Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển các công cụ truyền thông điện tử trong hoạt động kinh doanh dịch vụ t...

Tài liệu Phát triển các công cụ truyền thông điện tử trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện của công ty tnhh thiết kế monotone

.DOCX
66
11893
58

Mô tả:

1i TÓM LƯỢC Cách đây vài năm, Bill Gate đã từng nói rằng: “Trong 5 năm nữa, nếu bạn không kinh doanh trên mạng thì tốt nhất bạn đừng kinh doanh nữa.” Và đúng như vậy, rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình và đã có website riêng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và quảng bá thương hiệu. Hiện nay, marketing điện tử không còn mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong lĩnh vực này. Vấn đề là doanh nghiệp đã sử dụng các công cụ truyền thông điện tử như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, em sẽ nghiên cứu những vấn đề về công cụ truyền thông điện tử tại Công ty TNHH thiết kế Monotone. Với mục tiêu đã xác định, khóa luận này nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các công cụ truyền thông điện tử: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, lợi ích của các công cụ truyền thông điện tử. Đánh giá thực trạng triển khai ứng dụng công cụ truyền thông điện tử tại Công ty TNHH thiết kế Monotone. Đề xuất giải pháp phát triển các công cụ truyền thông điện tử trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện của Công ty TNHH thiết kế Monotone. 2 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô Khoa Thương mại điện tử và Trường Đại học Thương mại đã tận tình giảng dạy, trang bị những kiến thức quý báu trong suốt những năm vừa qua. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Mai đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Công ty TNHH thiết kế Monotone đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và cung cấp các thông tin để em hoàn thiện đề tài tốt nghiệp. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu cũng như lượng kiến thức, thông tin thu thập còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy, các cô và các anh chị trong Công ty TNHH thiết kế Monotone để bài luận có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn hơn. Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC TÓM LƯỢC...........................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................................iii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU..............................................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI........................................................1 2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ CÁC VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI......................................2 3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................3 5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN.............................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU....4 1.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM...................................................................4 1.1.1. Khái niệm về marketing và marketing điện tử (E – Marketing).......................4 1.1.2. Khái niệm về các công cụ truyền thông điện tử..................................................5 1.2. LÝ THUYẾT CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......5 1.2.1. Phân loại các công cụ truyền thông điện tử.............................................................5 1.2.1.1. Quảng cáo trực tuyến...............................................................................................6 1.2.1.2. Marketing quan hệ công chúng điện tử..................................................................7 1.2.1.3. Xúc tiến bán hàng điện tử........................................................................................8 1.2.1.4. Marketing điện tử trực tiếp......................................................................................8 1.2.2. Đặc điểm các công cụ truyền thông điện tử.............................................................9 1.2.3. Vai trò của các công cụ truyền thông điện tử........................................................10 1.3. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI...12 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................................12 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.........................................................................13 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH....15 THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA...........................................................................15 CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ MONOTONE.................................................................15 2.1. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................15 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................................15 2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp....................................................................15 2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp..................................................................16 2.1.2. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu......................................................................17 2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ MONOTONE..........................18 2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................................19 2.3.1. Thực trạng chung về các công cụ truyền thông điện tử trong hoạt động tổ chức sự kiện của Công ty TNHH thiết kế Monotone................................................................19 2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài....................................................................22 2.3.2.1. Môi trường pháp luật.............................................................................................23 2.3.2.2. Môi trường kinh tế..................................................................................................23 2.3.2.3. Môi trường văn hóa – xã hội..................................................................................24 2.3.2.4. Môi trường khoa học – kỹ thuật............................................................................25 2.3.2.5. Môi trường vi mô....................................................................................................25 2.3.3. Ảnh hưởng của môi trường bên trong....................................................................26 2.3.3.1. Nguồn nhân lực......................................................................................................26 2.3.3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin..................................................................................28 2.3.3.3. Nguồn lực tài chính................................................................................................28 2.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU VỀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ........................................................................29 CHƯƠNG 3 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP..........................................32 CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................................................32 3.1. CÁC PHÁT HIỆN VÀ KẾT LUẬN QUA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU..............32 3.1.1. Những kết quả đạt được...........................................................................................32 3.1.2. Những tồn tại chưa giải quyết.................................................................................33 3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại..............................................................................34 3.1.4. Những hạn chế của nghiên cứu và nghiên cứu tiếp theo.......................................35 3.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ.................................................36 3.2.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới.......................................................................36 3.2.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH thiết kế Monotone...........................37 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG ĐIỆN TỬ........................................................................................................................................38 3.3.1. Quảng cáo trực tuyến................................................................................................38 3.3.2. Marketing quan hệ công chúng................................................................................39 3.3.3. Marketing trực tiếp....................................................................................................39 3.4. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................40 3.4.1. Đối với Công ty TNHH thiết kế Monotone.............................................................40 3.4.2. Đối với các cơ quan Nhà nước.................................................................................41 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 2.1: Giao diện website của Công ty TNHH thiết kế Monotone....................20 Hình 2.2: Biểu đồ thống kê lượng người tương tác với sự kiện từ ngày 14/1/2013 – 11/3/2013..............................................................................................................22 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH thiết kế Monotone.........................26 Hình 3.1: Biểu đồ thống kê lượng người like Fanpage từ ngày 14/1/2013 – 11/3/2013..............................................................................................................33 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT E – marketing FB MPR NXB QCTT SEO Công nghệ thông tin Marketing thương mại điện tử Facebook Marketing Public Relations Nhà xuất bản Quảng cáo trực tuyến Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm 1 PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Cách đây vài năm, thương mại điện tử (TMĐT) vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng đến bây giờ, bức tranh TMĐT Việt Nam hiện tại đã có rất nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Số lượng các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình ngày càng tăng. Hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng TMĐT ở những mức độ khác nhau. Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng TMĐT cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là các công cụ truyền thông điện tử. Chủ yếu các doanh nghiệp hiện nay tiếp cận marketing điện tử trên phương diện tiếp cận các công cụ truyền thông của nó. Truyền thông điện tử đang tỏ ra rất hữu hiệu với các tính năng vượt trội như chi phí thấp, nhanh chóng, hiệu quả cao. Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hoạt động tổ chức sự kiện để quảng bá cho thương hiệu của mình. Vấn đề đặt ra là, nếu công tác truyền thông không tốt thì sự kiện mà công ty tổ chức không thể truyền đạt các thông điệp đến khán giả, thậm chí lẫn vào hàng ngàn sự kiện khác. Truyền thông trước sự kiện và sau sự kiện thường có mục đích thu hút khán giả tham gia sự kiện hoặc truyền đến khán giả thông điệp, thương hiệu của công ty. Khác với việc quảng bá cho một sản phẩm, công tác tổ chức sự kiện cần phải có 2 giai đoạn chủ chốt là trước và sau khi sự kiện diễn ra. Vì vậy công ty cần phải xác định rõ các thời điểm và áp dụng các công cụ truyền thông phù hợp. Công ty TNHH thiết kế Monotone thành lập từ năm 2003, vốn kinh doanh trong lĩnh vực in ấn, thiết kế đồ họa và tư vấn chiến lược marketing, phát triển thương hiệu. Trong khi có khá nhiều công ty chuyên về tổ chức sự kiện đã tồn tại rất lâu với nhiều năm kinh nghiệm thì Công ty Monotone mới dần dần lấn sân sang lĩnh vực này. Do vậy, hiệu quả sử dụng các công cụ truyền thông điện tử của Công ty chưa thực sự tốt. 2 Với thực trạng trên thì việc phát triển các công cụ truyền thông điện tử của Công ty TNHH thiết kế Monotone vào hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện là điều thực sự cần thiết và đáng được quan tâm. 2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ CÁC VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI Để tổ chức tốt một sự kiện, Công ty cần có một chiến lược truyền thông phù hợp. Có nhiều hình thức truyền thông khác nhau, Công ty có thể truyền thông một cách trực tiếp hoặc một cách gián tiếp. Yếu tố chọn công cụ truyền thông cần dựa trên nguyên tắc phương tiện nào giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả kinh tế nhất, cụ thể là phương tiện nào mang lại hiệu quả cao nhất trong cùng một khoảng chi phí bỏ ra. Hiện nay, truyền thông điện tử là một hình thức được ưa chuộng trên toàn thế giới với tính ưu việt và hiệu quả mà nó đem lại. Các công cụ truyền thông điện tử mang lại hiệu quả khá lớn khi nó được tích hợp vào các chiến lược truyền thông chung của doanh nghiệp. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu các hoạt động tại Công ty TNHH thiết kế Monotone, em nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu còn tồn tại trong lĩnh vực tổ chức sự kiện của Công ty. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ truyền thông điện tử của Công ty, em đề xuất đề tài khóa luận: “Phát triển các công cụ truyền thông điện tử trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện của Công ty TNHH thiết kế Monotone.” 3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là mô tả được thực trạng ứng dụng các công cụ truyền thông điện tử vào hoạt động tổ chức sự kiện. Dựa trên các hạn chế để tìm ra các giải pháp nâng cao khả năng hoạt động của chúng. Từ mục tiêu như trên, đề tài sẽ hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau: (i) Nghiên cứu thực trạng hoạt động ứng dụng các công cụ truyền thông điện tử vào hoạt động tổ chức sự kiện của Công ty. (ii) Chỉ ra sự ảnh hưởng của các công cụ truyền thông điện tử tới hiệu quả tổ chức sự kiện. (iii) Đánh giá và đề ra các giải pháp phát triển các công cụ truyền thông điện tử trong hoạt động tổ chức sự kiện của Công ty. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Lý thuyết và ứng dụng của các công cụ truyền thông điện tử. Và tính hiệu quả của các công cụ này khi áp dụng trong tổ chức sự kiện của Công ty. 3 Nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề xoay quanh các công cụ truyền thông và cụ thể hơn là đi sâu vào hoạt động truyền thông điện tử trong tổ chức sự kiện của Công ty TNHH thiết kế Monotone. 4.1. Theo không gian Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty TNHH thiết kế Monotone, những nghiên cứu sâu hơn được thực hiện tại phòng marketing. 4.2. Theo thời gian Quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài diễn ra từ ngày 10/01/2013 đến ngày 31/03/2013. Những dữ liệu của công ty phục vụ cho đề tài được thu thập trong vòng 3 năm từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2012. 5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chủ đề nghiên cứu. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng các công cụ truyền thông điện tử trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty TNHH thiết kế Monotone. Chương 3: Các kết luận và đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm về marketing và marketing điện tử (E – Marketing) Marketing Trong kinh doanh hiện nay, để tồn tại và phát triển các công ty đều cần có chiến lược marketing đúng đắn và hiệu quả. Dưới đây là một số khái niệm về marketing: Marketing là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa lợi nhuận. Hiệp hội marketing Mỹ đã định nghĩa marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các vấn đề về sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho sản phẩm, dịch vụ và tư tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Marketing điện tử (E – marketing) Marketing TMĐT là kết quả của marketing truyền thống dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và nó tăng tính hiệu quả trong các chức năng của marketing truyền thống. Công nghệ marketing TMĐT làm thay đổi về chất cấu trúc chiến lược marketing dẫn đến gia tăng giá trị cho khách hàng hoặc và tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo giáo trình Marketing TMĐT Trường Đại học Thương Mại: “Marketing TMĐT là việc ứng dụng các công nghệ số trong các hoạt động marketing thương mại nhằm đạt được mục tiêu thu hút và duy trì khách hàng thông qua việc tăng cường hành vi mua của khách hàng, sau đó thỏa mãn những nhu cầu đó.” 5 Theo Joel Reedy và Schullo và Kenneth Zimmerman trong cuốn Electronic Marketing định nghĩa: Marketing TMĐT “E – Marketing” bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử. Tập đoàn Embellix Software cho rằng: Marketing TMĐT là một hình thức marketing nhằm đạt được các mục tiêu thông qua sử dụng các công nghệ truyền thông điện tử như Internet, email, ebook, database và mobile phone. 1.1.2. Khái niệm về các công cụ truyền thông điện tử Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung. (Nguồn: saga.vn/TruyenthongvaPR/1118.saga) Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi đến người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Trong marketing thì hoạt động truyền thông là một hoạt động rất quan trọng, người gửi hay nói cách khác là người truyền tin được hiểu là doanh nghiệp và người nhận tin là khác hàng. Mục tiêu của hoạt động truyền thông có thể là làm khách hàng nắm bắt được thông tin về sản phẩm hay về doanh nghiệp, cao hơn có thể làm khách hàng thay đổi nhận thức, quan điểm về sản phẩm của công ty, về công ty hoặc thậm chí có thể đẩy lùi đối thủ cạnh tranh nhờ công tác truyền thông… Tóm lại, truyền thông điện tử có thể được hiểu là việc áp dụng các phương tiện điện tử và phổ biến là Internet vào các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. 1.2.LÝ THUYẾT CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Phân loại các công cụ truyền thông điện tử Theo giáo trình Marketing TMĐT Trường Đại học Thương Mại các công cụ truyền thông điện tử được chia thành bốn loại chính: - Quảng cáo trực tuyến 6 - Marketing quan hệ công chúng trực tuyến - Xúc tiến bán trực tuyến - Marketing điện tử trực tiếp 1.2.1.1. Quảng cáo trực tuyến Quảng cáo là hoạt động truyền thông thông tin phi cá nhân qua các phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau, thường mang tính thuyết phục về sản phẩm hoặc về quan điểm và là hoạt động mất phí. (Nguồn: Nguyễn Hoàng Việt (2011), Giáo trình Marketing TMĐT – Trường Đại học Thương Mại [tr. 219], Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.) Bản chất của quảng cáo trực tuyến (QCTT) cũng tương tự như quảng cáo truyền thống nhưng nó được thực hiện trên nền tảng Internet như: qua website, e – mail… Quảng cáo là hoạt động mất phí nên việc doanh nghiệp đưa ra các banner tại website của mình không được coi là QCTT. Qua tổng hợp trong sách giáo trình Marketing TMĐT Trường Đại học Thương Mại, các luận văn, chuyên đề, Internet. QCTT gồm các mô hình là: quảng cáo truyền hình, quảng cáo qua thư điện tử, quảng cáo không dây và banner quảng cáo. - Quảng cáo truyền hình là hình thức trình chiếu thông tin, hình ảnh với mục đích thuyết phục. Loại hình này sử dụng phương tiện thuyết phục là ngôn ngữ và hình ảnh kèm theo một số yếu tố tín hiệu khác… (Nguồn: chimviet.free.fr/thoidai/qcthi/qcthi002.htm ) - Quảng cáo trên báo điện tử là hình thức đăng tải thông tin trên các trang báo thông qua các Tòa soạn điện tử. Báo điện tử hay báo thường được đọc trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng… khi có kết nối Internet. Khác với báo in, báo điện tử được cập nhật thường xuyên, tin ngắn và thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật. (Nguồn: vi.wikipedia.org/wiki/Báo_điện_tử) - Quảng cáo qua thư điện tử hay còn gọi là quảng cáo email có đặc điểm là chi phí thấp, thường là text – link đính kèm vào nội dung thư của người nhận. Nhà quảng cáo phải mua không gian thư điện tử được tài trợ bởi nhà cung cấp dịch vụ như yahoo, gmail, Hotmail… - Quảng cáo không dây là hình thức quảng cáo qua các phương tiện di động, thông qua banner, hoặc các nội dung trên website mà người sử dụng truy cập. Mô hình được sử dụng trong quảng cáo không dây thường là mô hình quảng 7 cáo kéo (pull model); người sử dụng lấy nội dung từ các trang web có kèm quảng cáo. - Banner quảng cáo là hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp đưa ra các thông điệp quảng cáo qua website của một bên thứ ba dưới dạng văn bản, đồ họa, âm thanh, siêu liên kết… 1.2.1.2. Marketing quan hệ công chúng điện tử Marketing quan hệ công chúng (Marketing Public Relations – MPR) bao gồm một loạt các hành động được thực hiện nhằm tạo ra cái nhìn tích cực và thiện chí về hình ảnh sản phẩm, dịch vụ và công ty với các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp. (Nguồn: Nguyễn Hoàng Việt (2011), Giáo trình Marketing TMĐT – Trường Đại học Thương Mại [tr. 225], Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.) Nói chung các hoạt động của MPR bao gồm việc quảng bá nhãn hiệu và tổ chức các chương trình sự kiện nhằm tạo được sự ủng hộ tích cực từ phía khách hàng mục tiêu. Marketing quan hệ công chúng dựa trên nền tảng Internet được thực hiện thông qua việc xây dựng: website của doanh nghiệp, cộng đồng điện tử, các sự kiện trực tuyến. - Website được coi là công cụ của MPR vì nó như là một cuốn sách điện tử cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, cũng như sản phẩm – dịch vụ hiện thời của doanh nghiệp. Trên website của mình, doanh nghiệp đưa ra các trang thông tin về sản phẩm – dịch vụ giúp cho: chi phí giới thiệu sản phẩm – dịch vụ thấp hơn, thông tin dễ dàng cập nhật thường xuyên theo cơ sở dữ liệu của công ty, giúp cho người sử dụng có thể tìm ra những sản phẩm – dịch vụ theo ý muốn một cách nhanh chóng. - Cộng đồng điện tử được xây dựng qua chatroom, các nhóm thảo luận, các diễn đàn, blog… Nền tảng của cộng đồng điện tử chính là việc tạo ra các bảng tin và hình thức gửi thư điện tử. Với hình thức bảng điện tử hay tin tức nhóm thì người sử dụng đưa thông tin dưới dạng thư điện tử lên những chủ đề đã chọn sẵn và các thành viên khác có thể đọc được. Còn với hình thức gửi thư điện tử: nhóm thảo luận qua thư điện tử với các thành viên của nhóm. Mỗi tin được gửi sẽ chuyển đến email của thành viên khác (trong trường hợp khách hàng dùng tự chọn nhận email từ các thành viên khác. 8 - Các sự kiện trực tuyến được thiết kế để thu hút và tập hợp những người sử dụng có cùng sở thích và gia tăng số lượng truy cập website. 1.2.1.3. Xúc tiến bán hàng điện tử Xúc tiến bán trực tuyến là hình thức khuyến khích ngắn hạn dưới hoạt động tặng quà hoặc tặng tiền mà giúp đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động của xúc tiến bán bao gồm: Phát coupon, hạ giá, sản phẩm mẫu, các chương trình khuyến mại khác như thi đua có thưởng, mẫu hàng và thi đua có thưởng/ phần thưởng được sử dụng rộng rãi trên Internet. (Nguồn: Nguyễn Hoàng Việt (2011), Giáo trình Marketing TMĐT – Trường Đại học Thương Mại [tr. 230], Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.) 1.2.1.4. Marketing điện tử trực tiếp Marketing điện tử trực tiếp bao gồm tất cả các hoạt động truyền thông trực tiếp đến người nhận là khách hàng của doanh nghiệp, hình thức này giúp doanh nghiệp nhận được những phản ứng đáp lại dưới hình thức đơn đặt hàng, lời yêu cầu cung cấp thêm thông tin, hay một cuộc đến thăm gian hàng của doanh nghiệp nhằm mục đích mua sản phẩm – dịch vụ đặc thù của doanh nghiệp. Marketing điện tử trực tiếp được thực hiện dựa trên cơ sở nền tảng của Internet, bao gồm các hoạt động như: Email, viral marketing, SMS. - Email marketing được phân làm 2 hình thức là Opt – in, Opt – out và spam. (Nguồn: Nguyễn Hoàng Việt (2011), Giáo trình Marketing TMĐT – Trường Đại học Thương Mại [tr. 234], Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.) Email opt – in là những thư điện tử mà người sử dụng đồng ý nhận từ những website mà họ yêu thích. Còn email opt – out là những thư điện tử mà những người sử dụng không đồng ý tiếp tục nhận từ website của doanh nghiệp. Spam là hình thức gửi thư điện tử mà không nhận được sự đồng ý của người nhận, nó làm cho người nhận cảm thấy khó chịu và họ thường xóa thư ngay lập tức chứ không cần đọc nội dung. Vì vậy khi sử dụng hình thức này, doanh nghiệp cần thận trọng để không bị đưa vào danh sách đen của khách hàng. - Viral marketing là hình thức doanh nghiệp sẽ forward cho bạn bè, đồng nghiệp… để mọi người biết đến thương hiệu. Lúc đầu chỉ gửi cho một vài người biết về dịch vụ; sau đó người nhận lại forward cho bạn bè của họ. Để áp dụng 9 được hình thức này yêu cầu của nội dung email phải thực sự hấp dẫn, thường được áp dụng là các quảng cáo văn hóa phẩm: phim, sách báo, tranh ảnh… - SMS, tin nhắn dạng văn bản có 60 ký tự được gửi từ một người sử dụng này đến người sử dụng khác qua Internet, thường là qua điện thoại di động hoặc PDA. Hình thức này thường được các hãng cung cấp dịch vụ và các hãng điện thoại di động nhắn tin cho khách hàng. Ví dụ như: viettel, mobifone, vinafone... 1.2.2. Đặc điểm các công cụ truyền thông điện tử Truyền thông điện tử là một công cụ hữu hiệu để bắt đầu và thắt chặt mối quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, khi sử dụng các công cụ truyền thông điện tử, doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm của chúng để có chiến lược truyền thông phù hợp. Internet là một công cụ rất hữu hiệu đối với các nhân viên bán hàng. Sử dụng công nghệ mới, các nhà marketing TMĐT có thể tăng cường hiệu suất và hiệu quả của các công cụ truyền thông điện tử theo nhiều cách. Những công nghệ quan trọng được sử dụng là các tin nhắn văn bản, tin nhắn đa phương tiện được thực hiện qua email và các trang web, các cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin, phát triển web mới, các trình duyệt trình và các phần mềm email tương tích với truyền thông điện tử. Các công cụ truyền thông điện tử có đặc điểm sau: Khách hàng online ngày càng nhiều vì vậy, các công cụ truyền thông điện tử sẽ dễ dàng tiếp cận với đông đảo khách hàng. Hơn nữa, thông tin và nội dung quảng cáo có thể tùy biến. Phương thức: Các công cụ truyền thông điện tử chủ yếu được sử dụng trên nền tảng Internet, các thiết bị số hóa. Không gian: Không hề bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ như truyền thông truyền thống, các công cụ truyền thông điện tử có thể truyền thông trong phạm vi rất rộng và không bị hạn chế. Thời gian: Khi sử dụng công cụ truyền thông điện tử, mọi thông tin được cập rất nhanh, chỉ sau vài phút. Thông tin quảng cáo hoàn toàn có thể thay đổi nếu không thích hợp với đông đảo khách hàng. Trong khi truyền thông truyền thống chỉ có tác dụng quảng bá trong một số giờ nhất định, mất nhiều thời giant hay đổi mẫu quảng cáo hoặc clip. 10 Phản hồi: Khách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi ngay lập tức không như truyền thông truyền thống, khách hàng mất một thời gian dài để tiếp nhận và phản hồi thông tin. Chi phí: Chi phí để sử dụng các công cụ truyền thông điện tử khá thấp, với ngân sách nhỏ vẫn thực hiện được, có thể kiểm soát được chi phí quảng cáo. Lưu trữ thông tin: Thông tin khách hàng có thể được lưu trữ nhanh chóng, dễ dàng với các công cụ này. 1.2.3. Vai trò của các công cụ truyền thông điện tử Trong thời đại hiện nay, các công cụ truyền thông điện tử đóng vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp. Các công cụ truyền thông điện tử là những công cụ có chi phí thấp được sử dụng để giúp các doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng và những người tiêu dùng tiềm năng của mình. Ngoài ra, nó còn giúp cá nhân hóa thương hiệu cũng như truyền tải những thông điệp đến khách hàng. Các công cụ truyền thông được sử dụng như công cụ để thông báo đến khách hàng về các sản phẩm của công ty, giới thiệu đến công chúng bản thân công ty và mục đích tồn tại cũng như các sản phẩm – dịch vụ chính mà công ty cung cấp đến khách hàng. Để có thể duy trì nhịp độ và sự chú ý cần thiết của khách hàng, các công cụ truyền thông cần phải thật sự trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày. Các công cụ truyền thông điện tử có thể tạo ra mối quan hệ với khách hàng, giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của Công ty một cách nhanh chóng và không bị giới hạn. Chúng còn giúp hình ảnh doanh nghiệp trở nên tốt hơn trong mắt khách hàng. Hơn nữa, các công cụ truyền thông điện tử còn giúp doanh nghiệp kết nối với các doanh nghiệp cùng ngành đang phục vụ chung một mảng thị trường với mình. Ngoài ra, Công ty có thể sử dụng các công cụ truyền thông điện tử để giao tiếp và đưa ra sự tương tác mà khách hàng mong đợi nhận được từ doanh nghiệp. Có thể nói rằng, vai trò của truyền thông điện tử trong quá trình truyền thông chính là sử dụng nó như một kênh giao tiếp để truyền đạt thông tin, giúp Công ty tiếp cận với các đối tượng quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ của mình một cách dễ dàng, góp phần làm cho sản phẩm và Công ty được các khách hàng tiềm năng biết đến. 11 Dưới đây là một vài công ty đã làm quen với việc sử dụng các công cụ truyền thông điện tử: Absolut Vodka – phát đi những đoạn video trực tuyến trên trang Youtube và đồng thời lấy Facebook làm trang chủ để tiếp đón những trang của bartender hâm mộ - các nghệ nhân pha chế rượu hàng đầu thế giới. BMW – sử dụng trang Facebook để quảng bá thương hiệu của seri Round Trip và nó đã tạo ra một trang web có tên Rampenfest Page cho fan hâm mộ các dòng xe của BMW. Dunkin Donuts – Công ty này đã tìm thấy giá trị của các công cụ truyền thông điện tử, cụ thể là mạng xã hội, họ đã tạo ra một tài khoản trên Twitter dành cho microblogging. Barack Obama – Được coi là người đi đầu trong việc sử dụng Twitter trong suốt cuộc tranh cử tổng thống của mình. Ông đã thu hút được một số lượng ủng hộ hùng hậu chưa từng thấy. (Nguồn: ebrandium.com/thu-vien/internet-marketing/hieu-ro-vai-tro-cuacac-phuong-tien-truyen-thong-xa-hoi-trong-marketing.html) Đã có vô số những tấm gương thành công trong việc sử dụng các công cụ truyền thông điện tử từ khâu tuyển dụng đến khâu giới thiệu và bán sản phẩm. Các công ty sản xuất đồ uống, những hãng xe hơi nổi tiếng, những shop bán bánh ngọt và cả cuộc tranh cử tổng thống, đều sử dụng các công cụ truyền thông điện tử và đạt được hiệu quả như mong muốn. Từ đó, ta có thể thấy được vị trí và vai trò không thể thiếu của các công cụ truyền thông điện tử trong kinh doanh nói chung. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện của Công ty TNHH thiết kế Monotone, các công cụ truyền thông điện tử có vai trò hết sức quan trọng. Các công cụ này được áp dụng một cách phù hợp và thành công sẽ đem lại hiệu quả tốt, sự kiện Công ty tổ chức sẽ được nhiều người biết đến, nhiều người tham gia, thông điệp qua sự kiện sẽ được truyền tải đến khách hàng. 12 Sở dĩ, hiện nay nhiều doanh nghiệp lựa chọn các công cụ truyền thông điện tử trong marketing bởi nó mở rộng các cơ hội kinh doanh, giảm bớt chi phí, gia tăng tính hiệu quả, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ do chi phí đầu tư không cao. Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ thông tin, kinh doanh trên Internet phát triển, con người tiếp thu những cái mới cái hay chủ yếu từ Internet, các công cụ truyền thông điện tử được sử dụng trên nền tảng Internet sẽ được quan tâm hơn so với các công cụ truyền thông truyền thống. 1.3. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Việc ứng dụng các công cụ truyền thông điện tử vào hoạt động kinh doanh hiện nay không còn quá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Truyền thông là một trong bốn yếu tố cấu thành của marketing mix. Những người làm marketing phải biết cách sử dụng quảng cáo, kích thích tiêu thụ, marketing trực tiếp, quan hệ công chúng và bán hàng trực tiếp để khách hàng biết đến sự tồn tại của sản phẩm và dịch vụ mà Công ty kinh doanh. Dưới đây là một số đầu sách đáng chú ý về các công cụ truyền thông ở Việt Nam: - Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam, Bùi Hoài Sơn, Nhà Xuất Bản (NXB) Khoa Học Xã Hội. Trong sách nêu khá rõ về lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông mới, lý thuyết trong việc nghiên cứu phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam. Tác giả Bùi Hoài Sơn có đề cập đến việc các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người. Trong một thời gian tương đối ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông mới tạo ra những biến đổi trong xã hội. (Nguồn: Bùi Hoài Sơn, Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam, NXB Khoa Học Xã Hội) 13 - Marketing truyền thông, Hoàng Minh Thư, NXB Lao Động – Xã Hội, 2008. Tác giả Hoàng Minh Thư nêu rõ mục tiêu kinh doanh trên thị trường của các doanh nghiệp là phải xây dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng; các hình thức truyền thông khác nhau và các kiến thức cơ bản về marketing truyền thông như: phương thức truyền thông, quảng cáo… (Nguồn: Hoàng Minh Thư (2008), Marketing truyền thông, NXB Lao Động – Xã Hội) - Bài giảng E – marketing (Bộ môn quản trị chiến lược_ Trường Đại học Thương mại) đưa ra những công cụ truyền thông điện tử, phân tích ưu nhược điểm từng công cụ, các xu hướng phát triển của các công cụ này. ((Nguồn: Nguyễn Hoàng Việt (2011), Giáo trình Marketing TMĐT – Trường Đại học Thương Mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.) Ngoài những nghiên cứu mang tính tổng quát về cơ sở lý luận, thì vấn đề truyền thông điện tử còn được phân tích khá nhiều trên các bài báo, tạp chí, kỷ yếu, luận văn… 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, tạo ra sự thuận lợi cho việc phát triển các công cụ truyền thông. Cho đến nay, các công cụ truyền thông đã trở thành một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về truyền thông nói chung và truyền thông điện tử nói riêng, đã có rất nhiều bài nghiên cứu, sách báo đưa ra nhiều hướng tiếp cận. Sách chuyên sâu về truyền thông điện tử và các công cụ của nó là không nhiều. Tuy nhiên trong các sách báo về marketing hay truyền thông nói chung có rất nhiều những phân tích hay về vấn đề này. Điển hình là cuốn Quản trị marketing, Philip Kotler, NXB Thống Kê. Trong tác phẩm này, Philip Kotler đã trình bày những hiểu biết về marketing và các chiến lược truyền thông, các chương trình marketing trực tiếp, quan hệ công chúng rất hữu ích cho đề tài.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan