lượng tiêu GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 12 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing thụ chậm lại, công ty mới hạ giá sản phẩm để thu hút khách hàng. Làm như vậy, công ty đã đạt được một phần lợi nhuận cao từ những phân khúc ban đầu. Áp dụng với điều kiện: chất lượng và ấn tượng sản phẩm phải phù hợp với yếu tố giá cao, đủ lượng khách hàng chấp nhận giá cao, đối thủ cạnh tranh khó khăn trong việc tham gia thị trường.  Giá xâm nhập thị trường: với chiến lược này, công ty ấn định giá thấp với hi vọng sẽ hấp dẫn và thu hút khách hàng nhằm giành được một phần lớn thị trường. Thuận lợi trong điều kiện thị trường nhạy cảm với giá cả, giá thấp sẽ mở rộng được thị trường, chi phí sản xuất tỉ lệ nghịch với sản lượng, giá thấp sẽ không kích thích đối thủ cạnh tranh. - Chiến lược giá trong khuân khổ danh mục hàng hóa: quan điểm về hình thành giá thay đổi khi sản phẩm là một phần trong danh mục hàng hóa. Việc tính giá là không đơn giản, vì những mặt hàng khác nhau, có liên quan đến nhau theo góc độ nhu cầu và chi phí, gặp phải những mức độ cạnh tranh khác nhau. Có 4 trường hợp phổ biến: Định giá cho dòng sản phẩm: Các công ty thường không sản xuất một mặt hàng riêng biệt mà sản xuất cả một dòng sản phẩm.  Định giá cho những sản phẩm phụ thêm: nhiều công ty cùng với sản phẩm chính còn chào bán các sản phẩm phụ thêm hay bổ trợ.  Định giá cho những phụ tùng bắt buộc: một số doanh nghiệp sản xuất một số sản phẩm kèm theo một số sản phẩm phụ bắt buộc phải có.  Định giá cho những sản phẩm phụ của sản xuất: việc sản xuất ra những sản phẩm chính hình thành ra một số sản phẩm phụ mà việc tiêu hủy một số sản phẩm phụ gây tốn kém và lãng phí thì doanh nghiệp cố gắng chế biến và tìm kiếm thị trường làm giảm giá thành cho sản phẩm chính. - Điều chỉnh giá: doanh nghiệp điều chỉnh giá cả tùy theo những điều kiện kinh doanh khác nhau tùy theo những điều kiện kinh doanh khác nhau và các yếu tố của hiện trạng thị trường như:  Giảm giá: để kích thích khách hàng trong trường hợp như thanh toán sớm, mua số lượng lớn, thực hiện một số chức năng cho nhà sản xuất, mua hàng trái thời vụ, trao đổi hàng hóa. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 13 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing  Chính sách giá phân biệt: một sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau không dựa trên cơ sở chi phí khác nhau mà còn tùy thuộc và phân khúc khách hàng, dạng sản phẩm, khu vực hay thời gian bán sản phẩm.  Giá tâm lý: Khi áp dụng chính sách giá tâm lý, nhà sản xuất xem xét yếu tố tâm lý của giá chứ không đơn thuần về khía cạnh kinh tế. 2.3.2.3: Phân phối sản phẩm Có 3 kiểu phân phối cơ bản: - Phân phối độc quyền: hạn chế số lượng phân phối trung gian, chỉ sử dụng một địa điểm tiêu thụ để bán hoặc lặp đặt sản phẩm và quy định nhà trung gian không được bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này giúp nâng cao ấn tượng sản phẩm và có lãi cao hơn. - Phân phối có chọn lọc: áp dụng khi có số lượng sản xuất nhiều hơn nha phân phối độc quyền. Nhà sản xuất không tốn chi phí nhiều để bao quát hết toàn bộ địa điểm tiêu thụ sản phẩm. - Phân phối rộng rãi: Tìm địa điểm tiêu thụ càng nhiều càng tốt vì khách hàng cần địa điểm bán hàng thuận tiện. Nhà sản xuất lúc đó sẽ mất quyền kiểm soát về sự sắp xếp, trưng bày sản phẩm trong cửa hàng, hoặc mất đi dịch vụ đi kèm, giá cả sản phẩm. 2.3.2.4: Xúc tiến sản phẩm. - Giai đoạn giới thiệu sản phẩm: thông báo và thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng sản phẩm đã hiện diện trên thị trường, sử dụng như thế nào và thỏa mãn được những lợi ích gì. - Giai đoạn tăng trưởng: kích thích nhu cầu có chọn lọc khi cạnh tranh phát triên. Quảng cáo cần được nhấn manh. - Giai đoạn phát triển: quảng cáo được dùng để thuyết phục hơn là để cung cấp thông tin. Sự cạnh tranh quyết liệt buộc công ty phải chi khá nhiều vào quảng cáo và chấp nhận giảm lợi nhuận trong giai đoạn này. -Giai đoạn suy thoái: Tất cả các nỗ lực xúc tiến nên được cắt giảm một cách đáng kể. Nếu có chỉ là nhằm giữ chân khách hàng. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 14 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XE ĐẠP ECOGO TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI. 3.1: Giới thiệu chụng về công ty kinh doanh. 3.1.1: Sự hình thành và phát triển của công ty. Tên gọi chính: Công ty Cổ phần kinh đô Thăng Long. Trụ sở chính: Số 60 – Ngõ Thịnh Hào 1 – Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: [04]668.00.999 Hotline: 01999.33.0000/0199.88.0000 Email: [email protected] Website: http://xedapgap.com/ Facebook:  https://www.facebook.com/TheGioiXeDap Công ty Cổ phần kinh đô Thăng Long thành lập ngày 19-8-2009, tên thương mại Vietbike. Vietbike tự hào là người tiên phong trong cuộc cách mạng xe đạp dành cho người Việt. Với tôn chỉ “Chất lượng là sự sống còn” và “Uy tín là sự phát triển” do vậy an toàn cho người sử dụng luôn được đặt lên hàng đầu khi thiết kế và sản xuất chiếc xe đạp mang thương hiệu ECOGO và TOPBIKE 3.1.2: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG MARKETIN G PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG NHÂN SỰ Sơ đồ 1: Tổ chức công ty cổ phần kinh đô Thăng Long. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 15 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing Đây là mô hình tổ chức công ty theo cấu trúc chức năng. Chức năng các bộ phận là: Đại hội đồng cổ đông: Có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty Hội đồng quản trị: Quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐC. Ban kiểm soát:Gồm 04 (bốn) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Ban giám đốc: Ban giám đốc của Công ty bao gồm 02 (hai người): 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc. Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công Phòng marketing: Gồm 04 (bốn) thành viên đều tốt nghiệp các khối ngành kinh tế, có niềm đam mê với marketing. Đều là những người trẻ nhưng có kinh nghiệp từ 3 năm trở lên trong lĩnh vực marketing. Công việc của các thành viên trong phòng bao gồm: - Nghiên cứu thị trường. - Định vị thị trường cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phát triển một cách hợp lý. Đồng thời giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược của mình được hiệu quả hơn. - Thiết kế chiến lược 4P: sản phẩm sau khi đã được nghiên cứu và sản xuất ra đồng thời cũng được ấn định giá phù hợp, linh hoạt trong môi trường cạnh tranh. Bên cạnh đó, các phương thức để có thể xúc tiến về truyền tin của sản phẩm nhằm thuyết phục người mua sản phẩm và cuối cùng là việc xác định những địa điểm lý tưởng nhất nhằm để sản phẩm có thể tiêu thụ được dễ dàng hơn. 3.1.3: Phạm vi kinh doanh của công ty. Công ty Cổ phần Kinh Đô Thăng Long chuyên kinh doanh, lắp ráp, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm xe đạp, xe đạp điện, xe đạp gấp, scooter, phụ tùng và phụ kiện xe đạp cao cấp theo tiêu chuẩn Châu Âu… mang thương hiệu TOPBIKE và ECOGO. Với sứ mệnh là người tiên phong trong cuộc cách mạng dành cho người GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 16 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn Khóa luận tốt nghiệp Khoa: Marketing Việt. An toàn cho người sử dụng được Vietbike đặt lên hàng đầu trong quá trình thiết kế, sản xuất xe đạp điện. Vietbike-nhà phân phối độc quyền thương hiệu xe đạp TOPBIKE và ECOGO. Công ty hiện tại đang cung cấp và phân phối các sản phẩm bao gồm xe đạp điện, xe đạp Fixed Gear, xe đạp thể thao và xe đạp gấp chính hãng với chất lượng số 1 Việt Nam. 3.1.4: Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong giai đoạn 2012-2014 Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2013:2012 Chênh Chênh Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế. Năm Năm Năm 2012 2013 2014 19726.5 10848 8878.5 7724.3 24631.5 11689 12942.5 11259.97 32684 12854 24830 21602.1 2014:2013 Chênh Chênh lệch tuyệt lệch lệch tuyệt lệch đối (triệu tương đối đối (triệu tương đồng) 4905 841 4064 3535.67 (%) 25% 8% 46% 46% đồng) 8052.5 1165 11887.5 10342.13 đối (%) 33% 10% 92% 92% Nguồn: Phòng tài chính kế toán Qua báo cáo kết quả kinh trên ta có nhận thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của công ty: - Tổng doanh thu tăng 4905 triệu VNĐ lên đến 8052.5 triệu VNĐ đó là mức chênh lệch tuyệt đốt, tỷ lệ tăng từ năm 2013 so với năm 2012 là 25%, nhưng đến năm 2014 tỷ lệ đó là 33%. Để đạt được hiệu quả kinh doanh này do chính sách đổi mới của công ty luôn giữ mức tăng trưởng ổn định, mà quan trọng và việc mở thêm 2 showroom, 1 tại Long Biên Hà Nội, 1 tại thành phố Hải Phòng. - Tổng chi phí mà Vietbike chi cho hoạt động sản xuất, xúc tiến, mở rộng hệ thống kênh cũng tăng từ 841 triệu VNĐ lên 1165 triệu VNĐ, đạt mức tăng từ 8% lên 10%. - Từ hiệu ứng doanh thu và mức đầu tư không ngừng tăng lên Vietbike đã thu được một khoản LNST cao. Từ 3535.67 triệu VNĐ lên 10342.13 triệu VNĐ trong vòng 2 năm. GVHD: GS.TS Nguyễn Bách Khoa 17 SVTH: Huỳnh Thị Thanh Nhàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan