Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật việt nam về các loại thuế, phí và lệ phí đối với xăng dầu và thực tiễn...

Tài liệu Pháp luật việt nam về các loại thuế, phí và lệ phí đối với xăng dầu và thực tiễn áp dụng tại cảng dầu – công ty xăng dầu b12

.DOC
46
203
74

Mô tả:

TÓM LƯỢC. Một thực tế rất rõ ràng là tất cả các ngành trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng to lớn của xăng dầu. Khi giá xăng dầu biến động, chắc chắn giá cả các mặt hàng khác cũng sẽ biến động theo, từ đó gây tác động đến tính ổn định của nền kinh tế và đặc biệt là tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Việt Nam tuy là đất nước có nguồn dầu mỏ to lớn nhưng hầu hết lượng xăng dầu được sử dụng đều phải nhập khẩu, và phụ thuộc rất lớn vào giá của xăng dầu thế giới. Thị trường xăng dầu được hình thành khi các sản phẩm từ dầu mỏ được giao dịch mua bán. Từ những hành vi mua bán thông thường, cùng với sự phát triển mạnh mẽ các ứng dụng của xăng dầu, thì trường xăng dầu càng đạt đến những bước phát triển như vũ bão. Đòi hỏi Nhà nước cũng cần có sự thay đổi để điều hành thị trường một các tốt nhất, các công cụ thuế, phí và lệ phí là những công cụ thiết yếu để điều hành thị trường xăng dầu, hình thành nên giá xăng dầu và tạo nguồn thu cho Nhà nước. Đề tài khóa luận nghiên cứu với mục đích hệ thống lý thuyết về thuế, phí và lệ phí, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về thuế, phí và lệ phí nói chung, và hiểu thêm về các loại thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường áp dụng đối với xăng dầu nói riêng, đồng thời nghiên cứu một cách tổng quát về thực trạng các loại thuế đó đã được áp dụng, thực hiện như thế nào tại một đơn vị kinh doanh xăng dầu. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu. i LỜI CẢM ƠN. Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, được sự chỉ bảo tận tình của các Thầy Cô, em đã có được những kiến thức, bài học quý báu. Em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Kinh tế-Luật trường Đại Học Thương Mại đã dạy dỗ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian qua. Em xin cảm ơn giảng viên Nguyễn Thanh Hương đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc, cùng các anh, chị công tác tại Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12 đã tạo điều kiện cho em có khoảng thời gian quý báu học tập và nghiên cứu tại quý công ty. Do kiến thức của em còn hạn chế nên khóa luận sẽ không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô trong bộ môn Luật căn bản cho bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa ! Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong bộ môn Luật căn bản và cô giáo Nguyễn Thanh Hương thật dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2014. Người viết khóa luận Phạm Thế Hùng ii MỤC LỤC TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU........................................................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận.....................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan....................................................3 3. Xác lập và tuyên vấn đề tài nghiên cứu..................................................................4 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu..........................................................4 4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................4 4.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................5 4.3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 6. Kết cấu khóa luận....................................................................................................5 Chương 1: Những lý luận cơ bản của pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu..................................................................................................6 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thuế, phí và lệ phí................................6 1.1.1. Khái niệm thuế, đặc điểm, chức năng và vai trò của thuế.................................6 1.1.1.1. Khái niệm thuế..................................................................................................6 1.1.1.2. Đặc điểm của thuế.............................................................................................7 1.1.1.3. Chức năng của thuế..........................................................................................8 1.1.1.4. Vai trò của thuế.................................................................................................9 1.1.2. Các loại thuế áp dụng đối với xăng dầu...........................................................10 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thuế nhập khẩu áp dụng đối với xăng dầu.....................10 1.1.2.2. Khái niệm, đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với xăng dầu............10 1.1.1.3. Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với xăng dầu..............11 1.1.2.4. Khái niệm, đặc điểm thuế bảo về môi trường áp dụng đối với xăng dầu.........12 1.1.3. Khái niệm, một số đặc điểm về phí và lệ phí.....................................................13 1.1.4. Phân biệt thuế, phí và lệ phí.............................................................................13 iii 1.2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu................................................................................................14 1.2.1. Cơ sở ban hành pháp luật về thuế, phí và lệ phí..............................................14 1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu............................................................................................................................... 15 1.3. Yêu cầu về pháp luật thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu................16 Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12.................................................17 2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12...........................17 2.1.1. Giới thiểu tổng quát về Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12........................17 2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12........................17 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12....................18 2.1.1.3. Ngành nghề kinh doanh của Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12................18 2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12....18 2.1.2. Tổng quan tình hình liên quan đến hoạt động xăng dầu ở Việt Nam.............19 2.1.2.1. Tổng quan thị trường xăng dầu Việt Nam từ năm 2008 đến nay.....................19 2.1.2.2. Tổng quan cơ chế quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu..................20 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu-Công ty xăng dầu B12................................................................................21 2.1.3.1. Các chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.................................22 2.1.3.2. Thực trạng của nền kinh tế và mức sống của dân cư hiện tại..........................22 2.1.3.3. Kết quả thực hiện kế hoạch một số năm trước đó...........................................22 2.2. Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12....................................22 2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12..........................................................27 2.4. Các kết luận và phát hiện quan nghiên cứu......................................................29 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu...........................................................31 iv 3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu...............................................................................................................31 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu.........................................................................................................34 3.3. Những vấn đề đặt ra tiếp tục cần nghiên cứu...................................................36 KẾT LUẬN................................................................................................................. 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................38 v DANH MỤC BẢNG, BIỂU. Bảng 1: Lượng xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng năm 2012, 2013.....2 Bảng 2.1: Mức giá Diesel 0.25S và xăng Mogas 92 cao nhất từ năm 2008 đến nay....20 Bảng 2.2: Barem thuế nhập khẩu áp dụng đối với một số mặt hàng của Cảng dầu B12Công ty xăng dầu B12..................................................................................................23 Bảng 2.3: Thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng kinh doanh chính của Cảng dầu B12Công ty xăng dầu B12..................................................................................................28 Bảng 2.4: Thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường áp dụng với mặt hàng kinh doanh tại Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12...28 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. GTGT NK-XK TTĐB WTO Giá trị gia tăng Nhập khẩu-Xuất Khẩu Tiêu thụ đặc biệt Tổ chức Thương mại thế giới: World Trade Organization vii LỜI MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong cân bằng năng lượng thế giới, xăng dầu và khí thiên nhiên chiến tỷ lệ khoảng 63%, phần còn lại thuộc về than đá (23%), điện hạt nhân và thủy điện (12,5%), các dạng năng lượng khác (1,5%). Chi phí về xăng dầu là một loại chi phí để sản xuất ra rất nhiều loại hàng hóa, ngay cả những hàng hóa sử dụng rất ít xăng dầu trong quá trình sản xuất vẫn đòi hỏi phải có xăng dầu để vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Ở Việt Nam chi phí về xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của nhiều ngành kinh tế: chiếm 40% giá thành của ngành vận tải, 22-52% trong ngành điện, 5-17% trong ngành công nghiệp và 3-15% trong ngành nông nghiệp. Có thể nói rằng xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính cho mọi hoạt động của nền kinh tế. Vì vậy, không một quốc gia nào trên thế giới hoàn toàn thả nổi hoạt động kinh doanh xăng dầu mà luôn có sự can thiệp của Nhà nước ở các mức độ khác nhau với những công cụ khác nhau. Tiêu biểu cho các công cụ đó chính là các khoản thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu được Nhà nước đưa ra nhằm điều tiết giá thành của xăng dầu sao cho phù hợp với từng thời điểm. Một sự bất ổn của thị trường xăng dầu có thể tạo ra gánh nặng đối với các nền kinh tế tùy thuộc vào mức độ mà một quốc gia phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu, về phương diện này thì hiện tại Việt Nam đang phải nhập khẩu phần lớn lượng xăng dầu tiêu dùng trong nước. Tuy vài năm vừa qua (giai đoạn 2010-2013) nền kinh tế gặp nhiều biến động, nhiều nhà máy xí nghiệp, công ty bị phá sản giải thể làm cho lượng tiêu thụ xăng dầu giảm bớt, nhưng cũng không thể phủ nhận một điều là lượng nhập khẩu xăng dầu còn rất lớn, tuy rằng việc các nhà máy lọc dầu trong nước đã đi vào hoạt động cũng đã giúp phần nào giảm lượng xăng dầu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động gần ở mức 100% công suất, với sản lượng các ăm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 5,45 triệu tấn, 5,6 triệu tấn và 5,65 triệu tấn (tính đến ngày 8/11/2013) nhưng mới chỉ đảm bảo trên 30% nhu cầu tiêu thụ của cả nước, còn lại vẫn phải phụ thuộc vào việc nhập khẩu xăng dầu trên thế giới. Cụ thể:     .Trích số liệu trên trang wed của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam – hiephoixangdau.org . Trích số liệu trên trang wed của Hiệp hội xăng dầu Việt Nam – hiephoixangdau.org 1 Bảng 1: Lượng xăng dầu nhập khẩu vào Việt Nam trong 10 tháng năm 2012, 2013. Với việc là một hàng hóa thiết yếu như vậy, việc quản lý của Nhà nước bằng các công cụ thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu là thực sự có giá trị trong nghiên cứu, đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước đang phát triển và giá cả xăng dầu là vấn đề có tính nhạy cảm cao và được sự quan tâm của toàn dân. Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xăng dầu đang ngày càng phát triển. Nếu như trước đây chỉ có một doanh nghiệp nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu thì đến nay cả nước có trên 12 doanh nghiệp nhà nước đầu mối nhập khẩu xăng dầu và rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa. Khối lượng xăng dầu nhập khẩu, tiêu thụ trên thị trường không ngừng tăng (khoảng 10% mỗi năm). Kết cấu hạ tầng và phương tiện phục vụ kinh doanh xăng dầu từng bước được tăng cường theo hướng hiện đại hóa. Hệ thống phân phối bán lẻ được phủ kín trên các tỉnh thành. Các khoản thuế, phí và lệ phí thu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu vào ngân sách Nhà nước mỗi năm lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Thực tế đã cho thấy, các chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu luôn được đổi mới và hoàn thiện theo hướng thúc đẩy thị trường xăng dầu phát triển, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng và thu ngân sách Nhà nước. Chính sách thuế nhập khẩu thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với biến động của thị trường thế giới. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm bất cập, việc sừ dụng các chính sách thuế, giá và chỉ tiêu nhập khẩu chưa đồng bộ dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung ở một số thời điểm nhạy cảm, tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và tạo sức ỳ cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đồng thời dẫn đến cuộc rượt đuổi dường như không có điểm dừng giữa thuế nhập khẩu và giá xăng dầu trong nước( năm 2004, 14 lần điều chỉnh thuế suất nhập khẩu và 4 lần điều chỉnh giá bán lẻ trong nước ). Nhiều pháp lệnh về thuế, phí ban hành chưa được sự đồng tình của đông đảo nhân dân,  . Theo Hiệp hội xăng dầu Việt Nam – hiephoixangdau.org. .Trích: bài viết “Đổi mới cơ chế quản lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu”, ngày 19/06/2012, hiephoixangdau.org.  2 gây những phản ứng trong dư luận, tiêu biểu là thuế tiêu thụ đặc biệt, hiện giờ câu hỏi nên bỏ hay không thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào xăng dầu vẫn là một cuộc tranh luận chưa có hồi kết, vì đây là hàng hóa thiết yếu phục vụ cho lợi ích thiết thực của nhân dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Chính các lý do trên mà cần phải nghiên cứu thực trạng về thuế, phí và lệ phí đang áp dụng đối với xăng dầu, để thấy được những bất cập và ưu điểm của pháp luật Việt Nam, về khả năng của Nhà nước trong việc sử dụng các công cụ này. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan. Từ trước đến nay các tài liệu trong nước nghiên cứu về kinh doanh xăng dầu và chính sách quản lý Nhà nước mà tiêu biểu là các loại thuế, phí và lệ phí đối với hoạt động này không nhiều. Có một vài luận án tiến sỹ tiêu biểu trong nước như luận án tiến sỹ được tiến hành năm 1995 của Nguyễn Cao Vãng với đề tài: “Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay”. Và năm 2001, Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương-cơ quan quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu) thực hiện đề tài khoa học cấp bộ “Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu trong tình hình mới”. Một vài năm trở lại đây, khi giá dầu thô thế giới biến động theo chiều hướng tăng do những bất ổn của tình hình chính trị thế giới kéo theo việc giá bán lẻ xăng dầu trong nước liên tục bị điều chỉnh tăng thì trên các tạp chí khoa học trong nước xuất hiện một loạt các nghiên cứu liên quan đến thị trường xăng dầu và vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc lý giải tại sao nhà nước phải bình ổn giá xăng dầu và bình ổn bằng cách nào. Các luận án nước ngoài liên quan đến các loại thuê, phí và lệ phí cũng không có nhiều, có chăng chỉ là một số tài liệu liên quan đến kinh doanh xăng dầu và các chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động này, và trong đó có một vài mục liên quan đến thuế. Một số tài liệu: “Strategic Petroleum Reserve: United States engry security, oil politics, and petroleum reserves policies in the twentieth century – Beaubourf B.A1997; Energy consumption in Yemen: Economics and policy – Dahan A.A – 1996; Petroleum development in the context of self-reliance; China’s changing policy since 1960-Lee H.P-1989; An application of rational choice theory to petroleum policies in Canada, Britian, and Norway M – 1988; Petroleum politics in Japan: State and industry in a changing policy context – Caldwell M.A – 1981; The politics of public enterprise oil and the French state – Feigenbaum H.B – 1981. Hầu hết các nghiên cứu này đều tập trung vào vai trò quản lý của Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở các khía cạnh khác nhau. Một số xem xét vai trò, vị trí của các tập đoàn xăng dầu quốc gia trong việc đảm bảo nguồn cung và định giá hợp lý các sản phẩm xăng dầu trên thị 3 trường. Một số khác lại nghiên cứu các chính sách quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu, tiêu biểu có công trình nghiên cứu về chính sách thuế xăng dầu của 120 quốc gia giai đoặn 1990 – 1991 của Gupta và Mahler năm 1994 đã giải thích tại sao xăng dầu lại bị đánh nhiều loại thuế với thuế suất cao và các quốc gia đã xác định tỷ lệ thuế như thế nào. Song đấy chỉ là đối với các thị trường xăng dầu trên thế giới, những nơi có hệ thống pháp luật khác xa với Việt Nam. Thực tế cho thấy việc ban hành các chính sách và thực thi các chính sách quản lý của Nhà nước đối với xăng dầu ở nước ta hiện nay còn mang tính đối phó với thay đổi, tính ngắn hạn, chưa có tính chủ động, chưa đưa ra được những chính sách có tính chiến lược, những nguyên tắc và phương pháp thống nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực thi cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. 3. Xác lập và tuyên vấn đề tài nghiên cứu. Với các lý do như đã nêu ở trên em xin chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí đối với xăng dầu và thực tiễn áp dụng tại Cảng dầu – Công ty xăng dầu B12” làm đề tài khóa luận của mình. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuế, nhưng có thể hiểu một cách thống nhất như sau: “Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. Thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế-pháp luật. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành theo quy định của Nhà nước. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành. Có thể nói có rất nhiều các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng cho các mặt hàng, dịch vụ, cũng như việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Nhưng về phía đề tài khóa luận chỉ nghiên cứu các loại thuế, phí và lệ phí mà pháp luật Việt Nam hiện hành áp dụng đối với xăng dầu. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu. 4 4.2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ ràng các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu, trên cơ sở hiểu rõ, từ đó đánh giá các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu, đề ra một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hơn nữa việc sử dụng pháp luật về thuế, phí và lệ phí. 4.3. Phạm vi nghiên cứu. Khóa luận nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với các loại xăng dầu và thực tiễn áp dụng các quy định đó tại Cảng dầu B12 – Công ty xăng dầu B12. Nghiên cứu vào khoảng thời gian sau thời kì đổi mới, tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ 2008-2013. 5. Phương pháp nghiên cứu. Khóa luận thực hiện một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát tại các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối xăng dầu tại Việt Nam. - Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp từ các công trình nghiên cứu, các bài viết, tài liệu luật và các tài liệu có liên quan đến nội dung về thuế, phí và lệ phí, hay các tài liệu liên quan đến nội dung về chính sách quản lý của Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu. - Phương pháp tổng hợp,so sánh, thống kê. 6. Kết cấu khóa luận. Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu khóa luận gồm 3 chương: - Chương 1: Những lý luận cơ bản của pháp luật Việt Nam về các loại thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu. - Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thuế,phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu tại Cảng dầu B12-Công ty xăng dầu B12. - Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy phạm pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu. 5 Chương 1: Những lý luận cơ bản của pháp luật Việt Nam về thuế, phí và lệ phí áp dụng đối với xăng dầu. 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thuế, phí và lệ phí. 1.1.1. Khái niệm thuế, đặc điểm, chức năng và vai trò của thuế. 1.1.1.1. Khái niệm thuế. Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội, phục vụ cho bộ máy hoạt động của Nhà nước. Bằng quyền lực chính trị, Nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó. Quan hệ thu, nộp các nguồn vật chất này chính là thuế. Thu thuế được thực hiện từ hình thức giá trị bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình thức giá trị. Nhưng đến khi tiền tệ ra đời đã làm giảm nhẹ hình thức cống nộp. Thuế chính là một điều tất yếu sinh ra và phát triển cùng với sự phát triển của Nhà nước. Thuế luôn là một đối tượng phức tạp cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này. Đã có nhiều khái niệm của nhiều nhà kinh tế học sau quá trình nghiên cứu về thuế đưa ra, tiêu biểu có khái niệm về thuế của Các Mác : “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước” . Một số chuyên gia về luật thuế sau quá trình nghiên cứu cũng đưa ra được định nghĩa như sau: “Thuế là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôn trọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách. Thuế không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào giữa các bang hay các vùng lãnh thổ” . Hay như trong giáo trình Luật thuế Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội có viết: “Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định”. Từ một số khái niệm của các nhà nghiên cứu ta có thể định nghĩa thuế như sau: “Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật”.  .Trích: Các Mác, Ăng nghen Tuyển tập, Tập 2, Nxb.Sự thật, 1961. .Trích: Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, trang 669, 1998.    .Trích: Giáo trình Luật thuế Việt Nam-Đại học Luật Hà Nội, trang 10, Nxb.Công an nhân dân, 2008.  6 Ngày 8/8/1990 nước ta cải cách thuế toàn diện, sâu sắc và căn bản, bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau. Tùy theo các tiêu chí phân loại mà có các loại thuế khác nhau. Nếu căn cứ vào mục đích điều tiết, thuế có hai loại cơ bản là thuế gián thu và thuế trực thu. Nếu căn cứ vào đối tượng tính thuế, có thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào thu nhập tiêu dùng. 1.1.1.2. Đặc điểm của thuế. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình về thuế. Tuy nhiên, thuế bao giờ cũng mang những đặc tính nhất định. Trên phương diện điều chỉnh của pháp luật, việc nghiên cứu đặc tính của thuế một mặt giúp nhà làm luật lựa chọn sự điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp đối với thuế; mặt khác, giúp cho các đối tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình. Về đặc điểm của thuế: Thứ nhất, sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhà nước – Pháp luật. Thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kì nhất định. Sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Trong điều kiện có các giai cấp, tồn tại chế độ tư hữu cùng với phạm vi hoạt động của Nhà nước ngày càng mở rộng thì chế độ đóng góp theo phương thức tự nguyện của nhân dân trong chế độ cộng sản nguyên thủy không còn phù hợp nữa. Để có được lượng của cải cần thiết, Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình ban hành pháp luật, ấn định bắt buộc các thế nhân và pháp nhân phải đóng góp cho Nhà nước một phần của cải mà họ làm ra và hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Ban đầu những của cải vật chất này được thu nộp dưới dạng hiện vật, dần dần thuế được chuyển sang hình thức tiền tệ. Đồng thời với việc ấn định nghĩa vụ thu nộp của cải vật chất đối với dân cư, Nhà nước đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ đó bằng bộ máy cưỡng chế của Nhà nước. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu để thuế tồn tại và phát triển. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan, thuế ra đời xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nước và sự tồn tại của thuế không tách rời quyền lực Nhà nước. Thứ hai, thuế là do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định,Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các Luật thuế. Tuy vậy, do yêu cầu điều    Trích: Giáo trình Luật thuế Việt Nam-Đại học Luật Hà Nội, trang 14, 15, Nxb.Công an nhân dân, 2008. 7 chỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có thể giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ một số loại thuế thông qua hình thức ban hành Pháp lệnh hoặc Nghị quyết về thuế. Thứ ba, thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước, không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp. Thuế là nghĩa vụ thanh toán mà các thể nhân và pháp nhân khi có các dấu hiệu và điều kiện được quy định cụ thể trong Luật thuế thì phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía Nhà nước. Bất kì “ai” khi đủ điều kiện đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích cộng đồng nào. Thứ tư, thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Nhà nước thu thuế làm phát sinh quan hệ phân phối giữa Nhà nước với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội. Đối tượng của quan hệ phân phối này là của cải vật chất được biểu hiện dưới hình thức giá trị. 1.1.1.3. Chức năng của thuế. Thuế là một phạm trù tài chính, nó biểu hiện những thuộc tính chung vốn có của các quan hệ tài chính, thuế cũng có những đặc trưng, hình thức vận động và các chức năng riêng bắt nguồn từ tổng thể các mối quan hệ tài chính. Thuế thực hiện các chức năng sau: Một là, chức năng phân phối và phân phối lại, đó là chức năng cơ bản, đặc thù của thuế. Chức năng phân phối và phân phối lại có vị trí ngày càng quan trọng. Điều này được giải thích bởi sự phát triển, mở rộng các chức năng của Nhà nước và việc thực hiện nhiều chính sách khác nhau, trong đó có việc can thiệp của Nhà nước vào các quá trình kinh tế. Hai là, chức năng điều tiết đối với nền kinh tế. Thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế; xây dựng chính xác, hợp lý các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo chung của nền kinh tế quốc dân, phù hợp với lợi ích toàn xã hội. Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngày càng được nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân. Với công cụ thuế, sự can thiệp của Nhà nước không mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể phải    Trích: Giáo trình Luật thuế Việt Nam-Đại học Luật Hà Nội, trang 13, Nxb.Công an nhân dân, 2008. 8 kinh doanh hay không kinh doanh mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn đối với các chủ thể kinh doanh. 1.1.1.4. Vai trò của thuế. Về phương diện luật học, thuế là một thực thể do Nhà nước đặt ra thông quan ban hành các văn bản pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ quy định nội dung các loại thuế mà còn xác lập các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể, các biện pháp đảm bảo thực hiện thu, nộp thuế. Pháp luật thuế là sự thể chế hóa các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước. Chính vì vậy pháp luật thuế là nhân tố quyết định ý nghĩa kinh tế, xã hội của thuế có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Đầu tiên, thuế có vai trò là công cụ chủ yếu tạo lập nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Từ khi Nhà nước ra đời, vai trò đích thực của thuế là tạo lập nguồn thu cho ngân sách Nhà nước mà trước hết là nuôi bộ máy quản lý Nhà nước và trang trải các chi phí hiện thực chức năng của Nhà nước. Nhà nước dùng quyền lực chính trị bắt buộc các công dân phải đóng góp vào quỹ chung là ngân sách Nhà nước. Nhưng để tránh sự tùy tiện, lạm thu và đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nước phải quy định sự đóng góp đó theo các luật thuế. Với xu hướng chi tiêu công cộng ngày càng tăng và mang tính quy luật, cho nên thuế đã trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Thứ hai, thuế là một công cụ quản lý và điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Điều 26 Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách” . Là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam, thuế và pháp luật liên về thuế đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật về thuế, Nhà nước thể chế hóa và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội. Thứ ba, thuế có vai trò là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Một trong những khuyết tật của nền kinh tế thị trường là sự phân hóa giàu nghèo nhanh chóng, tạo ra hai cực đối lập trong xã hội. Một bộ phận người giàu lên nhanh chóng, còn đa số cuộc sống vẫn không đạt đến mức tiến bộ đáng kể. Vai trò điều tiết thu nhập của thuế thể hiện ở sự tác động của thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội.    .Trích: Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 9 1.1.2. Các loại thuế áp dụng đối với xăng dầu. Theo khoản 9, điều 3 nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu:” 9. Giá cơ sở là giá để hình thành giá bán lẻ xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức trước thuế cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Phí xăng dầu cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định pháp luật hiện hành”2. Theo đó sẽ có các loại thuế cơ bản áp dụng đối với xăng dầu: ”thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế giá trị gia tăng”, ngoài ra có thể còn có các loại thuế khác tùy từng thời kì cũng như điều kiện của thị trường kinh doanh xăng dầu. 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thuế nhập khẩu áp dụng đối với xăng dầu. Xét về phương diện kinh tế, thuế nhập khẩu được quan niệm là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức và cá nhân vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, khi họ có hành vi nhập khẩu hàng hóa qua biên giới. Xét về phương diện pháp lý, thuế nhập khẩu có thể hình dung như là quan hệ phát sinh giữa Nhà nước (người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế) về việc tạo lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên trong quá trình thu thuế nhập khẩu. Lượng xăng dầu để đáp ứng và phục vụ nhu cầu trên đất nước ta chủ yếu là do nhập khẩu, hiện nay một số nhà máy lọc dầu đã đưa vào hoạt động nhưng mới chỉ là đáp ứng phần nào nhu cầu. Trong những năm gần đầy nhà nước đã linh động, nghiên cứu để thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu để phù hợp với giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế trong nước. Một số loại xăng dầu thuộc nhóm danh mục yêu đãi và mức thuế suất thuế nhập khẩu đó được quy định tại danh mục thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710, ban hành kèm theo một Thông tư của bộ tài chính. 1.1.2.2. Khái niệm, đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với xăng dầu. Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ, thuế tiêu thụ đặc biệt chủ yếu thu vào một số ít mặt hàng cần tập trung để điều tiết tiêu dùng. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu phục vụ cho các hoạt động trong đời sống của con người, mặt khác thuế tiêu thụ đặc biệt thường áp dụng đối với các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu và sử dụng như rượu, bia, thuốc lá…Nhưng tại sao xăng dầu 2 .Trích: Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu của chính phủ. 10 lại bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt, lí giải điều này Bộ trưởng Vương Đình Huệ-Bộ trưởng tài chính cho biết:”Xăng dầu là mặt hàng không tái tạo nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt, việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng đã thực hiện từ năm 1996 và mức thuế của nước ta còn thấp hơn so với nhiều nước lân cận” . Nhưng dù muốn hay không, thực tế rằng thuế tiêu thụ đặc biệt đã được áp dụng đối với mặt hàng xăng và được quy định tại:”điểm g, khoản 1, điều 2 và theo điều 7 – Luật thuế tiêu thụ đặc biệt”. Cụ thuể, xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng đều phải chịu chung mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 10%. Tuy hiện tại nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dầu, nhưng nước ta vẫn chưa áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này. 1.1.1.3. Khái niệm, đặc điểm thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với xăng dầu. Theo điều 2-Luật thuế giá trị gia tăng có viết: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. “Năm 1947, Pháp cải tổ thuế doanh thu thành thuế đánh một lần vào sản xuất (Taxe unique a production). Năm 1948, thuế này được cải tổ thành thuế đánh vào tổng số tiền bán hàng do các khâu sản xuất phải nộp hàng tháng (sau khi trừ đi thuế nằm trong giá cả sản phẩm của khâu sản xuất trước), viết tắt là TVA, còn ở Mỹ người ta gọi là Value Added Tax (VAT), ở Việt Nam gọi là thuế giá trị gia tăng và thường được viết tắt là GTGT hay VAT”(1). Bản chất của thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu do người tiêu dùng phải chịu thông qua giá của hàng hóa, dịch vụ, nhưng lại được thu ở từng công đoạn trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, đánh vào giá trị tăng thêm của sản phẩm qua mỗi khâu luân chuyển. Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hóa hoặc được cung ứng dịch vụ nên tạo nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho Nhà nước. Đối với hàng hóa xuất khẩu không những không phải nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được khấu trừ hoặc hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, còn đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa. Hiện   .Trích: Bài viết trên trang web: vangquocte.net.vn .Trích: Điều 2-Luật thuế giá trị gia tăng. (1) .Trích: Giáo trình Thuế-Trường đại học Bách khoa Hà Nội,tác giả Nguyễn Xuân Quảng trang 57, Nxb. Giao thông vận tải. 11 nay các nước áp dụng thế VAT có sự khác nhau trong việc thiết kế mức thuế suất và số lượng thuế trong đạo luật thuế giá trị gia tăng. Luật thuế giá trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định mức thuế suất cho các hàng hóa, dich vụ trong khoảng từ 0% đến 10% cho mỗi đơn vị tính của các loại hàng hóa, dịch vụ đó. Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng hiện nay, đó là ”phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp”.  Phương pháp khấu trừ thuế: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ (-) thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.  Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: Số thuế phải nộp = giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ đi giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. Xăng dầu là một mặt hàng rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, cũng như các mặt của đời sống hàng ngày. Ở nước ta hiện nay, tuy đã đưa vào hoạt động một số nhà máy lọc dầu để có nguồn cung xăng dầu phục vụ trong nước nhưng với mức sản xuất của các nhà máy đó là chưa đủ, và hiện nay nước ta vẫn phải nhập một số lượng lớn xăng dầu để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Biểu thuế thuế giá trị gia tăng của Bộ tài chính ban hành quy định khá rõ ràng về mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng xăng dầu. Cụ thể, chương 27 “Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi tum; các loại sáp khoáng chất”, các sản phẩm trong chương này từ danh mục mã hàng “2706 00 00 00” hầu hết là xăng dầu, nhiên liệu, các sản phẩm họ xăng dầu và hầu hết đều được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. 1.1.2.4. Khái niệm, đặc điểm thuế bảo về môi trường áp dụng đối với xăng dầu. “Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường”. Theo khoản 1, điều 3, Luật thuế bảo vệ môi trường quy định rất rõ về các đối tượng chịu thuế-đây là các sản phẩm xăng dầu, hay các sản phẩm có họ từ xăng dầu. Luật thuế bảo vệ môi trường là một trong những sắc thuế cần được xây dựng để hoàn thiện hệ thống chính sách thuế với mục tiêu đánh thuế vào các đối tượng gây ô nhiễm nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Góp phần làm thay đổi hành vi của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử dụng năng lượng     .Trích: Biểu thuế thuế giá trị gia tăng-Bộ tài chính. .Trích: Khoản 1, điều 2, Luật thuế bảo vệ môi trường, ban hành bởi Quốc Hội, năm 2010. 12 tiết kiệm, hiệu quả , giẳm bớt tác động tiêu cực của sản xuất đến môi trường. Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối. Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa. Mức thuế tuyệt đối để tính thuế bảo vệ môi trường cho mặt hàng xăng dầu cũng được quy định khá rõ ràng tại điều 8-Luật bảo vệ môi trường. Mức thuế suất này cũng được Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kì, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước; xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa. 1.1.3. Khái niệm, một số đặc điểm về phí và lệ phí. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kém theo pháp lệnh về phí và lệ phí. Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo pháp lền về phí và lệ phí. Đối với xăng dầu, vào 1/1/2012 là thời điểm Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành, tức là xăng dầu sẽ phải chịu thuế bảo vệ môi trường thay cho phí môi trường như thời điểm trước ngày 1/1/2012. Còn đối với việc Phí xăng dầu hiện nay thực chất là phí giao thông. Ngày 07/12/1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 186/CP về việc thu lệ phí giao thông qua giá xăng dầu và giao cho cơ quan thuế thu khoản phí này nộp ngân sách Nhà nước. Ngày 26/12/2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2000/NĐ-CP về phí xăng dầu, theo đó từ ngày 01/01/2001 sẽ không thu lệ phí giao thông mà chuyển sang thu phí xăng dầu. Cho đến ngày nay, đến khi thu phí sử dụng đường bộ thì việc bãi bỏ hay tiếp tục giữ phí xăng dầu vẫn còn là một câu hỏi đối với các ban ngành có liên quan. 1.1.4. Phân biệt thuế, phí và lệ phí.  Về mặt pháp lý. Thuế có giá trị pháp lý cao hơn lệ phí, phí. Thuế được ban hành dưới dạng văn bản pháp luật như: Luật, Pháp lệnh do Quốc hôi và ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Trình tự ban hành một Luật thuế phải tuân theo một trình tự chặt chẽ. Trong khi đó lệ phí, phí được ban hành dưới dạng Nghị định, Quyết định của Chính phủ; Quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.  Xét về mục đích và mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế - xã hội. Thuế có ba tác dụng lớn: Tạo nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước; điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế; 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan