Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích và đánh giá hệ thống gửi tiền tiết kiệm của ngân hàng nông nghiệp và p...

Tài liệu Phân tích và đánh giá hệ thống gửi tiền tiết kiệm của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông hà nội

.DOCX
54
695
112

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phân tích và đánh giá hệ thống gửi tiền tiết kiệm của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội” ngoài sự cố gắng của bản thân qua quá trình học tập em còn nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của Nhà trường, của thầy cô, cùng ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên trong Agribank Đông Hà Nội. Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô Khoa Hệ thống thông tin kinh tế cùng toàn thể thầy cô giáo trong Trường Đại học Thương Mại đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Ths. Nguyễn Hằng Giang, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc cùng các anh chị nhân viên Phòng Điện toán của Agribank Đông Hà Nội, những người đã cung cấp đầy đủ thông tin và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại công ty để em có thể nắm bắt được những kiến thức thực tế và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Hương Giang 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Phần 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................1 1.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu..........................................................1 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3 1.6. Kết cấu khóa luận........................................................................................................4 Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK ĐÔNG HÀ NỘI.............................................................................5 2.1. Cơ sở lý luận chung.....................................................................................................5 2.1.1. Những khái niệm cơ bản...........................................................................................5 2.1.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu....................................................................6 2.1.2.1. Phân tích hệ thống..................................................................................................6 2.1.2.2. Các cách tiếp cận phân tích hệ thống.....................................................................6 2.1.2.3. Khái niệm, chức năng, hoạt động kinh doanh của NHTM...................................12 2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Agribank Đông Hà Nội..................................................................................................................... 14 2.2.1. Giới thiệu chi nhánh Agribank Đông Hà Nội..........................................................14 2.2.2. Thực trạng HTTT và quản trị HTTT tại Agribank Đông Hà Nội............................17 2.2.2.1. Thực trạng HTTT.................................................................................................17 2.2.2.2. Thực trạng quản trị HTTT....................................................................................18 2.2.3. Thực trạng nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm tại chi nhánh Agribank Đông HN.............19 2.2.3.1. Mô tả quy trình....................................................................................................19 2.2.3.2. Phân tích hệ thống................................................................................................25 2 2.2.4. Đánh giá thực trạng quy trình gửi tiền tiết kiệm.....................................................37 2.2.4.1. Ưu điểm của quy trình.........................................................................................37 2.2.4.2. Nhược điểm của quy trình....................................................................................39 Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK ĐÔNG HÀ NỘI . .41 3.1. Các kết luận và phát hiện qua đề tài nghiên cứu........................................................41 3.1.1. Những thành tựu đã đạt được..................................................................................41 3.1.2. Các tồn tại...............................................................................................................42 3.1.3. Nguyên nhân của các tồn tại...................................................................................43 3.2. Định hướng phát triển................................................................................................43 3.2.1. Mục tiêu.................................................................................................................. 43 3.2.2. Nhiệm vụ................................................................................................................44 3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống gửi tiền tiết kiệm tại chi nhánh Agribank Đông Hà Nội.....................................................................................................44 3.4. Một số kiến nghị........................................................................................................47 KẾT LUẬN.................................................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................49 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ST Tên sơ đồ, hình vẽ Trang T 1 Hình 2.1. Quy trình phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng 7 2 Hình 2.2. Quy trình phương pháp phân tích thiết kế hướng chức năng 8 3 Hình 2.3. Mô hình hoạt động của chi nhánh 15 4 Hình 2.4. Mô hình mạng lưới hoạt động của chi nhánh 15 5 Hình 2.5. Quy trình gửi tiền 20 6 Hình 2.6. Quy trình rút tiền 21 7 Hình 2.7. Màn hình giao diện IPCAS – module Mở tài khoản Tiền gửi 22 8 Hình 2.8. Màn hình giao diện IPCAS – module Gửi tiền 23 9 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân cấp chức năng 26 10 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ DFD mức 0 29 11 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ DFD mức 1 30 12 Sơ đồ 2.4. Sơ đồ DFD mức 2 – Chức năng Quản lý khách hàng 31 13 Sơ đồ 2.5. Sơ đồ DFD mức 2 – Chức năng Nhận tiền gửi 32 14 Sơ đồ 2.6. Sơ đồ DFD mức 2 – Chức năng Trả tiền gửi 33 15 Sơ đồ 2.7. Sơ đồ DFD mức 2 – Chức năng Lập tra cứu báo cáo 34 16 Sơ đồ 2.8. Mô hình thực thể liên kết 36 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt Từ viết tắt NHNo&PTN T NHTM CNTT HTTT HTTTQL CSDL PTHT Từ viết Nghĩa tiếng Việt Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ngân hàng Thương mại Công nghệ thông tin Hệ thống thông tin tắt TT DL PGD CMN D KH TK Hệ thống thông tin quản lý Cơ sở dữ liệu Phân tích hệ thống Nghĩa tiếng Việt Thông tin Dữ liệu Phòng giao dịch Chứng minh nhân dân Khách hàng Tiết kiệm Tiếng Anh Từ viết tắt IPCAS BFD DFD PK FK Nghĩa tiếng Anh Interbank Payment and Customer Accounting System Nghĩa tiếng Việt Hệ thống thanh toán nội bộ và kế Business Function Diagram Data Flow Diagram toán khách hàng Sơ đồ phân cấp chức năng Sơ đồ luồng dữ liệu Primary key Foreign key Khóa chính Khóa ngoại 5 Phần 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Hơn bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động Ngân hàng thương mại luôn luôn phải đặt trong môi trường cạnh tranh, môi trường mà trong đó mỗi Ngân hàng phải thường xuyên điều chỉnh hoạt động của mình, phải tìm cách phát triển để đạt được mục tiêu tạo vốn cho xã hội và lợi nhuận cao nhất có thể cho chính mình. Vì thế, mỗi Ngân hàng không ngừng thay đổi từ chính sách đến cơ chế hoạt động. Một trong những thay đổi thiết thực và cấp bách là công tác Tin học hoá các nghiệp vụ Ngân hàng. Trong hơn 20 năm qua (từ đầu những năm 1989-1990), hệ thống các Ngân hàng Việt Nam đã tiến hành ứng dụng Công nghệ thông tin vào hầu hết các nghiệp vụ Ngân hàng, hỗ trợ hầu hết việc xử lý tự động các nghiệp vụ Ngân hàng và công tác quản lý. Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) nói riêng, luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng, phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Như tất cả các loại hình doanh nghiệp khác, khi bắt đầu thành lập, ngân hàng phải chứng minh cho cơ quan chức năng biết khả năng tài chính của mình, một trong những khoản mục phải chứng minh là nguồn vốn ban đầu. Hoạt động của Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ, tham gia đầu tư. Theo đó, việc tạo lập, quản lý sử dụng tiền gửi để đáp ứng hoạt động ngân hàng kinh doanh hiệu quả là việc làm hết sức quan trọng và mang tính thường xuyên. Kết hợp các khía cạnh trên, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích và đánh giá hệ thống gửi tiền tiết kiệm của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Đông Hà Nội” để làm rõ sự vận hành, xử lý của quy trình từ con người cho đến Hệ thống tin học tại đây nhằm vận dụng những kiến thức đã học về ngành Hệ thống thông tin quản lý vào thực tiễn để tìm hiểu về nghiệp vụ của Ngân hàng; đồng thời mô tả, phân tích những lợi ích của việc tin học hoá và mô hình xử lý tập trung. Qua đó có cái nhìn toàn diện và rõ ràng về hệ thống này, để có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác trong đời sống. 1 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Cùng với sự nghiệp đổi mới và đi lên của đất nước thì không thể phủ nhận vai trò đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng. Trong đó, hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản của NHTM và thông qua nghiệp vụ này NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. Bên cạnh đó, tin học hóa quản lý trong Ngân hàng là quá trình áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, nhằm tự động hóa các bước của hoạt động quản lý, với tốc độ và độ chính xác cao. Do nhận thấy tầm quan trọng hoạt động của hệ thống tiền gửi tiết kiệm nên đã có nhiều công trình nghiên cứu tới vấn đề này: Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thanh Nhân, bộ môn Tin học quản lý, trường Đại học Kinh tế - Luật, năm 2012, với đề tài “Phân tích quy trình gửi tiền tiết kiệm của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam”. Đề tài ngoài việc đã đưa ra một số lý luận về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin; đã ứng dụng được những kiến thức về HTTT kế toán trong việc phân tích quy trình gửi tiền tiết kiệm và lưu đồ chứng từ liên quan. Đồng thời, đề tài cũng ứng dụng được những kiến thức về HTTT quản lý trong việc phân tích hệ thống, xây dựng các sơ đồ hướng đối tượng thực hiện các nghiệp vụ trong quy trình gửi tiền tại Ngân hàng. Tuy nhiên đề tài còn tồn tại một số vấn đề như sau: Chưa nêu bật được tầm quan trọng ý nghĩa của đề tài, phân tích đánh giá thực trạng hệ thống tiền gửi tiết kiệm còn chung chung, chưa cụ thể để làm rõ ưu điểm và nhược điểm của hệ thống tại Agribank. Do đó đề tài chưa nêu được cụ thể hướng phát triển, giải pháp hoàn thiện các hạn chế còn tồn tại cho cả chương trình ứng dụng tại Ngân hàng. Trong những năm qua, hệ thống các Ngân hàng Việt Nam đã tiến hành ứng dụng Công nghệ thông tin vào hầu hết các nghiệp vụ Ngân hàng, hỗ trợ mạnh mẽ cho việc xử lý tự động các nghiệp vụ Ngân hàng và hỗ trợ phần nào công tác quản lý. Đơn vị cũng luôn phải đối mặt với thách thức về đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, đồng bộ với thực hiện ứng dụng CNTT để hoạt động hiệu lực, hiệu quả và minh bạch. Việc NHNo&PTNT Việt Nam và chi nhánh Agribank Đông Hà Nội nói riêng triển khai hệ thống IPCAS với chế độ giao dịch một cửa, cơ chế xử lý tập trung trực tuyến đã đem đến nhiều tiện lợi cho khách hàng cũng như công tác quản lý của Ngân hàng. Tuy 2 nhiên, về mặt nghiệp vụ, quy trình trên hệ thống IPCAS đòi hỏi các giao dịch viên phải có kiến thức cùng kỹ năng thật vững chắc về tất cả nghiệp vụ của Ngân hàng, đồng thời tốn chi phí cùng thời gian để đào tạo nhân viên sử dụng thành thạo, hiểu rõ quy trình vận hành của Hệ thống. Chính vì vậy, cần phải có sự phân tích, đánh giá xem xét tổng quát cũng như chi tiết hơn về quy trình của các nghiệp vụ trên hệ thống từ đó sẽ tìm ra hướng phát triển, giải pháp hoàn thiện các hạn chế còn tồn tại cho cả chương trình ứng dụng tại Ngân hàng. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý và phân tích hệ thống. - Phân tích hệ thống về chức năng, dữ liệu phát sinh và mô hình quản lý của nghiệp vụ mở tài khoản tiết kiệm tại chi nhánh Agribank Đông Hà Nội - Hiểu được quy trình xử lý của Hệ thống trung tâm. Qua đó có thể đưa ra nhận xét, đánh giá cho quy trình. 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Quy trình Nghiệp vụ Tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Đông Hà Nội. - Hệ thống IPCAS phần nghiệp vụ Tiền gửi. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích và đánh giá quy trình gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Đông Hà Nội 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá - Phương pháp thu nhập thông tin. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu hệ thống - Phương pháp quan sát. 3 1.6. Kết cấu khóa luận Ngoài Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục sơ đồ hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, Kết luận, Tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận gồm ba phần: Phần 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Phần 2: Cơ sở lý luận và thực trạng hệ thống gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Đông Hà Nội. Phần 3: Định hướng phát triển và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống gửi tiền tiết kiệm tại Agribank Đông Hà Nội. 4 Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GỬI TIỀN TIẾT KIỆM TẠI AGRIBANK ĐÔNG HÀ NỘI 2.1. Cơ sở lý luận chung 2.1.1. Những khái niệm cơ bản - Hệ thống thông tin (HTTT): Đây là một hệ thống bao gồm con người, máy móc thiết bị, kỹ thuật, dữ liệu và các chương trình làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin cho người sử dụng trong một môi trường nhất định. - Hệ thống thông tin quản lý: HTTTQL bao gồm các hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ và quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức. Tài nguyên của HTTT gồm 4 thành phần chính: + Tài nguyên (tiềm năng) về phần cứng của một hệ thống xử lý thông tin kinh tế là toàn bộ các công cụ kỹ thuật thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin. Các thành phần quan trọng nhất của tài nguyên về phần cứng của HTTTQL là máy tính điện tử, mạng máy tính. + Tài nguyên về phần mềm là tổng thể các chương trình hệ thống, chương trình ứng dụng của HTTTQL. + Tài nguyên về dữ liệu bao gồm các mô hình, các hệ quản trị CSDL, các CSDL quản lý thông qua các quyết định quản lý. + Tài nguyên về nhân lực là chủ thể điều hành và sử dụng HTTTQL. Tài nguyên về nhân lực bao gồm 2 nhóm: ++ Nhóm thứ 1 là những người sử dụng HTTT trong công việc hàng ngày của mình như các nhà quản lý, kế toán, nhân viên các phòng ban. ++ Nhóm thứ 2 là các phân tích viên hệ thống, lập trình viên, kỹ sư bảo hành máy là những người xây dựng và bảo trì HTTTQL. Tài nguyên về nhân lực là thành phần rất quan trọng của HTTTQL vì con người chính là yếu tố quan trọng nhất trong suốt quá trình thiết kế, cài đặt, bảo trì và sử dụng hệ thống. Nếu tài nguyên về nhân lực không được đảm bảo thì dù hệ thống được thiết kế tốt đến đâu cũng sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất và kinh doanh. 5 2.1.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 2.1.2.1. Phân tích hệ thống PTHT là sự nghiên cứu, điều tra, xem xét hệ thống (hiện thực hoặc dự kiến) một cách tỉ mỉ, toàn diện, có hệ thống, để xác định những yêu cầu về thông tin và các quá trình của hệ thống này, cùng với các mối quan hệ giữa các quá trình đó, cũng như quan hệ với các hệ thống khác. PTHT là việc dùng một tập hợp các công cụ và kỹ thuật giúp cho các nhà phân tích hiểu rõ hơn và tìm ra các giải pháp cho các vấn đề kinh doanh. Thu thập thông tin là công đoạn đầu tiên của quá trình phân tích HTTT. Mục tiêu của công việc này là thu được những thông tin liên quan đến mục tiêu đã đặt ra với độ chính xác cao nhất. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng và được áp dụng cho phù hợp tình hình thực tế. Nhưng cho dù phương pháp nào thì cũng cần lưu ý: biết càng nhiều thông tin về môi trường hoạt động làm việc của một tổ chức thì càng dễ hiểu được các vấn đề đang được đặt ra và có khả năng đặt ra các câu hỏi thiết thực với các vấn đề được xem xét. Các thông tin này gồm: Các thông tin chung về ngành của tổ chức; Các thông tin về bản thân tổ chức; Các thông tin về các bộ phận liên quan. Các phương pháp thu thập thông tin: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu về hệ thống - Phương pháp quan sát hệ thống - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp sử dụng phiếu điều tra 2.1.2.2. Các cách tiếp cận phân tích hệ thống  Phương pháp hướng đối tượng Với phương pháp hướng đối tượng, một hệ thống được chia tương ứng thành các thành phần nhỏ gọi là các đối tượng, mỗi đối tượng bao gồm đầy đủ cả dữ liệu và hành động liên quan đến đối tượng đó. Các đối tượng trong một hệ thống tương đối độc lập với nhau thông qua các mối quan hệ và tương tác giữa chúng. 6 Hình 2.1. Quy trình phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng - Ưu điểm của phương pháp tiếp cận theo hướng đối tượng + Dễ bảo trì, hỗ trợ sử dụng lại mã nguồn. Chương trình lập trình theo hướng đối tượng thường được chia thành các gói là các nhóm của các lớp đối tượng khác nhau. Các gói này hoạt động tương đối độc lập và hoàn toàn có thể sử dụng lại trong các HTTT tương tự; + Phù hợp với các hệ thống lớn. - Nhược điểm của phương pháp tiếp cận theo hướng đối tượng + Chưa có một chuẩn thiết kế hệ thống + Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng chưa phổ dụng 7  Phương pháp hướng chức năng: Phương pháp này tiến hành phân rã bài toán thành các bài toán nhỏ hơn, rồi tiếp tục phân rã các bài toán con cho đến khi nhận được các bài toán có thể cài đăt được ngay sử dụng các hàm của ngôn ngữ lập trình hướng chức năng. Đặc trưng của phương pháp hướng chức năng là phân chia chương trình chính thành nhiều chương trình con, mỗi chương trình con nhằm đến thực hiện một công việc xác định. Hình 2.2. Quy trình phương pháp phân tích thiết kế hướng chức năng - Ưu điểm của phương pháp tiếp cận theo hướng chức năng + Tư duy phân tích thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hành 8 + Có bề dày ứng dụng trên nhiều dự án - Nhược điểm của phương pháp tiếp cận theo hướng chức năng + Không hỗ trợ việc sử dụng lại. + Không phù hợp cho phát triển các phần mềm lớn.  Phân tích hệ thống về chức năng: Trong giai đoạn phải tiến hành mô hình hoá hệ thống thông tin để thấy được những chức năng, ưu điểm của hệ thống thông tin mới so với hệ thống thông tin cũ. Các công cụ dùng để mô hình hoá hệ thống thông tin: Sơ đồ phân cấp chức năng, sơ đồ luồng dữ liệu. - Sơ đồ phân cấp chức năng (Business Function Diagram: BFD) BFD là sơ đồ mô tả HTTT. Sơ đồ này chỉ ra cho ta thấy HTTT cần phải làm những chức năng gì. BFD không chỉ ra HTTT phải làm như thế nào, cũng không chỉ ra những công cụ nào được sử dụng để thực hiện những chức năng này và cũng không phân biệt chức năng hành chính với chức năng quản lý. BFD còn được gọi là sơ đồ chức năng kinh doanh. + Các quy tắc lập sơ đồ chức năng:  Quy tắc tuần tự: ghi chức năng của từng cấp theo thứ tự xuất hiện của chúng;  Tên chức năng nên ngắn gọn, dể hiểu, ko trùng lặp để tạo thuận tiện cho người sử dụng;  Mỗi sơ đồ chức năng nên có phần giải thích ngắn gọn về ý nghĩa của chức năng này. + Phân rã của BFD: Hệ thống TT bao gồm nhiều thành phần, để hiểu rõ HTTT người ta phải phân rã BFD của HTTT. Bản chất của công việc này là một chức năng sẽ được phân chia, phân nhỏ theo chức năng chi tiết hơn theo cấu trúc hình cây. Lợi ích của phân rã BFD:  Cho phép phân tích đi từ tổng quát đến cụ thể, từ tổng hợp đến chi tiết.  Có thể chia cho từng nhóm công tác, từng phần công việc ở 1 cấp nào đó mà không sợ chồng chéo, nhầm lẫn, trùng lặp. 9 - Sơ đồ luồng dữ liệu (Data Flow Diagram: DFD) + Khái niệm: DFD là 1 công cụ dùng để biểu diễn HTTT, nó là sơ đồ mô tả HTTT một cách trừu tượng. Sơ đồ này cho thấy quá trình vận động của dữ liệu trong HTTT. Trong sơ đồ này chỉ có các dòng dữ liệu, các công việc xử lý dữ liệu, các kho dữ liệu, các nguồn và đích của dữ liệu. DFD chỉ ra cách dữ liệu chuyển từ chức năng này sang chức năng khác. Điều quan trọng nhất là DFD chỉ ra những dữ liệu cần phải có trước khi thực hiện một chức năng nhất định và dữ liệu có được sau khi thực hiện chức năng này cần phải thế nào. DFD không phải là 1 công cụ hoàn hảo để phân tích HTTT, nó chỉ đơn thuần mô tả HTTT làm gì và để làm gì, nhưng không chỉ ra thời gian, địa điểm và đối tượng chịu trách nhiệm làm các công việc đó. + Công dụng của DFD:  Trong phân tích, DFD dùng để xác định yêu cầu của người sử dụng.  Trong thiết kế, DFD dùng để vạch kế hoạch và minh hoạ các phương án Thiết kế HT.  Trong trình bày hệ thống, DFD là công cụ để biểu diễn HTTT.  Trong tài liệu về HTTT, DFD được dùng để viết tài liệu hướng dẫn, cài đặt và sử dụng HTTT. + Cách phân tích chức năng về xử lý: là phải xác định được:  Các chức năng xử lý của hệ thống: các tác dụng làm biến đổi thông tin  Các tác nhân ngoài: Tác nhân bên ngoài là một người, một nhóm hoặc một tổ chức ở bên ngoài lĩnh vực nghiên cứu của hệ thống, nhưng có một số hình thức tiếp xúc với hệ thống. Chúng là nguồn gốc cung cấp thông tin cho hệ thống của chúng ta và là nơi nhận các sản phẩm của hệ thống.  Các tác nhân trong của hệ thống: Tác nhân bên trong là một chức năng hoặc một quá trình bên trong hệ thống, được mô tả ở trang khác của sơ đồ;  Luồng TT vào – ra hệ thống: Dòng dữ liệu là việc chuyển thông tin vào hoặc ra khỏi một Chức năng xử lý của hệ thống; 10  Các Kho chứa DL: Các kho dữ liệu trong một DFD biểu diễn cho thông tin cần phải giữ trong một khoảng thời gian để một hoặc nhiều chức năng xử lý truy cập vào.  Phân tích hệ thống về dữ liệu Phân tích dữ liệu là một phương pháp xác định các đơn vị thông tin cơ sở có ích cho hệ thống và định rõ mối quan hệ bên trong hoặc các tham khóa giữa chúng. Điều này có nghĩa là mọi phần dữ liệu sẽ chỉ được lưu trữ một lần trong toàn bộ hệ thống của tổ chức và có thể thâm nhập được từ bất kỳ chương trình nào; phải có chỗ cho mọi thứ đều ở đúng chỗ của nó. Công cụ sử dụng cho việc này chính là mô hình thực thể. Mô hình thực thể liên kết còn gọi là mô hình dữ liệu logic hoặc sơ đồ tiêu chuẩn. Mô hình thực thể liên kết được xây dựng từ các khái niệm logic chính: - Thực thể: Là chỉ đối tượng, nhiệm vụ, sự kiện trong thế giới thực hay tư duy được quan tâm trong quản lý. Một thực thể tương đương với một dòng trong bảng nào đó. - Kiểu thực thể: Là nhóm một số thực thể lại, mô tả cho một loại thông tin chứ không phải là bản thân thông tin. - Liên kết: Trong một tổ chức hoạt động thống nhất thì các thực thể không thể tồn tại độc lập với nhau mà các thực thể phải có mối quan hệ qua lại với nhau. Vì vậy khái niệm liên kết được dùng để thể hiện những mối quan hệ qua lại giữa các thực thể. - Kiểu liên kết: Là tập hợp các liên kết có cùng bản chất. Các kiểu liên kết cho biết số thể hiện lớn nhất của mỗi thực thể tham gia vào liên kết với một thể hiện của một thực thể khác. Có ba kiểu liên kết: + Liên kết một - một (1-1): Hai thực thể A và B có mối liên kết 1-1 nếu một thực thể kiểu A tương ứng với một thực thể kiểu B và ngược lại. + Liên kết một - nhiều (1-n): Hai thực thể A và B có mối liên kết 1-n nếu một thực thể kiểu A tương ứng với nhiều thực thể kiểu B và một thực thể kiểu B chỉ tương ứng với một thực thể kiểu A. + Liên kết loại nhiều - nhiều (n-n): Hai thực thể A và B có mối liên kết n-n nếu một thực thể kiểu A tương ứng với nhiều thực thể kiểu B và ngược lại. 11 - Thuộc tính: Là giá trị thể hiện một đặc điểm nào đó của một thực thể hay một liên kết. Ngừơi ta chia ra làm ba loại thuộc tính: thuộc tính định danh (thuộc tính khóa), thuộc tính quan hệ, thuộc tính mô tả. Trong đó thuộc tính định danh là quan trọng nhất và bắt buộc thực thể nào cũng phải có thuộc tính này để xác định. 2.1.2.3. Khái niệm, chức năng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại - Khái niệm: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. - Chức năng của Ngân hàng thương mại: + Trung gian tín dụng + Trung gian thanh toán + Nguồn tạo tiền - Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại bao gồm: + Hoạt động huy động vốn + Hoạt động tín dụng + Hoạt động dịch vụ thanh toán + Hoạt động ngân quỹ + Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng . Hoạt động huy động vốn của NHTM: Đây là nguồn vốn quan trọng nhất của Ngân hàng Thương mại, được huy động từ các hình thức sau: + Vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng; + Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước; 12 + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; + Các khoản tiền gửi của khách hàng:  Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Đây là một trong những khoản tiền gửi lớn của ngân hàng. Thông thường người gửi tiết kiệm nhận được một cuốn sổ nhỏ trong đó nhân viên ngân hàng xác định toàn bộ số tiền rút ra, gửi thêm, số tiền lãi. Khách hàng ở đây là tất cả các dân cư có khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng, có thể gửi vào ngân hàng nhằm tìm kiếm một khoản tiền lãi. Việc phân chia các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư có thể theo nhiều tiêu thức khác nhau. Nhưng thường người ta phân chia các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư theo tiêu thức thời gian, tức là gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.  Tiền ký gửi: Đây là những khoản tiền mà khách hàng đem ký gửi vào ngân hàng. Việc sử dụng những khoản tiền ký gửi được thực hiện theo những thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên việc cho vay bằng tiền ký gửi phải căn cứ vào các điều kiện có liên quan đến các khoản ký gửi khác nhau. Khi sử dụng các khoản tiền ký gửi ngân hàng phải có sự phân loại các khoản tiền này nhằm có được một cách sử dụng chúng hiệu quả nhất. 13 2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Agribank Đông Hà Nội 2.2.1. Giới thiệu chi nhánh Agribank Đông Hà Nội - Thông tin cơ bản:  Tên đơn vị : Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Hà Nội  Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Dong Ha Noi Branch  Tên viết tắt bằng Tiếng Anh : AGRIBANK  Địa chỉ : 23B Quang Trung - Hoàn Kiếm - Hà NộiQua  Điện thoại : 043 936 4838  Loại hình đơn vị : Ngân hàng thương mại Chi nhánh Đông Hà Nội là chi nhánh loại I, cấp I của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng số 1 Việt Nam, Doanh nghiệp số 1 Việt Nam do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP (The United Nations Development Programme) bình chọn Ngày 2 tháng 7 năm 2003, Chi nhánh Đông Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 170/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngày 16/9/2003, Chi nhánh Đông Hà Nội chính thức khai trương, đi vào hoạt động. Ngày 1/1/2008, Chi nhánh Đông Hà Nội được xếp hạng Chi nhánh hạng 1. Ngày 4/9/2008, Chi nhánh Đông Hà Nội được nhận Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 cấp bởi Tổ chức chứng nhận SGS (Société Generale de Surveillance) - Thuỵ Sỹ và Tổ chức công nhận UKAS (The United Kingdom Accreditation Service) - Anh. Ngày 5/8/2009, Chi nhánh Đông Hà Nội được cập nhật phiên bản mới phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008. Cũng trong năm 14 2009, Chi nhánh Đông Hà Nội vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích trong giai đoạn 2008-2009, góp phần xây dựng chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc. - Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành chi nhánh BAN GIÁM ĐỐC Ông Âu Văn Trường - Phó Giám đốc (phụ trách chung) Bà Đặng Thị Ngọc Huyền - Phó Giám đốc P. TÍN DỤNG P. KẾ HOẠCH TỔNG HỢP P. DỊCH VỤ & MARKETING P. KINH DOANH NGOẠI HỐI P. KẾ TOÁN NGÂN QUỸ P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ P. ĐIỆN TOÁN P. KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ Hình 2.3. Mô hình hoạt động của chi nhánh MẠNG LƯỚI PGD. BÀ TRIỆU PGD. LÝ THƯỜNG KIỆT PGD. NGUYỄN CÔNG TRỨ Hình 2.4. Mô hình mạng lưới hoạt động của chi nhánh - Chức năng nhiệm vụ cơ bản:  Chức năng 15 PGD. SỐ 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan