Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật. so sánh với ngôn ngữ cảu ...

Tài liệu Phân tích yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật. so sánh với ngôn ngữ cảu các loại văn bản khác và minh họa

.DOCX
7
1255
146

Mô tả:

A/LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động quản lí nhà nước là một hoạt động vô cùng to lớn, để thực hiện việc quản lí đó các chủ thể có thẩm quyền đã ban hành các văn bản pháp luật. Vì thế, văn bản pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng nên các văn bản pháp luật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ về cả nội dung và cả về hình thức. Nội dung của văn bản sẽ không thể được truyền tải đúng nếu ngôn ngữ trong văn bản không chính xác, không khoa học, khó hiểu, rườm rà. Trong phạm vi bài viết này, chúng em xin chọn đề tài “ Phân tích yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật. So sánh với ngôn ngữ cảu các loại văn bản khác và minh họa banừg ví dụ cụ thể” I/ Yêu cầu về ngôn ngữ trong văn bản pháp luật 1. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là ngôn ngữ viết Đặc điểm cơ bản của văn bản pháp luật là được xác lập bằng ngôn ngữ viết. - Ngôn nhữ viết cho phép các nhà quản lí có thể lụa chọn chính xác từ ngữ, câu cú để trình bày rõ ràng, rành mạch ý chí của mình hơn nữa các từ ngữ được lựa chọn có tính chính xác cao, mang tính khái quát, phổ thông nhất. Như vậy, chủ thể quản lí có thể biểu hiện rõ ràng, đầy đủ, đúng đắn ý chí của mình, từ đó mà đối tượng quản lí cũng dễ dàng nắm bắt và thực hiện nội dung của văn bản pháp luật. - Chỉ có ngôn ngữ viết mới có khả năng lưu trữ, sao gửi các cơ quan nhà nước dễ dàng quản lí hệ thống văn bản pháp luật. 2. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là ngôn ngữ tiếng việt Văn bản pháp luật phải đựợc viết bằng tiếng Việt, phải tuần theo những quy tắc chung của tiếng Việt, dó đó không thể nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật tách rời ngôn ngữ dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ khác nhau trong đó tiếng việt là chiếm đã số, được đưa vào giảng dạy trong giáo dục và được xem là chữ quốc ngữ. Vì đặc tính thông dụng và phổ biến nên văn bản pháp luật được viết bằng tiếng việt sẽ dễ dàng đến với nhân dân, hiệu quả của việc thực hiện văn bản cũng sẽ cao hơn, do đó đạt đựoc hiệu quả cao nhất trong quá trình chuyển tải ý chí của chủ thể quản lí nhà nước. Tuy chưa có quy định chung đối với mọi văn bản pháp luật về vấn đề ngôn ngữ nhưng hiện tại trong pháp luật đã có quy định về việc sử dụng tiếng Việt để soạn thảo một số laọi văn bản. 3.Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là ngôn ngữ được nhà nước sử dụng chính thưc. Văn bản pháp luật là phương tiện cơ bản và hữu hiệu để nhà nước thể hiện ý chí của mình. Xuất phát từ đặc thù của văn bản pháp luật là mang tính quyền lực nhà nước nên ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ chuẩn quốc gia, được nhà nước sử dụng chính thức. Để diễn đạt các chủ trương, chính sách, các mệnh lệnh cụ thể, Nhà nước đặt ra những yêu cầu nhất định đối với hệ thống ngôn ngữ được sủ dụng trong văn bản. Chính những yêu cầu đó đã tạo ra sự đặc thù của ngôn ngữ văn bản pháp luật, làm nó không hoàn tòan giống ngôn ngữ thông thuờngtrong tiếng Việt. Có thể hiểu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là một bộ phận của ngôn ngữu tiếng Việt nhưng có sự chuẩn mực cao hơn so với tiếng Việt thông dụng, bởi vì: Thứ nhất: ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải đảm bảo tính nghiêm túc Văn bản pháp luật là phương tiện thức hiện quyền lực nhà nước nên phải có tính nghiêm túc thể hiện sự quyền uy, tạo tâm lí tôn trọng pháp luậtcủa đối tượng chịu sự tác động. Nếu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật thiếu tính nghiêm túc sẽ ảnh hưởng đến sự trang nghiêm, uy quyền của hoạt động quản lí Nhà nước, coi thường pháp luật đồng thời có thể ảnh hưởng đến tính chính xác của văn bản. Để đảm bảo tính nghiên túc của ngôn ngữ văn bản pháp luật, người viết cẩn lưu ý không sử dụng khẩu ngữ, tiếng long, tiếng tục; tránh dung những từ thô thiển, thiếu nhã nhặn, đả kích hoặc châm biếm. Thứ hai: ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải đảm bảo tính chin xác. Ngôn ngữ chinh xác giúp co việc thể hiện ý chí Nhà nước được rõ ràng, tạo cho người tiếp nhận văn bản một cách hiểu chung, thống nhất về ý đồ của người ban àn văn bản, loại từ được tình trạng một nội dung hiểu theo nhiều nghiã khác nhau. Yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ chính xác được biểu hiện ở nhiều nội dung khác nhau như: ngôn ngữ văn bản pải chính xác về chinh tả, về nghĩa của từ, +Ngôn ngữ văn bản pháp luật phải chinh xác về chinh tả theo chuẩn quốc gia: viết đúng các âm, vần, tiếng, từ, chữ viết hoa, viết tắt, viết tên riêng tiếng việt,tên riêng nước ngoài,…Dùng từ chính xác về chính tả là điều kiện tiên quyết để đảm bảo được nghĩa cơ bản của từ. + Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải chính xác về nghiã của từ, bao gồm cả nghĩa của từ vựng và nghĩa của ngữ pháp, để đảm bảo cho việc nắm bắt chính xác nội dung của các văn bản pháp luật. + Ngôn ngữ văn bản pháp luật phải chính xác trong cách viết câu và sử dụng dấu câu. Câu trong văn bản pháp luật cần ngắn gọn, đủ hai phần ngữ pháp thể hiện chính xác, rõ ràng ý chí của chủ thể. Sử dụng dấu câu linh hoạt và phù hợp trong từng hoàn cảnh. Thứ ba: Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải có tính thống nhất: Điều đó là cần thiết để giúp cho mọi người có thể hiểu thống nhất về các vấn đề được đặt ra trong từng văn bản cụ thể cũng như trong toàn bộ hệ thống của văn bản pháp luật. Trong hệ thống văn bản pháp luật, cần thống nhất về nghĩa cho các từ ngữ được sử dụng để cùng chỉ một khái niệm trong các văn bản pháp luật khác nhau. Thứ tư, ngôn ngữ văn bản pháp luật có tính phổ thông. Văn bản pháp luật được ban hành để tác động đến tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trong khi đó, trình độ học vấn và nhận thức pháp luật giữa các vùng, miền và dân tộc có sự khác nhau. Vì vậy, tính phổ thông của ngôn ngữ trong văn bản pháp luật sẽ giúp cho mọi người có thể hiểu đúng, chính xác về pháp luật nên ngôn ngữ trong văn bản pháp luật là ngôn ngữ phổ thông là ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trên phạm vi toàn quốc. Để đảm bảo tính phổ thông trong ngôn ngữ văn bản pháp luật người soạn thảo cần tránh sử dụng những từ ngữ địa phương và thận trọng trong việc sử dụng các từ cổ, từ mới, từ Hán Việt cũng như các thuật ngữ pháp lí. Ngoài ra để đảm bảo yêu cầu về tính phổ thông về ngôn ngữ văn bản pháp luật cần chú ý đến việc phân chia, sắp xếp các đơn vị nội dung trong văn bản theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ vấn đề quan trọng tới ít quan trọng… đây chính là hướng tư duy phổ biến của người Việt. Việc soạn thảo văn bản pháp luật cần được chú ý không chỉ ở vấn đề thẩm quyền, vấn đề thủ tục ban hành mà cả về kĩ thuật soạn thảo. Tảo mãn đồng thời những điều kiện kể trên là biểu hiện của tính hợp lí, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là biện pháp đảm bảo văn bản pháp luật phát huy hiệu lực trên thực tế. Thứ năm, một nhóm từ rất quan trọng và không thể thiếu khi soạn thảo văn bản pháp luật là thuật ngữ pháp lí. Mỗi thuật ngữ pháp lí chứa đựng trong đó một khối lượng chi thức nhất định có nội dung phong phú, yêu cầu soạn thảo văn bản trình bày ngắn gọn nhưng rất chính xác những nội dung phong phú và đa dạng của các văn bản pháp luật. II/ So Sánh ngôn ngữ trong văn bản pháp luật với ngôn ngữ của các loại văn bản khác. 1. Điểm giống nhau giữa ngôn ngữu trong văn bản pháp luật với ngôn ngữ của các loại văn bản khác. Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật cũng như các loại văn bản khác đều là một bộ phận của ngôn ngữ tiếng Việt nhằm mục đích truyền đạt thông tin. Khác với giao tiếp hàng ngày thông qua ngôn ngữ là lời nói, đối với mọi loại văn bản, ngôn ngữ viết luôn là phương tiện để người viết truyền đạt những điều muốn nói với người đọc. Mục đích của ngôn ngữ trong mọi loại văn bản đều nhằm truyền đạt thông tin mà người viết muốn đem đến cho người nghe. Với ngôn ngữ trong văn bản pháp luật, đó là những thông tin về những quy phạm pháp luật do chủ thể có thẩm quyền đặt ra, được nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Với các văn bản báo chí thì nhằm truyền đạt cho người nghe những thông tin mới nhất của từng ngày, từng tháng của đời sống trên khắp mọi nơi hay đơn giản chỉ là một tờ đơn xin phép nghỉ học thì mục đích của người viết cũng chỉ muốn thông báo lí do phải nghỉ học và mong muốn được sự cho phép của chủ thể có thẩm quyền,…nhưng dù loại văn bản nào thì ngôn ngữ đều là một bộ pận của tiếng Việt và đều nằm mục đích truyền đạt thông tin cuả người viết đến người nghe. 2. Điểm khác nhau giữa ngôn ngữ trong văn bản pháp luật với ngôn ngữ của các llaọi văn bản khác. 2.1.Tính nghiêm túc - Ngôn trong văn bản pháp luật yêu cầu tính nghiêm túc cao hơn rất nhiều so với ngôn ngữ của các loại văn bản khác như không sử dụng khẩu ngữ, tiếng tục, từ ngữ thô thiển, thiếu nã nhặn, ngoài ra tránh sử dụng các từ mang sắc thái biểu cảm như dấu chấm than, văn tả cảnh,… Ví dụ: căn cứ khoản 1 Điều 93 BLHS tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn Nam 30 năm tù giam vì tội giết người. Do ngôn ngữ trong văn bản pháp luật không được sử dụng các từ ngữ thô tục nên trong ví dụ trên không được gọi bị cáo là kẻ giết người Nguyễn Văn Nam. - Ngôn ngữ trong các loại văn bản khác nhất là trong văn học các yếu tố biểu cảm, sử dụng các cách miêu tả sinh động thì rất hay được sử dụng. Ví dụ: “ Sáng nay ra đứng bên khung cửa Lặng lẽ nhìn mưa, mưa cứ rơi. Mưa ơi! Thôi nhé đừng rơi nữa. Bởi lẽ hồn tôi ướt lắm rồi!” 2.2. Tính chính xác - Trong các văn bản pháp luật, tính chính xác đòi hỏi rất cao, không được sai chính tả, viết đúng cách viết hoa chứ cái, chứ viết tắt theo đúng quy định về thể thức văn bản pháp luật. Ví dụ: Trong văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là nghị định về việc bổ nhiệm cán bộ của Chính Phủ, tên văn bản ( Nghị định) phải viết bằng chữ in hoa, đứng, đậm nét, cỡ chữ 14,15; Trích yếu nội dung văn bản, chữ thường, đậm nét, cuối cùng là một nét gạch liền. Cuối phần căn cứ của cơ sở ban hành của Nghị định phải đặt dấu chấm phẩy, cuối phần xét đề nghị của cơ sở ban hành phải đặt dấu phẩy… - Ngôn ngữ trong các loại văn bản khác không yêu cầu độ chính xác cao như trong các văn bản pháp luật đôi khi có bị sai về lỗi chính tả và cách trình bày nhưng dễ dàng sửa đổi thậm chí người đọc có thể hiểu sai về ý nghĩa của người viết. Ví dụ:Trong các tác phẩm thuộc thể loại thơ, tiểu thuyết tình cảm các tác giả khi miêu tả tâm trạng nhân vật có lúc dùng miêu tả trực tiếp có khi lại miêu tả gián tiếp, miêu tả tâm trạng nhân vật thông qua cách nhìn của nhân vật về các sự vật xung quanh như cách tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du “ Buồn trong cửa bể chiều hôm, thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”. 2.3. Tính thống nhất Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật yêu cầu về tính thống nhất rất cao bởi nó đảm bảo cho mọi người hiểu thống nhất các vấn đề đặt ra, mặt khác các văn bản pháp luật luôn cớ mối quan hệ mật thiết với nhau, ngành luạt này liên quan đến ngành luật khác, quy phạm pháp luật này liên quan đến quy phạm pháp luật khác. Do đó, khi sử dụng từ ngữ phải đảm bảo sự thống nhất ở cả hai cấp độ là trong cùng một văn bản pháp luật và trong cả hệ thống văn bản pháp luật. Ví dụ: Quy định về hình thức trong tất cả các văn bản pháp luật đối với phần Quốc hiệu: Phần quốc hiệu do hai bộ phân hợp thành, đó là tên nước, chế độ chính trị và mục tiêu chính trị của nước ta, được trình bày ở bên phải, phía trên cùng của văn bản gồm hai dòng: Dòng trên viết in hoa; dòng dưới viết chữ thường, có các gạch nối ở giữa các từ. Phía dưới có đường gạch ngang, nét liền kéo dài hết dòng chữ. - Đối với các văn bản khác thì yêu cầu về tính thống nhất của ngôn ngữ không cần cao nhất là trong các văn bản báo chí và trong các tác phẩm văn học. Ví dụ: trong một tác phẩm văn học tác giả có thể sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau như các từ Hán – Việt hay các từ mượn để chỉ cùng một đối tượng mà người đọc vẫn hiểu được. 2.4. Tính quyền uy - Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật thể hiện được tính quyền uy, trang nghiêm, sẽ tạo ra sự thiện chí và sự tự giác chấp hành pháp luật của các đối tượng mà văn bản pháp luật cần hướng tới. - Đối với các loại văn bản khác thì không mang tính quyền uy, không thể hiện hoạt động quản lí nhà nước. Ví dụ: một bài báo chỉ có chức năng truyền đạt thông tin mà không mang tính quyền uy. 2.5. Tính nhà nước - Đối với văn bản pháp luật luôn luôn thể hiện ý chí của nhà nước, là ngôn ngữ chuẩn Quốc gia, có sự chuẩn mực cao. - Đối với các loại văn bản khác thì chỉ thể hiện ý chí của chủ thể có nhu cầu nhất định. Ví dụ: đơn xin miễn giảm học phí thì chỉ thể hiện ý chí của chủ thể làm đơn mong muốn cơ quan có thẩm quyền miễn giảm một phần học phí mà không thể hiện ý chí của nhà nước. C/ KẾT LUẬN Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng hàng đầu để thể hiện ý chí của cấp có thẩm quyền. Đồng thời thông qua đó, chủ thể ban hành văn bản pháp luật thể hiện ý, nguyện vọng của mình và giúp người đọc tiếp nhận ý chí đó thực hiện hành vi cần thiết, đáp ứng yêu cầu cảu chủ thể ban hành. Vì vậy, trong quá trình soạn thảo văn bản pháp luật, chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ các yêu trên nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu lực cảu văn bản pháp luật trong quá trình quản lí nhà nước. Trên đây là bài tập nhóm của chúng em còn rất nhiều sai sót, chúng em mong nhận được sự đóng góp được của thày cô để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan