Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần...

Tài liệu Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại phúc lai

.DOC
44
3582
126

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc TÓM LƯỢC Trong đời sống xã hội của chúng ta, nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa,... gọi chung là giao dịch dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan. Để điều chỉnh và đảm bảo tính hiệu lực của các giao dịch đó, pháp luật về hợp đồng đã ra đời và ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình. Hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Pháp luật về hợp đồng hiện nay đã cơ bản hoàn thiện với những quy định ràng buộc chặt chẽ. Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình thực hiện hợp đồng đặc biệt là hợp đồng đại lý thương mại mới được quy định mở rộng từ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa trong Luật thương mại 2005 luôn nảy sinh những vấn đề rắc rối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Pháp luật chưa điều chỉnh triệt để làm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng trở nên khó khăn, trong nhiều trường hợp dẫn đến tranh chấp phải đưa đến cơ quan pháp luật hoặc cơ quan trọng tài để giải quyết. Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai. em tìm hiểu được lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động đại lý thương mại. Do đó, em muốn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề về hợp đồng đại lý tại công ty để hiểu rõ hơn thực tiễn áp dụng hợp đồng đại lý tại công ty cũng như trải nghiệm những kiến thức đã học được trong chuyên ngành luật thương mại. SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương mại, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo trong trường. Qua quá trình học tập em đã tích lũy được một phần kiến thức để vận dụng vào công việc của mình trong tương lai. Với đề tài khóa luận “ Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai ”, em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức của mình đã học tại trường vào thực tế đểcủng cố thêm vốn kiến thức và hiểu biết của mình. Sau thời gian thực tập tại Công ty đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong trường đại học Thương mại, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Phùng Bích Ngọc người đã hết lòng hướng dẫn em hoàn thành khóa luận của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giám đốc công ty Lưu Hồng Nam cùng toàn thể nhân viên trong công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do còn hạn chế về lý luận và kinh nghiệm thực tế nên khóa luận của em còn có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các chú và anh chị trong công ty để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nghiêm Thị Tình SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc MỤC LỤC TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.................................................2 1.3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu...............................................................3 1.4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.......................................................4 1.4.1. Đối tượng............................................................................................................4 1.4.2. Mục tiêu..............................................................................................................4 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 1.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp...............................................................................5 Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI....................6 1.1. Khái quát về hợp đồng đại lý thương mại...............................................................6 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng đại lý thương mại...........................................................6 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng đại lý thương mại.......................................................6 1.1.3. Các hình thức đại lý thương mại.......................................................................7 1.2. Nội dung và nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại.. .8 1.2.1. Giao kết hợp đồng đại lý thương mại...............................................................8 1.2.1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý thương mại.........................................8 1.2.1.2. Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý thương mại...............................................9 1.2.1.3. Nội dung giao kết hợp đồng đại lý thương mại.............................................9 1.2.1.4. Hình thức giao kết hợp đồng đại lý thương mại.........................................11 1.2.1.5. Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý thương mại...............................11 1.2.2. Thực hiện hợp đồng đại lý thương mại..........................................................13 1.2.2.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý thương mại.....................................13 1.2.2.2. Thực hiện hợp đồng về nội dung..................................................................13 1.2.2.3. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng đại lý thương mại................14 1.2.3. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại.............................................15 1.2.4. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng..................................................16 SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc 1.2.4.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng....................................................................16 1.2.4.2. Phạt vi phạm hợp đồng.................................................................................17 1.2.4.3. Bồi thường thiệt hại......................................................................................17 1.2.4.4. Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng...................................................18 1.2.5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý thương mại......................................19 1.2.5.1. Giải quyết bằng thương lượng hòa giải.......................................................19 1.2.5.2. Giải quyết bằng trọng tài hoặc Tòa án........................................................19 Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI.............................................................................................................................. 20 2.1. Khái quát về hoạt động đại lý thương mại tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai.................................................................................................20 2.2. Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại tại công ty...............................................................................................21 2.2.1. Chủ thể giao kết...............................................................................................21 2.2.2. Nguyên tắc, căn cứ giao kết hợp đồng............................................................22 2.2.3. Nội dung giao kết hợp đồng.............................................................................23 2.3. Thực trạng thực hiện các điều khoản về hợp đồng đại lý thương mại tại Công ty....................................................................................................................... 24 2.3.1. Thực hiện các điều khoản về số lượng, chủng loại.........................................24 2.3.2. Thực hiện các điều khoản về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên.........24 2.3.3. Thực hiện các điều khoản về thanh toán tiền hàng.......................................24 2.3.4. Thực hiện các điều khoản về thời hạn và phụ lục hợp đồng.........................25 2.3.5. Thực hiện các điều khoản khác trong hợp đồng...........................................25 2.4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu........................................................26 2.4.1. Những kết quả đạt được..................................................................................26 2.4.2. Khó khăn..........................................................................................................27 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI.........................................................................................................30 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại....30 SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc 3.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại đối với Nhà nước........................................................................................................30 3.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại đối với công ty............................................................................................................31 3.1.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại đối với đại lý...............................................................................................................32 3.2. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại.32 3.2.1. Kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.............................32 3.2.2. Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng nói chung.............................33 3.2.3. Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý thương mại...............34 3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu...................................................36 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: Nghiêm Thị Tình Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế, xã hội, chính trị ổn định và bền vững. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, dân số đông với cơ cấu độ tuổi trẻ, Việt Nam có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực đại lý thương mại nói riêng. Đại lý thương mại là một hoạt động trung gian thương mại được quy định tại Luật Thương mại của Việt Nam năm 2005. Đại lý thương mại có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Trong những năm gần đây, hoạt động đại lý trở nên rất sôi động và phát triển ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát… Hiện tại, Việt Nam chưa có một số liệu điều tra chính thức về số lượng các đại lý nói chung cũng như số lượng các đại lý trong các lĩnh vực cụ thể. Nếu chỉ xét trong lĩnh vực xăng dầu, 11 doanh nghiệp đầu mối của Việt Nam đã có khoảng 3.800 đại lý trực thuộc và 240 tổng đại lý, trong đó các tổng đại lý lại có rất nhiều đại lý trực thuộc khác,… Mặc dù hoạt động đại lý thương mại đang rất phát triển nhưng pháp luật quy định về hoạt động đại lý vẫn còn chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển trên thực tế. Đại lý thương mại mới chỉ được quy định tại một số điều của Luật Thương mại năm 2005 và một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về đại lý đối với một số mặt hàng như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng... còn lại phần lớn chưa có quy định của Nhà nước về hệ thống đại lý. Do vậy khi các bên đi vào kí kết, thực hiện hợp đồng đại lý thương mại còn nhiều chỗ không rõ ràng đối với quyền và trách nhiệm giữa các bên, gây nên tranh cãi, mất kiểm soát dẫn đến hậu quả vi phạm hợp đồng với biểu hiệm của hàng giả, hàng nhái, chất lượng hàng kém, nhiều khi dẫn đến hiện tượng cục bộ, đứt nguồn cung, làm bất ổn về giá… Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai ( sau đây gọi là công ty Phúc Lai), từ khi thành lập đến nay được hơn 3 năm, Công ty Phúc Lai đã hoạt động trong nhiều lĩnh vực như nhập khẩu nông, lâm, thủy sản, bao bì, đồ uống, thực phẩm chế biến,... nhưng chủ yếu là vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng vận tải; kinh doanh vận tải, kinh doanh thương nghiệp tổng hợp; ngoài ra còn kinh doanh một số ngành khác Để hoạt động kinh doanh của mình phát triển công ty Phúc Lai đã tổ chức nhiều hình thức bán hàng khác nhau như : bán hàng trực tiếp, bán hàng qua mạng internet, bán hàng qua đại lý. Trong đó kênh bán hàng qua đại lý chiếm một tỷ trọng SVTH: Nghiêm Thị Tình 1 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc doanh số tương đối lớn ( gần 40%) trong tổng doanh thu của công ty Phúc Lai. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn tồn tại nhiều bất cập cũng như khó khăn trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động đại lý, do đó đã tạo ra không ít những vướng mắc, hiểu lầm cũng như sự không hài lòng giữa công ty Phúc Lai và các đại lý. Từ đó, có thể thấy rằng nếu có một hợp đồng đại lý hoàn thiện quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ có thể tăng doanh thu từ kênh bán hàng này từ việc những bên đại lý thấy được sự tương xứng những mật lợi ích cũng như trách nhiệm của mình trong hợp tác kinh doanh. Để bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ hợp đồng đại lý thương mại, việc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại là rất cần thiết. Chính vì vậy nên em quyết định chọn đề tài “ Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai”. Em hi vọng, kết quả của việc nghiên cứu này mang lại lợi ích cho chính bản thân trong việc nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật cũng như có thể giúp công ty Phúc Lai trong hoạt động đại lý thương mại hoạt động tốt hơn. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan. Trong quá trình nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu qua thư viện, tạp chí, sách báo, internet,… để thực hiện đề tài, em tìm thấy rất ít tài liệu nghiên cứu trực tiếp pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại mà chủ yếu là những công trình liên quan đến pháp luật về hợp đồng nói chung. Các chuyên đề, bài nghiên cứu, luận án tiến sĩ liên quan đến khóa luận nghiên cứu là:  Bài nghiên cứu “ Hòa giải, thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế” của TS. Trần Đình Hảo đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật năm ( 2000).  Chuyên đề “Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bán hàng tại công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Thực phẩm Hà Nội” tại www. Zbook.vn (2011).  Bài nghiên cứu “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam” của PGS.TS Dương Đăng Huệ đăng tại tạp chí Nhà nước và Pháp luật (2002).  Luận án tiến sĩ “ Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hiệu quả của hợp đồng kinh tế vô hiệu” của Lê Thị Bích Thọ tại Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội (2002).  Bài nghiên cứu “Chế định hợp đồng kinh tế - Tồn tại hay không tồn tại” của GS.TS Lê Hồng Hạnh đăng tại tạp chí Luật học ( 2003).  Bài nghiên cứu “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước” của PGS.TS Nguyễn Như Phát đăng tại tạp chí Nhà nước và pháp luật (2003). SVTH: Nghiêm Thị Tình 2 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc  Bài nghiên cứu “Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật và hợp đồng Việt Nam” của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa tại tạp chí nghiên cứu lập pháp (2003).  Bài nghiên cứu “Một số vấn đề liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng” đăng tại tạp chí Nhà nước và pháp luật (2004) và “Hoàn thiện pháp luật về biện pháp đảm bảo nhìn từ quyền tự do hợp đồng” của TS. Nguyễn Am Hiểu đăng tại tạp chí Dân chủ và pháp luật (2004).  Bài nghiên cứu “ Dự thảo Bộ luật dân sự ( sửa đổi) và vấn đề cải cách pháp luật hợp đồng ở Việt Nam” của PGS.TS Phạm Hữu Nghị đăng tại http//www.vibonline.com,vn//vi-VN/Topic Deltaivaspx? TopicID251 (2005).  Bài nghiên cứu “Hoàn thiện chế định hợp đồng” của TS Phan Chí Hiếu đăng tại tạp chí nghiên cứu lập pháp ( 2005).  Bài nghiên cứu “ Những quy định nghĩa vụ dân sự và hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005” của TS. Nguyễn Thúy Hiền đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật (2006). Ngoài ra còn một số sách chuyên khảo liên quan đến một số khía cạnh của vấn đề khóa luận nghiên cứu như:  Quyển “ Chế định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam” của TS. Nguyễn Ngọc Khánh, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội (2007).  Quyển “ Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án” của TS. Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội ( 2008). Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu vô cùng quý giá giúp em có thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp. Những vấn đề bao quát chung thì được nghiên cứu nhiều nhưng những vấn đề nhỏ trong nó đang ngày càng không phù hợp thì như chưa được tìm hiểu, nghiên cứu sâu, trong khi đó hoạt động đại lý ngày càng phát triển mạnh pháp luật quy định về hợp đồng đã có nhiều chỗ không thỏa đáng gây mâu thuẫn giữa các bên nên pháp luật về hợp đồng đại lý cần phải được nghiên cứu nhiều hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn để từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện nó giúp cải thiện pháp luật khi mà pháp luật hiện nay chưa đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động đại lý thương mại. 1.3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu. Công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai là công ty hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có hoạt động đại lý thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của công ty. Với mong muốn đi sâu vào tìm hiểu bản chất, vai trò, nội dung các hình thức, chủ thể và các vấn đề khác của hợp đồng đại lý SVTH: Nghiêm Thị Tình 3 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc thương mại nhằm hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế của hợp đồng này và đặt ra các vấn đề cần giải quyết để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn vấn đề pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại của công ty. Qua đó, em quyết định chọn đề tài “ Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai”. 1.4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. 1.4.1. Đối tượng. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Đề tài tập trung nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại trong Luật thương mại 2005 và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai. 1.4.2. Mục tiêu. Thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai nhằm các mục tiêu sau:  Hiểu rõ hơn những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hơp đồng đại lý thương mại theo quy định của luật thương mại 2005.  Nghiên cứu thực trạng về pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai.  Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương mại phúc Lai. 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu. Do hạn chế về năng lực và thời gian nên đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề về thực hiện hợp đồng đại lý thương mại tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Phúc Lai.  Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Nghiên cứu trong phạm vi hoạt động kinh doanh đại lý thương mại của công ty.  Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Cùng với việc nghiên cứu những qu định của pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng đại lý thương mại nói riêng, đề tài cũng dành thời gian nghiên cứu những hợp đồng đại lý thương mại của công ty từ năm 2010 đến nay. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã ứng dụng đồng thời và hài hòa những phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong kinh tế chính trị như: Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp khảo sát, đánh giá thực tiễn, so sánh, diễn giải, quy nạp. SVTH: Nghiêm Thị Tình 4 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc Cách phân tích vấn đề theo “ chiều dọc” nhằm làm rõ toàn bộ nội dung pháp lý liên quan đến hợp đồng đại lý trong mối quan hệ biện chứng từ khi giao kết hợp đồng, xác lập và tuyên bố hợp đồng, thực hiện hợp đồng, cho đến khi sửa đổi, chấm dứt hợp đồng. Mặt khác, trong mỗi vấn đề, em cũng sử dụng cách thức truyền thống là đi từ nghiên cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng và cuối cùng là các kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 1.6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các bảng, biểu, hình, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI . Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI. Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI PHÚC LAI. SVTH: Nghiêm Thị Tình 5 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc Chương 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI. 1.1. Khái quát về hợp đồng đại lý thương mại. 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng đại lý thương mại.  Khái niệm đại lý thương mại Khái niệm đại lý thương mại được quy định tại Điều 166 Luật thương mại 2005: “ Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.” Định nghĩa đại lý thương mại theo Luật thương mại 2005 đã thể hiện rõ đại lý thương mại là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trong đó bên giao đại lý là bên có nhu cầu mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ nhưng không trực tiếp thực hiện công việc này mà ủy quyền cho một bên khác ( bên đại lý) thay mặt mình mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ hộ mình.  Khái niệm hợp đồng đại lý thương mại Mặc dù không được quy định trong luật nhưng căn cứ theo Điều 166 Luật thương mại 2005 có thể đưa ra khái niệm hợp đồng đại lý thương mại: Hợp đồng đại lý thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên đại lý nhân danh chính mình mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng đại lý thương mại. Hợp đồng đại lý thương mại có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Bên đại lý phải dùng chính danh nghĩa của mình để thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng. Đây là một đặc điểm quan trọng của hợp đồng đại lý thương mại cho phép phân biệt hợp đồng đại lý với hợp đồng đại diên cho thương nhân. Theo Khoản 1 Điều 9 Luật doanh nghiệp 2005 quy định “ hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Từ quy định trên đi đến nhận định: Trong quan hệ hợp đồng đại lý thương mại do bên giao đại lý thực hiện việc mua, bán, ủy quyền thông qua bên đại lý nên bắt buộc phải có quyền kinh doanh những mặt hàng đó hay nói cách khác là phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý. Do bên đại lý thực hiện việc mua bán, nhận ủy quyền cho bên giao đại lý bằng chính danh nghĩa của mình nên phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý mua, đại lý bán, đại lý cung ứng dịch vụ.Từ nghĩa vụ cụ thể của bên giao đại lý là nhân SVTH: Nghiêm Thị Tình 6 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc danh chính mình để thực hiện việc mua bán khối lượng hàng hóa nhất định cho bên giao đại lý nên bên đại lý phải có đăng ký kinh doanh phù hợp với hàng hóa ghi trong hợp đồng. Thứ hai: Trong quan hệ hợp đồng đại lý, bên đại lý không phải là chủ sở hữu đối với hàng hóa, dịch vụ mà là nhận ủy nhiệm quyền mua, bán hàng hóa của bên giao đại lý. Đặc điểm này làm cho hợp đồng đại lý thương mại hoàn toàn khác với hơp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt là các hợp đồng “ mua sỉ bán lẻ”. Đặc trưng nổi bật của hợp đồng mua bán hàng hóa là có sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ người bán cho người mua và kể từ thời điểm chuyển giao quyền sở hữu thì rủi ro xảy ra đối với hàng hóa cũng được chuyển giao từ người bán sang cho người mua, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.Với hợp đông đại lý bên giao đại lý được toàn quyền định đoạt với hàng hóa của mình phải chịu rủi ro đối với hàng hóa cũng như chịu trách nhiệm với khách hàng về chất lượng của hàng hóa. Thứ ba: Để thực hiện hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý vừa phải thực hiện các hành vi pháp lý ( giao kết hợp đồng với khách hàng), vừa phải thực hiện các hành vi thực tế ( nhận hàng hóa từ bên giao đại lý để giao cho người mua trong trường hợp đại lý bán, hoặc nhận tiền từ bên giao đại lý để thanh toán cho khách hàng; nhận hàng từ khách hàng để giao cho bên đại lý trong trường hợp đại lý mua hàng). Đặc điểm này giúp phân biệt hợp đồng đại lý thương mại với hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, trong đó bên được ủy thác chủ yếu thực hiện các hành vi pháp lý ( bên được ủy thác chỉ sử dụng danh nghĩa của mình ký hợp đồng với khách hàng; còn việc giao hàng, thanh toán có thể được thực hiện trực tiếp giữa bên ủy thác với khách hàng). Thứ tư: Hợp đồng đại lý là một dạng của hợp đồng dịch vụ. Bên đại lý bán hàng, mua hàng, nhận ủy quyền cho bên giao đại lý để nhận thù lao. Trong quan hệ hợp đồng đại lý, lợi ích giữa bên đại lý được hưởng chính là thù lao đại lý, mà xét dưới khía cạnh pháp lý thì khoản tiền này chính là thù lao dịch vụ mà bên giao đại lý phải thanh toán cho bên đại lý do sử dụng dịch vụ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của bên đại lý. 1.1.3. Các hình thức đại lý thương mại. Theo Điều 169 Luật thương mại 2005 quy định các hình thức đại lý gồm: + Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên đại lý. Trong trường hợp này mức thù lao được hưởng là mức chên lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý. Có thể nói hình thức này bên đại lý có thể ấn định quyền quyết định giá SVTH: Nghiêm Thị Tình 7 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng trên cơ sở giá giao dịch đại lý mà bên giao đại lý đã ấn định. + Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. Loại đại lý này thường áp dụng cho những mặt hàng có tính chất địa lý nhất định như tương bần Hưng Yên, nước mắm Phú Quốc, … + Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đâị lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. + Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận. 1.2. Nội dung và nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý thương mại. 1.2.1. Giao kết hợp đồng đại lý thương mại. 1.2.1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý thương mại.  Nguyên tắc tự nguyện: Việc giao kết hợp đồng thương mại phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều không được áp đặt ý chí của mình cho bên tham gia quan hệ hợp đồng. Khi xác lập quan hệ hợp đồng các chủ thể có quyền tự do lựa chọn bạn hàng, thời điểm giao kết, bàn bạc thỏa thuận nội dung của hợp đồng. Tuy nhiên, khi các bên sử dụng quyền giao kết hợp đồng phải tuân theo quy định của pháp luật.  Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: trong quan hệ kinh doanh thì lợi nhuận là động lực thúc đẩy hành động của các chủ thể kinh doanh. Theo nguyên tắc này thì nội dung của hợp đồng bảo đảm được lợi ích kinh tế của các bên cũng như sự tương ứng về quyền và nghĩa vụ đối với bất cứ tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế nào. Tính bình đẳng này không phụ thuộc vào quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý của chủ thể.  Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản: Các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế phải tự mình gánh vác trách nhiệm tài sản, gồm phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinhh tế khác không thể đứng ra chịu trách nhiệm tài sản thay cho bên vi phạm.  Nguyên tắc không trái với pháp luật đòi hỏi việc giao kết và thực hiện hợp đồng phải hơp pháp: Mọi thỏa thuận trong hợp đồng phải hoàn toàn không trái với những quy định của pháp luật, không được lợi dụng giao kết hợp đồng để hoạt động SVTH: Nghiêm Thị Tình 8 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc trái pháp luật. Vấn đề này có ý nghĩa trong việc giưa trật tự, an toàn trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế cũng như hợp đồng thương mại. 1.2.1.2. Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý thương mại. Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý là thương nhân. Chủ thể của hợp đồng đại lý theo điều 167 Luật thương mại 2005 bao gồm bên giao đại lý và bên đại lý. Trong đó, bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho bên đại lý bán hoặc giao tiền cho bên đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa để làm đại lý bán hoặc nhận tiền làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo Điều 6 Luật thương mại 2005 quy đinh: thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghế, tại các địa bàn dưới các hình thức và theo các pháp luật phương thức mà pháp luật không cấm. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được nhà nước bảo hộ. Đăng ký kinh doanh là điều kiện bắt buộc được công nhận là thương nhân, nó là nghĩa vụ của thương nhân. Thương nhân là cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đó là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa cụ dân sự (điều 17 Bộ Luật dân sự 2005); được hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một nghề. 1.2.1.3. Nội dung giao kết hợp đồng đại lý thương mại. Trong Luật thương mại 2005 không quy định nội dung giao kết hợp đồng đại lý thương mại, nhưng được quy định trong Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 như sau:  Đối tượng hợp đồng: Đây là điều khoản cơ bản của hợp đồng mà khi thiếu nó hợp đồng không thể hình thành được do người ta không thể hình dung được các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích trao đổi cái gì. Đối tượng của hợp đồng đại lý thương mại được xác định thông qua tên gọi của hàng hoá. Trong hợp đồng đại lý thương mại các bên có thể ghi rõ tên hàng bằng tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học…để tránh có sự hiểu sai lệch về đối tượng hợp đồng.  Số lượng hàng hoá Điều khoản về số lượng hàng hóa xác định về mặt lượng đối với đối tượng của hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận và ghi trong hợp đồng về một số lượng hàng hoá cụ thể hoặc số lượng được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại như chiếc, bộ, một…hay bằng một đơn vị nào khác tuỳ theo tính chất của hàng hoá.  Chất lượng hàng hoá SVTH: Nghiêm Thị Tình 9 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc Chất lượng giúp xác định chính xác định đối tượng của hợp đồng, cái mà người mua biết tường tận với những yêu cầu về tính năng, tác dụng. quy cách…Xác định cụ thể chất lượng của sản phẩm thường cũng là cơ sở để xác định giá cả một cách tốt nhất.  Giá cả hàng hoá Các bên có quyền thoả thuận giá cả và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng hoặc nếu không ghi cụ thể thì phải xác định rõ phương pháp xác định giá, và đây là điều khoản quan trọng trong các cuộc thương lượng để đi đến ký kết hợp đồng.  Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán là cách thức mà bên mua và bên bán thoả thuận, theo đó bên mua phải thanh toán cho bên bán tiền hàng đã mua theo một phương thức nhất định. Có nhiều phương thức thanh toán nhưng việc lựa chọn phương thức nào cũng xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ và yêu cầu của người mua là nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng, thời hạn như đã thoả thuận và không có rủi ro trong thanh toán.  Thời hạn và địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng. Thời hạn thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo đúng đối tượng của hợp đồng, đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng. Bên mua có nghĩa vụ phải nhận hàng đúng thời hạn, địa điểm và trả tiền cho bên bán. Các bên có thể thoả thuận với nhau về thời hạn giao hàng sao cho hợp lý căn cứ vào tình hình thực tiễn, khả năng thực hiện của mỗi bên. Địa điểm giao hàng có thể do hai bên thoả thuận, phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho cả hai bên. Khi thoả thuận cần thoả thuận cụ thể địa chỉ giao hàng, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, bảo đảm an toàn cho phương tiện.  Quyền và nghĩa vụ của các bên Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại lý do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo các quy định của Bộ Luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005.  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Bên vi phạm có thể bị buộc phải thực hiện đúng hợp đồng đó là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. SVTH: Nghiêm Thị Tình 10 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc Bên vi phạm cũng có thể bị buộc phải bồi thường thiệt hại đã gây ra và bị phạt vi phạm trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo yêu cầu của bên bị vi phạm. Trường hợp bên bị vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thờii hạn mà bên bị vi phạm ấn định thì bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.  Phạt vi phạm hợp đồng. Phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài trong thương mại. Theo đó, bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận. Như vậy, trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng phải trả cho mình một khoản tiền phạt nhất định với lý do bên kia đã vi phạm hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận về các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm. Khi các bên có thoả thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng mà thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm thì thoả thuận ấy không có giá trị. Nghĩa là bên bị vi phạm không thể viện lý do rằng bên kia vi phạm để yêu cầu bồi thường trong những trường hợp như vậy. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.  Những thoả thuận khác Ngoài những nội dung trên, các bên cũng có thể thoả thuận các điều khoản khác, cụ thể hơn để làm rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Ví dụ như về bao bì, mẫu mã,… 1.2.1.4. Hình thức giao kết hợp đồng đại lý thương mại. Là cách thức mà các bên thể hiện ý chí của mình trong quá trình giao kết hợp đồng. Theo Bộ luật dân sự 2005 hình thức của hợp đồng có thể là văn bản, lời nói, hành vi hoặc cách thức khác. Khi pháp luật quy định hình thức của hợp đồng được thực hiện theo một hình thức nhất định thì hợp đồng phải giao kết theo hình thức đó mới có hiệu lực theo pháp luật. Theo Luật thương mại 2005 hình thức của hợp đồng là văn bản và các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật. Do đó, hợp đồng đại lý thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương ( Điều 168 Luật thương mại 2005). Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng đại lý chỉ có hiệu lực khi được các bên chấp nhận và lập thành văn bản, hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Đối với những thỏa thuận miệng hoặc thông qua hành vi thực tế về vấn đề đại lý không có giá trị pháp lý. SVTH: Nghiêm Thị Tình 11 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc 1.2.1.5. Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý thương mại. Về bản chất, hợp đồng đại lý thương mại là một hợp đồng dân sự nên quá trình giao kết một hợp đồng đại lý được thực hiện giống như một hợp đồng dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự 2005.  Đề nghị giao kết hợp đồng Là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên được xác định cụ thể (Theo khoản 1 điều 390 Bộ Luật dân sự 2005). Như vậy, về bản chất một đề nghị giao kết hợp đồng là một chào hàng. Có thể thấy quá trình sửa đổi luật của nước ta như Bộ Luật dân sự, Luật thương mại 2005 đã bám sát với Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cụ thể theo điều 14 của Công ước thì chào hàng là: “đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người được gọi là đơn chào hàng, nếu đề nghị đó rõ ràng và thể hiện ý định đặt quan hệ trong trường hợp được sự chấp thuận của người chào hàng.” Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời,nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với bên thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị nếu có thiệt hại phát sinh (theo khoản 2 điều 390 Bộ luật dân sự 2005). Nhưng bên được đề nghị phải chứng minh được thiệt hại phát sinh đó là thực tế làm gây ra hậu quả lớn đến việc giao kết hợp đồng. Những nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng để bên được đề nghị giao kết hợp đồng hiểu rõ mong muốn giao kết hợp đồng của bên đề nghị giao kết hợp đồng. Khi đó, bên được đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc bởi những nội dung đã đề nghị và không được thay đổi nội dung đó nếu bên được đề nghị đồng ý. Nếu có sửa đổi đề nghị thì được coi là đề nghị mới. Yếu tố bắt buộc có tính đặc trưng của một đề nghị giao kết hợp đồng là việc chuyển đề nghị cho một hoặc nhiều người đã được xác định. Đề nghị đó phải rõ ràng, xác định một cách trực tiếp, gián tiếp, số lượng, giá cả, thủ tục,...  Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Là sự trả lời của bên được đề nghị cho bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ các nội dung đó trong đề nghị giao kết hợp đồng. Như vậy, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi đó là hành vi mang tính tích cực của các đối tác trong giao dịch. Không thể coi là bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi họ không có biểu hiện nào ra bên ngoài để cho bên đề nghị biết là mình đồng ý với toàn bộ đề nghị giao kết hợp đồng.  Thời điểm giao kết hợp đồng SVTH: Nghiêm Thị Tình 12 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc Thời điểm giao kết hợp đồng được xác định như sau: hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. 1.2.2. Thực hiện hợp đồng đại lý thương mại. 1.2.2.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý thương mại. Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong hợp đồng đại lý trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Thực hiện đúng có nghĩa là thực hiện đúng đối tượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã, thời hạn, địa điểm, giá, phương thức thanh toán cũng như các thỏa thuận khác. Hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên phải hợp tác thường xuyên theo đó quá trình thực hiện hợp đồng giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn đồng thời thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi xảy ra tranh chấp các bên phải chủ động thương lượng giải quyết. 1.2.2.2. Thực hiện hợp đồng về nội dung. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có quyền và nghĩa vụ như sau:  Quyền của bên đại lý (theo Điều 174 Luật thương mại 2005): + Có quyền giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này; + Có quyền yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý, nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý; + Có quyền yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý; + Có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu; + Có quyền hưởng thù lao, các quyền và lợi ích khác do hoạt động đại lý mang lại.  Nghĩa vụ của bên đại lý (theo Điều 175 Luật thương mại 2005): + Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định; + Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý; + Thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; + Bảo quản hàng hóa sau khi nhận; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý ua bán hàng hóa trong trường hợp có lỗi do mình gây ra; SVTH: Nghiêm Thị Tình 13 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc + Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý; + Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định đó. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có quyền và nghĩa vụ như sau:  Quyền của bên giao đại lý ( theo Điều 172 Luật thương mại 2005): + Có quyền ấn định giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng; + Có quyền ấn định giá giao đại lý; + Có quyền yêu cầu bên đại lý thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật; + Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý; + Có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.  Nghĩa vụ của bên giao đại lý ( theo Điều 173 Luật thương mại 2005): + Hướng dẫn, cung cấp thông tin tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý; + Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ; + Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý; + Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý; + Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật có một phần do lỗi của mình gây ra. 1.2.2.3. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng đại lý thương mại. Các biện pháp bảo đảm được quy định chi tiết tại Điều 324 Bộ luật dân sự 2005: Cầm cố tài sản: Là dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản. Người giữ vật cầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố trong thời hạn văn bản cầm cố tài sản có hiệu lực. Thế chấp tài sản: là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Bên thế chấp tài sản phải có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản, không được chuyển dịch quyền tài sản cho người khác trong thời hạn văn bản thế chấp có hiệu lực pháp lý. SVTH: Nghiêm Thị Tình 14 Lớp: K46P2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phùng Bích Ngọc Bảo lãnh tài sản: là sự bảo đảm tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm về tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng đã giao kết. Người nhận bảo lãnh phải có tài sản không ít hơn giá trị hợp đồng được bảo lãnh. Đặt cọc: Là trường hợp một bên giao cho bên kia một tài sản ( tiền, kim khí quý,...) để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Ngoài những hình thức trên trong Bộ luật dân sự 2005 còn có những hình thức khác như : ký cược, ký quỹ, phạt vi phạm và các hình thức theo thỏa thuận giữa các bên. 1.2.3. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại. Luật thương mại 2005 không quy định các trường hợp sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng đại lý thương mại. Nhưng trong Bộ luật dân sự 2005 có quy định cụ thể về những trường hợp này. Sửa đổi hợp đồng: Theo Điều 423 Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng đại lý thương mại là loại hợp đồng được soạn thảo bằng văn bản và các hình thức khác có giá trị tương đương. Hơn nữa hình thức giao kết hợp đồng đại lý thương mại là hình thức giao kết trực tiếp nên khi có sửa đổi hợp đồng đại lý thương mại thì các bên nhất thiết phải gặp gỡ trao đổi các điều khoản cần sửa đổi. Sau khi sửa đổi xong các bên sẽ chính thức coi các điều khoản đó là các điều khoản trong nội dung của hợp đồng mới ( theo Điều 423 Bộ luật dân sự 2005). Chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại: Theo quy định tại Điều 424 Bộ luật dân sự 2005 + Hợp đồng đã được hoàn thành: Khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện xong toàn bộ nôi dung nghĩa vụ thì hợp đồng được coi là đã hoàn thành. Trong hợp đồng đại lý nếu khi bên đại lý đã bán một số lượng hàng theo thoả thuận, đã cung ứng dịch vụ được một khối lượng xác định theo thoả thuận, đã giao hàng hoặc tiền cho bên giao đại lý và nhận thù lao từ bên giao đại lý thì hợp đồng được coi là đã hoàn thành. Khi đó hợp đồng đại lý được coi là chấm dứt. + Theo thoả thuận của các bên: Hợp đồng đại lý cũng đựơc coi là chấm dứt khi hết thời hạn mà các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng. Trong trường hợp này, hợp đồng được coi là chấm dứt mà không phụ thuộc vào việc các bên trong hợp đồng đại lý đã thực hiện xong toàn bộ nội dung nghĩa vụ ghi trong hợp đồng hay chưa. Trong trường hợp hợp đồng còn hiệu lực mà các bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện được hợp đồng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hoặc nếu việc thực hiện hợp đồng không còn có lợi hoặc gây ra tổn thất về mặt vật chất cho các bên thì các bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng đại lý sẽ chấm dứt khi các bên đạt được sự thoả thuận về vấn đề đó. SVTH: Nghiêm Thị Tình 15 Lớp: K46P2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan