Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng và tình hình thực...

Tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng và tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành theo khoản mục của công ty vtb

.DOCX
73
1818
120

Mô tả:

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ.......4 CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP...........................................................4 1.1 Mục đích của việc phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp......................4 1.2 Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp........................5 CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG BÀI..6 2.1 Phương pháp so sánh...........................................................................................6 2.2. Phương pháp chi tiết...........................................................................................8 2.3. Phương pháp cân đối..........................................................................................8 PHẦN II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH....................................................................10 CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG THEO MẶT HÀNG..............................................................................10 §1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA....................................................................................10 1. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng....10 2. Mục đích của việc phân tích tình hình sản lượng theo mặt hàng........................10 §2. PHÂN TÍCH......................................................................................................11 1.Phương trình kinh tế.............................................................................................11 2. Đối tượng phân tích.............................................................................................11 3.Xác định MĐAH của các nhân tố đến  Ql .......................................................11 4.Lập bảng phân tích...............................................................................................12 5. Tiến hành phân tích.............................................................................................13 5.2 Phân tích chi tiết................................................................................................14 §3.TIỂU KẾT..........................................................................................................37 1. Nguyên nhân chủ quan........................................................................................37 2. Nguyên nhân khách quan....................................................................................38 3.Kiến nghị..............................................................................................................38 Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 1 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC...........................................................................40 §1.MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA...................................................................................40 1.Mục đích...............................................................................................................40 2.Ý nghĩa.................................................................................................................40 §2. PHÂN TÍCH......................................................................................................42 1.Phương trình kinh tế.............................................................................................42 2.Đối tượng phân tích: C....................................................................................42 3.Bội chi hoặc tiết kiệm...........................................................................................42 4.Mức độ ảnh hưởng đến giá thành sản lượng (C)...............................................43 5.Bảng phân tích......................................................................................................43 6.Tiến hành phân tích..............................................................................................44 6.1. Nhận xét chung.................................................................................................44 6.2.Phân tích chi tiết................................................................................................46 §3TIỂU KẾT...........................................................................................................66 1. Nguyên nhân khách quan....................................................................................66 2. Nguyên nhân chủ quan........................................................................................66 3. Kiến nghị.............................................................................................................68 KẾT LUẬN............................................................................................................70 Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 2 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hiện nay, để một doanh nghiệp duy trì sản xuất và ngày càng phát triển là một bài toán rất khó khăn. Nó đòi hỏi phải có một sự cố gắng trong toàn thể doanh nghiệp và đặc biệt là đối với người quản lý doanh nghiệp. Người quản lý doanh nghiệp là người định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, là người đưa ra những quyết định quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, người quản lý phải có kiến thức sâu rộng, và đặc biệt phải nắm được khả năng phân tích các hoạt động kinh tế đã và đang xảy ra. Việc phân tích hoạt động kinh tế như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Xét trên góc độ là một doanh nghiệp vận tải biển thì người quản lý phải am hiểu về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở cảng, các loại chi phí trong doanh nghiệp, mới có thể thực hiện tốt công tác phân tích tình hình hoạt động trong doanh nghiệp và có thể tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan có ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó mà có thể kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, những mặt chưa tốt đồng thời phát huy những thế mạnh mà doanh nghiệp mình đang có, khơi gợi những tiềm năng chưa khai thác. Như vậy có thể thấy hoạt động phân tích kinh tế trong doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người quản lý nói riêng và đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung. Nội dung của Đồ án môn học “Phân tích hoạt động kinh tế” về đề tài " Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng và tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành theo khoản mục của công ty VTB" bao gồm: Phần I – Lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế Phần II – Nội dung phân tích Chương 1 – Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng Chương 2 – Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành vận chuyển theo khoản mục Phần III – Kết luận - Kiến nghị Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 3 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHƯƠNG 1 MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP Phân tích hoạt động kinh tế là quá trình phân chia, phân giải các hiện tượng và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành sau đó dùng các phương pháp liên hệ, so sánh đối chiếu và tập hợp lại nhằm rút ra tính qui luật và xu hướng vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1 Mục đích của việc phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp  Đánh giá kết quả kinh doanh, kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, đánh giá việc thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà Nước.  Xác định các nhân tố ảnh hưởng và tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết và hiện tượng nghiên cứu. Xác định các nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.  Đề xuất phương hướng và biện pháp để cải tiến phương pháp kinh doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các nội dung này có quan hệ với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia, cái sau phải dựa vào kết quả cái trước. Đồng thời các mục dích này cũng quy định nội dung của công tác phân tích hoạt động kinh tế. Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 4 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1.2 Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Muốn kinh doanh có hiệu quả thì trước hết phải nhận thức đúng. Từ nhận thức đúng đi đến quyết định và hành động đúng. Nhận thức, quyết định và hành động là bộ ba biện chứng của sự lãnh đạo và quản lí khoa học. Trong đó nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ trong tương lai. Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận thức, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước. Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 5 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG BÀI Các phương pháp kỹ thuật dùng trong phân tích hoạt động kinh tế được chia thành 2 nhóm:  Nhóm 1: Các phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh.  Phương pháp so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân.  Phương pháp chi tiết: chi tiết theo thời gian, chi tiết theo không gian (địa điểm, đơn vị), chi tiết theo các bộ phận cấu thành.  Nhóm 2: Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.  Phương pháp thay thế liên hoàn  Phương pháp số chênh lệch  Phương pháp cân đối  Phương pháp liên hệ cân đối  Phương pháp chỉ số  Phương pháp tương quan hồi quy … Trong phạm vi bài Đồ án môn học phân tích hoạt động kinh tế này, ta sử dụng các phương pháp kỹ thuật sau: 2.1 Phương pháp so sánh Là phương pháp dược vận dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí và xu hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các trường hợp so sánh sau:  So sánh giữa thực hiện với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.  So sánh giữa kỳ này với kỳ trước để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của hiện tượng.  So sánh giữa bộ phận và tổng thể để xác định kết cấu hiện tượng nghiên cứu.  So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác để xác định mức độ tiên tiến hoặc lạc hậu giữa các đơn vị. Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 6 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ  So sánh giữa thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu. Trong bài Đồ án môn học đã sử dụng các phương pháp so sánh sau: 2.1.1. So sánh bằng số tuyệt đối Mức biến động tuyệt đối (chênh lệch tuyệt đối) : y = (y1 – y0) cho biết qui mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu đạt vượt hoặc hụt giữa 2 kỳ. Trong đó : y1, y0 : mức độ của hiện tượng kinh tế kỳ nghiên cứu, kỳ gốc. 2.1.2. So sánh bằng số tương đối Cho ta thấy xu hướng biến động, tốc độ phát triển, kết cấu của tổng thể, mức độ phổ biến của hiện tượng. Trong bài có sử dụng: a) Số tương đối động thái Dùng để phản ánh xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo thời gian: t = (y1/y0).100(%) Có thể sử dụng 2 loại kỳ gốc: kỳ gốc cố định và kỳ gốc thay đổi. b) Số tương đối kế hoạch  Số tương đối kế hoạch dạng đơn giản Kht = (y1/ykh).100(%) Trong đó: y1,ykh là mức độ của hiện tượng nghiên cứu kì thực tế, kì kế hoạch.  Số tương đối kế hoạch dạng liên hệ Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch: Khi tính cần liên hệ với một chỉ tiêu nào đó có liên quan. Tỷ lệ HTKH  Trị số chỉ tiêu nghiêncứu kỳ thực hiện× 100 Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ kế hoạch × Hệ số tính chuyển Hệ số tính chuyển Trị số chỉ tiêu liên hệ kỳ NC Trị số chỉ tiêu liên hệ kỳ KH  Số tương đối kế hoạch dạng kết hợp Mức biến động tương đối của chỉ tiêu NC = y1 – ykh.(Hệ số tính chuyển) c) Số tương đối kết cấu Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 7 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Để xác định tỷ trọng của bộ phận so với tổng thể: d = (ybp/ ytt).100(%) Trong đó :ybp, ytt là trị số của chỉ tiêu ở bộ phận và tổng thể. 2.2. Phương pháp chi tiết Trong bài Đồ án môn học đã sử dụng phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý. 2.3. Phương pháp cân đối Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tổng đại số. Cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên cứu đúng bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc của nhân tố đó. Khái quát nội dung của phương pháp : Chỉ tiêu tổng thể: y Chỉ tiêu cá thể: a,b,c  Phương trình kinh tế: y = a + b - c Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: yo = a0 + b0 - c0 Giá trị chỉ tiêu kỳ n/c: y1 = a1 + b1 - c1  Xác định đối tượng phân tích: y = y1- y0 = (a1 + b1 - c1)- (a0 + b0 - c0)  Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:  Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: ya = a1- a0 Ảnh hưởng tương đối: ya = (ya.100)/y0 (%)  Ảnh hưởng của nhân tố b đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: yb = b1- b0 Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 8 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ảnh hưởng tương đối: yb = (yb.100)/y0 (%)  Ảnh hưởng của nhân tố c đến y: Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = c1- c0 Ảnh hưởng tương đối: yc = (yc.100)/y0 (%) Tổng ảnh hưởng của các nhân tố : ya+ yb+ yc = y ya+ yb+ yc =  =(y.100)/y0 (%) Lập bảng phân tích: STT Chỉ tiêu 1 2 3 Nhân tố 1 Nhân tố 2 Nhân tố 3 KH Đơn Kỳ Kỳ vị NC gốc So sánh % Chênh lệch a a1 b b0 b1 c c0 c1 δc △c y0 y1 δy △y Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 Tuyệt Tương đối △ a0 Tổng thể MĐAH ⟶ y δa △a ya △ δb △b yb △ yc - đối % δ ya δ yb δ yc - 9 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHẦN II. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG THEO MẶT HÀNG §1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA. 1. Ý nghĩa của việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng. Việc phân tích chỉ tiêu sản lượng rất cần thiết và quan trọng. Kết quả phân tích là cơ sở để phân tích các chỉ tiêu khác. Nếu việc phân tích đạt yêu cầu: đầy đủ, khách quan, triệt để và thực hiện các mục đích trên sẽ tạo điều kiện xác định được nguyên nhân gây ra tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả sản xuất cuối cũng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện để người quản lý doanh nghiệp thấy được tình hình thực tế cũng như những tiềm năng của doanh nghiệp. Từ đó có những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các mặt hàng vận chuyển khác nhau là khác nhau ở đặc tính tự nhiên của nó, mỗi mặt hàng có yêu cầu về bảo quản, vận chuyển và xếp dỡ khác nhau, giá trị khác nhau và cưới phí vận chuyển cũng khác nhau, sự biến động và các nguyên nhân gây biến động cũng khác nhau. Ta cần phân tích sản lượng theo mặt hàng để biết sản lượng của doanh nghiệp tăng, giảm ở mặt hàng nào, tại sao? Nhu cầu vận chuyện mặt hàng này sẽ biến động như thế nào trong thời gian tới? Từ đó có biện pháp tăng, giảm sản lượng vận chuyển cho doanh nghiệp. 2. Mục đích của việc phân tích tình hình sản lượng theo mặt hàng. Việc phân tích chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp vận tải nhằm các mục đích sau: - Đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp theo mặt hàng. - Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo mặt hàng. - Qua phân tích chi tiết chỉ tiêu sản lượng theo các mặt hàng có thể xác định được doanh lơi thế của doanh nghiệp là ở việc kinh doanh mặt hàng nào, mặt hàng nào còn chưa được khai thác tốt? Để từ đó có thể đưa ra các biện pháp cụ thể và hợp lý để doanh nghiệp có thể khai thác tốt nhất việc vận chuyển các mặt hàng, mang lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp. Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 10 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ §2. PHÂN TÍCH 1.Phương trình kinh tế  Ql  Q G lG  Q P l P  Q X l X  Q K l K (T.km) Trong đó: QG, QP, QX, QK lần lượt là khối lượng vận chuyển của mặt hàng gạo, phân bón, xi măng, hàng hóa khác. lG l P l X l K , , , lần lượt là cự li vận chuyển bình quân của mặt hàng gạo, phân bón, xi măng và hàng hóa khác. 2. Đối tượng phân tích Ql   Q1 l1   Q0 l0 Trong đó: → Ql  Q1 l1 (T.km) là tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển kì nghiên cứu (T.km)  Q0 l0  Q1 l1  QG1.lG1  Q P1 l P1  Q X1 l X1  Q K1 lK1  Q0 l0  QG0 .lG0  Q P0 l P0  Q X0 l X0  Q K0 lK0 là tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển kì gốc (T.km) =987.888.235 (T.km) =959.352.000 (T.km) = 987.888.235- 959.352.000 = 28.536.235 (T.km) 3.Xác định MĐAH của các nhân tố đến  Ql 3.1. MĐAH tuyệt đối của nhân tố khối lượng hàng hóa vận chuyển đến + Hàng gạo: + Hàng phân bón: + Hàng xi măng:  Ql ( Ql)QG  QG1 lG0  QG0 lG0 ( Ql)QP  QP1 l P0  Q P0 lP0 ( Ql)QX  QX1 lX0  QX0 l X0 Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 11 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ( Ql)QK  QK1 l K0  Q K0 lK0 + Hàng hóa khác: 3.2. MĐAH tương đối của nhân tố khối lượng hàng hóa vận chuyển đến  Ql ( Ql)Qi   ( Ql)Qi  Q0 l0 3.3. MĐAH tuyệt đối của nhân tố cự li vận chuyển bình quân đến + Hàng gạo: + Hàng phân bón: + Hàng xi măng : + Hàng hóa khác:  Ql : ( Ql)lG  QG1 lG1  QG1 lG0 ( Ql)lP  QP1 lP1  Q P1 l P0 ( Ql)lX  Q X1 l X1  Q X1 l X0 ( Ql)lK  Q K1 l K1  Q K1 lK0 3.4. MĐAH tương đối của nhân tố cự li vận chuyển bình quân đến ( Ql)li   Ql : ( Ql)li  Q 0 l0 4.Lập bảng phân tích Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 12 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 13 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 5. Tiến hành phân tích 5.1Đánh giá chung Qua bảng phân tích ta thấy, tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển của kỳ nghiên cứu là 987.888.235 (T.km), kì gốc là 959.352.000 (T.km). Như vậy tổng khối lượng hàng hóa kì nghiên cứu so với kì gốc đã tăng lên 28.536.235 (T.km) hay tăng 2,97%. Sự biến động tăng của tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển là do sự biến động của 2 chỉ tiêu: tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển và cự ly vận chuyển bình quân. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển kì nghiên cứu đạt 560.345 (T), kì gốc đạt 568.000 (T) tức là giảm 7.655(T) hay giảm 1,35% so với kì gốc làm ảnh hưởng đến tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển giảm 1,35%. Trong 4 mặt hàng, có 2 mặt hàng biến động tăng về khối lượng vận chuyển là hàng phân bón và xi măng, cụ thể: tăng nhiều nhất là hàng phân bón tăng 7,95% so với kì gốc làm ảnh hưởng tăng 3,51% đến tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển còn tăng ít nhất là xi măng chỉ tăng 2,02% so với kì gốc làm tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 0,58%. Khối lượng vận chuyển của 2 mặt hàng còn lại là hàng gạo và hàng hóa khác thì biến động giảm. Cụ thể: Hàng hóa khác giảm nhiều nhất về khối lượng vận chuyển là 10,18% so với kì gốc làm tổng khối lượng luân chuyển giảm 2,13%. Loại hàng giảm thứ hai là hàng gạo, đã giảm 9,36% về khối lượng so với kì gốc làm tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển giảm 2,87%. Cự ly vận chuyển bình quân kỳ nghiên cứu là 1.763 km tăng 74km so với kỳ gốc hay tăng 4,38%. Cự ly vận chuyển của hàng gạo và hàng hóa khác tăng lên. Cụ thê: Mặt hàng khác tăng nhiều nhất về cự li vận chuyển bình quân so với kì gốc, tăng 8,27% làm tổng khối lượng luân chuyển tăng 3,43%. Còn hàng gạo tăng 6,9% so với kì gốc làm ảnh hưởng tới tổng khối lượng luân chuyển tăng 4,70%. Đây là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển. Hai loại hàng phân bón và xi măng có cự li vận chuyển bình quân giảm so với kì gốc. Phân bón giảm 16,63% làm tổng sản lượng luân chuyể giảm 3,83%. Còn hang xi măng giảm 1,41% làm tổng khối lượng luân chuyển giảm 0,41%. Để thấy rõ sự biến động của từng mặt hàng và ảnh hưởng của chúng đến tổng sản lượng, chúng ta đi vào phân tích chi tiết từng mặt hàng. Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 14 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 5.2 Phân tích chi tiết 5.2.1Gạo Khối lượng hàng hóa luân chuyển của mặt hàng này kì nghiên cứu đạt 311.678.738 (T.km) chiếm 31,55% về tỉ trọng, kì gốc đạt 294.137.323 (T.km) chiếm 30,66% về tỉ trọng. Như vậy, khối lượng luân chuyển hàng gạo đã tăng 17.541.415 (T.km) so với kì gốc tức là tăng 5,96% làm tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 1,83%. Sự biến động tăng này là do sự biến động của hai chỉ tiêu: khối lượng hàng hóa vận chuyển và cự li vận chuyển bình quân của mặt hàng này.  Khối lượng hàng hóa vận chuyển Qua bảng phân tích ta thấy khối lượng mặt hàng này kì nghiên cứu là 155.384 (T) chiếm tỉ trọng là 27,73% giảm 155.384 (T) so với kì gốc ( kì gốc đạt 171.422T chiếm 30,18% về tỉ trọng) tức là giảm 9.36% làm ảnh hưởng giảm 27.520.263 (T.km) hay giảm 2,87% tới tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển. Sự biến động giảm của chỉ tiêu này có thể do các nguyên nhân sau: 1. Do lượng gạo dự trữ của các nước còn rất lớn đặc biệt nhưng thị trường chính của Việt Nam. 2.Do sự xuất hiện nhiều hơn các nước sản xuất gạo tự phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu trên thế giới. 3.Thị trường châu Phi có nhiều biến động về chính trị- xã hội làm giảm khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này. 3.Một số thuyền viên có kinh nghiệm đến tuổi về hưu đến tuổi về hưu Phân tích cụ thể như sau: 1. Do lượng gạo dự trữ của các nước còn rất lớn đặc biệt nhưng thị trường chính của Việt Nam. Trong kì nghiên cứu, thị trường gạo diễn biến khó lường, nguồn cung cấp gạo ở các nước dồi dào, lượng hàng tồn kho ở kì trước lớn. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, năm 2014, Trung Quốc hiện giữ lượng tồn kho gạo rất lớn (46,8 triệu tấn gạo) chiếm đến 42% tồn trữ thế giới (111,2 triệu tấn gạo). Số lượng gạo dự trữ này đủ cho người dân Trung Quốc dùng trong 117 ngày so với phần còn lại của thế giới chỉ 71 ngày. Vì thế doanh nghiệp nhận được ít đơn hàng Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 15 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ xuất khẩu gạo sang các nước này hơn. Đặc biệt là các nước Trung Quốc, Philippines và Đông Nam Á. Điều này làm khối lượng gạo vận chuyển trong kì nghiên cứu thấp hơn kì trước. Đây là nguyên nhân khách quan nhưng có tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Do sự xuất hiện nhiều hơn các nước sản xuất gạo tự phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu trên thế giới. Thái Lan vẫn là đối thủ nặng kí về xuất khẩu gạo với Việt Nam. Trong kì nghiên cứu, Chính phủ quân nhân Thái Lan hủy bỏ chương trình trợ giá gạo lớn lao của Chính phủ trước, thúc đẩy xuất khẩu gạo tồn kho, hạ thấp giá để giúp nước này phục hồi ngành xuất khẩu truyền thống và đã trở lại ngôi vị xuất khẩu gạo hạng nhất trong 2014. Ở Indonesia, chính phủ đặt chỉ tiêu tăng 4% (73,4 triệu tấn lúa) so với 2013. Sri Lanka sản xuất phục hồi nhờ mưa trở lại. Tại Châu Phi, triển vọng sản xuất của Madagascar và Tanzania khá tốt. Hơn thế nữa,số lượng gạo chất lượng trung bình và thấp sẽ tăng cao trên thị trường thế giới do Ấn Độ, Myanmar và Campuchia sản xuất mạnh trong khi nhu cầu gạo với chất lượng này sẽ không thay đổi nhiều, gây cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt và giá cả hạ thấp. Do đó khối lượng gạo xuất khẩu của nước ta trong kì nghiên cứu giảm so với kì gốc. Điều này làm giảm khối lượng gạo vận chuyển của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tác động tiêu cực tới hoạt động của doạnh nghiệp. 3. Thị trường châu Phi có nhiều biến động về chính trị- xã hội làm giảm khối lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này. Trong kì nghiên cứu, tác động của dịch bệnh Ebola đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn người ( trong đó đa số là công dân của các nước châu Phi, nơi bùng phát dịch bệnh) làm giảm đáng kể khối lượng lương thực (đặc biệt là gạo) tiêu thụ ở khu vực này. Đông thời, dịch bệnh Ebola làm cho việc tàu bè ra vào các cảng châu Phi bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Không những thế tình hình chính trị xã hội châu Phi luôn trong tình trạng bất ổn bởi những cuộc nội chiến kéo dài, xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo ngày càng gay gắt cũng như sự vào cuộc của các nước có thế mạnh về quân sự như Mỹ, Anh, Đức khiến cho các thương nhân xuất khẩu gạo sang châu Phi e dè hơn và tình hình vận chuyển gạo sang châu Phi gặp nhiều khó khăn hơn so với kì nghiên cứu. Do vậy, khối lượng gạo xuất sang châu Phi giảm tuy đáng kể tác động làm giảm khối lượng gạo vận chuyển sang các nước này Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 16 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ của doạnh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp. 4. Một số thuyền viên có kinh nghiệm đến tuổi về hưu. Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp có một số thuyền viên có thâm niên công tác cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệp trên từng chuyến hành trình đã đến tuổi về hưu. Mặc dù doanh nghiệp đã tìm được người thay thế nhưng năng lực làm việc của người mới chưa thể bằng những người đã có kinh nghiệm lâu lăm được. Do vậy, việc điều hành, dẫn dắt tàu cũng gặp khó khăn nhiều hơn, khả năng khắc phục, xử lí sự cố trong quá trình hành hải cũng không được nhanh nhạy, làm tăng thời gian đỗ bến để khắc phục sự cố do đó làm kéo dài thời gian chuyến đi. Số chuyến đi trong năm giảm sẽ làm giảm khối lượng hàng vận chuyển so với kì gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan tác động tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp.  Cự li vận chuyển bình quân. Qua bảng phân tích ta thấy cự li vận chuyển bình quân đối với hàng gạo kì gốc là 1.716 (km), kì nghiên cứu đạt 2.006 (km). Như vậy chỉ tiêu này biến động tăng 290km tức là tăng 16,90% so với kì gốc. Điều này làm tổng sản lượng hàng gạo luân chuyển tăng 45.061.678 (T.km) hay tăng 4,7%. Sự biến động tăng của chỉ tiêu này có thể do các nguyên nhân sau: 1.Do thời tiết kì nghiên cứu thuận lợi hơn so với kì gốc 2.Doanh nghiệp tham gia liên doanh liên kết với doanh nghiệp vận chuyển khác để bổ sung năng lực vận chuyển hàng gạo. 3.Do doanh nghiệp kí được hợp đồng vận chuyển mới ở xa 4. Do yếu tố chủ quan của chủ hàng muốn thay đổi cảng xếp dỡ. 1. Do thời tiết kì nghiên cứu thuận lợi hơn so với kì gốc Đối với doanh nghiệp vận chuyển, yếu tố thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động hành hải của đội tàu biển. Trong kì nghiên cứu, thời tiết đã ổn định hơn so với kì gốc. Cụ thể trong kì nghiên cứu, tổng số ngày nắng cao hơn nhiều so với kì nghiên cứu, số cơn bão giảm, hiện tượng sương mù không dày đặc như kì gốc ở những khu vực đội tàu hoạt động. Hiện tượng mưa giông gió giật vẫn xảy ra nhưng không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động hành hải của doanh nghiệp. Chính điều kiện thời tiết ôn hòa như vậy làm cho đội tàu vận chuyển gạo hoạt động liên Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 17 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ tục, đúng kế hoạch, ít phải ghé vào cảng để lánh nạn. Đồng thời, do thời tiết ổn định nên máy móc, trang thiết bị trên tàu ít bị hỏng nên giảm được thời gian sửa chữa, khắc phục sự cố dọc đường. Do đó, tàu luôn vận chuyển đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian chuyến đi. Điều này làm tăng số chuyến vận chuyển trong năm so với kì gốc đồng nghĩa với việc cự li vận chuyển bình quân của mặt hàng này tăng so với kì gốc. Đây là một nguyên nhân khách quan tích cực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp tham gia liên doanh liên kết với doanh nghiệp vận chuyển khác để bổ sung năng lực vận chuyển hàng gạo. Trong kì nghiên cứu, theo đánh giá của bộ phận khai thác và tìm kiếm thị trường, nhận thấy thị trường châu Á là một thị trường đầy tiềm năng tiềm năng. Do vậy, doanh nghiệp quyết định mua 200 chỗ trên tàu SINAR BANGKA của hãng KMTC chuyên chạy tuyến châu Á ( chủ yếu ghé các cảng ở các nước Trung Quốc, Indonesia, Phillippies, Thái Lan, Nhật Bản,…) để bổ sung năng lực vận chuyển cho đội tàu của doanh nghiệp mình. Tại sao doanh nghiệp quyết định như vậy trong khi tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn? Vì theo đánh giá của bộ phận khai thác thị trường của công ty, thị trường Philippines cần nhập khẩu nhiều nông sản của ta là đã quá rõ. Đây là thị trường truyền thống của Việt Nam. Đất nước này có 100 triệu dân nhưng luôn luôn gặp thiên tai, bão lũ, úng lụt. Mỗi năm, họ phải hứng chịu vài chục cơn bão thì khả năng họ luôn thiếu đói là điều dễ xảy ra. Ngay đầu mùa mưa bão, đất nước này đã phải hứng chịu những cơn bão tàn phá, gây ra những thiệt hại không chỉ về người mà còn ảnh hưởng đến mùa màng. Hơn nữa, những ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên gây bất lợi cho mùa màng tại Ấn Độ và bất ổn chính trị ở Thái Lan (là hai đối thủ cạnh tranh lớn của lúa gạo Việt Nam) sẽ tạo ra cơ hội cho Việt Nam kí được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo hơn.Và đúng như nhận định của công ty, trong 6 tháng đầu kì nghiên cứu, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này tăng đột biến ( theo thống kê của Hiệp hội lương thực Việt Nam), thị trường Indonexia cũng đã kí hợp đồng nhập khẩu 200.000 tấn gạo 5% tấm của Việt Nam với Tổng công ty lương thực Miền Nam – là khách hàng truyền thống của doạnh nghiệp mình. Như vậy, việc mua thêm 200 chỗ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của doanh nghiệp là hoàn toàn hợp lí đồng thời làm tăng cự li Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 18 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ vận chuyển bình quân cho doanh nghiệp so với kì gốc. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực. 3. Do doanh nghiệp kí được hợp đồng vận chuyển mới ở xa Thị trường châu Âu luôn là một thị trương tiêu thụ đầy tiềm năng. Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp đã kí được hợp đồng vận chuyển gạo thơm Việt Nam sang Hoa Kỳ với một số thương nhân nước này. Điển hình là 3 nhãn hiệu: Gạo thơm thượng hạng Bạc Liêu, Gạo thơm thượng hạng 3 Miền và Việt Nam Jasmine ricet tại miền Nam California. Đây là lần đầu tiên 3 nhãn hiệu này xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ (tháng 4/2014) mặc dù chất lượng và giá cả kém hơn gạo Thái Lan (từ 10-45 đô la/kg). Dù khối lượng vận chuyển sang thị trường này chưa nhiều nhưng vì tuyến vận chuyển xa nên làm tăng cự li vận chuyển bình quân của doanh nghiệp so với kì gốc. Đây là một nguyên nhân chủ quan tích cực. 4. Do yếu tố chủ quan của chủ hàng muốn thay đổi cảng xếp dỡ. Trong kì nghiên cứu, một số chủ hàng muốn thay đổi cảng xếp dỡ hàng (thường là những cảng ở xa hơn cảng đã kí kết ban đầu) khi chuyến hành trình đã bắt đầu . Do họ đều là những chủ hàng truyền thống, có quan hệ tốt với doanh nghiệp nên doanh nghiệp quyết định kí hợp đồng mới chiều theo ý muốn của chủ hàng này để giữ giữ mối quan hệ tốt với họ cũng như tạo thêm uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường (tất nhiên có thu tiền phạt do sửa đổi hợp đồng ). Do thay đổi tuyến đường đột ngột nên tàu phải đi đường vòng làm tăng thời gian chạy trong mỗi chuyến như thế. Điều này làm tăng cự li vận chuyển bình quân của mặt hàng này so với kì gốc. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực. 5.2.2.Phân bón Qua bảng phân tích ta thấy, khối lượng phân bón luân chuyển kì nghiên cứu đạt 184.339.945 (T.km) chiếm 18,66% về tỉ trọng, kì gốc đạt 187.457.381 (T.km) chiếm 19,54% về tỉ trọng. Như vậy, kì nghiên cứu đã giảm 3.117.436 (T.km) so với kì gốc tương ứng giảm 1,66% làm tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển giảm 0,32%. Sự biến động giảm của khối lượng luân chuyển phân bón do sự biến động Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 19 BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ của 2 chỉ tiêu sau : khối lương hàng vận chuyển và cự li vận chuyển bình quân của mặt hàng này.  Khối lượng hàng hóa vận chuyển Qua bảng phân tích ta thấy khối lượng phân bón vận chuyển kì nghiên cứu là 118.413 (T) chiếm tỉ trọng 21,15% so với tổng khối lượng vận chuyển của 4 mặt hàng kì nghiên cứu, còn kì gốc đạt 100.479 (T) chiếm 17,69% trong tổng khối lượng vận chuyển phân bón kì gốc. Như vậy, mặt hàng này đã tăng 18.034 (T) về khối lượng tương ứng tăng 7,95% so với kì gốc làm ảnh hưởng tăng 3,51% đến tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển. Sự tăng của chỉ tiêu này có thể do các nguyên nhân sau: 1.Do doanh nghiệp kí được hợp đồng vận chuyển mới ở xa 2. Nhu cầu phân bón trong nước tăng. 3. Doanh nghiệp giảm giá cước vận tải nên nhận được nhiều đơn hàng hơn 4. Trình độ chuyên môn của thuyền viên trên tàu được nâng cao nên xử lí tốt những sự cố xảy ra trong quá trình hành hải làm kế hoạch vận chuyển hoàn thành đúng tiến độ. 1.Do doanh nghiệp kí được hợp đồng vận chuyển mới ở xa Theo số liệu thống kê, ở kì nghiên cứu lượng phân bón nhập khẩu vào nước ta tăng mạnh . Trong đó chủ yếu là DAP, Kali, SA, Urea, NPK do giá các loại phân bón này thấp hơn so với giá phân bón sản xuất trong nước. Cụ thể: Về DAP, so với nhu cầu về cơ bản chúng ta đã nhập khẩu đủ cho lượng dùng của cả năm ( tính đến tháng 10). Đến thời điểm này giá DAP Quốc tế đang có xu hướng giảm, do các doanh nghiệp không có giải pháp tốt để hạ giá phân bón trong nước nên một lượng DAP giá thấp hơn đã tiếp tục chảy về Việt Nam. Về Kali, tính tới kì nghiên cứu hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài. Không những thế, thị trường Kali trên thế giới có nhiều biến động giảm giá liên tục trong khi giá Kali trong nước chỉ rục rịch giảm nhẹ khiến cho các thương nhân tiếp tục nhập khẩu Kali để phân phối và lưu trữ. Sinh viên: Lê Hoàng Tuấn Lớp: KTB55-ĐHB2 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan